Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp tác nghiệp xây dựng môi trường giáo dục ngoài lớp học - Trường Mầm non Trực Thắng

doc 49 trang skkn 08/06/2024 1081
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp tác nghiệp xây dựng môi trường giáo dục ngoài lớp học - Trường Mầm non Trực Thắng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp tác nghiệp xây dựng môi trường giáo dục ngoài lớp học - Trường Mầm non Trực Thắng

Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp tác nghiệp xây dựng môi trường giáo dục ngoài lớp học - Trường Mầm non Trực Thắng
 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
 1. Tên sáng kiến: Xây dựng và khai thác hiệu quả môi trường giáo dục 
 ngoài lớp học.
 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giải pháp tác nghiệp xây dựng môi trường 
 giáo dục ngoài lớp học- Trường Mầm non Trực Thắng
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: 
 Từ ngày 05 tháng 09 năm 2018 đến ngày 28 tháng 06 năm 2020.
4. Tác giả: 
 Họ và tên: Đỗ Thị Lụa
 Ngày tháng năm sinh: 24- 09- 1983
 Nơi thường trú: Trực Thắng – Trực Ninh – Nam Định
 Trình độ chuyên môn: ĐHSP Mầm non
 Chức vụ công tác: Hiệu trưởng
 Nơi làm việc: Trường Mầm non Trực Thắng
 Điện thoại: 0962772919
 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%
5. Đồng tác giả:
 Họ Và tên:
 Năm sinh:
 Nơi thường trú:
 Trình độ chuyên môn:
 Chức vụ công tác:
 Nơi làm việc:
 Điện thoại:
 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sang kiến:%
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
 Tên đơn vị: Trường Mầm non Trực Thắng
 Địa chỉ: Xóm 13 – Trực Thắng – Trực Ninh – Nam Định
 Sáng kiến có thể áp dụng cho các đồng chí giáo viên trường mầm non trong 
toàn huyện Trực Ninh. 3
“Xây dựng và khai thác có hiệu quả môi trường ngoài lớp học” ở trường mầm 
non Trực Thắng. Nhằm tạo cho trẻ có một môi trường an toàn để trẻ học mà chơi, 
chơi mà học phát huy khả năng sáng tạo của trẻ.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến 
 Môi trường giáo dục trong trường mầm non phải tạo cơ hội cho trẻ tìm tòi, 
khám phá trải nghiệm giúp trẻ phát hiện ra nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc 
sống, trẻ được tự lựa chọn hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm một cách tích cực, 
qua đó kiến thức và kỹ năng ở trẻ dần được hình thành. Môi trường đó phải đảm 
bảo an toàn về thể chất, tâm lý cho trẻ vừa có tác dụng giáo dục, có tính thẩm mỹ 
và phải được xây dựng trong suốt quá trình thực hiện chương trình chăm sóc giáo 
dục trẻ. Đặc biệt, từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai Chương trình Giáo dục 
mầm non mới, thì vấn đề xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ mầm non được đặt 
ra ngày càng cấp thiết hơn. Bởi môi trường giáo dục được ví như người giáo viên 
thứ hai tổ chức và hướng dẫn trẻ chơi, trẻ hoạt động để nhận thức và phát triển” 
 Trong thực tế hiện nay, đa số giáo viên đã biết cách xây dựng môi trường 
giáo dục cho trẻ hoạt động, trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục do cô 
tổ chức. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế: môi trường cho trẻ hoạt động chưa 
phong phú, còn mang tính áp đặt, cách bố trí các góc hoạt động chưa linh hoạt, 
chưa khai thác hiệu quả sử dụng của các góc, các mảng tường, đồ dùng đồ chơi 
Vì vậy bản thân là một hiệu trưởng tôi luôn trăn chở làm thế nào để chỉ đạo giáo 
viên xây dựng môi trường giáo dục một cách tốt nhất nên năm học 2019- 2020 tôi 
lựa chọn đề tài “Xây dựng và khai thác có hiệu quả môi trường ngoài lớp học” 
để nghiên cứu và tìm ra biện pháp giúp nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc giáo 
dục trẻ ngày càng tốt hơn.
 Nghiên cứu tìm kiếm giải pháp nhằm chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường 
giáo dục một cách tốt nhất.
Giúp đội ngũ giáo viên trong nhà trường xây dựng được môi trường giáo dục 5
Nhà trường đưa tiêu chí thi đua xây dựng khuôn viên, môi trường xanh,
sạch, đẹp là tiêu chí trọng tâm, vì đã xác định được rằng: cơ sở vật chất của
trường vừa có giá trị hữu hình vừa có giá trị phi vật thể. Tuy nhiên với một trường
còn khó khăn, thiếu thốn về mọi mặt để thực hiện được mục tiêu đó thì
chính bản thân mỗi cán bộ giáo viên trong nhà trường phải nỗ lực hết sức mình.
