Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thông qua công tác chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại trường Mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, Thành phố Hải
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thông qua công tác chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại trường Mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, Thành phố Hải", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thông qua công tác chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại trường Mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, Thành phố Hải
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN NĂM 2021 Kính gửi: Hội đồng Khoa học và Công nghệ huyện Cát Hải Tôi ghi tên dưới đây: TT Họ và tên Ngày Nơi Chức Trình Tỷ lệ (%) tháng danh độ đóng góp năm sinh công tác chuyên vào việc tạo môn ra sáng kiến 1 Lê Thanh Hiền 31/5/1986 Trường Phó Thạc sĩ 100% Hương mầm non hiệu Sơn Ca trưởng Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “ Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thông qua công tác chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại trường mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng” năm học 2020-2021. 1. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Tháng 9 năm 2020. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến a. Tình trạng của giải pháp đã biết (ưu, nhược điểm): Hoạt động trải nghiệm là một cách học thông qua thực hành, với quan niệm việc học là quá trình tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế, dựa trên những đánh giá, phân tích trên những kinh nghiệm, kiến thức sẵn có của trẻ. Để tổ chức được các hoạt động trải nghiệm cho trẻ thì việc tăng cường sự phối kết hợp, tạo mối liên kết thống nhất giữa nhà trường và cha mẹ trẻ về nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất, tinh thần, nhận thức, tình cảm, thẩm mĩ, ngôn ngữ, giao tiếp ứng xử...là một nhiệm vụ quan trọng góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục trẻ mà nhiệm vụ năm học đã đề ra. + Chỉ có một số lượng ít trẻ được tham gia vào các hoạt động trải nghiệm, rèn kỹ năng nên chưa đạt được kết quả mong đợi đối với sự phát triển của trẻ; + Phụ huynh chưa được trực tiếp tham gia vào các hoạt động trải nghiệm của con nên vẫn còn tâm lý hời hợt, thiếu sự quan tâm, phối hợp, thậm chí nhà trường có giấy mời tới dự cũng phó thác và không tham gia. b. Các bước thực hiện giải pháp: * Bước 1: Lựa chọn chủ đề/ đề tài - Căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất thực tế tại nhà trường và địa phương, khả năng nhu cầu của trẻ ở từng độ tuổi để lựa chọn chủ đề/ đề tài phù hợp : + Đối với trẻ nhà trẻ: Giáo viên lựa chọn chủ đề/ đề tài đơn giản, gần gũi, gắn với các sự kiện trong đời sống sinh hoạt của trẻ. Trẻ 24-36 tháng tuổi có thể tham gia trò chơi vận động và hoạt động lễ hội, tham quan xong tổ chức quy mô nhỏ từng nhóm. + Đối với trẻ 3-4 tuổi: Phù hợp với các chủ đề hoặc sự kiện của các hình thức hoạt động như hoạt động học, HĐ chơi, HĐ lao động, HĐ tham quan, HĐ lễ hội; tuy nhiên chủ yếu tổ chức hoạt động trải nghiệm thông qua hoạt động chơi, giao tiếp và trong sinh hoạt hàng ngày; các hoạt động tổ chức theo quy mô nhỏ. + Đối với trẻ 4-5 tuổi: Sử dụng tất cả các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục. Trẻ có thể tham gia vào lựa chọn chủ đề, lựa chọn hoạt động, trò chơi mà trẻ quan tâm. + Đối với trẻ 5-6 tuổi: Sử dụng tất cả các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục. Trẻ có thể tham gia vào lựa chọn chủ đề, lựa chọn hoạt động, trò chơi mà trẻ quan tâm. Chủ đề hoạt động có thêm sự chuyển tiếp từ trường mầm non lên tiểu học. * Bước 2: Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm: ( phụ lục minh chứng trang 01 đến trang 20 ) Việc xây dựng kế hoạch cần xác định rõ các nội dung như : + Chủ đề của buổi trải nghiệm ; + Mục tiêu của buổi trải nghiệm: nhằm phát triển các năng lực của trẻ. Hoạt động trải nghiệm luôn đòi hỏi trẻ phải chủ động, độc lập, sáng tạo sử dụng kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm đã có để giải quyết vấn đề do tình huống thực tiễn đặt ra. Do vậy, quá trình giáo dục tạo ra nhiều cơ hội để trẻ thể hiện khả năng, năng lực thực tiễn của bản thân và giáo viên cũng có thể khai thác tiềm năng của trẻ trong quá trình trẻ tương tác với các bạn và mọi người; + Đối tượng tham gia trải nghiệm; Địa điểm