Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp sáng tạo trong quản lý tổ chức chăm sóc nuôi dưỡng ở trường mầm non nhằm nâng cao sức khỏe cho trẻ

docx 25 trang skkn 08/06/2024 1210
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp sáng tạo trong quản lý tổ chức chăm sóc nuôi dưỡng ở trường mầm non nhằm nâng cao sức khỏe cho trẻ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp sáng tạo trong quản lý tổ chức chăm sóc nuôi dưỡng ở trường mầm non nhằm nâng cao sức khỏe cho trẻ

Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp sáng tạo trong quản lý tổ chức chăm sóc nuôi dưỡng ở trường mầm non nhằm nâng cao sức khỏe cho trẻ
 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN AN DƯƠNG
 TRƯỜNG MẦM NON AN DƯƠNG
 ===*********===
 BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
 GIẢI PHÁP SÁNG TẠO 
 TRONG QUẢN LÝ TỔ CHỨC CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG 
Ở TRƯỜNG MẦM NON NHẰM NÂNG CAO SỨC KHỎE CHO TRẺ
 Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Lê
 Trình độ chuyên môn: Đại học
 Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
 Nơi công tác: Trường mầm non An Dương
 TT An Dương, tháng 02 năm 2021
 1 + Ưu điểm:
 - Cơ bản nội dung sáng kiến đã xác định được một số nội dung công việc cần 
làm của nhà trường trong việc nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, đảm bảo sức khỏe 
cho trẻ. 
 - Đã có sự quan tâm đến bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chăm sóc nuôi dưỡng 
trẻ cho đội ngũ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, quan tâm chỉ đạo tổ chức tốt 
bữa ăn cho trẻ và tuyên truyền với phụ huynh.
 + Hạn chế: 
 - Giải pháp mới chỉ xoay quanh một số kiến thức cơ bản, những kĩ năng cần 
thiết về công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, còn mang tính lý thuyết, chưa làm nổi 
bật vấn đề quan trọng liên quan nội dung đề cập, những việc làm thực tế thể hiện 
sự phong phú đa dạng trong cách thức thực hiện để đạt hiệu quả cao nhất. 
 - Xây chế độ thực đơn chưa thật phong phú, chưa nêu rõ cách làm thế nào để 
có được chế độ ăn đảm bảo số lượng, chất lượng.
 - Có kiểm tra nhưng chưa có tiêu chí đánh giá cụ thể.
 - Hình thức tuyên truyền chưa phong phú, mới chỉ dừng ở tuyên truyền mà 
chưa có sự phối hợp chặt chẽ với phụ huynh trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng 
trẻ.
 * Giải pháp 2: Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng 
chăm sóc nuôi dưỡng trẻ mầm non - Đề tài sáng kiến của cô giáo Hoàng Thị 
Xuân - Phó hiệu trưởng trường Mầm non Phương Trung II - Thanh Oai - Hà Nội 
cho rằng: Trẻ mầm non muốn tham gia các hoạt động được tốt thì điều đầu tiên nói 
đến phải có sức khỏe tốt, đặc biệt sức khỏe của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: 
chế độ chăm sóc dinh dưỡng hợp lý, vệ sinh phòng bệnh, môi trường hoạt động 
của trẻ..., trong đó chế độ dinh dưỡng hợp lý là yếu tố có vai trò quan trọng, ảnh 
hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất của trẻ. Thực tế hiện nay vẫn còn có giáo 
viên và phụ huynh quan tâm chưa đúng mức dẫn đến vẫn còn nhiều trẻ bị suy dinh 
dưỡng, thấp còi...Khắc phục điều này đòi hỏi phải có sự suy nghĩ, sáng tạo để nâng 
cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
 Các giải pháp thực hiện: 
 - Tăng cường nâng cao nhận thức và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
 - Tuyên truyền kiến thức về nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe trẻ theo khoa 
học cho các bậc phụ huynh.
 - Tăng cường công tác quản lý chăm sóc sức khỏe trẻ.
 - Xây dựng thực đơn dinh dưỡng phù hợp với nhà trường, nâng cao chất 
lượng bữa ăn cho trẻ.
 - Xây dựng môi trường đảm bảo an toàn trong sạch.
 3 hưởng của môi trường, ảnh hưởng của chất lượng thực phẩm, ảnh hưởng của dịch 
bệnh Covid-19, ảnh hưởng của việc đẩy nhanh phát triển nền kinh tế xã hội...Với 
rất nhiều sự ảnh hưởng như vậy, nếu bữa ăn của trẻ không được quan tâm một cách 
khoa học, trẻ không được cung cấp đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng sẽ có nguy 
cơ dẫn đến bệnh tật, phát triển không cân đối, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe 
của trẻ. Hiện tại mặc dù bữa ăn của trẻ đã được quan tâm, nhưng cũng vẫn còn 
thực trạng cần khắc phục như: chế độ thực đơn chưa thật phong phú hấp dẫn, tỷ lệ 
các chất dinh dưỡng, lượng Calo cung cấp cho trẻ có ngày chưa được cân đối, vẫn 
còn trẻ ở kênh suy dinh dưỡng thể gầy còm và nhất là tình trạng thừa cân, béo phì 
gia tăng.
