Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non
Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Như Bác Hồ đã căn dặn: “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây Vì lợi ích trăm năm phải trồng người” Lời căn dặn ấy của người luôn nhắc nhở chúng ta phải chăm lo cho thế hệ măng non những chủ nhân tương lai của đất nước. Nằm trong hệ thống giáo dục chung của Việt Nam, giáo dục mầm non được coi là một ngành học, bậc học đầu tiên, giữ vai trò nền tảng. Giáo dục mầm non đặt nền móng cơ sở đầu tiên cho việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ và chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. Mục tiêu mà giáo dục mầm non vươn tới đó là: Giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học tập ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. Chính vì vậy, trách nhiệm này đặt trên vai ngành giáo dục đòi hỏi ngành phải xây dựng những nội dung, chương trình phù hợp nhằm đổi mới phương pháp dạy và học một cách tích cực, phù hợp, phát huy được năng lực của trẻ. Giáo dục không chỉ hoàn thành việc đào tạo những con người thích ứng với xã hội mà còn đào tạo ra những con người đủ phẩm chất và trí tuệ, thể lực để đón đầu sự phát triển của xã hội. Trẻ em những năm đầu của cuộc sống còn rất non nớt, rất cần sự chăm sóc của người lớn, đó là sự chăm sóc không chỉ là vật chất mà còn cả về tinh thần. Ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời, trẻ đã có những vận động nhưng đó chỉ là những vận động nhỏ từ các cơ non nớt của trẻ. Cùng với thời gian các cơ trong cơ thể lớn dần vận động của trẻ ngày một thay đổi rõ rệt và sự tham gia tích cực của hệ xương, hệ cơ và sự điều khiển của hệ thần kinh. Khi trẻ vận động, gân, cơ, khớp cùng phối hợp vận động và phát triển. Nó giúp cho thể lực của trẻ phát triển hài hòa. Do đó các hoạt động rèn luyện vận động phát triển thể lực cho trẻ đóng một vai trò cần thiết trong sự phát triển toàn diện của trẻ. Nó có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển thể lực và giúp hệ thần kinh của trẻ phát triển. Phát triển thể chất cho trẻ không đơn thuần là sự chuẩn bị về lượng (phát triển chiều cao và trọng lượng cơ thể) mà còn là sự chuẩn bị về chất (năng lực làm việc bền bỉ, dẻo dai, có khả năng chống lại sự mệt mỏi của thần kinh, cơ bắp, độ khéo léo của bàn tay, tính nhanh nhạy của các giác quan). Trang 1 of 33 Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận: Trong trường mầm non các hoạt động thể chất và các bài tập thể dục rất quan trọng với trẻ . Trẻ cần được tập luyện phát triển các kỹ năng nhằm giúp trẻ có thể điều khiển được mọi hoạt động của bản thân. Quá trình phát triển thể chất, sức khỏe có vai trò và vị trí rất quan trọng trong quá trình giúp trẻ phát triển toàn diện về thể lực, trí tuệ và tình cảm xã hội Trẻ khỏe mạnh phát triển cân đối, hài hòa về hình thái và chức năng của cơ thể trẻ. Phát triển các tố chất nhanh, mạnh, khéo, bền; phát triển khả năng định hướng trong không gian. Có khả năng vận động và phối hợp vận động tốt, có ý thức giữ gìn sức khỏe bản thân, thích hoạt động, mạnh dạn, tự tin, có ý thức kỷ luật khi tham gia các hoạt động thể chất, phát huy các tố chất vận động khéo léo, kiên trì, bền bỉ, dẻo dai, đáp ứng yêu cầu mong đợi của chương trình GDMN đối với các độ tuổi và các chỉ số phát triển thể chất trong bộ chuẩn phát triển trẻ . Phát triển khả năng thực hiện các vận động một cách tự tin và khéo léo; biết phối hợp vận động cùng trẻ khác, hào hứng tham gia vào hoạt động phát triển thể lực; Phát triển thể chất là quá trình hình thành, thay đổi về hình thái và chức năng sinh học của cơ thể con người dưới ảnh hưởng của điều kiện sống và môi trường giáo dục. Từ khái niệm ta có thể thấy tiền đề của sự phát triển thể chất của con người là do tự nhiên và tổ chức cơ thể con người do bẩm sinh tạo nên. Song xu hướng, tính