Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục trẻ ý thức và kỹ năng cần thiết để ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai tại trường mầm non 8-3

docx 15 trang skkn 23/06/2024 930
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục trẻ ý thức và kỹ năng cần thiết để ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai tại trường mầm non 8-3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục trẻ ý thức và kỹ năng cần thiết để ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai tại trường mầm non 8-3

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục trẻ ý thức và kỹ năng cần thiết để ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai tại trường mầm non 8-3
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÉT, CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
 Năm: 2019
 Kính gửi: 
 - Sở GD&ĐT Hải Phòng
 - Sở Khoa học và Công nghệ Hải Phòng
 Họ và tên: 
 - Lương Thị Oanh: Hiệu trưởng
 - Ngô Thị Diệp Hoa: Phó Hiệu trưởng
 Đơn vị công tác: Phó Hiệu trưởng trường mầm non 8 - 3
 Điện thoại: 02253852056
 Tên sáng kiến: Giáo dục trẻ ý thức và kỹ năng cần thiết để ứng phó 
với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai tại trường mầm non 8-3
 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý
 1. Tóm tắt trình trạng giải pháp đã biết
 Trong những năm học qua trường chúng tôi đã áp dụng có một số nghiên 
cứu của các tác giả về các biện pháp giáo dục trẻ phòng ngừa, ứng phó với biến 
đổi khí hậu và giảm nhẹ thiên tai trong trường mầm non, cụ thể như sau:
 - Đề tài "Một số biện pháp phòng ngừa biến đổi khí hậu và giảm nhẹ thiên 
tai cho trẻ tại trường mầm non Bích Hòa", trường Mầm non Bích Hòa xã Yên 
Mỹ - Thanh Oai - Hà Nội, năm 2015
 - Đề tài "Kinh nghiệm giáo dục trẻ lớp MG lớn trong Trường MN A 
phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu" trường Mầm 
non A - Tứ Hiệp - Thanh Trì - Hà Nội.
 - Đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ hình thành những kỹ năng cần thiết 
để ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai ”, tác giả Nguyễn Thị 
Đào trường MN Sao Đỏ - Chí Linh - Hải Dương, năm 2014
 Cả ba đề tài nghiên cứu kể trên đều có ưu điểm là đã thực hiện các biện 
pháp nhằm giúp cho giáo viên nắm được các cách phòng chống thiên tai, ứng 
phó với biến đổi khí hậu. Giáo viên đã bước đầu giúp trẻ nhận diện các loại 
thiên tai, biến đổi khí hậu phổ biến để phòng tránh. 
 Tuy nhiên các tác giả chưa nghiên cứu những biện pháp giáo dục để trẻ tự 
có ý thức và kỹ năng năng ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên 
tai. Giáo viên chưa tạo cho trẻ thái độ, phản ứng trước những thay đổi của khí 
hậu và những tác hại của thiên tai. Đây mới chính là yếu tố quan trọng giúp trẻ 
có được kỹ năng phòng tránh thiên tai và biến đổi khí hậu một cách tốt nhất. Các 
tác giả chưa chú ý thay đổi các hình thức giáo dục, các phong trào thi đua, chưa 
 0 ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN NGÔ QUYỀN
 TRƯỜNG MẦM NON 8-3
 BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Giáo dục trẻ ý thức và kỹ năng cần thiết để ứng phó 
 với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai 
 tại trường mầm non 8-3
 Tác giả: Lương Thị Oanh: Hiệu trưởng
 Ngô Thị Diệp Hoa: Phó Hiệu trưởng
 Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ QLGD
 Nơi công tác: Trường mầm non 8-3
 Ngày 08 tháng 3 năm 2019
 2 2. Đề tài "Kinh nghiệm giáo dục trẻ lớp MG lớn trong Trường MN A 
phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu" trường Mầm 
non A - Tứ Hiệp - Thanh Trì - Hà Nội.
 + Ưu điểm:
 - Giáo viên đã xây dựng được hệ thống các câu hỏi, đặt ra các tình huống, 
tổ chức một số hoạt động quan sát, lao động, học tập cho trẻ tham gia. 
 - Ban giám hiệu đã quan tâm đến việc tổ chức các phong trào thi đua để 
giúp giáo viên và học sinh quan tâm đến nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu 
và phòng chống thiên trong trường mầm non.
 + Hạn chế:
 - Giáo viên chưa biết cách tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ các kỹ năng 
tự bảo vệ bản thân trước những rủi ro, trước việc khí hậu thay đổi.
