Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong trường mầm non
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong trường mầm non
MỤC LỤC Nội dung Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ.2 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.4 1. Cơ sở lý luận của vấn đề........4 2. Thực trạng của vấn đề....6 3. Các biện pháp......9 4. Hiệu quả của SKKN......26 III. KẾT LUẬN..29 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO32 V. ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HĐTĐ CÁC CẤP....33 1 không thể bỏ qua việc bồi dưỡng chuyên môn cho lực lượng cán bộ giáo viên. Mục tiêu của công tác bồi dưỡng là nhằm hoàn thiện quá trình đào tạo, khắc phục những thiếu sót lệch lạc trong công tác giảng dạy, về quan điểm, nội dung phương pháp giáo dục đồng thời theo kịp những yêu cầu của xã hội. Trên thực tế hiện nay, đội ngũ giáo viên mầm non đều được đào tạo theo đúng chuyên môn của ngành học. Song do trình độ tiếp thu, năng lực, năng khiếu, điều kiện của mỗi giáo viên một khác: một số giáo viên giáo viên trẻ mới ra trường lại có con nhỏ nên việc thích ứng với chương trình mới còn chậm chạp, qua loa, chưa đồng bộ; một số giáo viên theo học các lớp đào tạo của hệ liên kết, tại chức nên phương pháp dạy trẻ còn nhiều hạn chế, nghệ thuật và kinh nghiệm giảng dạy chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đổi mới, dẫn đến chất lượng giáo dục chưa đồng đều. Bên cạnh đó phụ huynh thiếu quan tâm đến sự phát triển toàn diện của trẻ do điều kiện kinh tế khó khăn hoặc không có nhiều thời gian để chăm sóc giáo dục con. Mặt khác cơ sở vật chất của nhà trường còn hạn chế do diện tích toàn trường quá hẹp, chưa đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục. Vì vậy việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ nhằm thực hiện tốt chất lượng giáo dục, tiếp cận đổi mới giáo dục mầm non, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện là hết sức cần thiết. Với trách nhiệm của một nhà giáo, một cán bộ quản lý tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để thực hiện tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn. Đây là nhiệm vụ quan trọng và cần phải có sự nỗ lực phấn đấu, quyết tâm cao. Đầu tư cho chuyên môn, chú trọng công tác bồi dưỡng chuyên môn sẽ góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, duy trì và phát triển chất lượng giáo dục trong nhà trường ngày càng đi lên đáp ứng với yêu cầu sự nghiệp giáo dục mầm non trong thời đại hiện nay. Đó là lý do tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong trường mầm non”. 3 * Mục đích của việc bồi dưỡng giáo viên: - Bồi dưỡng giáo viên trong nhà trường là công việc mang tính chiến lược, phải làm thường xuyên, liên tục và lâu dài để xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, phù hợp về cơ cấu và có chất lượng cao. Mặt khác, công tác bồi dưỡng giáo viên mang tính cấp bách bởi nhà trường phải thực hiện ngay những yêu cầu của năm học, những chỉ đạo của ngành nhằm nâng cao chất lượng giáo dục như đổi mới chương trình, phương pháp dạy học - Công tác đào tạo, bồi dưỡng sẽ đẩy mạnh sự phát triển về chuyên môn nghiệp vụ của tất cả giáo viên, nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Tham gia vào các hoạt động bồi dưỡng sẽ giúp cho giáo viên thuận lợi khi tiếp cận với chương trình mới, có thái độ tích cực với những thay đổi nhanh chóng của thời đại. - Bồi dưỡng dưới nhiều hình thức phong phú đặc biệt là hình thức bồi dưỡng tại trường sẽ góp phần xây dựng tinh thần cộng tác, làm việc theo tổ, nhóm chuyên môn trong nhà trường. