Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng đồ chơi tự tạo ở trường mầm non Ea Na

docx 25 trang skkn 11/06/2024 870
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng đồ chơi tự tạo ở trường mầm non Ea Na", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng đồ chơi tự tạo ở trường mầm non Ea Na

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng đồ chơi tự tạo ở trường mầm non Ea Na
 I. PHẦN MỞ ĐẦU 
 1. Lý do chọn đề tài.
 Đối với trẻ mầm non vui chơi là hoạt động chủ đạo, là cuộc sống hàng ngày 
của trẻ, từ những hoạt động vui chơi ấy giúp trẻ phát triển tâm sinh lí hài hoà cả thể 
chất lẫn trí tuệ, trẻ năng động và sáng tạo trong các hoạt động, sau này lớn lên trẻ sẽ 
trở thành những con người xã hội chủ nghĩa, phát triển tốt các mặt: Đức, trí, thể, mĩ, 
lao động. Để có được những hoạt động vui chơi hữu ích như vậy yêu cầu phải có 
những đồ dùng đồ chơi cho trẻ, đồ dùng đồ chơi là một phần quan trọng không thể 
thiếu trong các hoạt động vui chơi, đồ dùng đồ chơi được ví như người bạn đồng 
hành cùng trẻ, chúng mang lại niềm vui cho trẻ, óc sáng tạo, khởi nguồn cảm xúc. 
Từ những bộ đồ dùng đồ chơi đẹp mắt, phong phú, đa dạng giúp trẻ tích cực trong 
các hoạt động hàng ngày. Để có được những bộ đồ dùng đồ chơi đạt yêu cầu tôi cũng 
như tập thể giáo viên trường Mầm non Ea Na cần có nhiều cố gắng trong năm học 
2016-2017 này.
 Tập thể CBGV trường Mầm non Ea Na
 Là một Phó Hiệu trưởng phụ trách công tác chuyên môn của nhà trường tôi 
luôn trăn trở để tìm ra hướng đi, giải pháp phù hợp với đặc điểm của đơn vị, xứng 
đáng là một trường trọng điểm về chất lượng giáo dục, đáp ứng với yêu cầu, tiêu 
chuẩn của trường Chuẩn Quốc gia bậc học Mầm non huyện nhà. Và một trong những 
yếu tố giúp việc chăm sóc giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao đó là giáo viên phải tạo ra 
những bộ đồ dùng đồ chơi giúp trẻ tham các hoạt động tích cực hứng thú hơn, để trẻ 
vui chơi một cách có ích đó là dùng phương pháp dạy học cho trẻ “Học mà chơi, 
chơi mà học ” việc học tập thông qua các trò chơi thì những đồ dùng đồ chơi là rất về chuyên môn, về kỹ năng nuôi dạy trẻ, giáo viên có cơ hội hiểu nhau hơn, sống 
gần gũi và có trách nhiệm chung về công tác chủ nhiệm lớp, không những vậy mà ở 
đây còn tạo được sự gắn kết giữa cha mẹ học sinh với nhà trường, bằng cách huy 
động cha mẹ học sinh gom phế liệu ở gia đình và nộp cho các cô, thậm chí một số 
cha mẹ học sinh nhiệt tình còn làm cùng giáo viên chủ nhiệm, qua đây sẽ là cơ hội 
giữa cha mẹ học sinh và giáo viên trao đổi với nhau về khâu chăm sóc nuôi dạy trẻ. 
Với những bộ đồ dùng đồ chơi tự tạo, giáo viên tiết kiệm được một khoản tiền, không 
phải mua đồ dùng sẵn có mà vẫn có được những bộ đồ dùng, đồ chơi sinh động, bền, 
đẹp, cuốn hút trẻ.
 Qua những bộ đồ dùng đồ chơi giáo viên lồng ghép giáo dục trẻ mọi lúc mọi 
nơi, nhắc nhở trẻ phải biết bảo quản, đồ dùng, đồ chơi, biết giữ gìn thành quả lao 
động của người khác. 
 Tôi sẽ là người gợi ý cho giáo viên của mình tạo ra những bộ đồ dùng, đồ chơi 
không những bền, đẹp, an toàn mà còn thích hợp cho từng hoạt động giảng dạy, giúp 
giáo viên sử dụng những đồ dùng đó một cách hiệu quả. 
