Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non
MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2 I. Cơ sở lý luận 2 II. Cơ sở thực tiễn 3 II. Biện pháp 4 3.1. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo tốt các hoạt động nuôi dưỡng 4 chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường. 3.2. Bồi dưỡng kiến thức thực hành dinh dưỡng cho đội ngũ 5 giáo viên, nhân viên. 3.3. Tổ chức hợp đồng mua bán thực phẩm. 9 3.4. Thực hiện tốt công tác tiếp phẩm và giao nhận thực 13 phẩm, chế biến thực phẩm. 3.5. Chú trọng trong công tác vệ sinh khu vực bếp và vệ sinh 16 môi trường. 3.6. Thực hiện tốt việc theo dõi biểu đồ, khám sức khỏe cho 17 trẻ 3.7. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của 19 vấn đề nghiên cứu IV. Hiệu quả của sáng kiến 26 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 27 1/23 Công tác quản lý bán trú cho trẻ tại trường mầm non toàn ngành nói chung và trường mầm non nơi tôi công tác nói riêng giúp các cháu được ăn ngủ, vui chơi học tập đúng theo chế độ sinh hoạt phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi. Tạo điều kiện cho phụ huynh yên tâm lao động, sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống gia đình và góp phần phát triển kinh tế xã hội. Vai trò hết sức quan trọng, song công tác ,quản lý chỉ đạo bán trú cho trẻ tại trường gặp không ít khó khăn: Giá cả thị trường thường xuyên biến động, vẫn có nhứng phụ huynh có mức thu nhập còn thấp, nên dẫn đến mức ăn của trẻ cũng chưa cao. Nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non là một biện pháp tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn vừa chăm sóc- nuôi dưỡng vừa giáo dục các cháu, đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong yêu cầu giáo dục hiện nay. Vậy làm thế nào để tổ chức tốt công tác quản lý, chỉ đạo trường Mầm non đảm bảo chất lượng chăm sóc giáo dục và an toàn vệ sinh dinh dưỡng, phòng tránh được các dịch bệnh thường xảy ra để giúp cho sức khỏe trẻ phát triển tốt theo yêu cầu đó mới là nhiệm vụ mà ngành học mầm non đề ra. Chính vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non” 2. Mục đích nghiên cứu. Mục tiêu là nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non nơi tôi công tác đạt kết quả cao và phát triển toàn diện về mọi mặt. Giúp cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nâng cao kiến thức dinh dưỡng và công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non đạt kết quả cao hơn. Đề cập đến một số cơ sở khoa học của công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non. Chỉ ra thực trạng về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, đề xuất một số kinh nghiệm để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm tại trường mầm non nơi tôi công tác. 3. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non” . Nhằm đưa ra một số biện pháp bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng ở trường mầm non năm học 2017 – 2018 trong việc chăm sóc trẻ. 4. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tại trường mầm non nơi tôi công tác với 20 nhóm lớp và tổng số 800 trẻ và 01 bếp ăn bán trú tại trường. 5. Phương pháp nghiên cứu: 5.1 . Phương pháp nghiên cứu lý luận : 3/23 Việc đưa các nội dung chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ vào chương trình chăm sóc giáo dục cho trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo là một việc cần thiết, tạo ra sự liên thông về giáo dục dinh dưỡng cho trẻ từ độ tuổi mẫu giáo đến tuổi học đường. Mặt khác trẻ mầm non rất nhạy cảm và mau chóng tiếp thu những kiến thức học ở trường và hình thành dấu ấn lâu dài. Việc tiến hành giáo dục dinh dưỡng-sức khoẻ và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ mầm non sẽ góp phần quan trọng trong chiến lược con người tạo ra một lớp người mới có sự hiểu biết đầy đủ về vấn đề dinh dưỡng và sức khoẻ, trẻ biết cách vệ sinh trước ,trong và sau khi ăn. Biết lựa chọn