Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên áp dụng phương pháp dạy học theo dự án tại trường Mầm non chất lượng cao 20-10

docx 25 trang skkn 19/08/2024 660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên áp dụng phương pháp dạy học theo dự án tại trường Mầm non chất lượng cao 20-10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên áp dụng phương pháp dạy học theo dự án tại trường Mầm non chất lượng cao 20-10

Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên áp dụng phương pháp dạy học theo dự án tại trường Mầm non chất lượng cao 20-10
 UBND QUẬN HOÀN KIẾM
 TRƯỜNG MẦM NON 20-10
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 KINH NGHIỆM CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN
 ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN 
 TẠI TRƯỜNG MẦM NON CLC 20-10
Lĩnh vưc: Quản lý 
Cấp học: Mầm non
Họ và tên: VŨ THỊ KIM THANH
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng 
ĐT: 0947694494
Email: thanhvk2111@gmail.com
Đơn vị công tác: Trường mầm non 20-10, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
 NĂM HỌC 2019- 2020
 0 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Lý do chọn đề tài:
 Nghị quyết số 29-NQ/TW của Trung ương Đảng “Về đổi mới căn bản, 
toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa 
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc 
tế” đã nhấn mạnh: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của 
Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Vì vậy, đầu tư cho giáo dục được coi là đầu tư 
phát triển và đổi mới giáo dục là một trong những xu hướng đang diễn ra mạnh 
mẽ trên qui mô toàn cầu.
 Không nằm ngoài xu thế đó, với nhiệm vụ được các cấp lãnh đạo giao 
thực hiện mô hình trường mầm non chất cao từ năm 2014, trường Mầm non 20- 
10 đã đề ra mục tiêu chiến lược nhằm phát triển nhà trường đó là “Không ngừng 
nâng cao chất lượng, đổi mới giáo dục toàn diện theo xu thế hội nhập quốc tế”.
 Để thực hiện được mục tiêu đó, trong nhiều năm qua, đội ngũ CBQL, giáo 
viên, nhân viên trong nhà trường đã tích cực tìm tòi, nghiên cứu và lựa chọn 
những phương pháp giáo dục tiên tiến phù hợp với mô hình của nhà trường để 
đưa vào triển khai và một trong số đó là phương pháp dạy học theo dự án
 Tại sao nhà trường lại lựa chọn phương pháp dạy học theo dự án? Đây là 
một câu hỏi đặt ra cho Ban giám hiệu nhà trường. Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận 
thấy dạy học theo dự án là một mô hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Nó 
giúp trẻ phát triển kiến thức và các kỹ năng liên quan thông qua những nhiệm vụ 
mang tính mở, khuyến khích trẻ tìm tòi, hiện thực hoá những kiến thức đã học 
trong quá trình thực hiện và tạo ra những sản phẩm của chính mình. Phương 
pháp dạy học theo dự án được xây dựng dựa trên những câu hỏi định hướng 
quan trọng, lồng ghép các nội dung giáo dục vào thực tế cuộc sống xung quanh 
trẻ
 Các hoạt động dạy học theo dự án chứa đựng nhiều kỹ thuật dạy học khác 
nhau, có thể lôi cuốn được mọi đối tượng học sinh không phụ thuộc vào cách 
học của trẻ. Thông qua việc học theo dự án giúp trẻ có thể hiểu sâu nội dung 
hơn, giải quyết vấn đề và tạo ra những sản phẩm theo cách riên của mình. Từ đó 
tạo ra những thế hệ trẻ có năng lực làm việc một cách sáng tạo trong tương lai.
 Là một cán bộ quản lý phụ trách về chuyên môn trong nhà trường thực 
hiện năm thứ 6 mô hình trường mầm non chất lượng cao, nhiều năm được tiếp 
cận với một số phương pháp dạy học tiên tiến tôi nhận thấy việc đưa phương 
pháp dạy học theo dự án vào việc thực hiện chương trình giáo dục là phù hợp 
với xu thế phát triển giáo dục và đặc biệt phù hợp với nhu cầu, khả năng của trẻ
 2 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu:
 Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó học sinh dưới sự 
điều khiển và giúp đỡ của giáo viên tự lực giải quyết một nhiệm vụ học tập 
mang tính phức hợp không chỉ về mặt lý thuyết mà đặc biệt về mặt thực hành, 
thông qua đó tạo ra các sản phẩm thực hành có thể giới thiệu, công bố được.
