Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp cải tiến chế biến một số món ăn phụ cho trẻ trong trường mầm non
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp cải tiến chế biến một số món ăn phụ cho trẻ trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp cải tiến chế biến một số món ăn phụ cho trẻ trong trường mầm non
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN THANH XUÂN TRƯỜNG MẦM NON NHÂN CHÍNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI TIẾN CHẾ BIẾN MỘT SỐ MÓN ĂN PHỤ CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON Lĩnh vực : Chăm sóc nuôi dưỡng Cấp học : Mầm non Tên tác giả: Trịnh Thị Thanh Nga Đơn vị công tác: Trường Mầm non Nhân Chính Chức vụ: Nhân viên nuôi dưỡng. NĂM HỌC 2021 – 2022 2 A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài: Bác Hồ đã nói “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người” và đó cũng là kim chỉ nam của ngành học Mầm Non của chúng ta. Để trẻ phát triển toàn diện về thể lực cũng như trí tuệ thì trước hết trẻ phải có một thể lực tốt vì vậy nuôi dưỡng giữ vị trí rất quan trọng trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non. Nhận thức được tầm quan trọng đó là cô nuôi có nhiều năm công tác, tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để các cháu luôn khoẻ mạnh tăng cân, cơ thể trẻ phát triển cân đối hài hoà. Trẻ có khoẻ mạnh thì mới tiếp thu được những kiến thức của cô truyền đạt, bố mẹ trẻ mới yên tâm khi gửi con vào trường. Do vậy, hầu hết các trường mầm non đều quan tâm đến việc đảm bảo hợp lý các bữa ăn chính và bữa ăn phụ cho trẻ. Bữa ăn phụ được tổ chức sau mỗi lần ngủ dậy và trẻ thường không thích ăn. Và làm cách nào để chế biến món ăn phụ được ngon, hấp dẫn, có nhiều màu sắc khiến trẻ cảm thấy hứng thú hơn với bữa ăn. Thấy được tầm quan trọng của việc cải tiến một số món ăn phụ cho trẻ nên tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp cải tiến chế biến một số món ăn phụ cho trẻ trong trường mầm non”. II. Mục đích nghiên cứu. Cải tiến chế biến một số món ăn phụ cho trẻ trong trường mầm non với mong muốn giúp trẻ có bữa ăn ngon, hấp dẫn. III. Đối tượng nghiên cứu. Cải tiến chế biến một số món ăn phụ cho trẻ ở trường Mầm non Nhân Chính. IV. Phạm vi nghiên cứu: Trường Mầm non Nhân Chính, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội. V. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp trao đổi qua zalo. Phương pháp thực hành. Phương pháp kiểm tra, đánh giá món ăn. Phương pháp điều tra bằng phiếu. VI. Thời gian nghiên cứu: Đề tài thực hiện từ tháng 8 năm 2021 đến tháng 4 năm 2022. 4 - Có sổ giao nhận thực phẩm có các thành phần tham gia nhận theo đúng yêu cầu. - Đội ngũ chị em trong tổ đều nhiệt tình trong mọi công việc. - Bản thân tôi đã được học trường kỹ thuật nấu ăn và được học đầy đủ qui chế “Nuôi dạy trẻ trong trường mầm non”, được tham gia các hội thi “ Chế biến món ăn cho trẻ” các cấp trường, Quận. 2. Khó khăn - Nhân viên nuôi dưỡng ít được học hỏi giao lưu lẫn nhau giữa các trường. - Giá cả thực phẩm dao động mỗi lúc một khác nên gặp khó khăn trong việc lựa chọn thực phẩm làm sao cho phù hợp. 3. Thực trạng Sức khỏe là vốn quý nhất của con người đặc biệt là lứa tuổi mầm non bộ máy tiêu hóa của trẻ còn non nớt vì vậy người nấu ăn phải có kỹ năng phối hợp các thành phẩm hợp lý vào món ăn sẽ làm cho món ăn trở lên hập dẫn hơn và đảm bảo cả chất và lượng. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường Mầm non là hết sức cần thiết là cô nuôi trực tiếp nấu ăn cho những chủ nhân tương lai của đất nước tôi nhận thấy rõ công việc của mình là vô cùng quan trọng không những phải cần có kiến thức học tập mà phải có cả lương tâm đạo đức nghề nghiệp để góp phần nhỏ bé của mình vào công cuộc chăm sóc và giáo dục trẻ của toàn dân. Tôi đã gửi phiếu khảo sát tới phụ huynh của toàn trường qua zalo nhóm lớp và tổng hợp kết quả như BẢNG KHẢO SÁT HỌC SINH TRƯỚC KHI TIẾN HÀNH PHƯƠNG PHÁP CẢI TIẾN MỘT SỐ MÓN ĂN PHỤ CHO TRẺ - THÁNG 8 NĂM 2021 ( Nghỉ dịch) STT NỘI DUNG TỔNG Chưa đạt Đạt SỐ TRẺ Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ % Khi ngủ dậy trẻ có thái 1 độ như thế nào khi ngồi 365 165/365 44% 200/356 56% vào ăn quà chiều Trẻ có ăn hết suất 2 365 150/365 41% 215/365 59% không Trẻ có thích ăn món 3 365 100/365 27% 265/365 73% cháo không (Phiếu khảo sát đính kèm) 6 2. Biện pháp 2: Sử dụng thực phẩm tươi sạch, vệ sinh an toàn thực phẩm 2.1 Sử dụng thực phẩm tươi sạch Thực phẩm là nguồn cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng để duy trì mọi hoạt động của cơ thể, do đó nếu dùng thực phẩm bị nhiễm độc sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe nhất là đối với trẻ nhỏ - sức đề kháng còn yếu. Vì vậy đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non được đưa lên vị trí hàng đầu. Ngay từ đầu năm học, trường đã ký kết hợp đồng mua thực phẩm sạch và các thực phẩm biết rõ nguồn gốc với bên cung cấp thực phẩm CTTP Khánh Thịnh. Với những thực phẩm sạch - hàng ngày nhân viên nuôi dưỡng thực hiện tốt 10 lời khuyên trong chế biến thực phẩm. Khi có dịch cúm gia cầm trường đã không sử dụng thịt gà, gia cầm trong các bữa ăn của trẻ. Cách chọn thực phẩm tươi sống, sạch: + Thịt lợn thường là nguyên liệu để chế biến món ăn chính trong bữa ăn. Đối với các loại thịt lợn chủ yếu là nạc mà hầu như không có thịt mỡ, thịt có mầu đỏ sẫm như thịt bò là những loại thịt mà người chăn nuôi đã dùng chất tăng trọng chứa nhiều hóa chất corticoid. Chất corticoid là chất gây rối loạn trao đổi chất và ung thư bàng quang. Lựa thịt của con lợn màu hồng tươi, sớ thịt săn, da mỏng, bề mặt của thịt phải khô không nhớt, độ đàn hồi cao, mùi thơm tự nhiên. Lớp mỡ có màu sáng bóng, có độ rắn. Loại thịt có mỡ hơi vàng là lợn bệnh, có những hạt đốm trắng là bào nang sán. + Thịt bò: Nên chọn loại thịt có thớ khô ráo, màu đỏ tươi, độ đàn hồi và độ dính của thịt cao. + Chọn gà: Thịt mềm dẻo, thớ thịt săn chắc, đầu sườn có màu trắng hồng, da thịt mỏng có màu vàng tự nhiên không có nốt thâm tím ở ngoài da. + Đối với tôm: Nên chọn những con còn sống, nhảy khỏe + Đối với cá: Thịt cá được nuôi tự nhiên có vị ngon ngọt, thịt cá săn chắc. Còn đối với các loại các được nuôi bằng thức ăn công nghiệp có chứa chất kháng sinh thì thịt cá kém săn chắc, để lâu dễ bị ươn và ôi thiu. Khi chế biến cá sẽ bị teo tóp, thịt có vị “nhạt” và thường có vị tanh hơn bình thường. Chọn những con bơi khỏe, còn nguyên vẩy không bị trầy xước, đối với trẻ ta nên chọn cá to, ít xương như cá trắm, cá quả. Cách chọn các loại rau + Chọn rau phải tươi ngon, không bị dập nát hoặc vàng úa, nên chọn những loại rau đúng theo mùa tránh ăn những loại rau