Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ trong trường mầm non

doc 30 trang skkn 19/06/2024 760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ trong trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ trong trường mầm non
 Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ trong trường mầm 
 non.
 MỤC LỤC
Mục lục.....................Trang 1
I. Đặt vấn đề......................Trang 2-3
II.Giải quyết vấn đề...........................................................................Trang 4- 27
1. Cơ sở lý luận................................................................................ Trang 4
2. Thực trạng vấn đề..........................................................................Trang 5-6
3. Biện pháp thực hiện.......................................................................Trang 7-26
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm............................. Trang 26- 27
III. Kết luận, khuyến nghị..................................................................Trang 28- 29
IV. Tài liệu tham khảo ................. Trang 30
 Trang 1 of 30 Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ trong trường mầm 
 non.
xã hội hóa giáo dục nhằm nâng cao tỷ lệ chuyên cần cũng như nâng cao chất 
lượng giáo dục trẻ tại trường.
 Với cương vị là một phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn của trường, tôi 
nhận thấy trong những năm học trước việc thực hiện các nội dung nâng cao chất 
lượng giáo dục cho trẻ đã được triển khai xong vẫn còn một số nội dung như: 
cơ sở vật chất, năng lực của đội ngũ giáo viên, phương pháp tổ chức thực hiện 
còn có hạn chế nên việc thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ 
chưa thực sự đạt được hiệu quả cao. Chính vì vậy, năm học 2016 – 2017 tôi 
mạnh dạn triển khai kế hoạch áp dụng một số biện pháp nhằm nâng cao chất 
lượng giáo dục trẻ của nhà trường. Từ việc nhận thấy nội dung nâng cao chất 
lượng giáo dục trẻ là sự đáp ứng của nhà trường đối với các yêu cầu về mục tiêu 
giáo dục mầm non được quy định tại Luật Giáo dục. Dựa trên thực tiễn xây 
dựng và triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động chuyên môn cũng như kế hoạch 
nâng cao chất lượng giáo dục, tôi xin mạnh dạn trình bày nội dung"Một số biện 
pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ trong trường mầm non" ở 
tại chính trường mình đang công tác với mong muốn bằng những kinh nghiệm 
thực tế và những hiểu biết của mình, tôi sẽ giúp đỡ đội ngũ giáo viên của trường 
hiểu rõ hơn ý nghĩa, tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ. 
 Để nắm được trình độ năng lực của từng giáo viên. Việc đầu tiên là tôi 
tiến hành khảo sát giáo viên với các nội dung sau: 
 Kết quả
 Stt Nội dung khảo sát Đạt % Chưa 
 đạt %
 1 Nắm vững phương pháp môn học. 95 5
 2 Khả năng sư phạm của giáo viên khi tổ chức hoạt 89 11
 động.
 3 Khả năng làm đồ dùng và sử dụng đồ dùng hiệu 90 10
 quả trong hoạt động giáo dục.
 4 Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin. 85 15
 5 Khảo sát cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi tối thiểu 87 13
 để cô cháu hoạt động
 2. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2016 đến tháng 3/2017
 3. Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng 
giáo dục ở trường Mầm non. 
 4. Phạm vi nghiên cứu: Giáo viên trong trường mầm non.
 Trang 3 of 30 Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ trong trường mầm 
 non.
dùng, đồ chơi dạy và học hiện đại. Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên: 43 đ/c
 Trình độ: 
 Đại học: 15
 Cao đẳng: 8
 Trung cấp: 20
 Tổng số học sinh của trường: 490 cháu.
 Tổng số lớp: 13 lớp.
 Thực hiện sự chỉ đạo của sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào 
tạo quận , Nhà trường tiếp tục thực hiện đổi mới hình thức giáo dục cho trẻ mầm 
non để trẻ được phát triển toàn diện. Trong qúa trình thực hiện tôi đã gặp những 
thuận lợi và khó khăn sau:
 2.1/ Thuận lợi:
 Ngay từ đầu năm nhà trường đã xây dựng được kế hoạch nâng cao chất 
lượng giáo dục trẻ.
 - Được sự quan tâm lãnh đạo sát sao kịp thời của ủy ban nhân dân Quận 
Long Biên, Phòng GD&ĐT Quận, sự quan tâm phối kết hợp của chính quyền 
địa phương đã đầu tư xây dựng cho nhà trường cơ sở vật chất khang trang, sạch , 
đep.
 - Đội ngũ cán bộ – giáo viên – nhân viên yêu nghề, mến trẻ, có ý thức 
trách nhiệm cao trong công việc, phát huy tính tích cực chủ động của trẻ.
 - Có sự quan tâm ủng hộ của đa số các bậc phụ huynh học sinh trong các 
 hoạt động dạy và học của cô và trẻ.