 Nhiệm vụ mà đề tài đặt ra nhằm cung cấp một số biện pháp để giáo viên củng 
cố kinh nghiệm và thực hiện tốt công tác làm và sử dụng tốt đồ chơi tự tạo tại lớp 
mình phụ trách thông qua tất cả các hoạt động theo quy định của trường lớp mầm 
non.
 Giúp giáo viên tìm ra các giải pháp, biện pháp để tạo được hứng thú, sáng tạo 
nhằm giúp cho trẻ thích đến trường lớp. 
 Giúp trẻ phát triển trí nhớ, tư duy và ngôn ngữ, khả năng cảm thụ thế giới xung 
quanh qua những bộ đồ dùng, đồ chơi.
 * Nhiệm vụ: 
 Giúp giáo viên hiểu được vai trò quan trọng của đồ dùng, đồ chơi, đồng thời 
đưa ra một số biện pháp hướng dẫn giáo viên tạo ra đồ dùng, đồ chơi và sử dụng 
hiệu quả.
 Sau khi vận dụng đề tài sẽ góp phần đắc lực đối với giáo viên trong quá trình 
làm đồ dùng đồ chơi tự tạo, từ những bộ đồ dùng, đồ chơi đó giúp trẻ phát triển một 
cách toàn diện.
 3. Đối tượng nghiên cứu
 Một số biện pháp giúp giáo viên thực hiện tốt công tác làm đồ dùng đồ chơi tự 
tạo.
 4. Giới hạn của đề tài
 * Khuôn khổ nghiên cứu: 
 Một số biện pháp nhằm giúp giáo viên làm tốt đồ chơi tự tạo.
 * Đối tượng khảo sát: Modul 30 làm đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo.
 Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non ( Nhà xuất bản Hà Nội - 2005)
 Quản lý giáo dục ( Phạm Thị Châu, Trần Thị Sinh )
 Trong thời đại xã hội đang phát triển và đổi mới, đòi hỏi chúng ta phải đổi mới 
giáo dục để đào tạo ra những con người mới, có tri thức khoa học tốt mai sau vươn 
lên cùng với sự phát triển của xã hội.
 Muốn đạt được mục tiêu giáo dục Mầm non thì trước hết phải quan tâm đến 
hoạt động giảng dạy trẻ. Hàng ngày trẻ tham gia các hoạt động đạt hiệu quả như thế 
nào phần lớn tùy thuộc vào đồ dùng đồ chơi cô chuẩn bị, trong thời buổi ngành công 
nghiệp phát triển mạnh như hiện nay, đã sản xuất ra hàng loạt những bộ đồ dùng, đồ 
chơi. Nhưng không phải bộ đồ dùng đồ chơi nào cũng mang lại hiệu quả trong các 
hoạt động vì màu sắc không chính xác, kích thước không hợp lý, bên cạnh đó còn 
một số đồ dùng, đồ chơi có tiền nhưng mua cũng không được như ý. Chính vì vậy, 
để có được những bộ đồ dùng, đồ chơi bền, đẹp, đảm bảo độ chính xác về màu sắc, 
khích thước thì phải cần đến những đôi bàn tay khéo léo của các cô giáo, sự nhiệt 
tình, tỉ mỉ, đầu óc sáng tạo để tạo ra những bộ đồ dùng đồ chơi như ý, mang lại kết 
quả cao trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu: 
 * Khái quát:
 Tổng số CBVC : 34 đồng chí
 Ban giám hiệu : 03 đồng chí
 Giáo viên : 26 đồng chí + Nhân viên: 05 đồng chí
 Đảng viên : 11 đồng chí 
 Giáo viên dân tộc: 10 đồng chí 
 Tổng số học sinh: 404 trẻ/ 14 lớp ; Nữ: 193 trẻ; Dân tộc: 172 trẻ; Nữ dân tộc: 
80 trẻ 
 Đầu năm học tôi đã tiến hành kiểm tra vệ sinh, trang trí, nề nếp, sĩ số, tiết học 
trên trẻ của 14/ 14 lớp, trong đó tôi chú ý khâu trang trí và dự giờ thao giảng các lớp. 