 Bản thân tôi cũng đã có những giải pháp thực hiện nội dung đề tài nghiên 
cứu đưa ra, tuy nhiên các giải pháp chưa thật tỉ mỉ, sự sáng tạo và hiệu quả chưa 
thật cao. Chính vì vậy rất cần phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu tìm ra các giải pháp 
hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, tăng cường sức khỏe cho trẻ, giúp 
trẻ phát triển một cách tốt nhất.
 - Nội dung giải pháp đề xuất:
 * Nội dung 1: Cơ sở lý luận của giải pháp
 Hiện nay nền kinh tế đang phát triển, đời sống và nhu cầu của người dân 
ngày càng tăng lên, bữa ăn hàng ngày thường hay theo sở thích. Nếu không chú ý 
đến chất lượng bữa ăn, đảm bảo bữa ăn khoa học thì có nguy cơ dinh dưỡng không 
cân đối, có thể thừa chất hoặc thiếu chất dẫn đến các bệnh béo phì, hoặc suy dinh 
dưỡng, thấp còi... Việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ đúng cách ngay từ những năm 
tháng đầu đời có ý nghĩ vô cùng quan trọng, quyết định đến tương lai phát triển lâu 
dài của trẻ. Đặc biệt đối với trẻ độ tuổi mầm non thể trạng của trẻ còn non nớt, các 
cơ quan trong cơ thể cũng đang trong giai đoạn phát triển, nên cần được nuôi 
dưỡng và chăm sóc đầy đủ, khoa học. Nếu thiếu kiến thức và thiếu kỹ năng thực 
hành trong chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ ở giai đoạn này sẽ là nguy cơ cao dẫn đến 
tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em. Do vậy việc đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho 
trẻ giai đoạn này thật sự cần thiết cho tăng trưởng và phát triển ở giai đoạn tiếp 
theo. Chất dinh dưỡng là những chất cần thiết cho cơ thể sống. Theo nghiên cứu 
của Viện dinh dưỡng , ăn uống có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ. Ở giai đoạn 
này cơ quan tiêu hóa của trẻ chưa thật hoàn chỉnh, khả năng tiêu hóa, hấp thu và 
chuyển hóa các chất dinh dưỡng của trẻ còn chưa hoàn thiện, trẻ thích nghi kém 
với thức ăn lạ, thức ăn khó tiêu...Theo khuyến nghị của Tổ chức y tế thế giới về 
nuôi dưỡng trẻ nhỏ thì sử dụng đa dạng các loại thực phẩm cơ thể sẽ hấp thu các 
chất dinh dưỡng tốt hơn. Ăn nhiều loại thức ăn khác nhau sẽ cung cấp đủ năng 
lượng và các chất dinh dưỡng cho trẻ phát triển. 
 Để trẻ có được những bữa ăn an toàn, đủ lượng, đầy đủ và cân đối các chất 
dinh dưỡng, lượng calo theo nhu cầu khuyến nghị, rất cần có các giải pháp sáng tạo 
 5 Ví dụ: Thực đơn 1 ngày (thể hiện sự phối kết hợp đầy đủ, phong phú các 
loại thực phẩm thuộc loại động vật và thực vật, giúp bữa ăn cân đối, đủ các chất 
dinh dưỡng và lượng calo cho trẻ).
 Bữa trưa:
 - Thức ăn mặn: Thịt bò sốt thập cẩm (Phối hợp thịt bò với thịt lợn, cà rốt, 
nấm hương, ngô, đậu hà lan...)
 - Canh Sườn rau củ (Phối hợp Sườn lợn với bí xanh, cải cúc , cà rốt...) 
 Bữa chiều:
 - MG: Cháo Lươn rau củ (Phối hợp Lươn với thịt lợn, cà rốt, đậu xanh, 
khoai môn...)
 Khi xây dựng thực đơn 1 tuần, lựa chọn thực phẩm chính không trùng nhau 
giữa các bữa trong ngày, các ngày sát nhau trong tuần. Thực phẩm của thức ăn 
mặn phù hợp với thực phẩm của canh, thực phẩm của bữa sáng phù hợp với bữa 
chiều trong việc tiêu hóa (không kỵ nhau, dễ tiêu hóa, dễ hấp thu các chất).