tổ chức trải nghiệm; động phù hợp với lứa tuổi đều có thể sử dụng để thiết kế cho trẻ trải nghiệm. Ở đây tùy vào nội dung mà tôi định hướng cho giáo viên có thể sử dụng các hình thức hoạt động như: chơi, học, lao động, thăm quan, sân khấu, lễ hội, giao lưu Các hoạt động trên đều chứa đựng những khả năng giáo dục nhất định và đó cũng là cơ hội để giáo viên và trẻ thể hiện khả năng sáng tạo của bản thân trong quá trình tham gia hoạt động. Sự đa dạng về hình thức tổ chức cũng tạo điều kiện để thực hiện phân hóa giáo dục, giúp trẻ có khả năng khác nhau để có thể học tập và đạt được các mục tiêu giáo dục phù hợp với nhu cầu, khả năng và điều kiện sống của mình. Tuy nhiên, khi lựa chọn các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm cần xét về điều kiện thực tế nhà trường, tại địa phương để lựa chọn hình thức phù hợp. Ví dụ: Với chủ đề “ Bữa tiệc sinh nhật” sẽ lựa chọn hình thức trải nghiệm thông qua hoạt động vui chơi được tổ chức tại các lớp ( đối với độ tuổi 4,5 tuổi); tại khu vực vòm tầng ( đối với độ tuổi nhà trẻ, 3 tuổi). Chủ đề: “Vườn rau của bé” lựa chọn hình thức trải nghiệm thông qua hoạt động lao động, chăm sóc tổ chức tại khu vực vườn rau của trường. Chủ đề: “Tại sao quả bóng nổi trên mặt nước” lựa chọn hình thức trải nghiệm thông qua hoạt động chơi ngoài trời được tổ chức tại khu trải nghiệm Cát-nước. Chủ đề: “Bé tập làm chiến sĩ” lựa chọn hình thức trải nghiệm thông qua hoạt động lễ hội sân chơi “Những chiến sĩ tý hon”; trải nghiệm thực tế tại BCH quân sự và trạm zada 495. Chủ đề: “ Món quà nơi đảo ngọc” với mục đích giúp trẻ hiểu biết hơn về những giá trị từ những nguyên liệu sẵn có tại quê hương qua bàn tay của trẻ và người thân sẽ tạo những bức tranh, quà tặng lưu niệm. lựa chọn hình thức trải nghiệm thông qua việc tổ chức hoạt động lễ hội, giao lưu ( Ảnh phụ lục trang 24 đến trang 26) + Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đối tượng tham gia buổi trải nghiệm; + Xây dựng kịch bản chi tiết tổ chức buổi trải nghiệm. * Bước 3: Chuẩn bị môi trường tổ chức hoạt động trải nghiệm Môi trường tổ chức các hoạt động trải nghiệm bao gồm : Môi trường vật chất ( đồ dùng, đồ chơi, dụng cụ, phương tiện, nguyên liệu, sân bãi, bàn ghế, bạt che, nước uồng) môi trường vật chất tốt sẽ tạo cơ hội tốt để trẻ trải nghiệm các hoạt động, thỏa mãn nhu cầu khám phá, tìm tòi; + Môi trường tâm lý có thể hiểu đơn giản chính là sự giao tiếp cởi mở thân thiện của cô và trẻ, trẻ với trẻ với môi trường xung quanh tạo cơ hội cho trẻ được giãi bày, tâm sự, mong ước, nguyện vọng của trẻ với cô, với bạn bè. Trẻ có yêu cô, tin cô, yêu bạn thì trẻ mới có thể mạnh dạn chia sẻ những hiểu biết của trẻ về những gì trẻ khám phá, trải nghiệm được, phối hợp nhịp nhàng với các bạn để thực hiện các hoạt động tạo hiệu quả cao nhất, đạt mục tiêu mà buổi trải nghiệm đề ra. xanh, hoa, dụng cụ làm vườn, tưới câyđể tạo môi trường trải nghiệm khám phá thiên nhiên tốt nhất cho trẻ. - Đối với các hoạt động trải nghiệm cần tới nguyên liệu phế thải (chai, lọ nhựa, sách báo, lịch cũ, nguyên liệu sẵn có tại địa phương (lá cọ, quả thông, đá cuối, vỏ ngao, sò), các đồ dùng để trẻ trực tiếp trải nghiệm (vắt nước cam, các loại rau, củ quả, nguyên liệu làm bánh) giáo viên huy động phụ huynh mang tới ủng hộ. Có những hoạt động giáo viên còn mời bố mẹ tới trực tiếp giúp cô giáo chuẩn bị cơ sở vật chất. c. Các điều kiện cần thiết để áp dụng: * Các văn bản chỉ đạo: - Căn cứ Nghị định số 13/2012/NĐ-CP, ngày 02/3/2012 của Chính phủ ban hành Điều lệ sáng kiến; - Căn cứ Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN, ngày 01/8/2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn một số quy định của Điều lệ sáng kiến được ban hành theo Nghị định số 13/2012/NĐ-CP, ngày 02/3/2012 của Chính phủ; Căn cứ Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 của Bộ giáo dục và Đào tạo về sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư 17/2009/TT- BGDĐT ngày 25/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Hướng dẫn số 153/HD-UBND, ngày 01/02/2018 của Ủy ban nhân dân huyện Cát Hải Hướng dẫn xét công nhận sáng kiến cấp cơ sở trên địa bàn huyện Cát Hải; - Công văn số 924/PGD&ĐT ngày 12/11/2020 về việc nộp sáng kiến cấp cơ sở của ngành giáo dục và đào tạo năm học 2020-2021. * Các điều kiện thực tế tại đơn vị áp dụng sáng kiến: - Từ thực trạng việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại trường mầm non chưa