Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo đội ngũ giáo viên thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục mầm non
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo đội ngũ giáo viên thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo đội ngũ giáo viên thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục mầm non
“Một số biện pháp chỉ đạo đội ngũ giáo viên thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục mầm non” 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài: Như chúng ta đã biết, Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu được Đảng, Nhà Nước và toàn dân coi trọng. Và giáo dục Mầm non là ngành học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân chiếm vị trí quan trọng trong giáo dục mầm non. Để đáp ứng với thời kỳ đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, trong những năm qua Vụ giáo dục Mầm non, Sở giáo dục và đào tạo Quảng Bình đã quan tâm triển khai chuowg trình giáo dục mầm non là căn cứ để triển khai và chỉ đạo công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non. Chương trình giáo dục mầm non ban hành là chương trình khung được phát triển trên các quan điểm đáp ứng sự đa dạng của các vùng miền, các đối tượng trẻ, hướng đến sự phát triển toàn diện và tạo cơ hội cho trẻ phát triển tốt. Với mục tiêu là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, đặt nền tảng và tâm thế cho trẻ sẵn sàng lên lớp. Để thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ chuyên môn đạt từ trung cấp sư phạm mầm non trở lên, có kiến thức và kỹ năng sư phạm đạt theo yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, ngoài ra phải tích cực học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm, yêu nghề mến trẻ, tận tụy, đổi mới, sáng tạo, linh hoạt. Chỉ đạo đạt hiệu quả chương trình giáo dục mầm non là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của người quản lý phụ trách chuyên môn, đáp ứng nhu cầu chung của ngành trong giai đoạn hiện nay. Năm học 2016 -2017 tiếp tục chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non tôi thấy có rất nhiều băn khoăn, trăn trở về thực trạng đội ngũ giáo viên trường Mầm non. Đa số còn lúng túng khi xác định kiến thức, kỹ năng, lựa chọn mục tiêu, nội dung, phương pháp tổ chức các hoạt động, điều kiện cơ sở vật chất đồ dùng thiết bị dạy học thiếu chưa đảm bảo yêu cầu. Chính vì vậy, tôi nghiên cứu: “Một số biện pháp chỉ đạo đội ngũ giáo viên thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục mầm non”. 1.2. Phạm vi áp dụng của đề tài Phạm vi tôi nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo đội ngũ giáo viên thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục mầm non” và tôi đang tiến hành nghiên cứu, tích lũy và áp dụng tại đơn vị hiện tôi đang công tác. Đưa ra được các biện pháp phù hợp với đối tượng và điều kiện thực tế của đơn vị trường mầm non. Cụ thể: Cán bộ, giáo viên, học sinh và môi trường trong trường mầm non; nghiên cứu hoạt động dạy học trong trường mầm non; mối liên hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; môi trường giáo dục trong và ngoài nhà trường; giao tiếp, ứng xử và kỹ năng sống của trẻ mầm non và đề tài có thể áp dụng cho các trường mầm non khác trong địa bàn. 9 học sinh trong nhà trường. Đây chính là điều kiện thuận lợi, là cơ sở để tạo đà, tạo thế cho nhà trường ngày càng phát triển. - Giáo viên đã được tập huấn bồi dưỡng về thực hiện chương trình giáo dục mầm non, được tạo điều kiện để tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. - Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhận thức đúng đắn mà đặc biệt là người