trái mùa. Những loại ra phổ biến như: rau muống, bắp cải, xà lách, mồng tơi, không nên mua những loại ra mà nhìn quá “ngon” như lá rau non hơn bình thường, lá mầu xanh đen, giòn 8 + Bếp ăn phải thoáng mát đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại + Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh rửa tay và thu dọn chất thải,rác thải hàng ngày sạch sẽ + Có dụng cụ đồ chứa đựng riêng cho thực phẩm sống, chín + Dụng cụ nấu nướng, chế biến phải đảm bảo an toàn vệ sinh + Dụng cụ ăn uống phải được làm bằng vật liệu an toàn, rửa sạch, giữ khô + Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm + Sử dụng thực phẩm, nguyên liệu phải rõ nguồn gốc và bảo đảm an toàn, lưu mẫu thức ăn. Có hợp đồng nguồn cung cấp thực phẩm an toàn, thực hiện kiểm thực ba bước và chế độ lưu mẫu thực phẩm 24 giờ. + Nhân viên nấu ăn: Khám sức khỏe ,cấy phân định kỳ ít nhất mỗi năm 1 lần, có giấy chứng nhận tập huấn kiến thức về VS ATTP và bảo đảm thực hành tốt về vệ sinh cá nhân. Đối với trẻ mầm non cần có chế độ ăn hợp lý, đủ chất, đủ lượng và những bữa ăn ngon miệng, hết xuất, bên cạnh đó khâu vệ sinh an toàn thực phẩm được đặt lên hàng đầu. Từ việc mua bán, tiếp nhận, bảo quản và chế biến thực phẩm đều do các cô nuôi trực tiếp đảm nhận. Hàng năm nhà trường chúng tôi đã ký hợp đồng mua bán lâu dài với những cơ sở đáng tin cậy. Mỗi ngày đều phải lưu mẫu thức ăn đầy đủ từ bữa chính cho đến bữa phụ và cả bữa chiều. Cô nuôi có sổ sách ghi chép tỷ mỷ khi mua bán tiếp nhận thực phẩm và có ban thanh tra, ban giám hiệu nhà trường, nhân viên nấu chính, kế toán và giáo viên lớp trực tuần giám sát. Cô nuôi có đủ trang phục, đồ dùng dụng cụ nhà bếp đầy đủ, thực hiện đúng theo bếp ăn một chiều. 3. Biện pháp 3: Phối kết hợp với các đồng nghiệp trong tổ nuôi dưỡng chế biến một số món ăn đúng kỹ thuật. A. MÓN 1: MỲ Ý (10 suất) a. Nguyên liệu: - Mỳ ý: 250g. - Cà chua: 200g. - Thịt bò xay: 150g. - Cà chua hộp: 50g. - Hành tây: 100g. - Nước dùng: 1 lít. - Cà rốt: 100g. - Pho mai: 30g. - Gia vị, tiêu, tỏi khô vừa đủ. 10 - Gạo nếp: 300g - Thịt lợn xay: 450g - Hành khô: 0.01g - Trứng gà: 1 quả - Củ mã thầy: 120g - Muối, hạt tiêu, bột ngọt, xì dầu vừa đủ. Rửa sạch củ mã thầy, gọt sạch vỏ rồi nghiền nhỏ và trộn tất cả các thành phần như: thịt, hành khô, trứng gà vào nhau ngoại trừ gạo. Sau đó, viên thành các viên thịt tròn, nhỏ và lăn vào đĩa gạo nếp rồi cho vào nồi (trõ) hấp chín. c. Yêu cầu thành phẩm: Xôi chín và thịt chín mềm. ( Hình ảnh 3. Xôi nhồi thịt) D. CHÁO THỊT HEO – ĐẬU HÀ LAN (10 Suất). a. Nguyên liệu: - Gạo : 180g - Thịt lợn: 300g. - Đậu Hà Lan: 25g. - Dầu: 10g . - Hành: 3 củ - Nước mắm: 10g - Muối: 5g b. Cách chế biến: * Thông thường: Gạo cháo cho vào nồi nước và nấu nhuyễn. * Cải tiến: Gạo ta vo sạch sau đó để ráo nước sau đó đem rang với lửa riu riu để hạt gạo săn lại. Sau đó hầm cháo. Đậu Hà Lan đun cho đến khi chín mềm (đậu hà lan rất mau chín chỉ đun khoảng 5phút), lấy ra nghiền nhỏ. Phi hành khô, cho thịt vào xào 2 phút nêm mắm, muối. Cho thịt và đậu hà lan vào nồi cháo đun xôi, nêm mắm muối vừa ăn. c. Yêu cầu thành phẩm: Cháo thơm ngon, ngậy. ( Hình ảnh 4. Cháo thịt heo- Đậu Hà Lan) E. SÚP THỊT BÒ NẤU KHOAI TÂY, CÀ RỐT (10 suất) a. Nguyên liệu: - Thịt bò: 200g - Khoai tây: 300g - Cà rốt: 150g - Rau mùi: 1 mớ - Bơ nhạt: 50g - Hành tây: 200g