Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp cải tiến chế biến món ăn phù hợp với trẻ lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo tại trường mầm non
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp cải tiến chế biến món ăn phù hợp với trẻ lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo tại trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp cải tiến chế biến món ăn phù hợp với trẻ lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo tại trường mầm non
Đề tài: Một số biện pháp cải tiến chế biến món ăn phù hợp với trẻ nhà trẻ và mẫu giáo tại trường mầm non. PHẦN I:ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Như chúng ta đã biết mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ và hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một (Điều 22 - Luật giáo dục, 2005). Trong đó mục tiêu về giáo dục thể chất là mục tiêu quan trọng hàng đầu vì trẻ phát triển về thể chất mới có nền tảng để phát triển toàn diện, trẻ mới có đủ sức khỏe, khả năng để tham gia vào các hoạt động.Vậy người lớn cần phải làm gì để giúp trẻ có một nền tảng thể lực tốt. Đó là câu hỏi đặt ra toàn thể xã hội nói chung và cho ngành giáo dục nói riệng đặc biệt trong đó là vai trò của ngành giáo dục mầm non. Trẻ khi đến trường mầm non luôn được gửi gắm theo những tâm tư, nguyện vọng của các bậc phụ huynh, ai cũng mong muốn con mình được quan tâm, chăm sóc và dạy dỗ, con được phát triển về mọi mặt. Những điều quan trọng nhất đó chính là, họ luôn mong muốn cho con mình được khỏe mạnh, được phát triển đầy đủ về thể chất. Xuất phát từ những nhu cầu trên, trường tôi luôn ý thức được vai trò của việc chăm sóc, giáo dục trẻ tại trường. Việc giáo dục và chăm sóc luôn được gắn liền với nhau, đồng hành với nhau để từ đó giúp trẻ có một nền tảng tốt nhất. Đặc biệt là nền tảng về thể lực vì trẻ có khỏe mạnh trẻ mới có thể phát triển toàn diện về mọi mặt. Trẻ khỏe mạnh mới có đầy đủ sức khỏe để nhận thức về thế giới xung quanh để từ đó phát triển trí tuệ, thẩm mỹ, tình cảm. Chúng ta không thể đòi hỏi một trẻ thông minh, học giỏi khi mà cơ thể trẻ ốm yếu. Chính vì vậy, là một cô nuôi, tôi luôn ý thức được trách nhiệm của việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại trường. Vì bên cạnh đội ngũ giáo viên là người trực tiếp chăm sóc trẻ hàng ngày thì đội ngũ cô nuôi lại là những người trực tiếp quyết định chất lượng bữa ăn của trẻ tại trường. Trẻ có ăn miệng, ăn đầy đủ các chất, ăn ngon, hết suất thì trẻ mới có cơ thể khỏe mạnh và có đủ sức khỏe tham gia học tại trường. Do đó việc để trẻ có một bữa ăn chất lượng như vậy thì vai trò của đội ngũ nhân viên viên nuôi dưỡng trong nhà trường là vô cùng quan trọng. 1/19 Đề tài: Một số biện pháp cải tiến chế biến món ăn phù hợp với trẻ nhà trẻ và mẫu giáo tại trường mầm non. Phương pháp khảo sát đánh giá trực tiếp giờ ăn của trẻ, trao đổi với các giáo viên đứng lớp. Phương pháp thực hành. Phương pháp nghiên cứu, tham khảo kiến thức từ sách báo, mạng xã hội. Phương pháp trao đổi, bàn bạc với đồng nghiệp, đề xuất, xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên. 5. Thời gian nghiên cứu: Đề tài được áp dụng thực hiện cho các cô nuôi đang công tác tại trường mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội, năm học 2016 -2017. Từ tháng 9/2016 đến 3/2017. 