 Bên cạnh phương pháp dạy truyền thống, dạy học theo dự án là phương 
pháp dạy nhằm bắt nhịp với xu thế hiện đại trong giáo dục để nâng cao năng lực 
học tập của học sinh. Hiểu được nguyên lý dạy học theo dự án, giáo viên sẽ có 
thêm cơ hội phát huy tính tích cực của học sinh, từ đó làm cho hoạt động dạy 
học vừa phong phú vừa gắn bó với thực tiễn.
 Thuật ngữ dự án được hiểu theo nghĩa phổ thông là một đề án, một dự 
thảo hay một kế hoạch. Khái niệm dự án từ lĩnh vực kinh tế đi vào lĩnh vực giáo 
dục đào tạo không chỉ với ý nghĩa là các dự án phát triển giáo dục mà còn được 
sử dụng như một phương pháp hay hình thức dạy học. Đầu thế kỷ 20, các nhà sư 
phạm Mỹ đã xây dựng cơ sở lý luận cho phương pháp dự án và coi đó là một 
phương pháp dạy học quan trọng để thực hiện quan điểm dạy học lấy học sinh 
làm trung tâm.
 Từ trước đến nay có nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau về dạy học 
theo dự án. Ngày nay, dạy học theo dự án được coi là một hình thức dạy học vì 
khi thực hiện một dự án phải có nhiều phương pháp dạy học cụ thể được sử 
dụng. Có thể hiểu đây là một hình thức dạy học trong đó người học thực hiện 
một nhiệm vụ học tập phức hợp và có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành để 
tạo ra sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học thể hiện với 
tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập. Làm việc nhóm là hình thức làm 
việc cơ bản của dạy học theo dự án.
 Có thể thấy những đặc điểm cơ bản của dạy học theo dự án bao gồm: 
Định hướng thực tiễn, có ý nghĩa thực tiễn xã hội, định hướng hứng thú người 
học, tính phức hợp, định hướng hành động, tính tự lực cao của người học, cộng 
tác làm việc và định hướng sản phẩm. Về mục tiêu, dạy học theo dự án vừa tạo 
ra sản phẩm vừa thực hành nghiên cứu lại giải quyết được một vấn đề. Nếu phân 
loại theo chuyên môn thì có dự án trong một môn học, dự án liên môn, dự án 
ngoài chuyên môn. Nếu phân loại theo quỹ thời gian thì có: Dự án nhỏ, dự án 
trung bình và dự án lớn. Khi phân loại theo nhiệm vụ thì có: Dự án tìm hiểu, dự 
án nghiên cứu, dự án thực hành và dự án hỗn hợp. Bên cạnh đó có thể phân loại 
theo sự tham gia của người học và sự tham gia của người dạy.
 4 * Thuận lợi:
 - Đội ngũ cán bộ quản lý có cơ hội được tiếp cận, học hỏi kiến thức, kỹ 
năng tổ chức phương pháo dạy học theo dự án từ giáo viên trường Quốc tế Liên 
hợp quốc Unis, các chuyên gia trong khu vực và thế giới.
 - Đội ngũ giáo viên tâm huyết với nghề, tỉ lệ giáo viên có trình độ trên 
chuẩn, trình độ tiếng Anh, tin học cao (trên chuẩn: 100%, tiếng Anh: 83.6%, tin 
học: 95.1%), nhiều năm được thực hiện điểm Chương trình giáo dục mầm non 
cho Bộ Giáo dục, Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận Hoàn Kiếm 
nên đội ngũ giáo viên nắm vững chương trình GDMN, có nhiều năm được tiếp 
cận với một số phương pháp dạy học tiên tiến nên chủ động, linh hoạt trong việc 
triển khai các hoạt động giáo dục.