chất, mức độ phát triển thể chất là do con người tự rèn luyện, do phụ thuộc vào điều kiện sống và giáo dục. Sự phát triển thể chất của con người bị ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện sinh hoạt xã hội mà trong đó lao động và giáo dục thể chất nói riêng có tác động hàng đầu. Phát triển thể chất ở trẻ em là nói đến sự lớn lên của trẻ về mặt hình thể bên ngoài, những thay đổi và hoàn thiện chức năng của các cơ quan tương ứng với độ tuổi. Đánh giá sự phát triển của trẻ dựa trên các chỉ số về hình thái (chiều cao, cân nặng, vòng đầu, mọc răng) và chức năng sinh học của cơ thể (sự hoạt động của các cơ quan và hệ cơ quan ở trạng thái tĩnh hoặc dưới tác động của lượng vận động. Nâng cao chất lượng phát triển thể chất cho trẻ là nhằm thực hiện tốt kế kế hoạch đã xây dựng giúp trẻ phát triển thể chất. Đồng thời đưa ra được những biện pháp mới trong cách chỉ đạo của người quản lý cũng như trong phương pháp, hình thức tổ chức giáo viên để tạo mội điều kiện, môi trường thuận lợi nhất để trẻ được tham gia vận động, góp phần phát trển toàn diện cho trẻ. Trang 3 of 33 Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non. - Có sự quan tâm ủng hộ của đa số các bậc phụ huynh học sinh trong các hoạt động dạy và học của cô và trẻ. - Ban giám hiệu nhà trường có trình độ chuyên môn vững vàng, xây dựng kế hoạch và luôn tổ chức chỉ đạo thực hiện tốt mọi kế hoạch của nhà trường nghiêm túc, công khai thông qua các cuộc họp, hội đồng sư phạm nên được sự quan tâm và ủng hộ của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường. - Trường có đội ngũ giáo viên trẻ, có trình độ chuyên môn vững vàng. Giáo viên luôn nhiệt tình, tận tuỵ, tâm huyết với nghề, yêu thương trẻ, luôn có tinh thần trách nhiệm trong công việc, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Hơn 80% giáo viên là đoàn viên thanh niên nên rất năng động, nhiệt tình và thuận lợi trong việc tổ chức các hoạt động của nhà trường cũng như với trẻ. - Các phong trào của nhà trường, các hội thi của cô và trẻ đều được sự ủng hộ nhiệt tình của Hội cha mẹ học sinh. - Hàng năm, trường được đầu tư về môi trường sư phạm, cơ sở vật chất và trang thiết bị tương đối đầy đủ, luôn đảm bảo tốt về cơ sở vật chất cho các hoạt động của nhà trường. 2.2/ Khó khăn: Mặc dù có những thuận lợi cơ bản, tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn có những khó khăn: - Dù trường mới được xây dựng khang trang , sạch đẹp. Nhà trường đã luôn chú trọng tới việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy. Trong đó việc đầu tư các đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho hoạt động phát triển vận động của trẻ cũng được quan tâm, song vẫn chưa phong phú về chủng loại, số lượng còn hạn chế nên chưa đáp ứng được đầy đủ cho tất cả các lớp. Mặt khác, các đồ chơi ngoài trời chủ yếu là đồ chơi công nghiệp, còn thiếu những đồ chơi do giáo viên tự sáng tạo từ những nguyên liệu sẵn có để làm phong phú thêm đồ dùng cho trẻ hoạt động. - Giáo viên chưa tự tin khi xây dựng kế hoạch, nội dung và hình thức để nâng cao chất lượng vận động cho trẻ trong từng giai đoạn khác nhau. Vẫn còn những giáo viên tổ chức nội dung Giáo dục phát triển vận động chưa linh hoạt, chưa khai thác hiệu quả việc sử dụng môi trường, thiết bị, đồ chơi để giáo dục phát triển vận động. Ít quan tâm xây dựng môi trường và tạo điều kiện cơ hội cho trẻ được luyện tập nội dung tập các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay – mắt, sử dụng đồ dùng, dụng cụ (vận động tinh). - Bên cạnh những giáo viên trẻ nhiệt tình, năng động luôn tích cực tiếp thu những nội dung mới thì một số giáo viên nhiều tuổi còn ngại, chưa thể hiện sự tích cực trong các hoạt động của nhà trường. Điều này khiến cho việc triển Trang 5 of 33 Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non. Do vậy, ngay từ đầu năm học đầu tiên