 Chế độ thực đơn sử dụng hàng ngày cần phải làm sao cho phù hợp cả với trẻ 
suy dinh dưỡng (SDD), thừa cân, béo phì. Để đáp ứng được điều này thì phải có sự 
linh hoạt sáng tạo khi xây dựng thực đơn. Trong điều kiện tình hình thực tế của 
nhà trường chưa thể xây dựng và chế biến thực đơn riêng cho trẻ SDD, thừa cân, 
béo phì nên tôi đã nghiên cứu điều chỉnh chế độ thực đơn sao cho phù hợp với tất 
cả trẻ như sau:
 - Đảm bảo thực đơn đủ dinh dưỡng và các vi chất. Giảm lượng gạo, đường, 
dầu mỡ và bổ sung tăng thêm lượng thịt hoặc cá, trứng, đậu đỗ, rau xanh, hoa quả 
chín, sữa chua... vào thực đơn/bữa ăn của trẻ. Xen vào thực đơn hàng ngày thức ăn 
thô, nguyên cám như: gạo lứt, ngô, khoai lang, đậu đỗ...
 - Chọn cho trẻ sử dụng loại sữa bột ít béo, giàu dinh dưỡng. 
 - Chế biến phù hợp với khẩu vị của trẻ, luôn thay đổi món ăn để trẻ ăn ngon 
miệng. Hạn chế món chiên nướng, tăng món hấp...
 Bên cạnh xây dựng và tổ chức chế độ ăn phù hợp cho trẻ, tôi luôn quan tâm 
chỉ đạo tổ chức tốt bữa ăn trên lớp như: tạo sự hứng thú cho trẻ với giờ ăn, tổ chức 
phù hợp với từng đối tượng trẻ. Xây dựng và tổ chức các bài tập, các trò chơi phát 
triển thể chất để giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. Đây là cách tốt nhất hỗ trợ nhau 
trong việc chăm sóc sức khỏe trẻ đạt hiệu quả.
 VD: Xây dựng thực đơn một tuần cho trẻ (Phụ lục I)
 Để tạo sự phong phú, hấp dẫn trẻ trong các bữa ăn, ngoài việc xây dựng thực 
đơn, tính cân đối các chất dinh dưỡng, tôi quan tâm sâu sát chỉ đạo nhân viên nuôi 
dưỡng cải tiến cách chế biến. Từ một thực phẩm nghiên cứu cải tiến nhiều cách 
chế biến, tạo ra nhiều món ăn hấp dẫn khác nhau. Các bữa ăn hàng ngày luôn được 
 7 VD: Biên bản khẩu phần ăn của trẻ (Phụ lục III)
 2. Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá, điều chỉnh và đưa vào nội 
quy nhà trường, nội dung tiêu chí thi đua và xây dựng biểu điểm đánh giá cụ 
thể.
 Muốn công tác chăm sóc nuôi dưỡng, tổ chức bữa ăn cho trẻ luôn được quan 
tâm sâu sắc, tỉ mỉ, trách nhiệm, thực hiện đảm bảo quy định, đảm bảo chất lượng 
cao thì cần phải đưa vào nội quy, quy định của nhà trường khi đó sẽ được thực 
hiện một cách đầy đủ, nghiêm túc hơn. Xác định được điều này tôi đã nghiên cứu 
đưa một số nội dung vào nội quy, quy định của trường và triển khai thực hiện 
thường xuyên.
 VD: Đưa vào nội quy, quy định một số nội dung như:
 + Vệ sinh bếp ăn, vệ sinh cô nuôi, vệ sinh đồ dùng dụng cụ ăn uống, chế 
biến, vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình chế biến đảm bảo đúng quy định.
 + Đảm bảo định lượng, chất lượng bữa ăn (ngon mắt, ngon mũi, ngon 
miệng).
 + Đảm bảo quy trình chế biến, giờ giấc chế biến, quy trình giao nhận thực 
phẩm.
 + Tổ chức bữa ăn cho trẻ trên lớp đúng quy định. 
 Ngoài ra còn đưa vào nội dung tiêu chí thi đua tháng, từng đợt, năm học và 
xây dựng biểu điểm đánh giá cụ thể từng nội dung chăm sóc nuôi dưỡng, chế biến 
bữa ăn, tổ chức giờ ăn của giáo viên, cô nuôi. Đánh giá chính xác và biểu dương 
khen thưởng kịp thời nhằm khích lệ động viên đội ngũ thi đua thực hiện tốt.
 VD: Biểu điểm đánh giá công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ (Phụ lục IV)
 Quản lý phải gắn với kiểm tra, đôn đốc thì mới có thực chất và hiệu quả. Vì 
vậy tôi luôn phối hợp chặt chẽ trong Ban giám hiệu tăng cường công tác kiểm tra, 
đôn đốc, nhắc nhở, định hướng trong chế biến và tổ chức bữa ăn cho trẻ thường 
xuyên, kịp thời.