 - Ban giám hiệu nhà trường có trình độ chuyên môn vững vàng, xây dựng 
kế hoạch và luôn tổ chức chỉ đạo thực hiện tốt mọi kế hoạch của nhà trường 
nghiêm túc, công khai thông qua các cuộc họp, hội đồng sư phạm nên được sự 
quan tâm và ủng hộ của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường.
 - Trường có đội ngũ giáo viên trẻ, có trình độ chuyên môn vững vàng. 
Giáo viên luôn nhiệt tình, tận tuỵ, tâm huyết với nghề, yêu thương trẻ, luôn có 
tinh thần trách nhiệm trong công việc, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Hơn 
80% giáo viên là đoàn viên thanh niên nên rất năng động, nhiệt tình và thuận lợi 
trong việc tổ chức các hoạt động của nhà trường cũng như với trẻ.
 - Các phong trào của nhà trường, các hội thi của cô và trẻ đều được sự 
ủng hộ nhiệt tình của Hội cha mẹ học sinh. 
 - Hàng năm, trường được đầu tư về môi trường sư phạm, cơ sở vật chất và 
trang thiết bị tương đối đầy đủ, luôn đảm bảo tốt về cơ sở vật chất cho các hoạt 
động của nhà trường.
 - Học sinh được phân chia đúng độ tuổi.
 Trang 5 of 30 Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ trong trường mầm 
 non.
 giáo viên về việc lập kế hoạch của Thành phố, của Quận.
Tháng và tổ chức thực hiện hoạt động - Tổ chức học tập, trao đổi kinh 
8/2016 giáo dục cho trẻ mầm non. nghiệm trong trường.
 - Cung cấp sách báo, băng đĩa - Hướng cho giáo viên tự học qua 
 hình về việc tổ chức hoạt động sách báo, thông tin hướng dẫn của 
 giáo dục cho giáo viên học tập. ngành học về hoạt động giáo dục 
 của trẻ.
 - Xây dựng môi trường hoạt - Nghiên cứu cách bố trí các góc 
 động giáo dục trong và ngoài sao cho phù hợp với mục đích 
 lớp. yêu cầu đề ra.
Tháng - Đầu tư đồ dùng, đồ chơi cho - Trang bị một số giá đồ chơi mới 
9/2016 các lớp. cho các lớp.
 - Tổ chức các hoạt động giáo - Gợi ý cho giáo viên bố trí sắp 
 dục cho trẻ theo sự kiện “Bé xếp đồ dùng để trẻ dễ lấy, dễ cất.
 đón tết trung thu”, chủ điểm 
 "Trường mầm non của bé".
 - Học tập trường điểm của - Hướng dẫn giáo viên thay đổi 
 Thành phố, của Quận. môi trường lớp cho phù hợp với 
Tháng - Tổ chức các hoạt động giáo chủ điểm. Gợi ý cho giáo viên 
10/2016 dục cho trẻ theo sự kiện “Chào hướng dẫn trẻ vào các hoạt động 
 mừng ngày phụ nữ Việt Nam theo khả năng và sở thích của trẻ.
 20/10”, chủ điểm "Bản thân bé 
 và gia đình".
 - Tổ chức thi làm đồ dùng đồ - Phối hợp với giáo viên tuyên 
Tháng chơi tự tạo, hướng trẻ tới ngày truyền phụ huynh sưu tầm các 
11/2016 Nhà giáo Việt Nam 20/11. nguyên vật liệu để trẻ làm đồ 
 dùng, đồ chơi.
 - Kiểm tra, đánh giá góp ý cho - Tham dự các giờ tổ chức hoạt 
 giáo viên về việc tổ chức các động giáo dục của các lớp, quan 
Tháng hoạt động giáo dục để điều sát cách tổ chức của giáo viên và 
12/2016 chỉnh phù hợp với từng chủ kỹ năng tham gia các hoạt động 
 điểm . của trẻ.
 - Đánh giá sơ kết học kỳ I. - Nhận xét đánh giá những mặt 
Tháng - Tổ chức các hoạt động giáo mạnh, mặt yếu trong quá trình 
1/2017 dục cho trẻ theo chủ điểm thực hiện.
 "Những nghề bé yêu"
 - Trang trí môi trường lớp học - Phối hợp cùng giáo viên tuyên 
 Trang 7 of 30 Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ trong trường mầm 
 non.
chỉ đạo của Ban giám hiệu về việc tổ chức tốt các hoạt động giáo dục thì việc 
bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên cho đội ngũ giáo viên là rất cần 
thiết.