 - Nhà trường luôn quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện 
đại, học liệu để tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh thực hiện các hoạt động 
học theo dự án.
 - 100% phụ huynh học sinh ủng hộ mục tiêu phát triển theo hướng hội 
nhập quốc tế của nhà trường, tích cực phối hợp với nhà trường trong các hoạt 
động chăm sóc, giáo dục trẻ.
 * Khó khăn:
 - Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mới được tiếp cận với phương pháp 
dạy học theo dự án nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức, triển khai
 - Giáo viên còn gặp khó khăn trong việc lựa chọn các vấn đề liên quan 
đến kiến thức và kỹ năng thực hiện ý tưởng để tổ chức các hoạt động cho trẻ sao 
cho phù hợp với khả năng của trẻ mầm non theo độ tuổi.
 - Thời gian để giáo viên có cơ hội để nghiên cứu, bàn bạc, chia sẻ về 
chuyên môn, còn hạn chế.
 3. Các biện pháp đã tiến hành:
 3.1. Tự bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phương pháp dạy học theo dự
án
 Để có đủ năng lực quản lý và chỉ đạo giáo viên áp dụng phương pháp dạy
học theo dự án vào triển khai chương trình giáo dục thì đầu tiên người quản lý 
phải hiểu rõ ý nghĩ, vai trò của phương pháp dạy học theo dự án đối với chất 
lượng tổ chức các hoạt động cho trẻ đồng thời nắm chắc các nguyên tắc, cách 
thức triển khai phương pháp dạy học theo sự án sao cho phù hợp với điều kiện 
thực tiễn, khả năng của giáo viên và năng lực của học sinh.
 Để có đủ kiến thức, kỹ năng quản lý, triển khai phườn pháp dạy học theo 
dự án thì bản thân tôi đã tập trung nghiên cứu thật sâu Chương trình Giáo dục 
mầm non để xem xét thật kỹ lưỡng những vấn đề gì có thể điều chỉnh, cải tiến
 6 về dạy học theo dự án của các trường mầm non Singapore, trường Unis mà bản 
thân tôi được tận mắt chứng kiến và học hỏi để trao đổi, phân tích, chia sẻ với 
đội ngũ giáo viên cùng nhau thảo luận, đề xuất các phương án, cách thức có thể 
áp dụng theo điện kiện thực tế của từng lớp một cách phù hợp.
 Trong các buổi điều phối viên trường Unis về làm việc tại trường, tôi đã 
khuyến khích giáo viên tập trung học hỏi phương pháp dạy học theo dự án về 
cách tiếp cận trẻ nhằm phát huy năng lực cá nhân, cách tận dụng các vấn đề trẻ 
quan tâm để xây dựng các dự án. Lắng nghe những ý kiến góp ý, chia sẻ của 
giáo viên trường Unis sau mỗi lần về trường khảo sát để có thêm kinh nghiệm tổ 
chức, triển khai.
 Lựa chọn một số giáo viên đã được bồi dưỡng phương pháp dạy học theo 
dự án tại trường Unis, có khả năng nổi trội về nhận thức, kĩ năng, năng lực sư 
phạm vững vàng để thực hiện điểm. Ban giám hiệu và giáo viên chủ động bàn 
bạc, thống nhất ý tưởng xây dựng các dự án, hoạt động phù hợp với độ tuổi để 
triển khai thử nghiệm. Tổ chức cho giáo viên 100% các lớp thăm quan, kiến tập; 
tổ chức phân tích, rút kinh nghiệm trong tổ chuyên môn, từ đó thống nhất quan 
điểm và chủ động triển khai nhân rộng theo ý tưởng và nhu cầu hoạt động của 
từng lớp, phù hợp với mục tiêu giáo dục và yêu cầu của độ tuổi. Từ những kiến 
thức, kỹ năng được bồi dưỡng, giáo viên đã có kiến thức về phương pháo dạy 
học theo dự án, bước đầu có kỹ năng xây dựng kế hoạch giáo dục theo dự án 
phù hợp với độ tuổi. Giáo viên đã có kỹ năng vận dụng, tích hợp các lĩnh vực 
khoa học, toán, công nghệ, chế tạo vào các hoạt động giáo dục một cách nhẹ 
nhàng. Lựa chọn những vấn đề gần gũi với trẻ mầm non để trẻ tìm hiểu, khám 
phá và sử dụng các vật liệu đơn giản để chế tạo ra những sản phẩm nhằm đáp 
ứng các ý tưởng sáng tạo của trẻ như: Dự án: Trường MN 20-10 trong tương lai, 
cái bàn, Robot, Con thỏ, Quả bí ngô, Ngôi nhà mơ ước, Gara ô tô, Hệ mặt trời
 3.3. Chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học theo dự 
án phù hợp độ tuổi.
