Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm xây dựng trường điểm của Chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm”

doc 5 trang skkn 14/06/2024 1220
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm xây dựng trường điểm của Chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm xây dựng trường điểm của Chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm”

Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm xây dựng trường điểm của Chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm”
 Kinh nghiệm xây dựng trường điểm của chuyên đề “Nâng cao 
 chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm”
 Trường MN Rạng Đông 7, TP.HCM
Từ năm học 2002 – 2003 trường mầm non Rạng Đông 7 Quận 6 – Tp.HCM được Bộ Giáo Dục và 
Đào tạo chọn xây dựng trường điểm thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục dinh 
dưỡng và vệ sinh an tòan thực phẩm”.
Trường có quy mô đơn vị trường phường, nuôi dậy các cháu của Phường 7 Quận 6 và 8 phường 
lân cận. Hàng năm nhà trường đón nhận các cháu từ các gia đình lao động nghèo, có cả người dân 
tộc Chăm và Hoa. Trình độ văn hóa giới hạn , kinh tế khó khăn nên chắc chắn sẽ ảnh hưởng ít 
nhiều đến việc chăm sóc, nuôi dạy con. Từ những khó khăn đó, việc triển khai chuyên đề ở đơn vị 
chúng tôi quả là cần thiết, chúng tôi đã tổ chức một số các họat động sau:
 A. về nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng
 Trên cơ sở xây dựng kế họach chúng tôi tiến hành khảo sát đầu vào năm thứ nhất (2002 -
2003) theo bộ phiếu khảo sát của Vụ Giáo Dục Mầm Non và đánh giá kiến thức hiểu biết dinh 
dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở 3 đối tượng (Phụ huynh – Giáo viên – Trẻ). Cả 3 đối tượng 
qua khảo sát đầu vào chỉ đạt hơn 7%. Từ kết quả khảo sát trên nhà trường đề ra 1 biện pháp như 
sau:
1. Đối với phụ huynh
 Công tác tuyên truyền là chủ yếu với nhiều hình thức khác nhau. Tổ chức cho phụ huyng 
nghe báo cáo và tọa đàm về dinh dưỡng như “giá trị kiến thức dinh dưỡng cho trẻ Mầm non”. “Nấu 
ăn duy trì dinh dưỡng”, “dinh dưỡng hợp lý và cân đối”,” chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ mang 
thai”. Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ, “Lựa chọn thực phầm an toàn”.
 Tổ chức cho phụ huynh tham quan bếp ăn hướng dẫn cách chế biến thức ăn, tham quan giơ 
2 ăn của trẻ cũng như tham quan họat động bé tập làm nội trợ. Số phụ huynh tham quan trên 300 
người so với năm chưa thực hiện, tăng trên 50%.
 Ngòai ra, hàng tháng phụ huynh còn nhận tài liệu, tờ rơi về nội dung chăm sóc sức khỏe trẻ 
như: “bệnh thiếu canxi”, bệnh viêm đường hô hấp cấp do virút cúm”, “bệnh sốt xuất huyết và 
bệbnh thủy đậu”. Số tài liệu được phát trên 700 tờ.
 Song song với công việc trên, nhà trường tổ chức hội thi nấu ăn được phụ huynh ủng hộ 
nhiệt tình và tích cực. Cuộc thi đã thể hiện kết quả quản lý và thực hành về dinh dưỡng và vệ sinh 
an toàn thực phẩm rất tốt.
 Các hình thức tuyên truyền còn thể hiện ở bản tin phụ huynh cần thiết. Xem băng hình nghe 
phát loa giờ đón trả trẻ và phường phát thanh vài mỗi buổi sáng (Phối hợp với trung tâm văn hóa 
Phường đọc).
 Qua việc tuyên truyền cho các bậc phụ huynh , kết quả về giáo dục dinh dưỡng được nâng 
cao cụ thể là:
 - Phụ huynh đã biết quan tâm chăm sóc sức khỏe của trẻ, hướng dẫn trẻ biết các thức ăn cần 
thiết cho cơ thể. Các cô đã tự tin hơn qua thực hiện chuyên đề cho các trường trong quận và các tỉnh thành phố phía 
Nam đến học tập.