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng sẽ khuyến khích giáo viên làm việc chăm chỉ, tích cực để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. - Khi tham gia bồi dưỡng một cách thường xuyên, bài bản sẽ góp phần nâng cao ý thức, tính sáng tạo trong phương pháp dạy, những kỹ năng và thói quen tự học của giáo viên. Qua bồi dưỡng giúp cho giáo viên đánh giá được khả năng hoàn thành công việc và sự tiến bộ trong công tác của bản thân. Để đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay, người giáo viên cần phải luôn luôn rèn luyện đạo đức, tự học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao khả năng sư phạm, đáp ứng nguyện vọng của phụ huynh, nhu cầu học tập của trẻ và yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo hiện nay. Điều đó khẳng định rằng: công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong trường mầm non là hết sức quan trọng, người cán bộ quản lý phải có trách nhiệm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường. 5 phạm chưa thật sự linh hoạt, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong các hoạt động còn hạn chế. - Nội dung sinh hoạt chuyên môn của tổ vẫn chưa cao do không có buổi dành riêng cho sinh hoạt chuyên môn (việc sinh hoạt chuyên môn thực tế là vào các buổi chiều khi đã trả hết trẻ hoặc vào các ngày nghỉ), khi tham gia sinh hoạt chuyên môn giáo viên trong tổ còn chưa mạnh dạn tham gia đóng góp ý kiến riêng của mình. Năm học 2015-2016, nhà trường nhận chăm sóc giáo dục 582 trẻ từ 2 đến 6 tuổi. Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường là 35 đồng chí, trong đó: Ban giám hiệu có 3 đồng chí ; Giáo viên có: 23 đồng chí; Nhân viên có: 9 đồng chí. Trình độ chuyên môn của giáo viên: Đại học: 20 đồng chí; Cao đẳng: 03 đồng chí. Để thực hiện tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên mầm non, tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên thông qua việc đánh giá năng lực sư phạm thực tiễn và theo chuẩn nghề nghiệp giáo viện mầm non, kết quả khảo sát cụ thể như sau: BẢNG KHẢO SÁT TRÌNH ĐỘ CMNV CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Biểu 1: Đánh giá trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. Đánh giá, xếp loại STT Tiêu chuẩn Xuất Khá Trung Kém sắc bình 1 Kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế văn 8 10 5 hoá xã hội và giáo dục của địa phương nơi công tác. 2 Kiến thức về chăm sóc sức khoẻ toàn diện 8 11 4 cho trẻ lứa tuổi mầm non. 3 Kiến thức về hình thức tổ chức, phương 7 9 7 7 3. Các biện pháp bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên Đối với giáo viên mầm non, bồi dưỡng là phải bám sát mục tiêu cơ bản của giáo dục mầm non hiện nay và hướng tới những đổi mới của giáo dục mầm non. Để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, là Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, bản thân tôi đã nghiên cứu tài liệu, bám sát thực tế của nhà trường, học hỏi kinh nghiệm quản lý trường bạn để đưa ra một số biện pháp bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong trường mầm non cụ thể như sau: 3.1. Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch chuyên môn: Việc xây dựng kế hoạch chuyên môn là không thể thiếu trong quá trình giáo dục trẻ của mỗi giáo viên trong trường mầm non. Song việc xây dựng kế hoạch như thế nào cho phù hợp với trình độ chuyên môn chung của giáo viên trong trường để đạt kết quả cao là việc làm không đơn giản. Xác định được nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2015-2016 là xây dựng “trường học mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, năm học tiếp tục triển khai tích cực, hiệu quả, sáng tạo, cụ thể hóa cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, và phong trào thi đua: “Dạy tốt, học tốt”; “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” thành hoạt động có ý nghĩa thiết thực trong phong trào “Xây dựng mô hình vườn rau sạch cho bé” và cuộc vận động “Mỗi giáo viên đăng ký giúp đỡ một đồng nghiệp cùng tiến bộ”, gắn với việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ nhằm thực hiện tốt Chỉ thị 03/CT-TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Trên cơ sở kế hoạch nhiệm vụ năm học các cấp đã chỉ đạo và hướng dẫn từ đó tôi đã xây dựng kế hoạch chuyên môn: kế hoạch tháng; kế hoạch tuần, cụ thể hóa kế hoạch chuyên môn sát với tình hình của trường. 