thực hiện chuyên đề nâng cao phát triển vận động, chúng tôi đã tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường quan tâm, đầu tư phòng tập cũng như củng cố lại, bổ sung thêm các đồ dùng dạy vận động cho các lớp. Phòng tập cho trẻ rộng, thoáng mát, đảm bảo an toàn cho trẻ tham gia hoạt động. Phòng học thể chất cũng được trang trí, sắp xếp các dụng cụ tập cho trẻ đầy đủ. (Hình ảnh phòng giáo dục thể chất) Bên cạnh việc xây dựng được một phòng tập cho trẻ, chúng tôi cũng rất chú trọng tới việc tạo các góc thể chất tại các nhóm lớp. Các góc thể chất ở tại nhóm lớp sẽ tạo cơ hội cho trẻ có thể sử dụng các dụng cụ để tập luyện các vận động ở mọi lúc, mọi nơi. Trẻ có thể luyện tập cá nhân hay theo nhóm trong góc cùng với sự hỗ trợ của cô giáo. Cô giáo có thể ôn lại các kỹ năng vận động cho trẻ hoặc hướng dẫn luyện tập cho trẻ yếu ở trong góc. Tận dụng các hành lang của lớp để tạo các khu luyện tập các vận động cơ bản cho trẻ cũng được các giáo viên chú ý. Trẻ khi đến lớp hay ra về qua các hành lang có những hình vẽ các sơ đồ luyện tập sẽ tạo sự hứng thú cho trẻ tham gia. Trẻ bật, đi trong đường hẹp hay đi ngoằn ngoèo.... qua các sơ đồ vẽ trên hành lang cũng là thêm cơ hội cho trẻ được luyện tập, nhớ lại các vận động mà cô giáo đã dạy trẻ tại lớp. Chúng tôi nhận thấy không chỉ trẻ thích thú tập mà hầu hết phụ huynh đều cho con dừng lại và quan sát trẻ tập hăng say. Trang 7 of 33 Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non. Bên cạnh đó việc tuyên truyền, phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường là rất cần thiết. Ngay từ đầu năm học BGH nhà trường đã chỉ đạo giáo viên làm tốt những việc sau: + Tổ chức họp phụ huynh đầu năm học, thông báo kế hoạch chung của nhà trường, kế hoạch của nhóm, lớp về việc thực hiện kế hoạch làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo để phục vụ cho các hoạt động của Cô và trẻ. + Đồng thời nêu lên tầm quan trọng của việc làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên và phế liệu để cùng đưa ra, thống nhất biện pháp phối kết hợp. + Vận động phụ huynh cùng với giáo viên sưu tầm, đóng góp nguyên vật liệu phế thải, đồ vật sẵn có trong cuộc sống hàng ngày để cô và trẻ làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động. Cũng có những ý kiến của phụ huynh cho rằng những đồ dùng, đồ chơi được làm từ nguyên vật liệu phế thải đó có an toàn đối với trẻ không? Tôi đã giải tỏa những băn khoăn đó bằng cách mời phụ huynh đến dự một số hoạt động có sử dụng đồ dùng, đồ chơi tự tạo, để họ được tận mắt nhìn thấy trẻ học tập và vui chơi rất an toàn và có hiệu quả. Phát động phong trào thiết kế đồ dùng, dụng cụ thể chất từ các phế liệu: lốp bánh xe, khúc gỗ, mút xốp....để bổ sung và làm phong phú đồ dùng khi tổ chức các trò chơi, các hoạt động giúp trẻ vận động tích cực, hứng thú. Việc tổ chức hội thi “Đồ dùng, đồ chơi tự làm” bằng nguyên vật liệu thiên nhiên và phế liệu cho toàn thể giáo viên trong trường là cơ hội để giáo viên tích cực đi sâu nghiên cứu, học hỏi cách làm, năng cao khả năng vận dụng sáng tạo để làm ĐDĐC, đồng thời học tập được nhiều kinh nghiệm, nảy sinh ra nhiều ý tưởng và sáng kiến hay khi làm ĐDĐC. Qua hội thi giáo viên có điều kiện để rút kinh nghiệm cho bản thân, vận dụng và phát huy kỹ năng, khả năng làm ĐDĐC của mình trước đồng nghiệp và từ đó có hướng phấn đấu tốt hơn. Giáo viên khi tham gia hội thi cần thuyết minh về sản phẩm của mình theo yêu cầu như: nguyên liêu, chất liệu, cách làm, cách sử dụng, hiệu quả sử dụng, giá thành của sản phẩm đó. Để hội thi thật sự có ý nghĩa và có kết quả tốt, nhà trường mời BCH phụ huynh của trường và BCH phụ huynh của nhóm, lớp đến dự và cổ vũ cho phong trào làm ĐDĐC của nhà trường. Đồng thời có những phần quà nhỏ để thưởng cho các Cô. Trang 9 of 33
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_nan.doc