 - Các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, các phong trào thi đua vẫn 
theo một quy trình cũ, máy móc. Điều này dẫn đến một sự nhàm chán, lâu dần 
giáo viên sẽ không thấy hứng thú và không cảm nhận được ý nghĩa của các 
phong trào thi đua.
 3. Đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ hình thành những kỹ năng cần thiết 
để ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai ”, tác giả Nguyễn Thị 
Đào trường MN Sao Đỏ - Chí Linh - Hải Dương, năm 2014
 + Ưu điểm:
 - Ban giám hiệu cũng như giáo viên đã tích cực phối hợp 3 môi trường 
giáo dục: Gia đình – Nhà trường – Giáo viên trong việc tìm ra những biện pháp 
giáo dục biến đổi khí hậu và cách ứng phó với biến đổi khí hậu cho trẻ.
 - Đề tài đã đưa ra các biện pháp tích hợp nội dung giáo dục giúp trẻ hình 
thành những kỹ năng cần thiết để ứng phó với biến đổi khí hậu vào các thời 
điểm trong chế độ sinh hoạt hàng ngày
 + Hạn chế:
 Tác giả đã xây dựng các nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu 
tuy nhiên chủ yếu là các nội dung đó được tích hợp trong các thời điểm hàng 
ngày chứ chưa tập trung thực hiện theo một chủ đề giáo dục hay một chuyên đề 
cụ thể. Các nội dung giáo dục không sâu, các hoạt động chưa phong phú, thiếu 
các đồ dùng, phương tiện hỗ trợ để trẻ thực hành. Chính vì vậy khiến trẻ thấy gò 
bó, áp đặt, không phát huy được khả năng và việc tiếp thu kiến thức trở nên máy móc.
 Tóm lại, cả ba đề tài nghiên cứu kể trên đều có ưu điểm là đã tập trung 
vào các giải pháp giúp giáo viên nắm được nội dung, phương pháp giáo dục trẻ 
về biến đổi khí hậu và cách ứng phó với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên cả ba đề tài 
trên đều chưa chú ý đến việc tìm ra các giải pháp giáo dục trẻ ý thức tự biết bảo 
vệ bản thân trước việc biến đổi khí hậu và thiên tai, chưa chú ý dạy trẻ các kỹ 
năng cần thiết để để ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai. Bên 
 4 Các trường mầm non cũng đã quan tâm đến vấn đề giáo dục biến đổi khí 
hậu cho trẻ nhưng thường chỉ dừng lại ở các nội dung giáo dục lồng ghép, tích 
hợp trong các hoạt động hàng ngày. Các nội dung giáo dục chưa được thực hiện 
thành các chủ đề, chuyên đề độc lập; thiếu các hoạt động thực hành, trải nghiệm, 
thiếu các đồ dùng, thiết bị chuyên biệt. Giáo viên và học sinh chưa có cơ hội thể 
hiện sự sáng tạo, năng lực, sở trường của mình. 
 Chúng ta luôn mong muốn làm những điều tốt nhất cho trẻ bằng những gì 
chúng ta có nhưng việc giúp cho trẻ tự nhận thấy vai trò của mình, ý thức được 
những việc mình làm, có kỹ năng ứng phó, phòng chống những rủi ro có thể xảy 
xảy ra với bản thân mới là vô cùng quan trọng. Và chỉ khi khi đối tượng được 
bảo vệ có nhu cầu được an toàn và biết tự bảo vệ bản thân thì nhiệm vụ chăm 
sóc, giáo dục của chúng ta mới thật sự thành công. Đây cũng chính là mục tiêu 
quan trọng của chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” 
mà toàn ngành giáo dục mầm non đang quyết tâm thực hiện. 
 Xuất phát từ thực tế trên tôi thấy cần phải có sự đổi mới, sáng tạo trong 
việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ ý thức và kỹ năng cần thiết để ứng phó 
với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai 
 Giải pháp " Giáo dục trẻ ý thức và kỹ năng cần thiết để ứng phó với biến 
đổi khí hậu và phòng chống thiên tai tại trường mầm non 8-3" được thực hiện tại 
trường chúng tôi với những nội dung như sau:
 * Thực hiện sáng tạo các chuyên đề và chủ đề giáo dục độc lập nhằm 
hình thành ý thức phòng ngừa, ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng 
chống thiên tai.