Hiệu trưởng đã nhận thức đúng về mục tiêu, yêu cầu và nội dung của việc chỉ đạo đội ngũ giáo viên thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục mầm non, có tâm huyết, nhiệt tình gắn bó với nghề, đoàn kết nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ biết khắc phục những khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ trường giao. - Phụ huynh tin tưởng và đặc biệt là hội phụ huynh của trường luôn quan tâm đến việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non và sẳn sàng hỗ trợ kinh phí bổ sung đồ dùng, đồ chơi theo Thông tư 02 cho con em đầy đủ các điều kiện để tham gia hoạt động vui chơi. b) Khó khăn: - Tài liệu, sách hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non chưa đáp ứng được yêu cầu. - Giáo viên hợp đồng trong biên chế khá nhiều, giáo viên có con nhỏ đông nên năng lực chuyên môn còn hạn chế, qua khảo sát thực tế đầu năm học giáo viên đạt loại tốt 04/18 tỷ lệ 22,2%; Khá: 12/18 tỷ lệ 66,6%; ĐYC: 2/18 tỷ lệ 11,1%; Thực hiện chương trình Giáo dục mầm non một số giáo viên nắm bắt chưa thật đầy đủ. Việc sử dụng các hình thức tổ chức lớp học chưa thật linh hoạt và việc thực hiện tích hợp nội dung dạy học kinh nghiệm chưa nhiều. - Kỹ năng thực hành, kinh nghiện trong giảng dạy của một bộ phận giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu của việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non. - Việc ứng dụng công nghệ thông tin để soạn giáo án điện tử, thực hiện trình chiếu trên chương trình Powe point phục vụ hoạt động vui chơi và hoạt động học của trẻ còn bất cập ở một số giáo viên. 70% giáo viên biết ứng dụng công nghệ thông tin. - Việc dự giờ, kiểm tra đánh giá giáo viên đang còn hạn chế. - Tham gia các hội thi như hội thi “Gáo viên dạy giỏi” các cấp trong những năm qua kết quả còn hạn chế. Giáo viên đạt “Giáo viên dạy giỏi” cấp huyện và cấp tỉnh còn ít. Lực lượng nồng cố về chuyên môn trong đội ngũ còn mỏng. - Phần lớn cha mẹ học sinh còn xem nhẹ việc học của con ở trường mầm non, nên khi tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường chưa có sự phối hợp tích cực giữa cha mẹ và cô giáo. c. Nguyên nhân: - Trường đóng trên địa bàn thuộc xã nghèo nên kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nên việc hỗ trợ đầu tư xã hội hóa giáo dục cho con em học tập còn ở mức thấp. 9 Ngoài ra tôi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên 2 lần/ tháng, mỗi khối họp 2 lần/tháng, 1 lần vào thời gian sắp bước sang chủ đề mới nhằm thảo luận tháo gỡ những thắc mắc tồn tại để xây dựng kế hoạch xác định mục tiêu nội dung chuẩn cho chủ đề sau để tìm ra biện pháp và tổ chức các hoạt động đạt kết quả cao. Chỉ đạo các tổ xây dựng kế hoạch bồì dưỡng chuyên môn năm học và từng tháng. Đồng thời chỉ đạo 100% giáo viên lên kế hoạch năm học, kế hoạch từng tháng, bổ sung đồ dùng thiết bị dạy học, làm đồ chơi tự tạo sáng tạo phục vụ chủ đề, sưu tầm sáng tác bài hát, bài thơ, câu chuyện, hình ảnh ngộ nghĩnh để thu hút trẻ tham gia vào các hoạt động hứng thú hơn. Tôi luôn có ý thức trách nhiệm trong công việc, tìm tòi nghiên cứu chương trình giáo dục mầm non để có nhận thức đúng về mục tiêu, nội dung, phương pháp thực hiện chương trình. Ngay từ trong hè tôi cùng ban giám hiệu thống nhất phân công nhiệm vụ giáo viên dựa vào năng lực và tính cách của giáo viên. Chọn giáo viên có ý thức, nhiệt tình, yêu nghề, trình độ, năng lực sư phạm làm tổ trưởng, tổ phó chuyên môn và ưu tiên giáo viên có kinh nghiệm dạy lớp 5 tuổi. Đặc biệt quan tâm đến giáo viên mới và giáo viên còn nhiều hạn chế. Phân công giáo viên mới dạy chung lớp với giáo viên dạy giỏi, giáo viên nhiều