ăn uống một cách hợp lí. Thông minh tự giác để đảm bảo sức khoẻ cho mình. Như vậy hiểu biết đúng đắn về vấn đề dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm không chỉ cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển thể lực của từng người mà còn cần thiết đối với sự phát triển của toàn xã hội. Đối với trường mầm non chăm sóc và nuôi dưỡng tốt cho trẻ là ta cung cấp cho cơ thể trẻ đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cho cơ thể trẻ như: Lipit, Gluxit, vitamin, Protein, các chất khoáng và nướcNếu thiếu một trong các chất này cơ thể sẽ gây ra nhiều bệnh tật, thậm chí tử vong. Vậy giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường là cả một vấn đề quan trọng. Vì trẻ Mầm non đang trong giai đoạn cơ thể phát triển toàn diện.Trẻ ở lứa tuổi này non nớt, nhạy cảm, ngây thơ nhất, mọi sinh hoạt của trẻ đều phụ thuộc hoàn toàn vào cô giáo vì vậy giáo viên phải chăm chút tỉ mỉ, kiên trì, chịu khó rèn luyện cho trẻ từng bước đi, lời nói, sửa cho trẻ từng tư thế nằm ngủ, khi ngồi tô vẽ, cầm thìa xúc cơm ăn. Giáo viên phải hiểu sâu sắc về trẻ, có kiến thức nuôi dưỡng và chăm sóc giáo dục trẻ, thái độ nhẹ nhàng, có tình yêu thương và thực sự là người mẹ thứ hai của trẻ khi ở trường. 2. Cơ sở thực tiễn: Trường mầm non nơi tôi công tác là ngôi trường có tổng số 800 trẻ. Trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, ban giám hiêu, đội ngũ giáo viên, nhân viên luôn tiếp cận với chương trình giáo dục mầm non mới, không ngừng phấn đấu để từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Hầu hết trẻ đến trường đã có nề nếp thói quen trong giờ ăn, giờ ngủ, giờ học, giờ chơi. Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ được nhà trường quan tâm và thường xuyên cải tiến các món ăn đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ tại trường. Trường có 20 lớp: Trong đó nhà trẻ 02 lớp và mẫu giáo 18 lớp. 100% trẻ ăn bán trú tại trường. Trong công tác quản lý chỉ đạo trường tôi có những thuận lợi và khó khăn sau đây. * Thuận lợi: Trường được sự quan tâm của phòng giáo dục và chính quyền địa phương tạo cho trường có cơ sở vật chất tốt. Có các phòng học và phòng ăn ngủ rộng rãi thoáng mát, có phòng vệ sinh cho nam và nữ riêng ở tại các lớp học. Bếp ăn rộng đảm bảo đạt yêu cầu bếp chuẩn một chiều.có sân chơi bằng phẳng sạch sẽ thoáng mát cho trẻ tham gia các hoạt động hàng ngày. 5/23 Đọc tuyên truyền về dinh dưỡng hợp lý và vệ sinh an toàn thực phẩm trên loa phát thanh của trường. Bên cạnh đó chỉ đạo giáo viên tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng vào chương trình giảng dạy theo các chủ đề. Qua một số kết quả khảo sát đầu năm của trẻ, bản thân tôi rất trăn trở làm thế nào để nâng cao về chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường, từ đó tôi đưa ra một số giải pháp khắc phục giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, thấp còi, béo phì của trẻ. 3. Các biện pháp tiến hành. 3.1. Xây dựng kế hoạnh chỉ đạo tốt các hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường. Để thực hiện được tốt một nhiệm vụ, yêu cầu đặt ra thì trước tiên phải có kế hoạch cụ thể chính vì vậy việc xây dựng kế hoạch là rất quan trọng. Ngay từ đầu năm học tôi dựa vào tình hình thực tế của trường, lớp, phân tích những thuận lợi, khó khăn để xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng phân công rõ nhiệm vụ của từng bộ phận đặc biệt chú ý với các đồng chí y tế, kế toán và giáo viên: + Với y tế: . Xây dựng kế hoạch hoạt động y tế học đường, quản lý hồ sơ sức khỏe trẻ, phối hợp theo dõi sức khỏe trẻ trong ngày. . Phối hợp khám sức khỏe trẻ 2 lần/năm, tổ chức cân trẻ 4 lần/năm, đo 2 lần/năm vào biểu đồ tăng trưởng, phần mềm sức khỏe, thông báo kết quả tới các lớp. . Tổ chức tập huấn cho GVNV cách phòng chống TNTT, cách sơ cứu một số tai nạn thông thường hay sảy ra (2 lần/năm). . Tuyên truyền phòng chống dịch bệnh qua bài viết, loa phát