Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chế biến món ăn hấp dẫn đủ chất dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chế biến món ăn hấp dẫn đủ chất dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chế biến món ăn hấp dẫn đủ chất dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non
UBND QUẬN HẢI AN TRƯỜNG MẦM NON ĐẰNG LÂM ======&======= NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG Đề tài: Một số biện pháp chế biến món ăn hấp dẫn đủ chất dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non Họ và Tên: Nguyễn Thị Thanh Phương Chức vụ: Giáo viên nuôi dưỡng Đơn vị: Trường Mầm non Đằng Lâm – Hải An Hải Phòng, 02/2013 1 DANH SÁCH CÁC ĐỀ TÀI ĐÃ VIẾT Xếp STT Tên đề tài Năm loại Một số biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm trong 1 2010 - 2011 B bếp ăn tại trường mầm non Một số biện pháp chế biến thức ăn cho trẻ trong 2 2011 - 2012 B trường mầm non Nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trường mầm 3 non Đằng Lâm thông qua việc thay đổi cách chế 2012 - 2013 B biên món ăn 3 Đề tài: “Một số biện pháp chế biến món ăn hấp dẫn đủ chất dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non” Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Phương I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI Như chúng ta đã biết, trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của xã hội. Vì vậy việc chăm sóc giáo dục bảo vệ trẻ em để lớn lên trong sự yêu thương đùm bọc của gia đình, nhà trường, xã hội, đó không chỉ là trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ của mỗi chúng ta. Trong trường mầm non công tác chăm sóc nuôi dưỡng là nhiệm vụ quan trọng, nhằm phát triển toàn diện, cân đối hài hòa ở trẻ, trẻ khoẻ mạnh là một mục tiêu cơ bản trong công tác giáo dục đào tạo của trường mầm non. Muốn cho trẻ có thể lực tốt, chúng ta cần có phương pháp chăm sóc các cháu khoa học, phù hợp. Nếu trẻ ăn quá nhiều dễ dẫn đến trình trạng "Béo phì", nhưng nếu ăn không đủ chất trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng. Vì vậy việc cân đối, chế biến thực phẩm sao cho đủ các chất dinh dưỡng, tạo cho trẻ có những bữa ăn ngon là mục tiêu mà các cô nuôi phải quan tâm hàng đầu. Trong những năm gần đây, việc chế biến thức ăn cho trẻ trong trường mầm non thường chế biến theo cách chế biến thông thường miễn sao đảm bảo thức ăn cho trẻ ăn hàng ngày mà chưa chú ý nhiều đến chất lượng của từng bữa ăn, từng món ăn xem trẻ có thích ăn không, ăn có ngon miêng không .v.v do vậy có tình trạng trẻ ăn không hết xuất, chán ăn, kiểm tra không tăng cân thậm trí giảm cân. Chính vì vậy tôi đã nghiên cứu cách chế biến thức ăn và làm thực nghiêm trên khối trẻ mẫu giáo của trường tôi. Thí điểm 2 lớp mẫu giáo 3 tuổi (60 trẻ)có tình trạng nhiều trẻ ăn ít không hết xuất. Trong 2 lớp này tôi kết hợp giáo viên chủ nhiệm cùng theo dõi. 1 Lớp thực nghiệm(lớp C1): 34 trẻ 1 lớp đối chứng(lớp C2): ; 34 trẻ Thời gian 4 tuần, trước khi thực hiện tôi tiến hành như sau: - Cân đo sức khỏe trẻ - Kiểm tra sở thích của trẻ về các món ăn - Kiểm tra lượng ăn của trẻ trong bữa ăn - Quan sát sự hứng thú trong giờ ăn của trẻ. Sau đó tôi dùng biện pháp tác động nhóm thực nghiệm, tức là cùng thực phẩm và số lượng như nhau, tôi cải tiến cách chế biến thức ăn cho lớp thực nghiệm còn lớp đối chứng vẫn theo cách chế biến cũ. Qua sau 4 tuần theo dõi tôi thấy nhóm thực nghiệm trẻ ăn hết xuất và tăng cân còn nhóm đối chứng trẻ vẫn giữ nguyên thậm trí có xu hướng giảm cân, vì trẻ ăn không hết xuất. 5 