thật sự hiệu quả, chưa tạo nhiều cơ hội cho trẻ khám phá, thực hành các kỹ năng cần thiết, chưa giúp các bậc phụ huynh nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm đối với sự phát triển toàn diện của trẻ, chưa có nhiều những hoạt động tạo sự phối hợp chặt chẽ giữa cha mẹ trẻ và trường mầm non để duy trì, thúc đẩy các hoạt động giáo dục trẻ theo hướng trải nghiệm đạt hiệu quả cao; • Chương trình Giáo dục mầm non nhấn mạnh yêu cầu về phương pháp giáo dục trẻ mầm non là phải tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi”; - Trong quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ mầm non, năng lực của giáo viên đóng vai trò quan trọng từ xác định mục tiêu, xây dựng chương Từ bảng phân tích, so sánh trên có thể thấy vai trò quan trọng của hoạt động trải nghiệm: giúp kích thích trẻ hoạt động, gợi mở tư duy trẻ. Hoạt động trải nghiệm trẻ sử dụng tất cả các giác quan (nghe, nhìn, chạm, ngửi) để có thể tăng khả năng lưu giữ những điều đã tiếp cận được lâu hơn, giúp trẻ có thể tối đa hóa khả năng sáng tạo, tính năng động, thích ứng, sự mạnh dạn, tự tin cho trẻ khi tham gia vào các hoạt động tập thể từ đó giúp phát triển năng lực cá nhân. Hoạt động trải nghiệm giúp cho việc học trở nên thú vị hơn với trẻ giúp giáo viên chủ động sáng tạo khi thực hiện các hoạt động trên lớp. Trẻ được trực tiếp tham gia vào hoạt động, xử lý các tình huống thiết thực mà chỉ có trải nghiệm mới có thể mang lại cơ hội cho trẻ mà các tiết học tại lớp không hề có. - Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ chưa hiệu quả, chưa đạt được các mục tiêu giáo dục đề ra. Là một cán bộ quản lý của nhà trường tôi luôn chú trọng tới chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ, tất cả các hoạt động của nhà trường đều “ Lấy trẻ làm trung tâm”. Vì Các bước thực hiện giải pháp đã được áp dụng tại trường mầm non Sơn Ca có thể áp dụng thực hiện đối với tất cả các trường mầm non trong toàn Huyện. Các hoạt động được tổ chức tại Trường mầm non Sơn Ca đều căn cứ vào khả năng nhận thức, nhu cầu của trẻ ở độ tuổi mầm non, bám sát vào hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non, điều kiện cơ sở vật chất để minh họa các bước thực hiện của giải pháp. Vì vậy, đối với các trường có điều kiện cơ sở vật chất, số lượng học sinh tương đương như trường Mầm non 3/2, mầm non thị trấn Cát Hải, mầm non Phù Long có thể áp dụng triển khai thực hiện tại đơn vị. Còn những trường học sinh ít như Mầm non Xuân Đám, mầm non Trân Châu, mầm non Sao Mai, mầm non Hoàng Châu,...thì ở bước 2 ( Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm phần xác định nội dung trải nghiệm thì các trường này cần căn cứ vào thực tế số lượng học sinh tại đơn vị đề lựa chọn, tổ chức các hoạt động phù hợp, quy mô nhỏ và nội dung ít hơn). 4. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Sáng kiến được áp dụng vào thực tế từ tháng 9/2020 đến nay. Bán thân tác giả đánh giá sáng kiến không chỉ góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh mà còn nâng cao chất lượng hiệu quả trong công tác giáo dục trẻ; giúp xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học khang trang, tổ chức thành công các buổi trải nghiệm, tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giáo dục tại nhà trường một cách rõ nét và đồng bộ, được phụ huynh ngày càng tin tưởng, ủng hộ, được Phòng giáo dục và đào tạo, và các trường mầm non trong toàn Huyện đánh giá cao. 5. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử: a. Hiệu quả kinh tế: + Các lớp đã tận dụng tối đa nguyên vật liệu phế thải do phụ huynh đóng góp để tạo ra nhiều đồ chơi sáng tạo cho trẻ chơi. Ngoài việc tận dụng những nguyên liệu phế thải, giáo viên có thể sử dụng những nguyên liệu sẵn có tại địa phương cho trẻ trực tiếp hoạt động. Việc tận dụng các nguyên vật liệu này đã giúp hạn chế tối đa nguồn chi phí cho việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học. + Huy động phụ huynh ủng hộ nhà trường bằng các buổi lao động cải tạo cơ sở vật chất như: tìm đất trồng rau, cải tạo các bồn trồng rau, lao động tổng dọn vệ sinh trường, quy hoạch sơn sửa lại các khu trải nghiệm giúp khắc phục hư hỏng, làm mới đồ dùng, đồ chơi, giảm chi phí thuê thợ; + Huy động phụ huynh hảo tâm ủng hộ cây hoa, cây cảnh để trang trí, trưng bày tại góc thiên nhiên ở các lớp, ủng hộ các đồ dùng, vật thật cho các giờ học làm
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc.docx