 3. Đối với trẻ:
Nội dung giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm còn rất mới mẻ và xa lạ với trẻ.
Trước chuyên đề trẻ biết ít về tên các loại thực phẩm mà trẻ thường ăn, thực phẩm đó đuợc xếp vào 
nhóm nào, có lợi ích gì cho cơ thể, loại nào nên ăn nhiều, loại nào không dùng nhiềuhoặc ăn như 
thế nào để đảm bảo vệ sinh an toàn. Do đó, khi thực hiện chuyên đề năm thứ I (2002-2003) qua 
khảo sát trẻ kết quả các câu như “Kể tên các món ăn mà cháu biết” – “ nhận biết tên thực phẩm” – 
“bé có biết bữa ăn đủ chất gồm những loại thực phẩm nào” – “ cháu có biết cách pha sữa”các 
câu trả lời tỷ lệ sai khá cao.
Từ kết quả khảo sát, nhà trường cùng với giáo viên tích hợp một số kiến thức về dinh dưỡng và vệ 
sinh an toàn thực phẩm vào nội dung của các chủ điểm. Để tạo điều kiện cho trẻ hoạt động, nhà 
trường cải tạo phòng trung chuyển thức ăn ở trên lầu để mở rộng diện tích lớp học cho trẻ được 
hoạt động. 
Các cháu được thực hành nhằm củng cố kiến thức và rèn ý thức vệ sinh thông qua thói quen vệ 
sinh ăn uống, phòng bệnh. Hằng ngày trẻ được nhắc nhở rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ 
sinh, cách dùng khăn lau mặt sạch
Kết quả trẻ thích nghi với chế độ sinh hoạt hằng ngày, môi trường sống và có nề nếp thói quen tốt 
trong ăn uống, ngủ, vệ sinh, cơ thể phát triển cân đối hài hòa. Nhằm nâng cao nội dung giáo dục 
dinh dưỡng, nhà trường tiến hành cải tạo môi trường hoạt động cho trẻ: sân trường được nâng cao, 
nền sân được lát gạch không còn rêu bám, trẻ chơi được sạch sẽ an toàn, toàn bộ trường được quét 
vôi khang trang, chân tường các phòng học được lát gạch men sạch đẹp.
Nhà trường còn xây thêm bồn rửa tay tại sân chơi để trẻ rửa tay sạch sau khi chơi và lao động. 
Xung quanh trường được trồng thêm cây che bóng mát và tạo một vườn rau, cây ăn quả nhỏ để có 
thêm điều kiện cung cấp vốn sống cho trẻ. Trẻ có cơ hội được:
- Làm vườn: trẻ biết chăm sóc vườn cây. Qua lao động, vệ sinh trẻ biết gieo trồng tưới cây, 
lau lá, nhặt lá vàng
- Trẻ được quan sát nhận dạng các loại cây, lá, quả, biết các loại rau như cải ngọt, cải xanh 
đậu bắp, đậu rồng, bạc hà, quế, hành ngòhay các loại cây ăn quả như khế, ổi, bưởi, sabôchêTừ 
đó, giáo dục trẻ lao động, biết cách chăm sóc cây trong vườn.
- Bé làm nội trợ: Trẻ biết cách làm một số việc đơn giản, thao tác thuần thục như: cắm hoa, 
bày bàn ăn, bày cỗ nhân ngày sinh nhật hoặc lễ tết, làm được một số món ăn đơn giản như phết bơ, 
patê vào bánh mìgiáo dục trẻ biết tự phục vụ chăm sóc và phục vụ chăm sóc mọi người xung 
quanh như pha nước chanh cho cả lớp cùng uống, cùng nhau sắp xếp bàn ghế, chuẩn bị bàn ăntrẻ 
tự thay và xếp quần áo
- Năm thứ 3 (2004-2005) nhà trường tiếp tục khảo sát trẻ kiến thức được nâng cao, các câu 
hỏi trả lời đa số đạt trên 95%.