 Ngay từ đầu năm học tôi đã xin ý kiến của Hiệu trưởng, thống nhất trong 
Ban giám hiệu nhà trường để xây dựng kế hoạch chuyên đề "Giáo dục trẻ ứng 
phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai". Sau khi xây dựng kế hoạch 
thực hiện cụ thể, tôi triển khai kế hoạch tới toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên 
trong toàn trường. Cùng với ban chất lượng của trường, chúng tôi thông nhất các 
nội dung thực, các tiêu chí thi đua, phân công lớp điểm, giáo viên mũi nhọn... 
Chuyên đề của trường chúng tôi được thực hiện với những nội dung sau:
 - Bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên kiến thức về giáo dục biến đổi khí hậu, 
kỹ năng thiết kế, tổ chức các hoạt động thực hành giáo dục trẻ ứng phó với biến 
đổi khí hậu và giảm nhẹ thiên tai.
 - Xây dựng kế hoạch và trang bị đồ dùng, đồ chơi, thiết bị phục chuyên đề.
 - Thiết kế các nội dung tuyên truyền nội dung chuyên đề bằng nhiều hình 
thức: băng zôn, bảng biểu, hình ảnh, trang web của trường, góc tuyên truyền các 
lớp, hội thảo, đàm thoại (Phụ lục 1)
 - Tổ chức Hội giảng chuyên đề với các nội dung: (Phụ lục 2)
 6 hội làm quen, khám phá và thực hành ứng phó với biến đổi khí hậu và thiên tai. 
Đặc biệt được làm quen với những chủ đề giáo dục hấp dẫn, được tham gia các 
buổi hội thảo chuyên đề hấp dẫn các cháu cảm thấy rất hứng thú. Các cháu đã 
bắt đầu tự nhận thấy vai trò, trách nhiệm của mình trong việc phòng chống với 
biến đổi khí hậu và có kỹ năng ứng phó với rủi ro và những thiên tai. Ban giám 
hiệu chúng tôi có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc chỉ đạo chuyên đề, nhất là 
những chuyên đề sáng tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới trong từng giai đoạn khác nhau.
 * Tổ chức các hoạt động thực hành, trải nghiệm sáng tạo nhằm hình 
thành kỹ năng phòng ngừa, ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống 
thiên tai cho trẻ
 Qua quá trình chỉ đạo, tổ chức các hoạt động giáo dục chúng tôi nhận thấy 
rằng đối với trẻ mầm non thì việc được tham gia hoạt động thực hành là điều trẻ 
vô cùng hứng thú bởi qua đó trẻ được thể hiện mình, được phát huy năng lực, sở 
trường. Đây cũng là cơ hội để trẻ hình thành được kỹ năng ứng phó với những 
rủi rõ, những thay đổi của thời tiết. Qua đó trẻ có ý thức hơn về việc bảo vệ môi 
trường để góp phần giảm nhẹ thiên tai. 
 Chính vì vậy ngay từ đầu năm học tôi đã chỉ đạo giáo viên tìm hiểu, 
nghiên cứu các hoạt động thực hành, khám phá về nội dung giáo dục biến đổi 
khí hậu và giảm nhẹ thiên tai. Yêu cầu đầu tiên khi thiết kế các hoạt động đó là 
phù hợp với nhu cầu, hứng thú và khả năng của trẻ theo từng độ tuổi. Căn cứ 
vào quá trình khảo sát trẻ và những kinh nghiệm tổ chức các hoạt động, giáo 
viên lựa chọn những hoạt động mà trẻ yêu thích và vừa sức với trẻ. Những hoạt 
động phải đảm bảo nhiều trẻ được tham gia với nhiều hình thức khác nhau nhằm 
tạo cơ hội cho trẻ được quan sát, đàm thoại, thực hành trải nghiệm, thí nghiệm, 
chơi các trò chơi... để trẻ nhận ra được những việc làm tốt, không tốt - những 
hành động đúng - hành động không đúng; kích thích trẻ suy nghĩ, bộc lộ tình 
cảm, có thái độ phù hợp với thiên nhiên, với môi trường sống và đặc biệt là 
được thực hành, ứng phó với những tình huống thực tế để trẻ bộc lộ khả năng, 
thái độ của mình.
 Sau khi hướng dẫn cho giáo viên nghiên cứu, tìm hiểu và đăng ký các 
hoạt động thực hành tôi đã tổ chức dự giờ các hoạt động của giáo viên. Giáo 
viên trong trường được tham gia dự giờ, nhận xét để rút kinh nghiệm cho đồng 
nghiệp và bản thân về cách lựa chọn hoạt động, điều hành và sử dụng các 
phương tiện cho trẻ hoạt động.
