Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non
UBND HUYỆN GIA LÂM TRƯỜNG MẦM NON ĐẶNG XÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN THỰC HIỆN TỐT CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Thúy Chức vụ: Phó hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường mầm non Đặng Xá Năm học 2020 – 2021 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO STT Nội dung 1 Thống kê của bộ y tế ngày 12/7/2017 2 Thông tư số 13/2010/TT-BGD&ĐT của Bộ GD&ĐT ngày 15/4/2010 ban hành Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non 3 Quyết định số 243/QĐ-TTg, ngày 5/2/2016 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống TNTT trẻ em giai đoạn 2016- 2020. 4 Điều lệ trường mầm non. 5 Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên các năm học 6 Hướng dẫn tổ chức thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non (Các độ tuổi) Nhà xuất bản GDVN, 2017. 7 Quy chế chuyên môn của Phòng Giáo dục & Đào tạo. 8 Thực hành cấp cứu nhi khoa, Nhà xuất bản Y học, 2013 của GSTS. Nguyễn Công Khanh và Lê Nam Trà. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Viết tắt Nội dung 1 TNTT Tai nạn thương tích 2 CS-ND-GD Chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục 3 VSMT Vệ sinh môi trường 4 VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm 5 CB-GV-NV Cán bộ, giáo viên, nhân viên 6 TTYT Trung tâm Y tế 7 GV Giáo viên 8 MN Mầm non 9 GVMN Giáo viên mầm non 10 HĐ Hoạt động 11 CSVC Cơ sở vật chất 12 ĐDĐC Đồ dùng đồ chơi 13 PHHS Phụ huynh học sinh 14 MC Minh chứng 2/20 tránh nhiệm của người quản lý công tác chăm sóc giáo dục trong trường mầm non tôi đã nhận thức được việc phải xây dựng môi trường an toàn và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là rất quan trọng và cần thiết. Theo tôi, các nhà quản lý và GVMN luôn luôn phải coi sự an toàn về sức khỏe và tính mạng của trẻ là mối quan tâm hàng đầu. Đó không chỉ là trách nhiệm và chất lượng mà đó còn là niềm tin của phụ huynh và xã hội. Nhưng để bảo vệ cho trẻ được an toàn tuyệt đối quả là vấn đề vô cùng khó khăn vì ở độ tuổi này trẻ rất hiếu động, tò mò, ham hiểu biết, thích khám phá thế giới xung quanh. Những lập luận những suy nghĩ của trẻ còn quá non nớt, trẻ chưa hiểu biết nhiều về những TNTT, chưa biết tự bảo vệ mình cho nên nguy cơ có thể gây thương tích cho trẻ là rất lớn. Hiện nay, một số trường có số lượng học sinh khá đông, cơ sở vật chất còn hạn chế nên tình trạng các nhóm/ lớp có số lượng học sinh nhiều hơn so với định biên, ĐDĐC, sân chơi.. không đảm bảo. Tất cả những điều đó đều có nguy cơ gây TNTT cho trẻ. Trong khi chúng ta không thể biết trước được những TNTT xảy ra hằng ngày với trẻ như thế nào, vào lúc nào. Vậy chúng ta phải làm thế nào để bảo vệ an toàn cho trẻ trong thời gian cả một ngày, một tháng, một năm học. Đó là vấn đề mà tôi luôn trăn trở suy nghĩ với trách nhiệm của một Phó hiệu trưởng trường mầm non, tôi luôn ý thức phải xây dựng môi trường an toàn và phòng tránh TNTT cho trẻ là vấn đề rất quan trọng, là nhiệm vụ cấp bách với mong muốn 100% trẻ được an toàn mọi lúc mọi nơi, không có TNTT xảy ra với trẻ trong thời gian ở trường, ở lớp và ở gia đình. Thấy được tầm quan trọng của vấn đề này, tập thể sư phạm trường MN Đặng Xá chúng tôi luôn đặt công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là một trong những yếu tố cấp bách góp phần chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện cho trẻ, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm quyết định đến chất lượng, uy tín của nhà trường. Đó cũng là lý do để tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non” nhằm góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng chăm sóc giáo dục của nhà trường trong năm học này và những năm tiếp theo. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: - Tìm ra nhiều biện pháp chỉ đạo giáo viên phòng tránh TNTT và đảm bảo an toàn cho trẻ mọi lúc mọi nơi. Tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ. Chủ động phòng ngừa, giảm thiểu và loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây TNTT cho trẻ trong gia đình, nhà trường và cộng đồng. - Nâng cao ý thức, vai trò trách nhiệm, góp phần củng cố và cập nhật kiến thức kịp thời cho giáo viên về một số TNTT thường xảy ra với trẻ nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. Từ đó có kiến thứ, kỹ năng trong việc sơ cấp cứu ban đầu cũng như kỹ năng phòng tránh TNTT cho trẻ hiệu quả. - Giúp trẻ có những hiểu biết cơ bản về một số TNTT, các loại ĐDĐC, các khu vực có nguy cơ xảy ra TNTT, một số kỹ năng trong việc phòng tránh TNTT cho bản thân và những người xung quanh. 4/20 cho trẻ. Tuy nhiên phần lớn các TNTT đều có thể phòng tránh được nếu cha, mẹ, cô giáo và mọi người trong cộng đồng xác định được căn nguyên, nâng cao nhận thức, xây dựng môi trường an toàn cho trẻ. TNTT luôn rình rập quanh ta, nó có thể xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi, mọi lứa tuổi nhưng tập trung nhiều ở lứa tuổi mầm non. Vì ở độ tuổi này trẻ chưa biết tự bảo vệ mình, cơ thể trẻ còn non yếu, sức đề kháng kém, sở thích của trẻ hay tò mò, hiếu động nên việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non nếu được giáo dục thường xuyên sẽ tạo được nề nếp, thói quen và kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mà còn hình thành kỹ năng sống cho trẻ ngay từ khi chập chững bước vào đời. Phòng tránh TNTT là phòng tránh tối thiểu những nguy cơ, nguyên nhân dẫn tới tai nạn thương tích, làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của con người. Phòng tránh tai nạn thương tích ở trường mầm non là giáo viên, nhà trường, phụ huynh phối hợp với nhau trong công tác chăm sóc trẻ, để bảo vệ trẻ, tạo môi trường an toàn cho trẻ được tham gia hoạt động, vui chơi, học tập. Phòng tránh tai nạn thương tích có vai trò quan trọng đến sự phát triển toàn diện về mặt nhân cách cho trẻ: Về mặt thể chất, cơ thể trẻ được khỏe mạnh, không bị tổn thương về da thịt, trẻ được vận động nhanh nhẹn, bình thường. Không những sẽ phát triển về mặt thể chất mà còn giúp cho trẻ phát triển về mặt nhận thức. Nếu trẻ không bị tổn thương về mặt thể xác hay về mặt tinh thần thì trẻ được tìm hiểu, khám phá về thế giới xung quanh tốt hơn. Trẻ tích lũy được vốn kiến thức, kỹ năng để có thêm kinh nghiệm, làm hành trang để trải nghiệm cuộc sống. Hơn nữa, phòng tránh được tai nạn thương tích cho trẻ sẽ giúp trẻ phát triển về mặt ngôn ngữ. Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ là phương tiện của tư duy, nếu không có ngôn ngữ thì sẽ không phát triển được tư duy. Những tổn thương khi bị ngạt, hay bị vật nhọn đâm vào miệng cũng có thể tổn thương về ngôn ngữ của trẻ. Ngoài ra, phòng tránh được tai nạn thương tích sẽ giúp trẻ phát triển về mặt tình cảm xã hội. Trẻ được sống trong một môi trường an toàn, không làm tổn thương đến trẻ, trẻ cảm nhận được những tình cảm, sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc của người lớn. Qua đó trẻ biết yêu quý, trân trọng mọi người xung quanh, biết giúp đỡ người khác. Không chỉ thế, còn giúp trẻ phát triển về mặt thẩm mỹ. Giáo viên tạo môi trường an toàn, đẹp sẽ giúp trẻ muốn cảm nhận được cái đẹp từ con người, môi trường. Từ đó trẻ muốn tạo cho bản thân mình có những hành động, việc làm đẹp cho xã hôi, tạo ra một môi trường an toàn cho chính mình và cho cả mọi người. 