9 3.2. Bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp: Bên cạnh những tác động tích cực thì nền kinh tế thị trường cũng tác động tiêu cực tới giáo dục mầm non và tới quá trình bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non. Những biểu hiện coi trọng lợi ích vật chất dẫn đến việc xem nhẹ các giá trị tinh thần đã làm méo mó mối quan hệ giữa cô và trò. Cá biệt đã có sự phân biệt đối xử giữa các trẻ trong một lớp, đã có hiện tượng việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ phụ thuộc một phần vào lợi ích vật chất của cha mẹ trẻ đối với giáo viên mầm non. Những hành động lệch chuẩn đó đã làm mất bình đẳng trong giáo dục trẻ, dễ gây tổn thương cho trẻ. Do vậy công tác bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên là một việc làm rất quan trọng và cần thiết bởi lẽ: phẩm chất chính trị có vững vàng, tư tưởng chính trị có tốt thì người giáo viên mới “yêu nghề, mến trẻ”, tận tụy với công việc, yên tâm công tác. Đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ, giáo viên có tốt thì hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong trường mầm non mới giỏi, mới thương yêu trẻ như con của mình và xứng đáng là người mẹ hiền thứ hai của trẻ .Vậy làm sao để đội giáo viên có phẩm chất chính trị tư tưởng vững vàng, đạo đức nghề nghiệp tốt? từ suy nghĩ đó tôi đã có những biện pháp bồi dưỡng cụ thể như sau: Thứ nhất: Vào đầu năm học nhà trường đã tổ chức cho các cán bộ giáo viên được tham gia học tập lớp bồi dưỡng chính trị hè, cho giáo viên ký cam kết với nhà trường theo chuẩn nghề nghiệp, tuyên truyền đến 100% cán bộ giáo viên, nhân viên thực hiện tốt các cuộc vận động và các phong trào thi đua do ngành phát động. Xây dựng kế hoạch phát động phong trào thi đua chào mừng các ngày lễ lớn trong năm như: 20/10, 20/11, 22/12, 3/2, 8/3, 30/4, 1/5, 19/5... Thứ hai: Trong các cuộc họp hội đồng định kỳ hàng tháng nhà trường luôn tổ chức học tập, triển khai đầy đủ mọi thông tư, chỉ thị, quyết định của 11 Thứ năm: Thực hiện nghiêm túc, công khai công tác kiểm tra, đánh giá, tổ chức xét thi đua dựa theo các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, đưa lĩnh vực phẫm chất chính trị, đạo đức, lối sống là một trong những lĩnh vực quan trọng để xét thi đua hàng tháng, học kỳ và năm học. Bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phải được xác định là biện pháp quan trọng hàng đầu, là nhiệm vụ thường xuyên là lâu dài trong sự nghiệp giáo dục. Việc học tập, tự học tập để nâng cao nhận thức phải thực hiện thường xuyên, liên tục, trở thành nền nếp. Góp phần tạo ra những giáo viên mầm non thực sự năng động, sáng tạo, có đức, có tài, xứng đáng với câu ca “Cô là cô dạy giỏi, cháu là học trò ngoan”. 3.3. Bồi dưỡng nâng cao kĩ năng sư phạm cho giáo viên mầm non: Dạy học là hoạt động đặc thù cần nhiều kỹ năng. Chính vì vậy, người giáo viên mầm non cần trang bị cho mình nhiều kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng sư phạm để đáp ứng với thực tế đổi mới ngày càng cao trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Một giáo viên giỏi phải có hệ thống kỹ năng sư phạm được chuyên môn hóa cao, sâu sắc và luôn thích ứng với nhiều hoàn cảnh khác nhau. Khi tiến hành bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cần thiết cho đội ngũ giáo viên tại trường, tôi đã thực hiện việc tách rời, cụ thể hóa từng kỹ năng sư phạm để bồi dưỡng cho giáo viên đạt hiệu quả cao nhất. - Kỹ năng sư phạm bắt buộc: Lợi thế của cô giáo mầm non chính là biết hát, biết múa và đọc truyện, biết cách sử dụng biến tấu nhạc cụ, biết cách làm đồ chơi Đây là những kỹ năng bắt buộc các cô giáo tương lai cần nắm một cách thành thạo nếu muốn duy trì con đường “cô nuôi dạy trẻ”. Trong các cuộc thi do ngành phát động nhà trường luôn tham gia và có giải cao, bên cạnh đó còn thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, tổ chức thi đua giữa các tổ chuyên môn, hội giảng chào mừng các ngày lễ lớn trong năm như: 20/10, 20/11, 8/3...vừa tạo được không khí vui vẻ, vừa là dịp để mỗi 13
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_boi_duong_chuyen_mon.doc