Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp tạo động lực làm việc cho giáo viên ở trường Mầm non Hoa Sen
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp tạo động lực làm việc cho giáo viên ở trường Mầm non Hoa Sen", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp tạo động lực làm việc cho giáo viên ở trường Mầm non Hoa Sen
Đề tài: GIẢI PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG MẦM NON HOA SEN LĨNH VỰC: GIÁO DỤC MẦM NON Năm học 2021 – 2022 1 MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1 2. Những tính mới, đóng góp mới của đề tài...........................................................1 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...................................................................1 1. Cơ sở lý luận việc tạo động lực làm việc cho giáo viên mầm non......................1 2. Cơ sở thực tiễn việc tạo động lực làm việc cho giáo viên mầm non ..................3 2.1. Thực trạng về đội ngũ giáo viên Trường mầm non Hoa Sen ...........................3 2.2. Thuận lợi...........................................................................................................5 2.2. Khó khăn ..........................................................................................................6 3. Các giải pháp thực hiện .......................................................................................6 3.1. Bố trí nhân sự, phân công nhiệm vụ phù hợp với khả năng, năng lực và sở trường cho giáo viên................................................................................................6 3.2. Tạo ra bầu không khí tin cậy, thúc đẩy giáo viên quan tâm đến chất lượng và hiệu quả chăm sóc, giáo dục trẻ. .............................................................................8 3.3. Thực hiện tốt công tác Thi đua – Khen thưởng; công nhận thành tích của người làm việc xuất sắc ...........................................................................................14 3.4. Người cán bộ quản lý luôn là tấm gương trong mọi hoạt động của nhà trường. .................................................................................................................................16 4. Kết quả đạt được..................................................................................................16 PHẦN III. PHẦN KẾT LUẬN ...............................................................................18 1. Quá trình thực hiện đề tài ....................................................................................18 2. Ý nghĩa của đề tài................................................................................................18 3. Những kiến nghị, đề xuất ....................................................................................18 3.1. Đối với Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An...................................................................18 3.2. Đối với Ban Giám hiệu nhà trường .................................................................19 3.3. Đối với giáo viên ..............................................................................................19 1 Đề tài đề xuất được các giải pháp cụ thể và thiết thực hơn nhằm tạo động lực làm việc cho giáo viên. Khi áp dụng đề tài tôi nhận thấy các tín hiệu tích cực về mối quan hệ thân thiện, chia sẻ giữa lãnh đạo với giáo viên. Tập thấy cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường thực sự đoàn kết, thương yêu, hỗ trợ cùng nhau trong công việc cũng như trong cuộc sống. đem lại kết quả đạt được của nhà trường thật xuất sắc trong một năm học đầy khó khăn thách thức. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý luận việc tạo động lực làm việc cho giáo viên mầm non Động lực làm việc của giáo viên mầm non là những yếu tố thúc đẩy giáo viên mầm non làm việc hiệu quả, chuyên tâm, tận tâm với nghề chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ mầm non. Động lực làm việc của giáo viên mầm non được xác định dựa trên phân tích nhu cầu và động cơ làm việc của giáo viên mầm non và những yếu tố môi trường mà việc tác động đến hiệu quả lao động sư phạm của người giáo viên mầm non. Động lực làm việc của giáo viên mầm non được thúc đẩy bởi các yếu tố bên ngoài và các yếu tố bên trong và dựa trên mục tiêu đã cá nhân hóa. Động lực bên trong bắt nguồn từ chính bản thân công việc. Giáo viên mầm non thích thú với công việc và cảm thấy được tặng thưởng đơn giản chỉ thông qua việc thực thi công việc đó. Động lực từ bên trong phụ thuộc vào cảm giác của giáo viên mầm non về sự thỏa mãn công việc. Động lực bên ngoài bắt nguồn từ những tặng thưởng từ bên ngoài. Tặng thưởng từ bên ngoài sẽ trở thành động lực nếu người giáo viên mầm non tin rằng hành động nhất định dẫn đến kết quả nhất định. Thái độ đối với những tặng thưởng từ bên ngoài bị ảnh hưởng bởi nhận thức của người giáo viên mầm non về lợi ích và giá trị của sự tặng thưởng. Những mục tiêu cá nhân hóa sẽ là nguồn động lực thứ 3 của tổ chức và những hành vi mà tổ chức mong đợi tương đồng với hệ giá trị của bản thân. Ba nguồn lực này được đa số các nhà nghiên cứu chấp nhận là nguồn động lực làm việc có giá trị nhất đối với giáo viên mầm non nói chung và đội ngũ hiệu trưởng nói riêng. Như vậy, động lực xuất phát từ bản thân mỗi người. Mỗi người ở vị trí khác nhau, với những điểm tâm lý khác nhau sẽ có những mục tiêu mong muốn khác nhau. Vì vậy, cán bộ quản lí cần có những tác động khác nhau đến mỗi giáo viên mầm non để đạt được mục tiêu quản lí. 2 Bảng 1. Quy mô nhóm/lớp và CBGV và học sinh hiện nay STT Nhóm, lớp Số nhóm Số trẻ Số GV 1 24-36 tháng 3 90 7 2 3-4 tuổi 4 140 7 3 4-5 tuổi 4 158 7 4 5-6 tuổi 4 138 8 Tổng 15 526 29 Bảng 2. Trình độ CBVGVNV Số STT Nhóm, lớp Trình độ CM Trình độ LLCT nhóm 1 Hiệu trưởng 1 Thạc sỹ Đang học CCLLCT 2 01 Đại học 02 Trung cấp 2 Phó hiệu trưởng 01 Thạc sỹ 29 03 Trung cấp; 4 sơ 3 Giáo viên 27 Đại học; 02 Thạc sỹ cấp 4 Nhân viên 3 2 Đại học, 01 cao đẳng Tổng 35 Bảng 3. Về độ tuổi CBGVNV STT Độ tuổi CBQL Giáo viên Nhân viên 1 Dưới 30 tuổi 9 2 30-35 tuổi 4 1 3 36-40 tuổi 6 4 41-45 tuổi 4 2 5 46-50 tuổi 2 5 6 Trên 50 tuổi 1 1 4 được niềm tin cho phụ huynh. Trường mầm non Hoa Sen trở thành một địa chỉ tin cậy để phụ huynh gửi con em vào học. 2.2. Khó khăn Sự phát triển mạnh mẽ của mọi mặt trong đời sống xã hội nói chung. Những áp lực, đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ nói riêng; Người giáo viên mầm non cũng có những nỗi niềm nhất định khó chia sẻ. Mỗi lớp học bình quân 35 học sinh được bố trí 1.93 giáo viên. Các giáo viên trẻ trong độ tuổi sinh con, nuôi con nhỏ dưới 2 tuổi chiếm tới 40%. Phấn đấu ngày công cao trong tháng không đảm bảo. Việc điều hành bố trí công việc hàng ngày khi có giáo viên xin nghỉ dạy vì việc riêng gặp khó khăn. Trong 2 năm học vừa qua, do ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 kéo dài, Giáo viên mầm non cần có nhiều kỹ năng cần thiết để hỗ trợ trong việc thiết kế video, audiotương tác nội dung chăm sóc giáo dục trẻ để chia sẻ cùng phụ huynh trong khi trẻ ở nhà chưa trở lại trường học. Đây cũng là một trong những trở ngại vì công việc lại khác hẳn so với những gì diễn ra trước đây. Giáo viên phải đứng, nói trước máy quay, phải chú ý đến hình thức và nội dung kỹ lưỡng, khác với việc chăm sóc, giáo dục trẻ hàng ngày trên lớp khi chưa có dịch Trong năm học 2021-2022, các hoạt động đoàn thể gặp nhiều khó khăn do tình hình dịch bệnh 3. Các giải pháp thực hiện 3.1. Bố trí nhân sự, phân công nhiệm vụ phù hợp với khả năng, năng lực và sở trường cho giáo viên Việc bố trí sắp xếp giáo viên dạy các độ tuổi trong trường mầm non vô cùng quan trọng nhằm phát huy khả năng và năng lực bản thân mỗi giáo viên một