3/19 Đề tài: Một số biện pháp cải tiến chế biến món ăn phù hợp với trẻ nhà trẻ và mẫu giáo tại trường mầm non. - Phụ huynh thời gian quan tâm thoái quá đến vấn đề ăn uống của trẻ hàng ngày dẫn đến trẻ thường biếng ăn và sợ ăn. - Một số cô nuôi tuổi đời còn trẻ, mới vào nghề vì vậy kinh nghiệm trong công tác còn bị hạn chế. - Tay nghề chế biến cải tiến món ăn cho trẻ chưa được đều tay. III. CÁC BIỆN PHÁP 1. Biện pháp 1: Thực hiện khảo sát bữa ăn của trẻ tại các lớp, trao đổi lấy ý kiến từ các giáo viên trực tiếp cho trẻ ăn. Việc thức hiện khảo sát đánh giá bữa ăn của trẻ tại lớp vào đầu năm học là việc làm có ý nghĩa quan trọng, nó ảnh hưởng đế chất lượng bữa ăn sau này ở trường của trẻ. Bảng khảo sát đầu năm NỘI DUNG KHẢO TRẺ NHÀ TRẺ TRẺ MẪU GIÁO SÁT ( Số trẻ: 20 trẻ) ( Số trẻ: 60 trẻ/3 lứa tuổi) Thích ăn Không thích Thích ăn Không thích ăn ăn 1 Trẻ thích ăn rau 5/20 trẻ 15/20 trẻ 21/60 trẻ 39/ 60 trẻ 2 Trẻ thích ăn các loại 7/20 trẻ 13/20 trẻ 36/60 trẻ 24/60 trẻ thịt 3 Trẻ thích ăn các loại 2/20 trẻ 18/20 trẻ 18/60 trẻ 42/60 trẻ rau gia vị như: hành, mùi răm. 5/19 Đề tài: Một số biện pháp cải tiến chế biến món ăn phù hợp với trẻ nhà trẻ và mẫu giáo tại trường mầm non. Bên cạnh đó, thông qua việc khảo sát các bữa ăn của trẻ tại lớp, chúng tôi cũng trao đổi với giáo viên trực tiếp đứng lớp về cách chế biến món ăn có phù hợp với trẻ không, trẻ thích ăn kiểu gì, loại rau, loai canh mà trẻ thích ăn nhất. Và tìm hiểu nguyên nhân xem tại sao trẻ không thức món ăn đó. Để từ đó đóng góp trong tổ nuôi xây dựng thực đơn cho trẻ vừa khoa học vừa hấp dẫn trẻ. 7/19 Đề tài: Một số biện pháp cải tiến chế biến món ăn phù hợp với trẻ nhà trẻ và mẫu giáo tại trường mầm non. Việc xây dựng thực đơn khoa học đã giúp cho chất lượng bữa ăn của trẻ được cải thiện, trẻ được ăn uống theo khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng theo yêu cầu của lứa tuổi. 2. Biện pháp 2:Luôn quan tâm đến vấn đề an toàn thực phẩm và kết hợp với BGH, đồng nghiệp lựa chọn những thực phẩm đảm bảo chất lượng để chế biến cho trẻ. Để chế biến được những món ăn ngon hấp dẫn, khâu lựa chọn thực phẩm an toàn, tươi ngon là không quan trọng và có tính quyết định ngay từ đầu. Vì chỉ lựa chọn những thực phẩm an toàn, tươi ngon thì người đầu bếp mới có thể chế biến những món ăn theo đúng ý của mình. Hiểu được điều đó nên ngay từ đầu năm học, nhà trường đã ký hợp đồng với các công ty thực phẩm đảm bảo chất lượng và có giấy phép của y tế theo quy định. Bên cạnh đó, là một cô nuôi và cũng là một đầu bếp, tôi tự ý thức được trách nhiệm của mình trong việc lựa chọn thực phẩm sạch và tươi ngon để chế biến thức ăn cho trẻ. Do đó khi thực phẩm được đưa tới nơi, tôi và các đồng nghiệp đều kiểm tra thực phẩm một cách chặt chẽ. Chỉ lựa chọn những thực phẩm đảm bảo về chất lượng như: Với mỗi loại thực phẩm lại có những cách lựa chọn khác nhau như: Thịt bò ngon là thịt bò phải có màu đỏ tươi, mỡ bò phải có màu vàng tươi, gân màu trắng và cứng khi ấn vào. Khi ấn tay vào các thớ thịt, thịt bò tươi ngon phải có độ đàn hồi tốt, không dính tay và không có mùi hôi. Đối với thịt lợn thì phải chọn thịt săn chắc, không nhũn nhão, đàn hồi tốt, không rỉ dịch, chảy nhớt. Đối với cá và tôm đông lạnh không lựa chọn các thực phẩm có màu bất thường, khi sờ tay vòa thịt bị mùn ra. Với các loại rau, lựa chọn các loại rau tươi ngon, không héo úa, không dập nát Nếu các thực phẩm không đạt theo tiêu chuẩn thì sẽ yêu cầu với Ban giám hiệu kiên quyết không nhận các thực phẩm đó. 9/19 Đề tài: Một số biện pháp cải tiến chế biến món ăn phù hợp với trẻ nhà trẻ và mẫu giáo tại trường mầm non. Để đảm bảo về an toàn thực phẩm cho trẻ thì, khi chế biến, chúng tôi cũng luôn chú ý tới vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm: thực hiện theo quy trình bếp một chiều, sử dụng các dụng cụ chế biến đúng theo quy định, tuyệt đối không sử dụng các chất bột tạo màu trong chế biến các món ăn. Nhờ vào lựa chọn được những thực phẩm tươi ngon nên trong quá trình chế biến chúng tôi gặp được một số thuận lợi như chế biến cá không bị nát, thịt không bị mùi hôi, điều này cũng giúp cho chất lượng các bữa ăn của trẻ được nâng cao hơn, trẻ ăn ngon miệng hơn. 3. Biện pháp 3: Tự học tập, nghiên cứu về các phương