 3.2. Biện pháp 2: Chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo 
viên:
 Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên có tầm quan trọng 
đặc biệt, bởi giáo viên là lực lượng trực tiếp giảng dạy, thực hiện mọi hoạt động 
giáo dục trong trường mầm non. Hơn ai hết, giáo viên là người nắm vững 
chuyên môn, giỏi nghiệp vụ để thực hiện tốt công tác của mình. Nếu giáo viên 
không được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên thì không thể đáp 
ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng của ngành học trong thời đại thông tin tri 
thức. Việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên sẽ giúp giáo viên cập 
nhật thông tin kiến thức mới, tay nghề được nâng cao, vững vàng về nghiệp vụ, 
luôn sẵn sàng tiếp cận những đổi mới, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.
 Ở trường tôi, đội ngũ giáo viên trẻ mới vào nghề hầu hết là trình độ trung 
cấp, nên việc học tập để nâng cao trình độ chuyên môn và học hỏi trau dồi 
nghiệp vụ là vấn đề quan trọng được đặt ra. Vì thế, ngay từ đầu năm học, trong 
các kế hoạch hoạt động của nhà trường, công tác bồi dưỡng chuyên môn luôn 
được đặt lên hàng đầu, bởi tôi hiểu rằng nếu mỗi giáo viên hiểu rõ được ý nghĩa 
và tầm quan trọng công việc chăm sóc nuôi dạy trẻ thì họ sẽ có ý thức trách 
nhiệm, say mê làm tốt công việc của mình. Cho nên, tôi đã chủ động bàn bạc 
trong ban giám hiệu, thường xuyên động viên quan tâm tạo điều kiện cho giáo 
viên "Tự học - Tự bồi dưỡng" nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Giáo 
viên đã tích cực theo học các lớp đại học từ xa, đại học chuyên tu của trường 
Đại học sư phạm Hà Nội liên kết với các trường khác tổ chức, tham gia chương 
trình bồi dưỡng thường xuyên có chu kỳ do ngành học mầm non tổ chức hàng 
năm. Nhà trường luôn xây dựng và bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ 
giáo viên. Chỉ đạo giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, tăng 
cường sử dụng thiết bị dạy học hiện đại và ứng dụng CNTT vào soạn giảng. Tạo 
điều kiện cho giáo viên trong nhà trường bồi dưỡng và nâng cao trình độ năng 
lực chuyên môn. Thực hiện đổi mới toàn diện về nội dung và phương pháp giáo 
dục, chỉ đạo việc ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục trẻ. Tăng cường khai 
thác thông tin trên mạng Internet để phục vụ cho công tác giáo dục trẻ.
 Tôi đã lên kế hoạch và thống nhất trong ban giám hiệu tổ chức sinh hoạt 
chuyên môn vào thứ năm hàng tuần cho các khối lớp, tạo môi trường cho giáo 
viên trao đổi tọa đàm, đưa ra những ý kiến, quan điểm riêng của họ về cách tổ 
chức hoạt động giáo dục. Và tôi đã cung cấp thông tin cho giáo viên qua sách 
 Trang 9 of 30 Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ trong trường mầm 
 non.
 - Mời giảng viên về trường bồi dưỡng các nội dung trọng tâm của năm 
học cho 100% giáo viên như môn tạo hình, toán, đổi mới hình thức giáo 
dụcVới những nội dung có thực hành phương pháp và làm đồ dùng đồ chơi, 
tôi yêu cầu giáo viên chuẩn bị nguyên vật liệu, giáo án để thực hành vào cuối 
giờ.
 - Bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ qua tổ chức các hội thi.
 Việc tổ chức hội thi cho các cô giáo là một hình thức có tác dụng rất lớn 
cho việc nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, tạo cơ hội để giáo 
viên được học tập, trao đổi kinh nghiệm. Khi tham gia thao giảng đòi hỏi giáo 
viên phải đầu tư công sức, nghiên cứu kỹ nội dung chương trình, tìm ra hình 
thức, phương pháp linh hoạt, sáng tạo để thu hút sự hứng thú của trẻ vào tiết 
dạy; đồng thời giáo viên phải tự nghiên cứu, sưu tầm các phương tiện, đồ dùng, 
đồ chơi phục vụ, bổ trợ trong tiết học; đây là một biện pháp rất hữu hiệu giúp 
giáo viên tích cực bồi dưỡng và học tập lẫn nhau. Trong năm học nhà trường đã 
tổ chức các hội thi đó là: Hội thi giáo viên giỏi cấp trường; hội thi giáo viên giỏi 
cấp quận, hội thi làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo cấp trường, hội thi thiết kế bài 
giảng Elearning cấp trường, hội thi thiết kế bài giảng Elearning cấp quận, hội 
giảng mùa xuân...
 (Hình ảnh hoạt động tham gia hội thi giáo viên giỏi cấp quận)
 Trang 11 of 30

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_nan.doc