Qua đợt kiểm tra cho thấy hầu hết các lớp có sự đầu tư vào trang trí lớp học, có 
chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho các hoạt động dạy và học, nhưng bên cạnh đó sự chuẩn 
bị về đồ dùng, đồ chơi còn hạn chế, chưa có độ bền đẹp và đa dạng, lẽ ra trong dịp 
hè các cô tranh thủ thời gian làm đồ dùng, đồ chơi, trang trí các góc và làm những 
đồ dùng cần thiết, thì giáo viên bỏ lại ra một khoản tiền khá lớn để mua đồ dùng 
công nghiệp có sẵn, một số đồ dùng có hình ảnh minh họa quá mờ nhạt về màu sắc, 
khiến trẻ khó phân biệt màu sắc, hay một số đồ dùng của cô có kích thước quá nhỏ 
dẫn đến không cuốn hút được trẻ, không mang lại kết quả cao trong quá trình dạy 
học, chỉ có năm đến sáu lớp có sự đầu tư về làm đồ dùng đồ chơi nhưng số lượng đồ 
chơi còn hạn hẹp, sự sáng tạo chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu của trẻ. 
 * Khảo sát chất lượng đầu năm học 2016 – 2017
 + Giáo viên (Phụ lục 1, kèm theo) chấm đồ dùng, đồ chơi tự tạo tại trường, tuyển chọn những bộ đồ dùng, đồ chơi xuất 
sắc đi huyện.
 Đội ngũ giáo viên trẻ khỏe, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, tận tụy với nghề, các 
cô luôn có tinh thần học hỏi, trau dồi kinh nghiệm nên hầu hết chuyên môn nghiệp 
vụ vững vàng, có tới 84,6% số giáo viên có bằng trên chuẩn trở lên, giáo viên trong 
trường luôn đoàn kết và có tinh thần vượt khó vượt khổ, đặc biệt là các cô ở phân 
hiệu buôn Tơ lơ và buôn Cuah thuộc vùng 3.
 Đa số cha mẹ học sinh đã quan tâm đến vấn đề chăm sóc giáo dục con em mình, 
thể hiện qua các buổi đón và trả trẻ, ch mẹ học sinh luôn gần gũi với giáo viên chủ 
nhiệm để trao đổi chuyện học tập và các hoạt động của con họ khi ở trường, nhiệt 
tình với các hoạt động của lớp khi được giáo viên chủ nhiệm cần sự giúp đỡ, cha mẹ 
học cũng ý thức được tầm quan trọng của việc cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi đi học là cần 
thiết, nên tỷ lệ chuyên cần hàng tháng luôn được duy trì ở tỷ lệ 95% - 98% (Trừ một 
số cháu đau ốm nên nghỉ học ).
 Các cháu đến lớp đa phần vệ sinh sạch sẽ, ngoan hiền, lễ phép với cô giáo, sự 
tiếp thu kiến thức của trẻ ngày càng cao, các cháu đến lớp gần gũi cô giáo và hòa 
đồng với các bạn.
 Bản thân tôi là một Phó Hiệu trưởng được phân công mảng chuyên môn, nên 
ngay từ đầu năm học tôi rất quan tâm đến công việc chuyên môn của nhà trường, tôi 
thường lên kế hoạch cụ thể, và thường xuyên giám sát kiểm tra xem giáo viên của 
mình thực hiện như thế vào, có hướng điều chỉnh kịp thời, để có những kết quả tốt 
trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Bản thân tôi cũng không ngừng học hỏi kinh 
nghiệm, tiếp thu những cái hay, cái mới trong chuyên môn nghiệp vụ từ cấp trên 
triển khai, cũng như những kinh nghiệm từ đồng nghiệp. 
 * Hạn chế:
 Nhưng bên cạnh đó cũng còn những mặt hạn chế như sau:
 Có 2 phòng học thuộc phân hiệu Quỳnh ngọc diện tích hẹp, phòng học đã cũ 
và xuống cấp, cần được xây mới.
 Một số giáo viên chưa biết cách làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ, khi sử dụng còn 
chưa đạt hiệu quả, phần đông giáo viên chưa có sự tìm tòi, sáng tạo trong quá trình 
làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ, chưa có sự phối hợp giữa cha mẹ học sinh và giáo viên 
chủ nhiệm, trong khi cha mẹ học sinh nhiệt tình nhiệt tình, nguyên vật liệu dễ kiếm.