 B. Nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm:
Các biện pháp: 5. Trình độ nhân viên nấu ăn:
Tất cả nhân viên nấu ăn đã được cử đi học đến nay có 2/4 cô có trình độ sơ cấp và 2/4 cô có trình 
độ Trung cấp kỹ thuật viên nấu ăn.
Để nhân viên có trách nhiệm trong việc mình làm, Ban giám hiệu đã thành lập ban tiếp phẩm, ban 
vệ sinh an toàn thực phẩm. 
Nhân viên cấp dưỡng đều khám sức khỏe hằng năm ( 1 năm/2 lần ), được trang bị bảo hộ lao động 
khi làm việc (nón, khẩu trang, quần áo, găng tay, giày)
 6. Vệ sinh:
Mỗi ngày đều xử lý rác sạch sẽ, thông cống rãnh không để nước đọng, các góc sân trường ở nhóm 
lớp và khu vực nhà bếp đều có thùn đựng rác có nắp đậy.
Hằng ngày, tất cả các món ăn, thức uống đều được lưu mẫu theo qui định. Ngòai ra, nhà trường 
còn lưu mẫu thực phẩm sống để có thể xác định được nguyên nhân gây ngộ độc, nếu có.
 7. Chất lượng bữa ăn:
Việc xây dựng thực đơn và khẩu phần ăn cân đối hợp lý rất quan trọng. Được sự quan tâm của Sở 
Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và đào tạo tổ chức những buổi tập huấn, hướng dẫn nhà 
trường áp dụng khoa học dinh dưỡng trong cơ cấu khẩu phần cho các lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo. 
Được hướng dẫn sử dụng phần mềm tin học nên công việc tính toán được nhanh chóng và đúng so 
với tính bằng tay vừa chậm, mất thời gian và cân đối các chất khó đạt yêu cầu.
Thực đơn được xây dựng trên máy giúp nhà trường rút được nhiều kinh nghiệm và có nhiều thực 
đơn mẫu. Căn cứ vào mục thực đơn mẫu, để đi chợ (đặt hàng) rồi làm bảng điều tra khẩu phần thực 
tế.
Thực đơn ngon, chọn thực đơn phẩm để tìm, theo mùa. Phối hợp nhiều loại thực phẩm, trung bình 
sử dụng khoảng 25 loại thực phẩm/ngày. Chú ý bổ sung dầu, mỡ, đường, muối, iốt để đủ chất cân 
đối và phù hợp với tiền ăn cha mẹ trẻ đóng góp.
Mức thu tiền ăn được điều chỉnh hằng năm phù hợp với giá cả thực phẩm. Để đảm bảo chất lượng 
bữa ăn của trẻ, mức thu hiện nay là:
Nhà trẻ: 5.500đ/ngày/1cháu
Mẫu giáo: 6.500đ/ngày/1cháu.
Việc xây dựng thực đơn, khẩu phần ăn cân đối hợp lý giúp cho việc nuôi trẻ phát triển tốt, làm cho 
công tác phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì đạt kết quả khả quan. Trong năm thực hiện 
chuyên đề số trẻ bị suy dinh dưỡng được phục hồi trên 90% và mặc dù rất khó khăn số trẻ bị béo 
phì đã trở lại bình thường đạt 20%.
Sau 3 năm thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn 
thực phẩm” với sự tích cực và quyết tâm sâu sát, sự giúp đỡ của Đảng, chính quyền các cấp và đặc 
biệt là của Bộ, Sở, Phòng giáo dục thường xuyên giúp đỡ nên chất lượng giáo dục dinh dưỡng và 
vệ sinh an toàn thực phẩm đã thực sự nâng cao và có hiệu quả rõ rệt. Tập thể cán bộ - giáo viên – 
nhân viên trường Mầm non Rạng Đông 7 phấn khởi được làm việc trong điều kiện tốt để nuôi dạy 
các cháu đảm bảo vệ sinh an toàn.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_xay_dung_truong_diem_cua_c.doc