tuổi dạy chung lớp với giáo viên trẻ để cùng hỗ trợ nhau trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Triển khai danh sách các lớp điểm ( điểm thực hiện chất lượng giáo dục mầm non, điểm chuyên đề phát triển thể chất, chuyên đề lấy trẻ làm trung tâm,). Triển khai cho giáo viên học tập cách xây dựng kế hoạch và tạo môi trường cũng như tổ chức các hoạt động để bồi dưỡng giáo viên trong trường cùng nhau tiến bộ. 2.2.3. Biện pháp 2: Bồi dưỡng chuyên môn nâng cao kỹ năng sư phạm cho giáo viên: Để thực hiện chương trình giáo dục mầm non đạt kết quả cao, giáo viên phải nhận thức được lựa chọn nội dung và đổi mới phương pháp dạy học, tức là giáo viên phải luôn tư duy, biết cách đánh giá trẻ và giữ mối quan hệ với phụ huynh học sinh là điều kiện vô cùng quan trọng. Tôi luôn khuyến khích giáo viên phát huy tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong lựa chọn nội dung, tổ chức thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục mầm non. Vì thế, tôi không bao giờ áp đặt giáo viên, luôn tạo cơ hội cho giáo viên đưa ra ý tưởng riêng, sự sáng tạo mặc dù ý tưởng đó chưa thực sự hoàn thiện tôi đã góp ý bổ xung để giáo viên hoàn thiện những ý tưởng sáng tạo. Từ đó giáo viên sẽ mạnh dạn tự tin hơn khi đưa ra ý tưởng mới để tổ chức các hoạt động nhằm gây hứng thú và phát huy tính tích cực của trẻ. Tôi luôn chú trọng bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên dưới nhiều hình thức, bồi dưỡng lý thuyết đi đôi với thực hành. Do đội ngũ còn nhiều hạn chế nên tôi duyệt kế hoạch đầu năm theo khối, từng khối xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức thực hiện cho từng chủ đề. Thường xuyên nghiên cứu chuyên môn để hướng dẫn giáo viên lựa chọn nội dung giáo dục cho chủ đề lớn, chủ đề nhỏ, xác định kiến thức kỹ năng bài dạy phù hợp mục tiêu đề ra. Đến 9 Mỗi đợt cử giáo viên đi tham quan học tập về, Ban diám hiệu đều tổ chức thảo luận và chỉ ra những mặt ưu và nhược của các giờ kiến tập, sau đó định hướng để giáo viên xây dựng các hoạt động mới (không trùng lặp với nội dung hoạt động đã được dự). - Chúng tôi chọn mỗi khối xây dựng 1 lớp điểm: Nhà trẻ, mẫu giáo 3 tuổi, mẫu giáo 4 tuổi, mẫu giáo 5 tuổi. - Ưu tiên giáo viên có khả năng dạy các lớp điểm. - Đầu tư cho các lớp điểm đi trước 1 bước (Cả về CSVC và đồ dùng trang thiết bị) - Căn cứ vào nhu cầu sử dụng ở các lớp điểm để nhân ra đại trà trong toàn trường. - Để phát huy tốt vai trò của khu điểm, lớp điểm mỗi tháng nhà trường tổ chức ít nhất một lần kiến tập, sinh hoạt chuyên môn tại lớp điểm. Nội dung kiến tập được thực hiện lần lượt theo 5 mặt phát triển để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc của chị em giáo viên. 2.2.5. Biện pháp 4: Tăng cường bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ: Công nghệ thông tin là phương tiện giúp cho giáo viên học hỏi, nâng cao trình độ hiểu biết. Chính vì lẽ đó tôi đã tham mưu với nhà trường để xây dựng kế hoạch để đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Ngay từ đầu năm học nhà trường đã tổ chức tập huấn cho toàn thể giáo viên trong nhà trường về kĩ năng soạn giáo án điện tử và trình chiếu giáo án trình diễn Power Point; động viên giáo viên mua máy vi tính tại nhà. Từ đó toàn thể giáo viên đã sử dụng thành thạo các kĩ năng và bắt tay vào áp dụng cho các tiết dạy trên lớp. Khi áp dụng giảng dạy, từ bài giảng, các hình ảnh sinh động, trực quan được các cháu quan sát một cách chăm chú, thể hiện sự thích thú lộ rõ trên từng nét mặt ngây thơ của trẻ. Ví dụ: Về lĩnh vực phát triển ngôn ngữ trẻ được làm quen các tác phẩm văn học hoặc làm quen chữ cái. Trẻ được xem các hình ảnh về các