Việc đầu tiên cần làm là tổ chức đi tham quan ở các đơn vị bạn trong huyện
nhằm tận mắt chứng kiến mô hình, cảnh quan đồng thời được nghe những chia
sẻ của các đơn vị về việc tạo môi trường để rút kinh nghiệm cho nhà trường khi
bắt tay vào thực hiện. Tuy nhiên, với điều kiện thực tế hiện tại của nhà trường
đang thiếu thốn về tài chính, thiếu về công quỹ, nhà trường không
thể bố trí hay tổ chức được đoàn tham quan ngoài huyện như dự định mà chỉ
đi trong huyện. Xác định được điều đó ngay từ trước, bản thân tôi là người thường
xuyên được Phòng giáo dục điều động tham gia các lớp học chuyên đề, tập huấn
cấp tỉnh, có cơ hội được đến các trường trọng điểm, chất lượng cao của tỉnh để
tham quan hoc tập. Tôi đã chủ động sau mỗi lần đi, tự ý thức, quan sát quay
phim, chụp ảnh về mô hình, quy hoạch ở các nhà trường lưu lại làm tài liệu tích
lũy, hỏi han những người có liên quan nhằm tham khảo kinh nghiệm về thiết kế
công trình, kinh nghiệm mua sắm đồ dùng, đồ chơi, cây cảnh sắp đặt, bố cục và
công tác xã hội hóa giáo dục, kinh nghiệm công tác tham mưu ở đơn vị bạn để
bổ sung kiến thức cho chính mình. Ngoài ra tôi cũng tham khảo trên mạng
internet về hình ảnh, cách thức bố trí, sắp xếp tạo môi trường. Sau đó chắt lọc
những nội dung có thể thực hiện được với thực tế tại đơn vị, nêu ý tưởng cùng
ban giám hiệu nhà trường, đưa ra những thuận lợi, khó khăn và những ưu,
khuyết điểm khi tiến hành thực hiện. Lấy ý kiến thống nhất chung của tập thể để
tránh sai sót hoặc có những ý kiến trái chiều, không ưng ý làm ảnh hưởng đến
tâm lí, ý chí của tập thể hoặc rủi ro đáng tiếc trong quá trình thi công. 7
 Thăm quan trường mầm non Hải Hòa – huyện Hải Hậu
 Thăm mô hình trường Mầm non Sài Đồng- Hà Nội
 2.2 Giải pháp 2: Thực hiện tốt công tác tham mưu với lãnh đạo địa 
phương và các cấp đầu tư CSVC, đồ dùng, trang thiết bị ở các khu vực hoạt 
động của trẻ.
 Đối với giáo dục mầm non việc xây dựng môi trường giáo dục là rất cần 
thiết và điều kiện về cơ sở vật chất là rất quan trọng. Bởi vì đây là điều kiện, 
phương tiện để giúp trẻ phát triển về mọi mặt. Chính vì điều đó, trong năm học 
2019-2020 tôi đã tích cực tham mưu với lãnh đạo địa phương và các cấp đầu tư về 
cơ sở vật chất, xây dựng các phòng học, phòng chức năng, quy hoạch diện tích sân 
chơi tại khu trung tâm đảm bảo trên 12m2/trẻ, tạo không gian rộng rãi, các khu vực 
ngoài lớp học cho trẻ hoạt động, vui chơi, sinh hoạt, học tập ngoài trời một cách 
khoa học và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi như: sân tập thể dục cho trẻ 
toàn trường, khu phát triển vận động được trang bị đa dạng, phong phú các loại đồ 
chơi ngoài trời, sân bóng mini, khu vui chơi cát nước, khu trải nghiệm kĩ năng 
(nghề nông, nghề đan lát, làm đẹp), khu chăn nuôi, khu vực vườn rau thực 
nghiệm, vườn cây ăn quả, vườn hoa, cây thuốc nam; các khu vực trò chơi vận 
động, phát triển trí tuệ và đã tạo ra nhiều hoạt động vui chơi, khám phá đa dạng, bổ 
ích cho trẻ. 9
 Khu PTVĐ, Sân bóng mini của trẻ
 Và đặc biệt là khu vực sân chơi của trẻ được thiết kế ở vị trí gần lớp học và 
được trang bị những trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phù hợp với lứa tuổi nhà trẻ. 11
phù hợp với độ tuổi phát triển của trẻ. Tại khu vui chơi cát, nước, trẻ được thực 
hành, trải nghiệm với môi trường tự nhiên thông qua hoạt động chơi với đất, cát, 
nước, đá, sỏi..., giáo viên sử dụng chai, lọ nhưa, ống tre, vỏ dừa tạo thành đồ chơi 
giúp trẻ thực hành các hoạt động đong nước, thực hành thí nghiệm vật chìm, nổi, 
vòng tuần hoàn của nước, đong cát, sỏi, in hình bằng cát, khám phá về sỏi, khám 
phá âm thanh..., chơi với hạt muồng, thực hành bắt cá
 Trẻ chơi với hạt muồng 13
Trẻ quan sát vườn hoa
 Vườn cây ăn quả 15
 Trẻ thực hành, trải nghiệm tại góc thiên nhiên
 Bên cạnh việc xây dựng môi trường vật chất, tôi cũng quan tâm, chú trọng 
xây dựng môi trường xã hội thân thiện, cởi mở; tăng cường tổ chức các hoạt động 
giao tiếp tích cực, các kỹ năng xã hội cần thiết cho trẻ tại khu thực hành kĩ năng 
sống thông qua các hoạt động: khu spa, tô tượng, vườn cổ tích, chợ quêTại đây, 
trẻ được mô phỏng lại công việc của người lớn như bán hàng, mua hàng, giới thiệu 
về đặc sản, nghề truyền thống của địa phương, làm quen với các trò chơi dân gian, 
làm đẹp, chăm sóc sức khỏe, được hòa mình vào thế giới cổ tích, nhận biết được 
cái thiện, cái ác, những điều bé nên học tập, nên tránh trong cuộc sống hàng 
ngày...Từ đó khuyến khích trẻ phát triển tư duy, tích cực để trẻ ngày càng tự tin và 
phát triển một cách toàn diện về ngôn ngữ tình cảm xã hội, nhận thức. 17
 Chăm sóc sức khỏe, làm đẹp tại khu Spa
 2.5: Giải pháp 5: Tận dụng mọi vị trí, khoảng trống trong khuôn viên 
nhà trường và sử dụng những nguyên liệu phế thải sẵn có ở địa phương để tạo 
cơ hội, tạo tình huống khuyến khích trẻ tích cực tham gia hoạt động.