thanh, họp phụ huynh, thường xuyên kiểm tra công tác an toàn, công tác vệ sinh trong nhà trường. . Phối hợp với các lớp đảm bảo công tác vệ sinh, thông thoáng phòng nhóm, có lịch vệ sinh đồ dùng, sát khuẩn vv; giám sát nhà bếp đảm bảo quy trình vệ sinh ATTP, nguồn nước. + Kế toán: . Cập nhật sổ sách (sổ thu và thanh toán, nhật kí thu và bàn giao, quỹ tiền mặt, chi tiết chi) chứng từ thu chi, đảm bảo tài chính công khai. . Kết hợp với nhân viên y tế xây dựng thực đơn theo mùa, bảng định lượng thực phẩm sống, chín. . Giám sát việc giao nhận thực phẩm, chia ăn, kiểm tra trên bảng định lượng chia và thực tế định xuất cân thức ăn của trẻ . . Căn cứ vào phát sinh trong ngày, kế toán lập phiếu thu - chi có duyệt chi của Hiệu trưởng sau đó chuyển thủ quỹ vào sổ thanh toán cho các đối tượng liên quan trực tiếp. . Quyết toán tiền ăn cuối tháng, cuối năm học, hết hè thanh toán kịp thời với phụ huynh. + Giáo viên: 7/23 Trong kế hoạch đầu năm học, tôi đưa nội dung vệ sinh dinh dưỡng và an toàn thực phẩm vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non lồng ghép trong các giờ học hoặc dạy trẻ kỹ năng vệ sinh các hoạt động chiều, hàng ngày trước khi ăn, trong khi ăn, sau khi ăn. Tăng cường giám sát công tác vệ sinh nói chung và vệ sinh an toàn thực phẩm nói riêng. Chỉ đạo các lớp thực hiện đúng quy chế nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ. Thực hiện tốt các chuyên đề, đổi mới phương pháp giảng dạy tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm vào các giờ học, các hoạt động khác trong ngày. Làm tốt công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về công tác thực hiện chuyên đề. Tôi lên kế hoạch vệ sinh hàng tuần vào chiều thứ sáu toàn trường cả lớp học và bếp ăn cũng như sân vườn. Nhằm thực hiện tốt các biện pháp phòng nhiễm bẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh nơi chế biến. Nhà bếp luôn luôn sạch sẽ, không để bụi bẩn, có đủ dụng cụ cho nhà bếp chế biến và đồ dùng ăn uống cho trẻ. Ngoài ra trong nhà bếp tôi còn làm bảng tuyên truyền 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm cho mọi người thực hiện. Các biểu bảng khác như nội quy vệ sinh, quy trình giao nhận thực phẩm, bảng phân công nhiệm vụ từng người trong bếp, các khẩu hiệu như “Làm đâu gọn đấy, đứng dậy sạch ngay” được treo ngay ngắn và treo tại nơi mọi người dễ nhìn thấy nhất trong bếp. Hàng ngày trước khi bếp hoạt động, nhà trường có kế hoạch phân công cụ thể nhân viên nuôi dưỡng thay phiên nhau làm thông thoáng phòng cho khí lưu thông, kiểm tra hệ thống điện, nước, chất đốt trước khi hoạt động. Thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, các công văn hướng dẫn nhiệm vụ của Phòng Giáo dục và Đào tạo và của ngành học Mầm non về các hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ. Toàn bộ kế hoạch nuôi dưỡng, kế hoạch phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, các công văn hướng dẫn của cấp trên đều được tôi để công khai tại bảng công khai của nhà trường. 3.2. Bồi dưỡng kiến thức thực hành dinh dưỡng, an toàn thực phẩm, phòng bệnh cho đội ngũ giáo viên, nhân viên. Để thực hiện được tốt chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non thì ngoài việc ban giám hiệu đưa ra kế hoạch cụ thể, có biện pháp chỉ đạo sát sao thì đội ngũ giáo viên và nhân viên là người trực tiếp thực hiện đóng một vai trò quan trọng, quyết định. Hàng năm vào kỳ nghỉ hè phòng giáo dục mở lớp tập huấn cho cán bộ, giáo viên trong những nội dung quan trọng về công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non, chú trọng vấn đề kiến thức thực hành dinh dưỡng thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh chế biến và vệ sinh trong ăn uống hàng ngày nên tôi đã tạo điều kiện cho các giáo viên được đi tập huấn. Sau đó tôi sẽ dùng những kiến thức đó cùng với các giáo viên được đi tập huấn, tổ chức 9/23
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_nang_cao_chat.doc