Vấn đề sử dụng một số biện pháp chế biến món ăn cho trẻ gây hứng thú cho trẻ khi ăn đã có nhiều bài viết liên quan như: - Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non Hàm Thắng 1- của cô nuôi Nguyễn Thị Mười. - Một số chế biến món ăn cho trẻ mầm non” của đồng chí Hà Thị Kim Thoa- Trường MN Hoa Mai – TP Việt Trì- Phú Thọ Các đề tài này chủ yếu bàn về vấn đề chế biến món ăn cho trẻ mầm non cho phù hợp chứ chưa đi sâu vào việc việc làm thế nào chế biến món ăn hấp dẫn cho trẻ giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất. Qua đây tôi muốn nghiên cứu cụ thể hơn và đánh giá được hiệu quả của việc sáng tạo trong cách chế biến các món ăn hấp dẫn trẻ trong khi ăn trong việc lựa chọn thực phẩm, lựa chọn món ăn, tạo hứng thú cho trẻ khi ăn. Từ đó tạo cho trẻ có cảm giác ngon miệng trẻ sẽ ăn hết xuất giúp trẻ phát triển toàn diện. 2. Vấn đề nghiên cứu: Sử dụng một số biện pháp chế biến món ăn có nâng cao tính hấp dẫn và đủ chất dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non không? 3. Giả thuyết nghiên cứu: Việc sử dụng một số biện pháp chế biến món ăn sẽ nâng cao tính hấp dẫn và đủ chất dinh dưỡng cho trẻ trường mầm non. III. PHƯƠNG PHÁP 1. Khách thể nghiên cứu Tôi chọn trường mầm non Đằng Lâm là nơi thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa học trong việc chăm sóc trẻ mầm non. Đối tượng: Chọn 2 lớp 3 tuổi, đều là lớp có số trẻ bằng nhau, số trẻ có sức khỏe và mọi điều kiện tương đương, giáo viên chủ nhiệm dạy giỏi nhiều năm có kinh nghiệm và nhiệt tình trong chăm sóc giáo dục trẻ. Lớp 3C1 Cô Tươi chủ nhiệm là thực nghiệm Lớp 3C2 cô Hậu chủ nhiệm là lớp đối chứng. Trẻ 2 lớp được chọn tham gia nghiên cứu đều có điểm tương đối đồng đều nhau. Về thể lực và sức khỏe: Các trẻ 2 lớp này đều mạnh khỏe, nhanh nhẹn mạnh dạn tự tin. Các yếu tố khác đều tương đương nhau. Tỷ lệ trẻ kênh Tổng số Nam Nữ BT Lớp 3C1 34 17 17 78% Lớp 3C2 34 18 16 80% 7 - Nấu thức ăn cho lớp 3C2- Giáo viên: Phạm Thị Hậu như bình thường vẫn nấu. • Tiến hành dạy thực nghiệm: Thời gian tiến hành thực nghiệm: Từ tháng 11/2012, thực hiện mỗi tháng kiểm tra sức khỏe cân đo 1 lần, Mỗi tuần thí nghiệm cải tiến 2 món ăn mới. Bảng 4: Thời gian thực ngiệm Tuần Thực phẩm Món ăn Ghi chú Súp tổng hợp I Thịt bò,Thịt lợn, thịt gà Súp bò Súp thịt gà II Tôm, Trứng Trứng tôm thịt III Vừng lạc Ruốc lạc vừng Ốc thịt chuối xanh, IV Lươn, ốc đậu phụ 4. Đo lường và thu thập dữ liệu: Tôi cùng giáo viên chủ nhiệm lớp kiểm tra các tiêu chí trước khi chưa tác động: Cân đo, khám sức khỏe, quan sát bữa ăn của trẻ, tìm hiểu nhu cầu sở thích của trẻ. Bài kiểm tra sau tác sau khi cho trẻ ăn những món ăn thực nghiệm do tôi chế biến khi lựa chọn những thực phẩm chế biến. Sau đó tôi dùng các câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra sự hứng thú của trẻ sau mỗi giờ ăn. Sau mỗi giờ ăn tôi phối hợp cùng giáo viên chủ nhiệm lớp tiến hành quan sát kiểm tra trên trẻ theo thang điểm cho trước. IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ Bảng 5: Bảng so sánh kết quả điểm trung bình sau tác động Đối chứng Thực nghiệm Điểm trung bình 7,23 8,05 Độ lệch chuẩn 0,92 0,64 Giá trị p của T-test 0,00003 Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn 0,89 (SMD) Qua nghiên cứu trên đã chứng minh được rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động đã được kiểm chứng điểm trung bình bằng T-tets cho kết quả p= 0,00003 cho ta thấy được sự chênh lệch giữa điểm trung bình của nhóm 9 Trên đây là bản nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của