pháp chế biến món ăn nâng cao tay nghề. Bên cạnh việc thường xuyên trao đổi với giáo viên các lớp. Việc tự học tập, nghiên cứu về các phương pháp chế biến món ăn, nâng cao tay nghề cũng là một biện pháp rất quan trọng trong việc cải tiến cách chế biến món ăn cho trẻ. Việc thường xuyên học tập và nghiên cứu các cách chế biến món ăn mới đã giúp cho bản thân tôi tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm. Điều đó giúp tôi có thể chế biến những món ăn hấp dẫn hơn, bổ dưỡng hơn cho trẻ. 11/19 Đề tài: Một số biện pháp cải tiến chế biến món ăn phù hợp với trẻ nhà trẻ và mẫu giáo tại trường mầm non. Hình ảnh về cuộc thi cô nuôi tại trường tôi 13/19 Đề tài: Một số biện pháp cải tiến chế biến món ăn phù hợp với trẻ nhà trẻ và mẫu giáo tại trường mầm non. Ngoài ra với những món ăn khác, các cô cũng luôn chú ý đến cách chế biến và lựa chọn màu sắc vừa đảm bảo an toàn vệ sinh, vừa hấp dẫn trẻ như: các món canh, và món tực phẩm của được chế biến và trình bày hấp dẫn trẻ. Món thịt bò, lợn hầm củ quả 5. Biện pháp 5: Phối hợp với tổ nuôi và BGH tổ chức các bữa ăn buffe cho trẻ tại trường. Tổ chức các bước ăn tập thể buffe cho trẻ tại trường đã góp một phần rất lớn vào việc cải thiện chất lượng các bữa ăn cho trẻ. Trẻ được ăn thêm những món ăn mới, không theo thực đơn quen thuộc mà trẻ được lựa chọn các món ăn theo sở thích của mình. Thông qua việc tổ chức ăn buffe cho trẻ tại trường, các cô vừa rèn cho trẻ được kỹ năng văn minh, lịch sự trong ăn uống vừa giúp giáo viên đứng lớp hiểu được sở thích của cá nhân từng trẻ trong các món ăn. Từ đó, giúp cho giáo viên và tổ nuôi có những nhận định về sở thích của trẻ để từ đó điều chỉnh cách chế biến cách món ăn. 15/19 Đề tài: Một số biện pháp cải tiến chế biến món ăn phù hợp với trẻ nhà trẻ và mẫu giáo tại trường mầm non. Bảng khảo sát trẻ cuối năm STT NỘI DUNG KS TRẺ NHÀ TRẺ TRẺ MẪU GIÁO ( Số trẻ: 20 trẻ) ( Số trẻ: 60 trẻ) Thích ăn Không thích Thích ăn Không ăn thích ăn 1 Trẻ thích ăn rau 20/20 trẻ 0/20 trẻ 60/60 trẻ 0/ 60 trẻ 2 Trẻ thích ăn các loại 17/20 trẻ 3/20 trẻ 58/60 trẻ 2/60 trẻ thịt 3 Trẻ thích ăn các loại 15/20 trẻ 5/20 trẻ 53/60 trẻ 7/60 trẻ rau gia vị như: hành, mùi, răm. 4 Trẻ thích ăn các món 28/20 trẻ 2/20 trẻ 59/60 trẻ 1/60 trẻ ăn tanh như: cá, tôm, ngao 5 Trẻ thích ăn trứng 20/20 trẻ 0/20 trẻ 60/60 trẻ 0/60 trẻ PHẦN III: KẾT THÚC VẤN ĐỀ I. KẾT LUẬN Việc nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ là một mối quan tâm lớn của toàn xã hội cũng như tại các trường mầm non và các bậc phụ huynh nói chung. Chính vì vậy, tại các trường mầm non có trẻ ăn bán trú tại trường đạt 100%, vai trò của người nhân viên nuôi dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng và đây cũng là trách nhiệm nặng nề dành cho mỗi nhân viên nuôi dưỡng trong trường. Nó đòi hỏi người nhân viên phải luôn luôn năng động, sáng tạo và tham mưu có hiệu quả trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tai trường. Đồng thời cũng phải luôn có tinh thần học phỏi, đổi mới, cải tiến cách chế biến các món ăn trong trường cho trẻ. Mục đích của chất lượng bữa ăn trong trường mầm non là giúp trẻ được ăn uống đủ chất, khoa học từ đó giúp trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn và có nền tảng thể lực tốt nhằm khơi dậy trong trẻ tính tò mò, ham hiểu biếtChính vì vậy, nhà trường cần phải quan tâm và đầu tư có hiệu quả vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ, đặc biệt là công tác nuôi dưỡng. Nếu trẻ thường xuyên phải ăn theo những thực đơn cố định của nhà trường, người chế biến không tạo được sự hấp dẫn trong 17/19 Đề tài: Một số biện pháp cải tiến chế biến món ăn phù hợp với trẻ nhà trẻ và mẫu giáo tại trường mầm non. 19/19
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_cai_tien_che_bien_mon.docx