Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non
Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non MỤC LỤC STT NỘI DUNG TRANG I Đặt vấn đề 2 1 Lý do chọn đề tài 2 2 Mục đích nghiên cứu 3 3 Đối tượng nghiên cứu 3 4 Đối tượng khảo sát thực nghiệm 3 5 Phương pháp nghiên cứu 3 6 Phạm vi và thời gian nghiên cứu 3 II Những biện pháp đổi mới để giải quyết vấn đề 4 1 Cơ sở lý luận 4 2 Khảo sát thực trạng 4 3 Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài 5 4 Những biện pháp thực hiện ( Biện pháp chính) 6 5 Những biện pháp thực hiện ( Biện pháp từng phần) 6 5.1 Biện pháp 1: Đôn đốc và tạo điều kiện cho giáo viên bồi 6 dưỡng về tin học cơ bản 5.2 Biện pháp 2: Bồi dưỡng giáo viên thông qua duyệt kế 7 hoạch hoạt động hàng ngày của giáo viên. 5.3 Biện pháp 3: Bồi dưỡng giáo viên thông qua tổ chức các 8 chuyên đề 5.4 Biện pháp 4: Bồi dưỡng giáo viên thông qua các buổi sinh 11 hoạt tổ chuyên môn 5.5 Biện pháp 5: Bồi dưỡng giáo viên thông qua tổ chức 13 nghiêm túc và hiệu quả các hội thi của cô và của trẻ 5.6 Biện pháp 6: Tăng cường kiểm tra đánh giá giáo viên 20 6 Kết quả thực hiện 20 III Kết luận và khuyến nghị 22 1. Kết luận 22 2. Khuyến nghị 22 IV Tài liệu tham khảo 24 1/24 Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non đề tài “ Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non” để nghiên cứu và tìm các giải pháp thực hiện. 2. Mục đích nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm. Bản thân tôi chọn đề tài này để nghiên cứu nhằm mục đích tìm ra những biện pháp bồi dưỡng cần thiết, thích hợp và khả thi để bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng phát triển hơn, đội ngũ giáo viên được nâng cao hơn về chuyên môn nghiệp vụ; vững vàng về kỹ năng sư phạm. Tự biết thiết kế bài giảng điện tử phục vụ cho việc giảng dạy của mình, ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động một cách hợp lý và đạt kết quả tốt. Nắm vững phương pháp tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Biết lựa chọn hình thức tổ chức các hoạt động một cách linh hoạt, sáng tạo, mạnh dạn tự tin khi lên lớp.Đồng thời phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên, phát triển năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. Từ đó nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà trường. 3. Đối tượng nghiên cứu. Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non. 4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm. Giáo viên ở trường mầm non nơi tôi công tác. 5. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp đàm thoại. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp thực hành. - Phương pháp kiểm tra đánh giá. - Phương pháp động viên khuyến khích. 6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu: - Đề tài được thực hiện tại trường mầm non nơi tôi công tác. - Đề tài được thực hiện từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 5 năm 2018 và áp dụng thực hiện cho những năm tiếp theo. 3/24 Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non - Đội ngũ giáo viên: 100% đội ngũ giáo viên có trình độ chuẩn và trên chuẩn, có kiến thức về chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non, đa số là giáo viên trẻ nhiệt tình, có tinh thần học tập, tích cực tự học tự rèn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ có trách nhiệm với công việc. - 100% giáo viên có máy tính phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. * Khó khăn: - Đội ngũ giáo viên trẻ trong độ tuổi thai sản và nuôi con nhỏ nhiều nên không có nhiều thời gian học tập và nghiên cứu tài liệu. - Trong nhà trường đội ngũ giáo viên tại địa phương ít chủ yếu là giáo viên