 Một nội dung hết sức quan trọng là trẻ được tham gia học tập, trải nghiệm 
mọi lúc, mọi nơi, do đó tôi đã chỉ đạo và khuyến khích cán bộ, giáo viên nhà 
trường linh hoạt tận dụng mọi vị trí để tạo cơ hội cho trẻ thực hành. Bức tường rào 
gần bể cát nước được các cô giáo sử dụng những nguyên liệu phế thải thiết kế 
thành khu vực trẻ chơi đong, đo và chơi với nước.
 Trẻ chơi với cát, nước 19
 Ảnh trẻ chơi tại khu vực hiên chơi
 Các cô giáo đã tận dụng những khoảng trống ở sân trường để vẽ các hình ảnh 
cho các con chơi trò chơi, tập các bài tập phát triển vận động như: Đi theo đường 
ngoằn nghoèo, ô ăn quan, bật tách chân, khép chân kết hợp với nhận biết chữ cái, 
chữ số. 
 Trẻ chơi bật tách chân, khép chân
 Tận dụng vị trí gốc cây các cô giáo đã trang trí mô hình gồm ngôi nhà, bụi 
chuối, thảm cỏ, hình ảnh đàn gà. Khi trẻ quan sát trẻ sẽ nhận ra các hình ảnh đó 
trong bài thơ: “Đàn gà con, Thăm nhà bà”, hoặc thay hình ảnh các chú lợn con trẻ 21
 Với những chiếc chum cũ tận dụng để trồng cây, các cô giáo đã vẽ những 
hình ảnh ngộ nghĩnh để vừa trang trí vừa cho trẻ khám phá, như: Trẻ nhận biết về 
tên gọi, đặc điểm, ích lợi, môi trường sống, nhận xét con vật to – nhỏ, cao thấp, trẻ 
nhận ra các hình ảnh có trong bài thơ, bài hát, hoặc câu chuyện và thể hiện lại 
tác phẩm đó hoặc nhận biết các trạng thái cảm xúc.
 Ảnh những chiếc chum cũ tận dụng để trồng cây...
 2.6: Giải pháp 6: Thực hiện tốt công tác vận động, tài trợ huy động mọi 
nguồn lực và kết hợp chặt chẽ với phụ huynh cùng chăm lo cho các con về mọi 
mặt.
 Để thực hiện tốt công tác vận động tài trợ, thì việc đầu tiên là tôi huy động 
sự ủng hộ, đóng góp của tập thể CB, GV, NV trong nhà trường rồi đến các bậc phụ 
huynh, các tổ chức, đoàn thể và toàn thể bà con nhân dân. 23
 Phụ huynh học sinh lao động cùng với nhà trường tạo khu PTVĐ cho trẻ.
Ngoài ra nhà trường còn nhận được sự ủng hộ của Thượng Tọa Thích Thanh Ước 
là người con của quê hương Trực Thắng với số tiền là: 10 triệu đồng. Ngân hàng 
Công thương 2,5 tỷ góp phần đầu tư xây dựng và cải tạo môi trường cho các con 
học tập, vui chơi, trải nghiệm. 
 Đặc biệt là trường MN Trực Thắng được đầu tư, xây dựng Nhà đa năng là 
nơi mà các con được ăn các bữa ăn tại trường, tham gia các hoạt động tập thể như: 
Học kĩ năng sống, phát triển vận động, liên hoan văn nghệ, ăn buffetQua đó giúp 
trẻ mạnh dạn, đoàn kết với bạn bè.
 Ảnh giờ ăn của trẻ tại nhà đa năng

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_tac_nghiep_xay_dung_moi_truo.doc