 Khi tiến hành kiểm tra, đánh giá áp dụng các hình thức khác nhau như: 
 - Kiểm tra đột xuất định hướng, nhắc nhở hàng ngày.
 - Kiểm tra báo trước, kiểm tra đánh giá phối hợp với kiểm tra toàn diện.
 - Kiểm tra đánh giá công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ định kỳ trong năm 
học: 1 năm học thực hiện 3 - 4 lần.
 - Kiểm tra đánh giá thực hiện một số nội dung chuyên đề: “Củng cố, nâng 
cao chất lượng giáo dục vệ sinh, chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo an toàn cho trẻ” 
vào cuối các năm học.
 Qua mỗi lần kiểm tra là một lần định hướng khắc sâu thêm kiến thức, rèn 
luyện ý thức trách nhiệm, rèn luyện thêm nề nếp thói quen thực hiện nghiêm túc 
công việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ hàng ngày.
 9 + Mảng tuyên truyền của nhà trường, các lớp: Tận dụng tối đa các bảng 
tuyên truyền của trường, phòng y tế và chỉ đạo các lớp xây dựng tốt bảng tuyên 
truyền với mảng nội dung chăm sóc dinh dưỡng, sức khỏe, tuyên truyền phòng 
chống suy dinh dưỡng - béo phì cụ thể, rõ ràng, xúc tích, thể hiện rõ tính cấp thiết 
để phụ huynh quan tâm theo dõi và thực hiện.
 Ví dụ: Tuyên truyền với phụ huynh về nội dung, cách thức chăm sóc trẻ suy 
dinh dưỡng tại nhà với các nội dung như sau:
 - Giành nhiều thời gian quan tâm, động viên trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng, khi 
ăn nhai kỹ. Không cho trẻ ăn quà vặt hay ăn bánh kẹo ngay trước bữa ăn, trẻ sẽ 
ngang dạ gây chán ăn. 
 - Chế biến các món ăn đủ các nhóm chất dinh dưỡng. Cho trẻ ăn nhiều bữa 
trong ngày. Cần khuấy động cơn thèm ăn của trẻ bằng cách thay đổi thực đơn mỗi 
ngày với nhiều món mới và nhiều màu sắc bắt mắt hơn. 
 Ví dụ: mẹ có thể bổ sung thêm vào món đậu đỗ xào thịt một ít cà rốt thái sợi 
vì trẻ em thường bị hấp dẫn bởi màu sắc sặc sỡ. Nên dùng các thực phẩm giàu 
năng lượng để chế biến bữa ăn cho trẻ tại nhà như: Gạo, khoai tây; Thịt:
gà, lợn, bò, tôm, cua, cá, trứng; Sữa bột giàu năng lượng; Dầu, mỡ; Các loại rau 
xanh và quả chín.
 - Tăng dần lượng Calo.
 - Dùng bổ sung thêm sữa cao năng lượng theo hướng dẫn của bác sĩ (Nên bổ 
sung thêm cho trẻ hàng ngày ngoài chế ăn của trẻ tại trường và những ngày trẻ ở 
nhà).
 - Ngoài chế độ ăn nên cho trẻ bổ sung thêm một số vitamin và muối khoáng, 
các loại vitamin tổng hợp, chế phẩm có chứa sắt chống thiếu máu, men tiêu hóa 
theo chỉ định của bác sĩ.
 - Trẻ phải được vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ, giữ ấm về mùa đông, thoáng mát 
về mùa hè. Mặc trang phục phù hợp thời tiết.
 - Cố gắng khuyến khích trẻ thường xuyên vận động, lao động tự phục vụ, 
tập luyện thể dục thể thao phù hợp, đều đặn.
 - Khám sức khỏe định kỳ và đi tư vấn dinh dưỡng cho trẻ.
 Ví dụ: Tuyên truyền với phụ huynh một số lưu ý khi chăm sóc thừa cân béo 
phì tại nhà như: Đặc biệt chú ý đến chế độ ăn phải đa dạng thực phẩm, cân đối chất 
dinh dưỡng, hạn chế tối đa cho trẻ ăn đồ rán, nướng, sữa, bổ sung nhiều rau quả 
vào chế độ ăn, không cho trẻ ngồi xem ti vi quá lâu. Tạo thật nhiều cơ hội cho trẻ 
được hoạt động như lao động tự phục vụ, tham gia thể dục thể thao, các trò chơi 
vận động... Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ và đi tư vấn dinh dưỡng cho trẻ.
 11

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_sang_tao_trong_quan_ly_to_ch.docx