b. Cách làm và chế biến: * Thông thường: Rửa sạch các nguyên liệu, để ráo nước. Thịt bò xay nhỏ; Khoai tây và cà rốt gọt vỏ, thái hạt lựu. Cho bơ vào chảo đun cho tan chảy, sau đó cho khoai tây, cà rốt và thịt bò vào xào đến khi chín mềm thì nêm gia vị vừa ăn. Cho hỗn hợp trên vào nồi và cho thêm 1 chút nước xâm xấp các nguyên liệu, đậy vung ninh cho mềm. Đổ hỗn hợp trên vào máy xay (chọn máy xay 12 ăn nên động viên trẻ để trẻ tự xúc ăn cố gắng tập cho trẻ sớm sử dụng thìa đũa để nâng cao hứng thú cho bé. - Với bữa phụ chiều phụ huynh cho con tham gia cùng khi chế biến để tăng sự tương tác và kỹ năng cho trẻ khi nghỉ dịch tại nhà. * Kết quả: Với cách làm như trên thì hầu hết các phụ huynh khi cho con ở nhà khi nghỉ dịch đều đã có thêm nhiều kinh nghiệm, biết cách làm thế nào để nâng cao chất lượng bữa ăn cho con em mình tại gia đình. Phụ huynh đã thường xuyên quan tâm đến thực đơn của nhà trường hơn, có những phụ huynh đã xin thực đơn của nhà trường để tham khảo. Nhiều phụ huynh đã trực tiếp gọi điện thoại hỏi và tham khảo các cách chế biến món ăn. 5. Biện pháp 5: Nêu gương khen thưởng với trẻ tham gia vào bữa ăn phụ Với trẻ nhỏ việc học tập, rèn luyện muốn đạt kết quả cao thì phải tạo cho trẻ một cảm giác thoải mái. Trẻ yêu thích việc gì thì mới hoàn thành tốt việc đó. Hiểu tâm- sinh lý của trẻ tôi kết hợp với phụ huynh khi trẻ nghỉ dịch ở nhà phát động các cuộc thi: “Khoảnh khắc yêu thương”; “Người nội trợ tài ba”; “ Cuộc thi Mastrer chef” để trẻ hào hứng tham gia và yêu thích các món mình làm ra (Hình ảnh 6) Kết hợp với giáo viên và phụ huynh đăng tải những video, clip trẻ hoạt động trên nhóm lớp và có những phần thưởng khuyến khích động viên trẻ khi trẻ đi học lại vào tháng 4. (Hình ảnh 7) . 14 Trên đây là “Một số biện pháp cải tiến chế biến một số món ăn phụ cho trẻ trong trường Mầm non” rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Hội đồng khoa học các cấp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi hoàn thiện hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Tôi xin cam đoan bài viết SKKN này là của tôi, không sao chép của người khác. Thanh Xuân, ngày 15 tháng 4 năm 2022 XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Người viết Nguyễn Thị Bình CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG Phiếu điều tra giáo viên trước khi chế biến món ăn phụ- Tháng 8/2021 PHIẾU ĐIỀU TRA GIÁO VIÊN Trước khi chế biến món ăn phụ (Dùng cho giáo viên ) Họ và tên giáo viên: Lớp: Trường: ( Yêu cầu giáo viên khoanh tròn đáp án) 1. Khi tổ chức bữa ăn phụ cho trẻ sau khi ngủ dậy, trẻ ăn như thế nào? a. Ăn ngon, hết xuất b. Ăn chậm, không hết xuất. 2. Trẻ thích ăn những món ăn phụ nào? a. Cháo b. Mỳ ý. c. Xôi d. Món khác 3. Cách chế biến món ăn phụ như thế nào? Chưa hấp dẫn trẻ ăn Phiếu điều tra giáo viên trước khi chế biến món ăn phụ- Tháng 8/2021 PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH (Dùng cho học sinh ) Họ và tên học sinh: Lớp: Trường: ( Yêu cầu giáo viên khoanh tròn đáp án hay viết ý kiến cho trẻ) 1. Con thích ăn những món ăn phụ nào? Vì sao?: Trẻ thích ăn mỳ ý. 2. Con cảm nhận như thế nào khi ăn những món ăn do các bác cấp dưỡng nấu? a. Ngon b. Không ngon c. Ý kiến khác: nhiều món chưa hợp khẩu vị khi trẻ ăn.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_cai_tien_che_bien_mot.doc