2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN Ý thức được sự nguy hiểm có thể xảy đến với trẻ hằng ngày. Trường mầm non Đặng Xá luôn đặt vấn đề an toàn cho trẻ là mối quan tâm hàng đầu và quyết tâm xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn sau: a. Thuận lợi: 6/20 cho trẻ * Bảng khảo sát chất lượng của trẻ Mẫu giáo trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm thông qua phiếu khảo sát của giáo viên TT Nội dung TS trẻ Đạt Chưa đạt Tốt % Khá % TB % SL % 1 Nhận ra các đồ vật, địa điểm có thể gây 480 212 44,1 110 23 105 21,8 53 11,1 nguy hiểm 2 Biết tránh xa các mối nguy hiểm 480 207 43,1 150 31,2 89 18,5 34 7,2 3 Bình tĩnh, biết tìm kiếm sự giúp đỡ 480 193 40,2 160 33,3 92 19,2 35 7,3 của người lớn khi thấy mất an toàn cho bản thân. * Bảng khảo sát PHHS trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm thông qua phiếu khảo sát của PHHS TT Nội dung TS PHHS Đạt Chưa đạt Tốt % Khá % TB % SL % 1 Có kiến thức về chăm sóc sức khỏe, sơ cấp cứu, xử trí 478 213 44,6 112 23,4 102 21,3 51 10,7 ban đầu phòng tránh TNTT cho trẻ. 2 Chú trọng dành thời gian trò 478 207 43,3 154 32,2 85 17,8 32 6,7 chuyện dạy trẻ phòng tránh TNTT. 3 Phối hợp với GVCN để làm tốt công tác phòng 478 195 40,8 166 34,7 87 18,2 30 6,3 tránh TNTT cho trẻ. Qua 3 bảng tổng hợp trên ta thấy: - Giáo viên đã nắm được nội dung giáo phòng chống TNTT cho trẻ nhưng chưa đầy đủ. Bước đầu có kiến thức về chăm sóc sức khỏe sơ cứu, xử trí ban đầu phòng tránh TNTT cho trẻ, nhưng trong khi thực hiện giáo viên còn lúng túng. Nội dung lồng ghép tích hợp giáo dục phòng tránh TNTT vào các môn 8/20 - Bạo lực, đánh nhau: Là hành động dùng vũ lực hăm dọa, hoặc đánh người của cá nhân hoặc nhóm người, cộng đồng khác gây tai nạn thương tích có thể tử vong, tổn thương. Hiện nay có nhiều GV do nóng nẩy cũng gây TNTT cho trẻ. - Hóc, sặc dị vật: Là TNTT khi trẻ dùng ĐDĐC nhỏ nhét vào miệng mũi, tai, họng hoặc ăn, uống nhồi nhét cũng bị hóc, sặc.. - Bị vật sắc nhọn đâm: Là TNTT khi trẻ nghịch, chơi với những đồ dùng đồ chơi sắc nhọn, gãy hỏng ..trẻ rất dễ bị đứt chân, tay hoặc do trẻ chưa ý thức được hậu quả của việc sử dụng ĐDĐC không đúng cách làm xây xát mặt, mắt, cơ thể của mình và của bạn.. 3.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch phòng, chống TNTT cho trẻ Xây dựng kế hoạch là một trong các nhiệm vụ của công tác quản lí bảo vệ an toàn, phòng tránh tai nạn cho trẻ trong cơ sở giáo dục mầm non. Kế hoạch được ví như chìa khóa mở đường đi đến mục đích. Kế hoạch có tầm quan trọng đặc biệt, nó như kim chỉ nam, có tác dụng chỉ đạo, chỉ đường cho hoạt động thực hiện theo một con đường đã định sẵn. Nó như ngọn đèn pha dẫn lối cho chúng ta thực hiện công việc một cách khoa học. Vì vậy, nếu xây dựng được kế hoạch coi như đã thành công được một nửa công việc. Nắm bắt được những nguyên nhân gây TNTT và thực trạng của nhà trường, tôi đã xác định được những điểm mạnh và những điều còn hạn chế trong vấn đề phòng, chống TNTT cho trẻ. Do vậy, ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch phòng, chống TNTT cho trẻ với mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể như sau: a) Mục tiêu phấn đấu: - 100% trẻ được đảm bảo an toàn tính mạng, không có TNTT xảy ra. - 100% CB- GV-NV và học sinh trong trường được tuyên truyền phổ biến xây dựng trường học an toàn phòng chống TNTT một cách cụ thể có hiệu quả. - Nhân viên y tế làm công tác y tế trường học nắm vững kiến thức, nội dung về xây dựng trường học an toàn phòng chống TNTT, thường xuyên bổ sung đồ dùng phục vụ việc sơ cấp cứu nếu xảy ra TNTT ở trường. - 100% CB-GV-NV trong nhà trường được cung cấp những kiến thức về yếu tố, nguy cơ và cách phòng chống TNTT, sơ cấp cứu thông thường nhằm đảm bảo xử lý ngay và kịp thời khi có tai nạn xảy ra. - Tổ chức lồng ghép trong các chủ đề về giáo dục sức khoẻ cho trẻ, quản lý chăm sóc - giáo dục trẻ tốt trong các hoạt động; đồ dùng đồ chơi phải đảm bảo an toàn, tránh các vật dụng sắc nhọn... - Thường xuyên rà soát ĐDĐC đảm bảo an toàn.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_lam.doc