 Qua một quá trình tổ chức thực hiện, trường chúng tôi đã thiết kế được rất 
nhiều các hoạt động, trò chơi cho trẻ thực hành, trải ngiệm. Những hoạt động đó 
được thực hiện trong các hoạt động giáo dục: trò chơi đóng vai (công nhân bảo 
vệ môi trường, Bé tập làm nội trợ...), trò chơi học tập (so sánh, phân loại, giải 
câu đố, tập diễn đạt...), trò chơi vận động (mô tả các hành vi bảo vệ môi trường 
 8 nghe một cách say sưa. Nhiều cháu còn hỏi các cô những câu hỏi rất ngây thơ 
như: "Cô ơi làm thế nào để bắt sấm chớp lại?", "Tại sao ở nhà cháu có mưa mà 
dưới nhà bà ngoại cháu lại nắng?", "Cô ơi mưa đá là như thế nào ạ?", "Làm thế 
nào để không có bão nữa hả cô?"... Sau khi nghe giới thiệu, các cháu được đi 
xem một số thiết bị, được tham quan không gian làm việc cũng như nhìn thấy 
các công cụ như bản đồ, ảnh mây vệ tinh... dùng cho công việc dự báo thời tiết 
của các cô chú.
 Trong chuyến thăm quan đơn vị phòng cháy, chữa cháy Hải Phòng, các 
em học sinh được xem phim về công tác phòng cháy và chữa cháy; được hướng 
dẫn kỹ năng thoát nạn khi có sự cố xảy ra; tham quan thực tế việc tập luyện và 
triển khai đội hình chữa cháy của các chiến sĩ chữa cháy và tham quan thực tế 
các phương tiện, dụng cụ thường dùng trong công tác chữa cháy như bình chữa 
cháy, quần áo chữa cháy, xe chữa cháy, xe thang. Các em học sinh rất háo hức 
và thích thú khi được tận mắt nhìn thấy các chú Cảnh sát PCCC ngoài đời thực, 
được sờ vào những bộ quần áo cứu hộ và đội thử những chiếc mũ của Cảnh sát 
PCCC để cảm nhận, được cán bộ chiến sỹ phòng cảnh sát PCCC giới thiệu về 
kiến thức cháy, nổ; các phương tiện sử dụng khi có tình huống cháy nổ xảy ra; 
kỹ năng xử lý tình huống, thoát nạn thoát hiểm...Qua đó nhấn mạnh tầm quan 
trọng của nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy trong sinh hoạt gia đình, tại trường 
học cũng như nơi công cộng nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm về công tác 
phòng ngừa cháy nổ cho các bậc phụ huynh và học sinh.
 Có thể nói những cuộc thăm quan, dã ngoại là sự luyện tập cho các bé 
kiểm soát bản thân, tinh thần đồng đội, tác phong kỷ luật khi đi lại và khả năng 
ứng phó nhanh nhẹn trước những tình huống bất ngờ xảy ra.
 Chương trình đi trải nghiệm được phân bố trong năm học vào các thời 
điểm thích hợp. Với mỗi chuyến đi trải nghiệm tôi đều xây dựng kế hoạch chi 
tiết, xác định rõ mục đích, phân công cụ thể nhiệm vụ các thành viên. Đồng thời 
tôi cũng liên hệ, phối hợp trước với các đơn vị thăm quan để thống nhất các nội 
dung cho trẻ khám phá, trải nghiệm. Chính vì vậy các chuyến đi trải nghiệm của 
trường chúng tôi luôn đạt được kết quả mong đợi, vừa đảm bảo an toàn, thời 
gian thời điểm hợp lý và mang lại tâm thế vui tươi, hào hứng cho toàn trường.
 * Huy động ủng hộ của phụ huynh tổ chức phong trào thi đua dưới 
hình thức sân chơi "Bé không sợ thiên tai" 
 Như chúng ta đã biết việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường là một 
biện pháp hiệu quả đối với tất cả các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Đặc biệt 
phụ huynh là một nguồn sáng tác vô cùng phong phú bởi có rất nhiều phụ huynh 
công tác ở các lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, tận dụng điều này tôi đã xây dựng 
xây dựng kế hoạch thực hiện phong trào thi đua "Sáng tạo đồ chơi, trò chơi, nội 
dung giáo dục biến đổi khí hậu và giảm nhẹ thiên tai" dưới hình thức tổ chức 
 10

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_tre_y_thuc_va_ky_nang_can_thi.docx