nhân vật trong chuyện, thơ, làm quen các hình ảnh về tên các địa danh, sự vật, đồ vật có chứa chữ cái mà trẻ đã học, sắp học. Trẻ được quan sát, tìm kiếm, phân tích, nhận xét các tranh, hình ảnh một cách trực quan cụ thể trên hình ảnh do cô tạo nên. Khi giáo dục về phát triển nhận thức trong lĩnh vực nhận biết về thế giới xung quanh, trẻ tìm hiểu về quê hương đất nước, Bác Hồ, trẻ không thể đến để nhận biết mà chỉ nghe, biết qua trò chuyện của cô giáo, cháu tiếp thu kiến thức một cách thụ động. Nhưng khi ứng dụng công nghệ thông tin thì trẻ chủ động hoạt động tích cực bằng hình ảnh trực quan sinh động, trẻ sẽ nhận biết được về Bác Hồ, về danh lam thắng cảnh quê hương, đất nước thông qua các kênh hình được trình chiếu trên máy chiếu. Trẻ hoạt động tìm hiểu tích cực qua hình ảnh sinh động mà giáo viên chỉ là người hướng dẫn, chỉ đạo cho trẻ. Qua các 9 - Vào đầu năm học chúng tôi đã chỉ đạo giáo viên ở các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo phối hợp với cha mẹ các cháu kiểm tra rà soát lại toàn bộ hệ thống điện, nước của các nhóm, lớp và các đồ dùng phục vụ ăn, ngủ, vệ sinh, vui chơi học tập của trẻ để lên danh mục đăng ký và báo cáo kịp thời cho Ban Giám hiệu nhà trường. - Phát động mỗi phụ huynh tham gia ủng hộ một ngày công lao động vận chuyển đất, san sân vườn để trồng vườn rau, vườn hoa, cây cảnh và giúp giáo viên cải tạo môi trường của lớp. - Mời phụ huynh tham gia vào việc ký cam kết mua bán thực phẩm và trực tiếp kiểm tra việc giao nhận thực phẩm thông qua việc gửi con ở đầu giờ sáng, có thể mời cha mẹ trẻ ở các đối tượng khác nhau cùng tham gia kiểm tra (không mời cố định cha mẹ trẻ). - Trong các ngày hội, ngày lễ ngoài việc tuyên truyền để huy động ủng hộ về vật chất cho các cháu, nhà trường còn mời phụ huynh trực tiếp tham gia tạo sản phẩm như: làm bánh, làm các món ăn... 2.3. Kết quả đạt được: Với sự nổ lực bản thân trong công tác chỉ đạo đội ngũ giáo viên thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục mầm non trong nhà trường đã đẩy mạnh chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tạo được niềm tin trong phụ huynh. với những biện pháp nêu trên đã đạt được kết quả như sau: - Nhà trường đã trang bị khá đầy đủ về tài liệu, sách hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục Mầm non cho giáo viên. - Đa số giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo nên việc nắm bắt thực hiện chương trình khá nhanh nhạy. Biết cách sắp xếp môi trường học tập phù hợp với độ tuổi, biết lồng ghép đan xen giữa các bộ môn, say mê sưu tầm và sử dụng sáng tạo các vật liệu sẵn có vào từng tiết dạy và các hoạt động, biết lựa chọn phương pháp linh hoạt đáp ứng theo yêu cầu của hoạt động theo từng chủ đề. - Qua khảo sát thực tế cuối năm học giáo viên đạt loại tốt 10/18 tỷ lệ 55,5%; Khá: 8/18 tỷ lệ 44,5%; . Đa số giáo viên nắm được mục tiêu, kế hoạch đào tạo và nội dung, chương trình, kế hoạch CSGD trẻ theo chương trình giáo dục mầm non. Xây dựng được mục tiêu, nội dung, kế hoạch thực hiện chủ đề, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần và kế hoạch ngày. - Nhiều giáo viên qua các đợt thao giảng chào mừng các ngày lễ lớn như tham gia dạy về soạn giáo án điện tử để trình chiếu cho trẻ học hứng thú đạt hiệu quả cao và có nhiều tiết dạy xếp loại tốt. Nhiều giáo viên đã truy cập Intenet để tham khảo các giáo án trên mạng, các tài liệu liên quan đến Giáo dục mầm non, 100% đội ngũ giáo viên đã thành thạo trong việc soạn giáo án điện tử và biết cách trình chiếu Power Point và có 100% giáo viên có máy tính xách tay. 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_doi_ngu_giao.doc