Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo chất lượng nuôi dưỡng trẻ và vệ sinh an toàn thực phẩm
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo chất lượng nuôi dưỡng trẻ và vệ sinh an toàn thực phẩm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo chất lượng nuôi dưỡng trẻ và vệ sinh an toàn thực phẩm
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp chỉ đạo chất lượng nuôi dưỡng trẻ và vệ sinh an toàn thực phẩm”. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Trường mầm non có tổ chức ăn bán trú 3. Tác giả: Họ và tên: .. Nữ Ngày, tháng, năm sinh: .. Trình độ chuyên môn: Chức vụ, đơn vị công tác: Phó hiệu trưởng trường mầm non . Điện thoại: .. 4. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường mầm .. 5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến Đội ngũ giáo viên: Giáo viên phải có trình độ chuyên môn vững vàng, cách chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tốt, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ. Cơ sở vật chất: Mua sắm đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho nhà bếp Cần sự quan tâm của các cấp Ủy Đảng, chính quyền địa phương và ngành giáo dục 6. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu năm học TÁC GIẢ XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG (ký, ghi rõ họ tên) SÁNG KIẾN ....................................................................... ....................................................................... ....................................................................... XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... 1 “Một số biện pháp chỉ đạo chất lượng nuôi dưỡng trẻ và vệ sinh an toàn thực phẩm” được triển khai và áp dụng trong nhà trường để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ giảm tỷ lệ trẻ mắc bệnh, suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, suy dinh dưỡng thể thấp còi và có thể áp dụng rộng rãi tại một số trường mầm non. - Lợi ích thiết thực của sáng kiến Nâng cao chất lượng đảm bảo an toàn thực phẩm trong trường mầm non có tổ chức ăn bán trú đạt kết quả cao và phát triển toàn diện về mọi mặt. Đề cập đến một số cơ sở khoa học của công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong trường mầm non. Chỉ ra thực trạng về công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non. Đề xuất một số biện pháp chỉ đạo chất lượng nuôi dưỡng trẻ và vệ sinh an toàn thực phẩm. 4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến. Qua một năm áp dụng đề tài tôi đã thu được những kết quả đáng kể và từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong việc quản lý chỉ đạo. Đó chính là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Nhà trường chúng tôi đã thu được rất nhiều kết quả hết sức khích lệ cụ thể như: Số trẻ đến trường ngày càng đông, tỷ lệ bán trú ngày càng được nâng cao. 100% số cháu được đảm bảo an toàn tuyệt đối tính mạng tại trường. Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm hơn so với đầu năm là 2,5% và tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi giảm còn 3,0%. 5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện mở rộng sáng kiến Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để mua sắm thêm một số trang thiết bị cần thiết phục vụ cho nhà bếp để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học đã đề ra. Tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng đi thăm quan các trường chuẩn quốc gia để học tập kinh nghiệm. Đề nghị các cấp lãnh đạo trang bị thêm tài liệu, sách báo, tập san để nghiên cứu về nội dung an toàn thực phẩm mở rộng kiến thức vào thực tế. Thường xuyên tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên học tập các chuyên đề, bổ sung kiến thức và nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác. 3 MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến. “ Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Chính vì vậy đòi hỏi mỗi gia đình, nhà trường và xã hội đều phải quan tâm đến trẻ em. Trong đó bậc học mầm non là người xây dựng nền móng cho nhân cách của mỗi con người nói chung và nhân cách trẻ mầm non nói riêng. Giáo dục mầm non có vị trí vai trò rất quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân của nước nhà, nó góp phần quan trọng đặc biệt trong sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ, tạo nguồn nhân lực cho công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước góp phần thành công trong công cuộc xây dựng “Đất nước dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh”. Do vậy mà việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ em là một việc làm vô cùng cần thiết của ngành học mầm non. Sức khỏe của trẻ em phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Chế độ dinh dưỡng, phòng bệnh, di truyền, môi trường....trong đó chế độ dinh dưỡng là yếu tố có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của trẻ em. Thiếu ăn, ăn không đủ chất, ăn không hợp lý...đều gây tác hại cho sức khỏe của trẻ. Lứa tuổi mầm non là giai đoạn cơ thể phát triển rất nhanh, các cơ quan của cơ thể đang trên đà hoàn thiện. Đây cũng là giai đoạn hình thành thói quen, tập quán ăn uống, là giai đoạn hình thành nhân cách của trẻ, đồng thời chuẩn bị cho trẻ bước vào những năm đầu của trường phổ thông. Sức khỏe liên quan mật thiết với sự phát triển con người. Sức khỏe tốt tạo điều kiện cho con người phát triển thể chất nói chung, học tập và lao động nói riêng. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy trí nhớ, sức chú ý, sự cần cù, độ dẻo dai trong học tập phụ thuộc rất nhiều vào trạng thái chung của sức khỏe và thể lực. Chính vì vậy hoạt động chăm sóc giáo dục vệ sinh- chăm sóc giáo dục sức khỏe trong trường mầm non luôn luôn được đặt lên hàng đầu. Với nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non là nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ từ 3 đến 72 tháng tuổi giúp trẻ có thể lực khỏe mạnh, nhanh 5 Trong những nhu cầu phát triển của con người thì thể lực, thể chất là yếu tố quan trọng giữ vai trò chủ đạo trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách. Đối với trẻ mầm non, giáo dục thể chất được đặt là nhiệm vụ hàng đầu vì nếu trẻ có thể lực tốt thì trẻ sẽ phát triển một cách hài hòa cân đối, hồn nhiên vui tươi. Thể lực trẻ khỏe mạnh, trẻ sẽ hăng hái trong hoạt động vui chơi, học tập, lao động. Chính sự hăng hái, tích cực đó đã tạo cho trẻ tính năng động, sáng tạo và tố chất thông minh, một số kĩ năng sống đơn giản. Trẻ không có thể lực cường tráng khỏe mạnh tức là trẻ đã ở tình trạng suy dinh dưỡng, ảnh hưởng tới sự phát triển thể lực trí tuệ, ảnh hưởng trực tiếp tới sự tiếp thu nền khoa học kĩ thuật hiện đại và tiên tiến. Nguyên nhân chính của tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng là trẻ không được quan tâm chăm sóc nuôi dưỡng theo khoa học. Vệ sinh an toàn thực phẩm là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, khômg gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng. Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể, đảm bảo sức khỏe con người nhưng đồng thời cũng là nguồn có thể gây bệnh nếu không đảm bảo vệ sinh. Thực phẩm không những có tác động thường xuyên đối với sức khỏe mỗi con người mà còn ảnh hưởng lâu dài đến nòi giống của dân tộc. Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh trước mắt có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng ồ ạt, dễ nhận thấy nhưng vấn đề nguy hiểm hơn nữa là sự tích lũy dần các độc hại ở một số cơ quan trong cơ thể sau một thời gian mới phát bệnh hoặc có thể gây các dị tật, dị dạng cho thế hệ mai sau. Trong những năm gần đây, nền kinh tế của nước ta chuyển sang cơ chế thị trường. Các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều chủng loại. Việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến. Các loại phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khác, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn như thịt quay, giò chả, ô mai Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm duyệt thú y. Tình hình sản xuất thức ăn, đồ uống giả, không đảm bảo chất lượng và 7 Số trẻ khám sức khỏe định kỳ Số trẻ ra Kết quả Năm học Số trẻ được lớp Không khám bệnh Tỷ lệ MB Tỷ lệ MB .. 255 255 208 81,5 47 18,5 + Kết quả cân đo và theo dõi sức khỏe trẻ trên biểu đồ tăng trưởng: Số trẻ cân đo theo dõi trên biểu đồ Số Kết quả Số Kết quả Số trẻ Năm học trẻ S trẻ ra lớp Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ được BT D được BT TC lệ lệ lệ lệ cân D đo .. 255 255 229 88,6 26 11,4 255 230 90,1 15 9,9 Qua điều tra tôi đã nắm được tình trạng sức khỏe trẻ. Từ đó tôi đã tìm hiểu nguyên nhân của những hạn chế trên và đế khắc phục những hạn chế đó thì với cương vị của người cán bộ quản lý phụ trách nuôi dưỡng tôi thấy nhất thiết cần phải có những biện pháp chỉ đạo thực hiện chất lượng nuôi dưỡng trẻ và VSATTP trong trường để góp phần giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, giảm tỷ lệ trẻ mắc bệnh giúp trẻ phát triển cân đối cả về thể chất và trí tuệ. 4. Một số biện pháp chỉ đạo nuôi dưỡng trẻ và vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). 4.1. Những biện pháp chỉ đạo chất lượng nuôi dưỡng trẻ. 4. 1.1. Đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của trẻ trường đã xây dựng mức đóng góp như sau: Trẻ nhà trẻ là: 12.000 đ/ngày/trẻ. Trẻ mẫu giáo là: 13.000 đ/ngày/trẻ. 9 thịt, cá, đậu, đỗ, sữa, trứng. Đối với trẻ em tỷ lệ Prôtêin động vật cần có 13-20% so với tổng Prôtêin toàn phần. + Lipít: là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho cơ thể. Nhu cầu lipít thay đổi tùy theo từng độ tuổi để phù hợp cho cơ thể phát triển bình thường. Trong khẩu phần ăn ngoài mỡ động vật cần chú ý các loại dầu thực vật có nhiều axít béo không no giúp cho cơ thể đề phòng các bệnh về tim mạch, sức bền. Đối với trẻ em lượng lipít thực vật trong khẩu phần nên chiếm khoảng 30-40% tổng số lipít. Thực phẩm giàu lipít: dầu mỡ một số loại cá, lạc, đậu tương. + Chất bột đường( Gluxit): Là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể. Chất bột đường có nhiều ở gạo, ngô, khoai củ Gluxit của khẩu phần ăn hàng ngày cần đảm bảo cung cấp 47-50% tổng số năng lượng của cơ thể. + VTM muối khoáng và chất sơ: Có nhiều trong các loại rau xanh, quả chín. VTM là chất hữu cơ rất cần thiết cho cơ thể mặc dù hàm lượng của chúng có rất ít trong khẩu phần ăn nhưng cũng là những chất không thể thiếu được. VTM có tác dụng làm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật. Khẩu phần ăn của trẻ phải đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm: Đạm- mỡ- bột đường - vitamin và muối khoáng. Năng lượng Cơ cấu Chế độ ăn Prôtêin Lipít Gluxít Cả ngày Ở NT-MG năng lượng Cháo 600-700 550-747 14:16:70 18-26 9-13 92-100 Cơm 930-1000 600-651 14:16:70 20-31 10-15 100-110 Mẫu giáo 1000-1100 800-900 14:16:70 27-30 13-15 110-120 4.1.2. Quản lý tốt các tiêu chuẩn và chế độ ăn của trẻ. Thực hiện tốt nội quy, quy chế của nhà trường . Quản lý chặt chẽ, giám sát giá cả thực phẩm từ khi nhận thực phẩm, đến khâu chế biến và nấu chia đưa lên các nhóm lớp. Thất thoát thực phẩm phải được xác định là có thể xảy ra ở tất cả các khâu bắt đầu từ lúc nhận chợ cho đến khi cho trẻ ăn trên lớp. Để giảm tối đa những trường hợp đáng tiếc BGH sẽ giao trách nhiệm và định mức cụ thể cho các nhân viên nuôi dưỡng như: Tiếp phẩm phải chịu trách nhiệm về chất lượng, 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_chat_luong_nu.doc