tôi tuy nhiên không tránh khỏi những thiếu xót rất mong sự góp ý, xây dựng chân thành của các cấp lãnh đạo các bạn đồng nghiệp để bản nghiên cứu của tôi hoàn thiện hơn. Đằng Lâm, ngày 15 tháng 02 năm 2014 Xét duyệt của HĐTĐ nhà trường Người nghiên cứu Nguyễn Thị Thanh Phương 11 VIII. PHỤ LỤC 1. Phụ lục 1: Một số cách chế biến món ăn cho trẻ + Cách làm và chế biến món cá: - Muốn làm vẩy cá nhanh, tôi thường ngâm cá vào trong nước lã có pha dấm (1lít nước cho 10g dấm) như vậy khi cạo vảy rất dễ và khử được mùi tanh của cá. - Khi rán cá, để cá không vỡ tôi thường rắc một ít bột mì lên mình cá, để bột thấm ướt vào da cá mới đem rán. Như vậy miếng cá xốp, vàng, thơm, không vỡ mà mỡ lại không bắn ra ngoài, như vậy cá không những thơm ngon mà còn tránh mỡ bắn ra ngoài. - Khi nấu canh cá cho trẻ, trước hết tôi cho gia vị vào nồi nước nấu sôi ( chú ý chỉ cho đủ nước 1 lần, vì nếu thêm nước lạnh giữa chừng, canh cá sẽ tanh và không còn vị ngọt ) sau đó cho cá vào, cho một thìa canh sữa bò, như vậy vừa làm mất mùi tanhcủa cá mà thịt cá lại mềm và thơm ngon hơn. - Khi nấu cá sốt cho trẻ, tôi thường cho vào nồi mấy hạt táo tàu, như vậy cá sẽ không tanh mà còn tăng thêm hương vị, khiến trẻ ngon miệng ăn. + Cách chế biến món thịt bò: - Khi ninh, nấu thịt bò, bao giờ tôi cũng đun nước sôi hẳn rồi mới cho thịt bò vào, như vậy không nhưng giữ được thành phần dinh dưỡng có trong thịt bò, mà còn làm cho mùi vị của thịt thơm ngon hơn. - Khi nấu súp bò cho trẻ, muốn nhanh nhừ mà lại không tốn nhiều ga, một kg thịt bò tôi cho cho 2 thìa rượu trắng và cùng cho vào nồi ninh, hoặc cho vào nồi một chút dấm, như vậy thịt không những nhanh nhừ mà con khử được mùi hôi, làm thịt thơm ngon hơn. + Cách chế biến món trứng : Khi rán trứng, để trứng không khô, xốp mền, thơm, tôi thường cho vào trứng vào giọt rượu trắng. Như vậy trứng xốp, thái không vỡ rất đẹp mắt. Nhưng khi đánh trứng tôi không bao giờ dùng các dụng cụ bằng nhôm, vì như vậy sẽ làm mất chất dinh dưỡng Khi luộc trứng, để trứng không vỡ bao giờ tôi cũng cho trứng vào nước lã rồi dùng lửa nhỏ để luộc, để trứng dễ bóc vỏ tôi cho vào nồi một ít dấm, như vậy khi bóc vỏ rất nhanh ( Khi làm món trứng chim cút cho trẻ ăn ) + Cách nấu cơm, cháo: - Khi nấu cơm, bao giờ tôi cũng nấu bằng nước sôi, điều này nghe thật đơn giản, nhưng nó lại là khoa học, vì như vậy lượng vi ta min B có trong gạo sẽ không bị mất đi, như vậy vừa đảm bảo lượng chất dinh dưỡng, mà cơm lại rất ngon. 13 3. Phụ lục 3: Các tiêu chí đánh giá STT Tiêu chí Điểm 1 Trẻ ăn hết xuất 2 2 Trẻ ăn chậm 2 3 Nề nếp thói quen vệ sinh trong khi ăn 2 4 Trẻ hứng thú 2 5 Trẻ biết một số TP trong món ăn 2 4. Phụ Lục 4: Mẫu phiếu điều tra PHẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN CỦA ĐỒNG NGHIỆP Họ tên: . Tuổi... Trình độ đào tạo: Số năm công tác: ....... Nơi ở hiện nay: ... Để nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ, xin đồng chí trả lời những câu hỏi sau (đánh dấu + vào ý đúng): Câu 1: Theo chị công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non như thế nào? Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng Câu 2: Theo đồng chí, trẻ ở trường mầm non từ sáng đến chiều, bữa ăn trẻ không ăn hết xuất có ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển của trẻ? Không ảnh hưởng Ảnh hưởng Rất ảnh hưởng Câu 3: Đồng chí đã cải tiến bữa ăn cho trẻ như thế nào? Rất thường xuyên Thường xuyên Không thường xuyên 15
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_che_bien_mon_an_hap_d.doc