 Để có thể triển khai phương pháp dạy học theo dự án một cách phù hợp 
hiệu quả thì việc xây dựng kế hoạch thực hiện là một khâu hết sức quan trọng. 
Vậy làm thế nào để có kế hoạch thực hiện phù hợp, hiệu quả? Với câu hỏi đặt ra 
như vậy, ngay từ đầu năm học tôi đã chỉ đạo giáo viên ở các khối, lớp tập trung 
nghiên cứu mục tiêu cần đạt ở các độ tuổi một cách kỹ lưỡng, khảo sát nhu cầu 
của trẻ. Trên cơ sở đó, giáo viên sẽ xây dựng nội dung khai thác các chủ đề, các 
dự án nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục hoặc các dự án xuất phát từ nhu cầu của 
trẻ hoặc các sự kiện ấn tượng đối với trẻ.
 8 - Các cách và các điều kiện khác nhau sẽ tạo ra sự 
 chuyển động khác nhau
 - SK: Sinh nhật trường
 3 Động 4 tuần - Vòng đời của con vật
 vật - Điều kiện cần cho sự phát triển của con vật, mối liên 
 hệ của chúng với môi trường sống
 - Vai trò của động vật đối với con người
 SK: Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
 4 Chất 5 tuần - Tính chất của một số chất liệu
 liệu - Chất liệu liên quan đến sản phẩm của một số nghề.
 - Sự thay đổi của các chất liệu
 - SK: Đón Noel – Chào năm mới
 5 Thực 5 tuần - Vòng đời phát triển của cây
 vật - Sự nảy mầm của cây từ hạt
 - Vai trò của cây đối với đời sống con người
 - SK: Tết Nguyên Đán
 - SK: Ngày 8/3
 6 Nước 4 tuần - Nước sạch, nước bẩn, nước ô nhiễm
 và - Bảo vệ nguồn nước
 HTTN - Vòng tuần hoàn của nước
 - Ảnh hưởng của nước đối với cuộc sống (ích lợi, thiên 
 tai)
 7 Những 5 tuần - Những chuyến đi của bé (tên, địa danh)
 chuyến - Mục đích của những chuyến đi
 đi - Chuẩn bị cho những chuyến đi.
 - PTGT phù hợp với mỗi chuyến đi.
 - Ấn tượng về những chuyến đi (suy nghĩ và cảm xúc)
 - Một số loại hình nghệ thuật dân gian gần gũi của VN 
 và các nước trong khu vực
 SK: Mừng SN Bác
 Phát 3 tuần Thực hiện dự án phát sinh dựa trên nhu cầu của trẻ
 sinh
 Với cách xây dựng kế hoạch như vậy, giáo viên đã chủ động trong lựa 
chọn dự án, xác định mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, thiết kế các hoạt 
động đảm bảo phù hợp hợp với mục tiêu giáo dục, chủ động trong chuẩn bị 
nguồn tư liệu, học liệu nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu tìm hiểu, khám phá của trẻ
 10

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_chi_dao_giao_vien_ap_dung.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên áp dụng phương pháp dạy học theo dự án tại trườn.pdf