 Trong trường tỷ lệ trẻ em là đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tới 42,7%, có tới 
38,5% trẻ em thuộc hộ nghèo và cận nghèo, vì bố mẹ bận đi làm nên một số trẻ ít 
được bố mẹ quan tâm, có tới 11% trẻ chưa học qua lớp Mầm, và 4,3% trẻ em chưa 
học qua lớp Chồi. là quan trọng, cần phải có đồ dùng để trẻ quan sát và liên tưởng đến thực tế, thế 
nhưng đồ dùng trực quan không có độ chính xác, không đẹp mắt, không đa dạng 
phong phú, dẫn đến không thu hút sự tập trung của trẻ, một số tiết thao giảng dự giờ 
đầu năm chưa đạt kết quả cao, ảnh hưởng đến chất lượng chuyên môn của nhà 
trường. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, bản thân tôi cần đưa ra một số biện pháp 
hướng dẫn giáo viên tạo ra những đồ dùng đồ chơi tự tạo, đa dạng, phong phú, giúp 
cho các hoạt động hàng ngày của trẻ tích cực, sinh động hơn. Để tạo ra được những 
bộ đồ dùng, đồ chơi đẹp mắt, phù hợp với các hoạt động trước tiên bản thân tôi 
hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch phù hợp với khả năng của trẻ trong các hoạt 
động họa và chơi, tiếp theo tôi tiến hành soạn giáo án và lên kế hoạch chuẩn bị làm 
đồ dùng đồ chơi tự tạo để nâng cao công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại trường.
 3. Nội dung và hình thức của giải pháp
 Để khắc phục được thực trạng nêu trên bản thân tôi đã đưa ra một số biện pháp 
giúp giáo viên tạo ra những bộ đồ dùng, đồ chơi phù hợp, đẹp mắt áp dụng có hiệu 
quả trong công tác giảng dạy ta cần sử dụng đầy đủ, linh hoạt các biện pháp cơ bản 
sau:
 Xây dựng kế hoạch giáo dục hoạt động chung, hoạt động vui chơi rõ ràng, cụ 
thể (Lên chương trình soạn giảng ).
 Thiết kế mẫu đồ dùng, đồ chơi, chọn nguyên vật liệu phù hợp.
 Hướng dẫn giáo viên tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ học sinh tìm kiếm 
nguyên vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi.
 Giáo viên phải cần cù, chịu khó học hỏi kinh nghiệm và tìm kiếm nguyên vật 
liệu.
 Phương pháp hướng dẫn tạo đồ dùng, đồ chơi
 Tổ chức thi làm đồ dùng, đồ chơi.
 a ) Mục tiêu của giải pháp
 Hướng dẫn giáo viên lựa chọn xây dựng được kế hoạch bám sát với kế hoạch 
của nhà trường, phù hợp với tình hình thực tế của lớp, của địa phương.
 Đưa ra một số giải pháp, biện pháp giúp giáo viên làm ra những bộ đồ dùng, đồ 
chơi tự tạo bền, đẹp và sử dụng hiệu quả trong các hoạt động vui chơi và học tập, 
giúp trẻ tích cực, sáng tạo trong các hoạt động cô tổ chức.
 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp 
 Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch giáo dục hoạt động chung, hoạt động vui 
chơi rõ ràng, cụ thể( Lên chương trình, soạn giảng tích hợp một ngày ). - Trò chơi dân gian: Dung dăng 
 dung dẻ 
 - Chơi tự do
 1.Th KP TẠ Âm LQVH:
 ể KH: O nhạc Thơ: H
4. Hoạt động có chủ đích dục: Lớp HÌN : ương 
 Lăn lá có H: Hát cốm đến 
 bóng gì Vẽ kết trường
 bằng cô hợp LQCC:
 hai giáo vận 
 tay của động Làm 
 và đi bé bài quen 
 theo hát: chữ cái 
 bóng Cô o,ô.ơ.
 2.To và 
 án: mẹ
 Trẻ Ngh
 ôn số e Cô 
 lượn giáo 
 g 3, miền 
 nhận xuôi
 biết Trò 
 số 3, chơi 
 ôn so Tai 
 sánh ai 
 chiều tinh
 rộng.
 - Góc xây dựng: Xây trường mầm 
 non.
 - Góc phân vai: Bé làm cô giáo.
 - Góc nghệ thuật : Múa hát vận 
 động cơ thể theo nhạc, trẻ tập vận 
 động lắc các bộ phận, uốn lượn tạo 
 5. Hoạt động góc dáng theo nhạc
 - Góc học tập: Chơi lô tô các đồ 
 dùng, đồ chơi, tô màu đồ chơi ở 
 trường mầm non, trẻ đọc chữ cái, 
 chữ số. Trẻ kể chuyện theo tranh.
 - Góc thiên nhiên: Tưới cây, tỉa lá 
 vàng, chơi với cát, nước

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_lam.docx