các xã khác. Nhiều giáo viên nhà ở xa trường mà lương còn thấp lại không có thu nhập thêm nên cũng có phần ảnh hưởng đến tinh thần học tập bồi dưỡng chuyên môn. - Do đặc thù của ngành học mầm non, thời gian giáo viên trên lớp trong một ngày quá nhiều (từ sáng đến chiều) nên thời gian nghiên cứu và tìm hiểu tài liệu cho công tác bồi dưỡng thường xuyên ít. - Đầu năm học đa số giáo viên chưa có trình độ tin học cơ bản. Vì vậy số lượng giáo viên chưa biết tự thiết kế bài giảng điện tử còn nhiều nên việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy còn hạn chế. 3. Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài. Trong đầu năm học 2017- 2018 tôi tiến hành khảo sát một số hoạt động giáo dục của giáo viên qua việc thăm lớp dự giờ tôi đã tổng hợp được kết quả như sau: Bảng 1: Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Tổng số hoạt Hoạt động có UDCNTT Hoạt động không UDCNTT động Số hoạt động % Số hoạt động % 21 7 33,3 14 66,7 Bảng 2: Xếp loại hoạt động Tổng Tốt Khá Đạt yêu cầu Yếu số Số Số Số Số hoạt hoạt % hoạt % hoạt % hoạt % động động động động động 21 5 25,8 13 61,9 3 14,3 0 0 5/24 Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non tử trên phần mềm PowerPoint. Số hoạt động giáo dục có ứng dụng công nghệ thông tin ngày một tăng cao và có chất lượng hơn. 5.2. Biện pháp 2: Bồi dưỡng giáo viên thông qua duyệt kế hoạch hoạt động hàng ngày của giáo viên. Thực hiện đúng nội quy của nhà trường đầu năm học đã xây dựng. Mỗi giáo viên trước khi lên lớp phải xây dựng kế hoạch từng hoạt động. Giáo viên phải xây dựng hoạt động đó trước 1 tuần và phải được hiệu phó phụ trách chuyên môn ký duyệt. Để có được một kế hoạch hoạt động có chất lượng thì người xây dựng kế hoạch phải xác định được mục đích- yêu cầu ( Kiến thức, kỹ năng, thái độ) của từng đề tài từ đó tìm ra phương pháp thực hiện đề tài đó cho phù hợp cũng như tìm ra các hình thức tổ chức hay, cuốn hút trẻ. Biết sáng tạo hợp lý và thường xuyên đổi mới hình thức tổ chức, nhất là áp dụng theo hình thức giáo dục “ Lấy trẻ làm trung tâm”. Vì vậy hàng tuần tôi luôn dành một ngày trong tuần để xem và duyệt kế hoạch cho từng giáo viên. Từ đó tôi hiểu rõ giáo viên của mình, xác định được năng lực sở trường trong từng hoạt động của từng giáo viên. Tôi còn xác định được hoạt động nào còn hạn chế hay yếu kém về kỹ năng thiết kế bài giảng, kỹ xảo phương pháp hay năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục và tìm hiểu rõ nguyên nhân cụ thể. Ví dụ: - Giáo viên chưa biết phương pháp xây dựng kế hoạch hoạt động ( thường là giáo viên mới vào ngành) - Chưa xác định được mục đích- yêu cầu ( kiến thức, kỹ năng, thái độ) của hoạt động. - Phương pháp đề ra trong bài soạn chưa chính xác chưa hợp lý. - Hình thức tổ chức chưa phù hợp, chưa đổi mới, chưa cuốn hút trẻ. Khi tôi đã hiểu rõ được giáo viên của mình có năng lực sở trường ở hoạt động nào tôi động viên khuyến khích giáo viên phát huy tích cực hoạt động đó. Còn yếu kém về mặt nào tôi bồi dưỡng, uốn nắn kịp thời trong từng bài soạn của từng giáo viên. Đồng thời phân công cho tổ chuyên môn kèm cặp. Và tôi tổ chức soạn giáo án mẫu nhận xét, đánh giá kỹ càng, có xếp loại để giáo viên học tập. Qua duyệt kế hoạch hàng tuần tôi biết hoạt động nào có thể xây dựng giáo án điện tử trên phần mềm PowerPoint mà giáo viên chưa ứng dụng thì tôi động viên giáo viên của mình ứng dụng công nghệ thông tin ở các hoạt động đó. Khi đàm thoại với giáo viên về xây dưng giáo án điện tử giáo viên chưa hiểu phần nào, chưa làm được phần nào tôi giải thích và hướng dẫn giáo viên kịp thời để giáo viên hiểu và biết cách xây dựng giáo án điện tử để ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động học một cách tích cực hơn. 7/24 Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non Ảnh Cô giáo: Nguyễn Thị Khánh triển khai chuyên đề tại lớp 3 Tuổi C1 Ảnh Cô giáo: Bùi Diệu Linh triển khai chuyên đề tại lớp 4 tuổi B2 9/24 Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non Ảnh Tổ chức rút kinh nghiệm sau khi triển khai chuyên đề Trong năm học qua nhà trường đã triển khai nhiều chuyên đề ở các độ tuổi với nhiều hoạt động để giáo viên dự đạt kết quả tốt. Từ đó giáo viên ngày càng năng động hơn, tự tin hơn, sáng tạo hơn, có nhiều hoạt động tổ chức theo hình thức đổi mới “ Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Đội ngũ giáo viên ngày càng trưởng thành hơn. 5.4. Biện pháp 4: Bồi dưỡng giáo viên thông qua các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn. Thực hiện nội quy của nhà trường đầu năm học xây dựng dựa theo Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 7 tháng 4 năm 2008 của Bộ giáo dục và đào tạo quy định về tổ chuyên môn phải sinh hoạt tổ 2 lần/ 1 tháng. Đây là một hoạt động rất qua trọng của tổ chuyên môn. Mục đích của việc sinh hoạt tổ chuyên môn là đánh giá những việc làm được và chưa làm được theo kế hoạch của tổ xây dựng. Đồng thời là buổi để các giáo viên trao đổi, học hỏi những kinh nghiệm của đồng nghiệp trong nhà trường về cách xây dựng kế hoạch hàng ngày, cách làm đồ dùng đồ chơi tự tạo từ những nguyên vật liệu sẵn có để trang trí lớp tạo môi trường học tập giáo dục “ Lấy trẻ làm trung tâm”. Trao đổi với nhau về những bài thơ, bài hát, câu 11/24 Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non 5.5. Biện pháp 5: Bồi dưỡng giáo viên thông qua việc tổ chức nghiêm túc các hôi thi của cô cũng như của trẻ. Việc tổ chức tốt và nghiêm túc các hội thi trong nhà trường có tác dụng thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của các giáo viên. Trong các hội thi của cô cũng như của trẻ, mỗi giáo viên có điều kiện khẳng định mình trước tập thể. Đồng thời, cũng tạo được mối quan hệ thân ái, giúp đỡ nhau trong tập thể giáo viên nhà trường để cùng nhau tiến bộ. Để các hội thi thành công và có kết quả tốt, bản thân tôi cùng kết hợp với Ban Giám Hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng tháng, bám sát với kế hoạch chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo Ba Vì, triển khai tới toàn thể hội đồng nhà trường để giáo viên biết được nội dung thi và dự kiến thời gian thi. Ví dụ như: - Tháng 9: Thi trang trí lớp học - Tháng 11: Tổ chức hội giảng, hội nuôi - Tháng 12: Tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi chuyên đề lĩnh vực phát triển nhận thức cấp trường - Tháng 1: Thi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo, Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cấp trường và cấp huyện - Tháng 3 và tháng 4: Thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện. - Tháng 4: Tổ chức hội thi “ Kỹ năng của bé” cho trẻ 4- 5 tuổi và 5- 6 tuổi. * Đối với giáo viên: Hội thi giáo viên dạy giỏi là một hội thi vô cùng quan trọng và thiết thực. Giáo viên tham gia hội thi sẽ phát huy hết khả năng của mình. Từ đó tôi tìm ra được hoạt động giáo dục hay, sáng tạo, linh hoạt và cuốn hút trẻ cũng như đạt được mục tiêu đề ra để lựa chọn làm hoạt động mẫu cho giáo viên học tập và cũng lựa chọn giáo viên đó tham gia dự thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Qua hội thi giáo viên dạy giỏi tôi cũng hiểu rõ hơn giáo viên của mình có năng lực đến đâu, còn yếu về mặt nào để bổ sung, bồi dưỡng những phần hạn chế đó. 13/24
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_boi_duong_nang_cao_ch.doc