Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên thiết kế, xây dựng kho bài giảng E-learning tại trường Mầm non Ninh Hiệp - Gia Lâm - Hà Nội
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên thiết kế, xây dựng kho bài giảng E-learning tại trường Mầm non Ninh Hiệp - Gia Lâm - Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên thiết kế, xây dựng kho bài giảng E-learning tại trường Mầm non Ninh Hiệp - Gia Lâm - Hà Nội
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Ngày nay với sự phát triển nhảy vọt của khoa học công nghệ nói chung của ngành tin học nói riêng, với những tính năng ưu việt, sự tiện dụng và ứng dụng rộng rãi, tin học ngày nay là một phần không thể thiếu được của nhiều ngành trong công cuộc xây dựng và phát triển xã hội. Những công cụ và sự kết nối của thời đại kỹ thuật số cho phép chúng ta dễ dàng thu thập, chia sẻ thông tin và hành động trên cơ sở những thông tin này theo phương thức hoàn toàn mới, kéo theo hàng loạt sự thay đổi về các quan niệm, các tập tục, các thói quen truyền thống, và thậm chí cả cách nhìn các giá trị trong cuộc sống. Công nghệ thông tin là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển Đối với ngành Giáo dục - Đào tạo đặc biệt là Giáo dục mầm non, Công nghệ thông tin (CNTT) là phương tiện hữu ích góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học. Việc ứng dụng CNTT trong chăm sóc giáo dục trẻ được xem là ưu tiên hàng đầu của ngành Giáo dục mầm non. Công nghệ thông tin phát triển đã mở ra những hướng đi mới cho ngành giáo dục trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học. Công nghệ thông tin phát triển mạnh kéo theo sự phát triển của hàng loạt các phần mềm giáo dục và có rất nhiều những phần mềm hữu ích cho người giáo viên mầm non như Bộ Office, Flash, Photoshop, Ispring, camtasia, Converter, Kidspix, Kidsmart, Nutrikids, HappykidsCác phần mềm này rất tiện ích và trở thành một công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc thiết kế giáo án điện tử, bài giảng elearning và giảng dạy trên máy tính, máy chiếu, bảng tương tác cũng như trên các thiết bị hỗ trợ khác như Tivi, đầu Videovừa tiết kiệm được thời gian cho người giáo viên mầm non, vừa tiết kiệm được chi phí cho nhà trường mà vẫn nâng cao được tính sinh động, hấp dẫn của giờ dạy. Hiện nay các trường mầm non đã có điều kiện về cơ sở vật chất, được đầu tư và trang bị khá đầy đủ về các thiết bị như: Ti vi, đầu đĩa, máy tính, máy chiếu, máy ảnh, máy tính nối mạng internet...tạo điều kiện cho giáo viên mầm non có thể ứng dụng CNTT vào trong giảng dạy. Qua đó người giáo viên mầm non không những phát huy tối đa khả năng làm việc của mình, mà còn trở thành một người giáo viên năng động, sáng tạo và hiện đại. Việc ứng dụng CNTT trong giáo dục mầm non đã tạo ra một biến đổi về chất trong hiệu quả giảng dạy của ngành giáo dục mầm non, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao giữa giáo viên và trẻ. Hiểu được tầm quan trọng mà CNTT đạt được, những năm gần đây Sở giáo dục và đào tạo đã tổ chức các cuộc thi thiết kết bài giảng E-learning, phần mềm giáo dục để nhằm đẩy mạnh phong trào ứng dụng công nghệ 1/20 PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I.CƠ SỞ LÝ LUẬN Sự bùng nổ của khoa học công nghệ nói chung và công nghệ thông tin nói riêng đã và đang tác động rất mạnh mẽ tới sự phát triển của tất cả các ngành trong đời sống xã hội. Thực hiện chủ trương của Đảng, trong những năm qua, ngành giáo dục đào tạo đã đặc biệt quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của ngành. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các cấp học nhằm nâng cao chất lượng dạy học, nâng cao chất lượng quản lý của trường ngày càng được coi trọng, là một bước ngoặt trong nhận thức, tư duy và đổi mới giáo dục. Những ứng dụng từ công nghệ thông tin giúp giáo viên có thể sử dụng các phần mềm để soạn thảo giáo án, thiết kế bài giảng điện tử làm cho giờ học trở nên thú vị. Hiện nay, việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy thể hiện rõ nét nhất qua các giáo án điện tử, bài giảng elearning. Điều đầu tiên ta nhận thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy trong ngành mầm non hoàn toàn có ích và mang lại rất nhiều những hiệu quả thiết thực trong việc phát triển tư duy, kỹ năng sống và giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt. Một giáo án tích hợp công nghệ thông tin mang đến cho trẻ cái nhìn trực quan sinh động, gần gũi hơn về bài học. Phương pháp dạy học bằng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non tạo ra một môi trường dạy học tương tác cao, sống động, hứng thú và đạt hiệu quả cao của quá trình dạy học đa giác quan cho trẻ. Nội dung, tư liệu bài giảng giới thiệu cho trẻ mang tính chân thực, phong phú. Trong bài giảng điện tử trẻ có thể làm quen với những hiện tượng tự nhiên, xã hội mà trẻ khó có thể tự bắt gặp trong thực tế. Thông qua những giờ học có áp dụng công nghệ thông tin và sử dụng các bài giảng điện tử, những hình ảnh đẹp, hành vi đẹp, những kỹ năng sống được chuyển tới các con nhẹ nhàng và sống động, góp phần hình thành ở trẻ em nhận thức về cái đẹp, biết yêu cái đẹp, mong muốn tạo ra cái đẹp trong cuộc sống và những kỹ năng sống cần thiết đối với lứa tuổi mầm non. Với ngành học mầm non, các trường đã trang bị đầu tư trang bị máy tính, nối mạng internet, đầu tư phần mềm dạy học để tổ chức dạy học theo hướng đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học. Qua một khoảng thời gian thực hiện cho thấy, việc thiết kế các bài giảng Elearning tham gia các cuộc thi hoặc tham gia ngày hội CNTT do ngành tổ chức đều tập trung vào một số cán bộ, giáo viên do nhà trường phân công nhiệm vụ. Phần nhiều các giáo viên mầm non chưa có kỹ năng thiết kế bài giảng Elearning hoặc không nắm bắt được cách sắp xếp hệ thống một bài giảng E learning ra sao cho hợp lý và dễ sử dụng. Mặt khác giáo viên không biết lựa chọn đề 3/20 Mỗi lớp học đều được trang bị: máy tính nối mạng, tivi có kết nối Internet có cổng HDMI, đầu DVD.... Trường có đầy đủ các phòng chức năng được trang bị máy chiếu, có phòng đa năng cho trẻ hoạt động. Ban giám hiệu luôn sát sao chỉ đạo giáo viên về chuyên môn, thường xuyên dự giờ thăm lớp để nâng cao chất lượng giảng dạy. Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học ngoại khóa nâng cao chuyên môn và các phần mềm tin học: Phần mềm Power Point, phần mềm Photoshop, Adobe presenter... Đội ngũ giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề, ham học hỏi. 100% giáo viên có chứng chỉ tin học cơ bản trở lên, 12/41 giáo viên có bằng trung cấp tin. Bản thân có bằng trung cấp tin học, luôn ham học hỏi, tự nâng cao trình độ bằng việc tự học qua mạng internet, tham gia nhiều lớp học nâng cao trình độ tin học và các phần mềm tin học. 2. Khó khăn Nhà trường đang trong quá trình đầu tư nâng cấp các thiết bị sử dụng cho việc giảng dạy, cho nên một số thiết bị như máy chiếu, màn chiếu chưa được trang bị đầy đủ đến từng lớp dẫn đến khó khăn cho giáo viên cho viêc giảng dạy. Nhà trường chưa có phòng máy tính riêng cho giáo viên và trẻ sử dụng. Trường có nhiều giáo viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm chăm sóc giáo dục và thiết kế các bài giảng điện tử. Một số giáo viên lớn tuổi kỹ năng CNTT còn hạn chế. Nhiều giáo viên chưa biết cách thiết kế bài giảng hợp lý, chưa thành thạo kĩ năng, thao tác trên máy tính, trên các phần mềm hỗ trợ soạn giảng nên các bài giảng điện tử chưa thực sự sinh động, chưa thu hút trẻ và chưa đem lại hiệu quả cao. Thời gian giáo viên dành để chăm sóc giáo dục trẻ chiếm rất nhiều thời gian trong ngày, nên việc thiết kế bài giảng E-learning còn hạn chế. 5/20 2. Biện pháp 2: Thành lập tổ CNTT của trường Dựa vào kết quả khảo sát thôi nhận thấy rằng trình độ, kỹ năng về CNTT của giáo viên trong trường còn chưa đồng đều, rất ít những giáo viên có thể thiết kế bài giảng điện tử một cách thành thạo. Từ đó, tôi đã tham mưu với đồng chí Hiệu trưởng thành lập Ban biên tập, đội ngũ phụ trách công tác Ứng dựng CNTT của trường. Thành viên của ban là những giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng thành thạo các phần mềm, biết thiết kế hoàn chỉnh một bài giảng điện tử, có tinh thần học hỏi, luôn hăng say trong công việc, có tính đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp. Sau khi đã thành lập Ban CNTT tôi cũng phân công rõ trách nhiệm, nhiệm vụ của từng thành viên trong tổ để có thể hướng dẫn và giúp đỡ giáo viên khác trong trường. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC THÀNH VIÊN TỔ CNTT S Chức T Họ và tên Nhiệm vụ phân công vụ T Trưởng ban: - Chịu trách nhiệm lập kế hoạch hoạt động, phân công nhiệm vụ ban biên tập, đội ngũ phụ trách CNTT. - Chỉ đạo các hoạt động của tổ theo kế hoạch đã Phó đề ra 1 Nguyễn Thị Nguyệt Hiệu - Chịu trách nhiệm chính về trang thông tin điện trưởng tử của nhà trường, quản trị về tài nguyên, duyệt tin bài trên Website của nhà trường. - Thực hiện nhiệm vụ báo cáo hiệu trưởng mọi kế hoạch hoạt động về công tác Ứng dụng CNTT của nhà trường. Phó ban: - Phối kết hợp với ban biên tập và đội ngũ phụ trách CNTT của nhà trường lập kế hoạch, triển Phó khai và hướng dẫn GV, NV thực hiện Ứng dụng 2 Nguyễn Thị Mai Hiệu CNTT. trưởng - Phụ trách biên tập nội dung các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trong nhà trường 7/20 Learning là cho phép học tập mọi lúc mọi nơi. Bài giảng E-Learning giúp khả năng kết nối với các trung tâm đào tạo khác trên thế giới, bắt kịp với xu hướng phát triển của thời đại. Đồng thời tự động hóa quá trình kiểm tra cho điểm, theo dõi quá trình học tập trên mạng. Như chúng ta đã biết giáo viên đã rất quen và thành thạo trong việc thiết kế bài trình chiếu (presentation) bằng powerpoint. Powerpoint thuần túy là để trình chiếu, cần phải có người dẫn chương trình và thuyết minh (giáo viên, báo cáo viên). Powerpoint rất mạnh và mềm dẻo trong việc soạn thảo. Vì vậy giáo viên có thể tận dụng để thiết kế bài giảng E-learning. Các phần mềm tạo bài giảng E- Learning sẽ biến Powerpoint thành công cụ soạn bài giảng E-Learning, có thể tạo bài giảng để học sinh trải nghiệm, có thể ghi lại lời giảng, hình ảnh giảng bài, chèn các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash, chèn các hoạt động ghi lại từ bất cứ phần mềm nào khác qua flash, có thể đưa bài giảng lên giảng trực tuyến Muốn chuyển qua thiết kế bài giảng E-Learning một cách nhanh, tiết kiệm, dễ dàng, hợp chuẩn thì cần phải cài bổ sung phần mềm tạo bài giảng E - Learning. Các phần mềm tạo bài giảng E-Learning giúp chuyển đổi các bài trình chiếu powerpoint sang dạng tương tác multimedia, có lời thuyết minh của giáo viên (narration), có câu hỏi tương tác (quizze) và khảo sát (surveys), tạo hoạt động điều khiển dẫn dắt chương trình (animation), và tạo mô phỏng (simulation) một cách chuyên nghiệp. Đầu tiên tôi hướng dẫn một cách tỉ mỉ để giúp giáo viên hiểu nhanh, ứng dụng nhanh các công nghệ hiện đại một cách đơn giản nhất; tránh mất thời gian mày mò và tránh dùng phải các công nghệ lạc hậu. Các phần mềm tạo ra bài giảng E-Learning tương thích với chuẩn quốc tế về E-Learning là LMS, SCORM 1.2, and SCORM 2004, HTML and HTML5. Bước 1: Giáo viên sử dụng máy tính có wedcam và micro Bước 2: Cài đặt phần mềm thiết kế bài giảng E-Learning Bước 3: Soạn bài trình chiếu Powerpoint (nên sử dụng các bài có sẵn để biên tập lại) Bước 4: Ảnh của giáo viên trực tiếp giảng bài Bước 5: Chuẩn bị tranh ảnh, các clip đã được cắt ghép phục vụ cho bài giảng E- Learning. Bước 6: Thực hiện lần lượt theo các thao tác của phần mềm qui định Sau một thời gian tìm hiểu các phần mềm trên mạng tôi nhận thấy phần mềm Ispring Suite rất phù hợp, dễ thao tác cho giáo viên thiết kế bài giảng E-Learning. 9/20
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_thi.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên thiết kế, xây dựng kho bài giảng E-learning.pdf