cách tốt nhất góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ của giáo viên, của tập thể và của nhà trường. Trong nhà trường, hiện tại có các nhóm, lớp của 04 độ tuổi: 25-36 tháng tuổi; 3-4 tuổi; 4-5 tuổi và 5-6 tuổi. Thực tế, mỗi giáo viên đều có những sở trưởng và khả năng nhất định. Có giáo viên sẽ phát huy tốt nếu được phụ trách độ tuổi 25-36 tháng nhưng cũng có những giáo viên lại phù hợp ở độ tuổi mẫu giáo lớn 5-6 tuổi. Vào đầu năm học 2021-2022, Bản thân tôi đã đề xuất trong ban giám hiệu đưa ra giải pháp làm phiếu thăm dò để mỗi giáo viên trả lời câu hỏi: Năng lực sở trường và nhu cầu bản thân sẽ được phát huy tốt nhất khi được phân công chăm sóc, giáo dục trẻ ở độ tuổi nào? (bạn hãy đánh số vào các ô vuông theo thứ tự 1,2,3,4 trong đó 1 là nguyện vọng, năng lực sở trường và nhu cầu bản thân sẽ được phát huy tốt nhất, rồi đến 2,3 và 4); Trao đổi với giáo viên về mục đích của khảo sát là để hiểu được nhu cầu của mỗi giáo viên cũng như những khả năng, năng lực, nguyện vọng của mỗi người 6 + Có 17/27 giáo viên được bố trí theo nguyện vọng số 1, chiếm 63% + Có 06/27 giáo viên được bố trí theo nguyện vọng số 2, chiếm 22,2% + Có 01/27 giáo viên được bố trí theo nguyện vọng số 3, chiếm 3,7% + Có 03/27 giáo viên được bố trí theo nguyện vọng số 4, chiếm 11,1% Chính nhờ cách làm này mà các giáo viên được phân công chăm sóc giáo dục trẻ ở độ tuổi mình yêu thích, phát huy năng lực tốt nhất sẽ rất thuận lợi trong công việc, hăng say, nỗ lực để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Còn đối với các giáo viên nhận nhiệm vụ ở độ tuổi mình không yêu thích; Ban giám hiệu cần tìm hiểu, nắm bắt lý do vì sao không tự tin khi được phân công phụ trách trẻ độ tuổi này, cần động viên, hỗ trợ cùng giáo viên tháo gỡ những khó khăn trong khi thực hiện nhiệm vụ. Ví dụ: - Giáo viên ngại phải tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen chữ cái, toán....; Bản thân tôi đã đề xuất trong tổ chuyên môn 5 tuổi, tập trung xây dựng và lựa chọn giáo viên dạy các hoạt động cho trẻ làm quen chữ cái, toántheo hướng tiếp cận lấy trẻ làm trung tâm, góp ý, rút kinh nghiệm và từ đó, giáo viên sẽ tiếp cận, ngày một vững vàng hơn. - Giáo viên lớn tuổi, ngại phụ trách lớp 5-6 tuổi, phải thường xuyên tổ chức các sự kiện, các hoạt động ngày hội, lễ.; Tôi đã đề xuất Ban giám hiệu, bố trí giáo viên trẻ, nhiệt tình, có khả năng tổ chức tốt các sự kiện, ngày hội, ngày lễcùng đứng lớp với các giáo viên lớn tuổi. Để các giáo viên trong lớp hỗ trợ cùng nhau tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ ngày một hiệu quả. - Có giáo viên ngại ở nhóm trẻ 25-36 tháng, không phải do mình không có khả năng nhưng vì bản thân đã lớn tuổi lại chưa bao giờ được bố trí dạy ở độ tuổi này. Tôi đã động viên, khích lệ, hỗ trợ tài liệu tham khảo cũng như các giáo án hay của độ tuổi để giáo viên tham khảo, bố trí cho giáo viên được dự nhiều hoạt động chăm sóc, giáo dục của những giáo viên nhiều kinh nghiệm, dạy giỏitừ đó giúp giáo viên nhanh chóng tự tin hơn, cảm nhận được sự quan tâm chia sẻ của lãnh đạo nhà trường để cùng nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ nhóm, lớp mình phụ trách. 3.2. Tạo ra bầu không khí tin cậy, thúc đẩy giáo viên quan tâm đến chất lượng và hiệu quả chăm sóc, giáo dục trẻ. Trường mầm non là nơi hình thành nhiều mối quan hệ đan chéo như: Giáo viên và giáo viên, Ban giám hiệu và giáo viên, giáo viên và học sinh, học sinh và học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên với phụ huynh học sinh. Để những mối quan hệ đó trở nên tốt đẹp, chúng tôi luôn chú ý xây dựng bầu không khí dân chủ: cởi mở, hợp tác, cùng chia sẻ hỗ trợ lẫn nhau; mọi người đều được tôn trọng, luôn được coi trọng và có cơ hội thể hiện, phát triển các khả năng của mình; 8
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_tao_dong_luc_lam_viec_cho_gi.doc