Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp làm tốt công tác tham mưu để củng cố và tăng trưởng cơ sở vật chất trong trường Mầm non

doc 17 trang skkn 23/06/2024 1390
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp làm tốt công tác tham mưu để củng cố và tăng trưởng cơ sở vật chất trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp làm tốt công tác tham mưu để củng cố và tăng trưởng cơ sở vật chất trong trường Mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp làm tốt công tác tham mưu để củng cố và tăng trưởng cơ sở vật chất trong trường Mầm non
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỶ THUẬT
 ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP LÀM TỐT CÔNG TÁC THAM 
MƯU ĐỂ CỦNG CỐ VÀ TĂNG TRƯỞNG CƠ SỞ VẬT 
 CHẤT TRONG TRƯỜNG MẦM NON
 Quảng Bình, tháng 05 năm 2020 SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỶ THUẬT
 ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP LÀM TỐT CÔNG TÁC THAM MƯU ĐỂ CỦNG CỐ VÀ 
 TĂNG TRƯỞNG CƠ SỞ VẬT CHẤT TRONG TRƯỜNG MẦM NON
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài, sáng kiến, giải pháp
 Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân 
được Luật giáo dục khẳng định, đây là bậc học vô cùng quan trọng, là cơ sở nền 
tảng cho quá trình học tập và phát triển tư duy của trẻ, hình thành những cơ sở 
ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chuẩn bị tiền 
đề cần thiết cho trẻ bước lớp Một cấp Tiểu học.
 Ngày nay, Đảng và Nhà nước cùng nhân dân ta càng coi trọng vai trò của 
giáo dục, quan tâm nhiều hơn và đòi hỏi giáo dục phải đổi mới, phát triển đáp 
ứng nhu cầu về học tập và tiếp thu những kiến thức, kỹ năng phẩm chất, năng 
lực cần thiết trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết 
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã khẳng định: "Đổi mới căn bản, toàn diện 
nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hóa, dân chủ 
hóa và hội nhập quốc tế; trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển 
đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt” và “Giáo dục và 
Đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân 
tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người 
Việt Nam". Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 nhằm quán triệt và cụ 
thể hoá các chủ trương, định hướng đổi mới GD&ĐT, góp phần thực hiện thắng 
lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và Chiến lược phát triển kinh 
tế-xã hội 2011 - 2020 của đất nước. Nghị quyết Trung ương VIII khóa XII có 
hẳn một chuyên đề dành cho GD&ĐT đó là: “Đổi mới căn bản, toàn diện 
GD&ĐT đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định 
hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.
 Trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến sự nghiệp 
giáo dục, nhất là giáo dục mầm non, muốn trẻ phát triển toàn diện một cách tốt 
nhất tạo động lực cho trẻ, đòi hỏi phải đảm bảo cơ sở vật chất theo nhu cầu của 
trẻ. Việc xây dựng cơ sở vật chất (CSVC) ở trường Mầm non có một vai trò, vị 
trí quan trọng. Nó là nền tảng, là cơ sở vững chắc để nuôi dạy các cháu, là 
phượng tiện để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về các mặt: thể chất, nhận 
thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội và thẩm mỹ. Nếu như chúng ta nuôi dạy các 
cháu trong điều kiện CSVC thiếu thốn, không đảm bảo, không đúng quy cách sẽ 
dẫn đến những hạn chế trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ.
 1 công tác dạy và học như ti vi, bàn ghế, .. như các bạn ở vùng thuận lợi khác. 
Đây là một bài toán làm tôi trăn trở rất nhiều và để tìm ra những giải pháp hay 
trong công tác tham mưu xây dựng cơ sở vật chất nhà trường nên tôi đã chọn đề 
tài “Giải pháp làm tốt công tác tham mưu để củng cố và tăng trưởng cơ sở vật 
chất trong trường Mầm non” làm đề tài nghiên cứu Đây là một đề tài vừa mang 
tính thực tiễn, vừa mang tính chiến lược lâu dài góp phần to lớn vào quá trình 
từng bước xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất 
lượng chăm sóc giáo dục toàn diện đáp ứng nhu cầu bức thiết về giáo dục mầm 
non trong giai đoạn hiện nay. 
 2. Điểm mới và phạm vi áp dụng của đề tài, sáng kiến, giải pháp
 2.1. Điểm mới của đề tài
 Đề tài sáng kiến của tôi đi sâu vào việc nghiên cứu vấn đề tham mưu để 
tăng trưởng cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học nhằm nâng cao chất 
lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non trong giai đoạn hiện nay. Qua đó đưa ra 
những giải pháp có tính hệ thống nhằm áp dụng vào thực tiễn mang lại hiệu quả 
trong công tác tham mưu để tăng trưởng cơ sở vật chất cho nhà trường ngày 
càng vững mạnh như: Nghiên cứu các tài liệu quy định về chuẩn CSVC và trang 
thiết bị ở trường mầm non. Lập kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất. Xác định rõ 
trách nhiệm của Ban giám hiệu. Công tác tham mưu của Hiệu trưởng để nhằm 
tăng trưởng CSVC, trang thiết bị dạy học trong nhà trường. Công tác xã hội hoá 
giáo dục. Tăng cường công tác quản lý, sử dụng, bảo quản CSVC, trang thiết bị 
dạy học của nhà trường.
 2.2. Phạm vi áp dụng của đề tài
 Trong quá trình nghiên cứu đề tài tài “Giải pháp làm tốt công tác tham 
mưu để củng cố và tăng trưởng cơ sở vật chất trong trường Mầm non” với 
mục đích tăng trưởng cơ sở vật chất, phục vụ tốt nhất cho công tác chăm sóc 
giáo dục trẻ, phù hợp với xu thế phát triển giáo dục mầm non hiện nay. Đề tài đã 
được áp dụng tại trường tôi và có tính khả thi cao. Vì thế, đề tài này được áp 
dụng cho tất cả các trường mầm non ở vùng miền núi, các vùng miền tại huyện 
Lệ Thủy và có thể áp dụng rộng rãi ở các trường mầm non trong toàn tỉnh.
 II. PHẦN NỘI DUNG:
 1. Thực trạng của đề tài cần nghiên cứu: Khi bước vào thực hiện đề tài 
này tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
 a. Thuận lợi
 - Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của Lãnh đạo, 
chuyên viên Phòng GD-ĐT đặc biệt là Cấp học Mầm non Lệ Thủy, sự quan tâm 
giúp đỡ đầu tư kinh phí cho nhà trường của UBND huyện, sự quan tâm theo dõi 
của Lãnh đạo phòng GDMN Sở GD-ĐT Quảng Bình.
 3 nghĩ mình phải làm thế nào để có đủ điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu 
đổi mới trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ trong điều kiện kinh tế của địa 
phương còn khó khăn, nhân dân còn quá nghèo. Đứng trước những thực tế thuận 
lợi và khó khăn như vậy; tôi luôn trăn trở, lo lắng và suy nghĩ làm thế nào để tìm 
ra những giải pháp thiết thực nhằm huy động nguồn kinh phí để củng cố lại và 
tăng trưởng xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường. Đồng thời nhằm đảm bảo 
các điều kiện cho trẻ được vui chơi, học tập một cách tốt nhất; để cho các cháu 
giảm bớt sự thiệt thòi như các cháu ở trường bạn.
 2. Các giải pháp thực hiện
 Để việc thực hiện đạt được hiệu quả của đề tài nói trên, tôi đã lựa chọn và 
đưa ra một số giải pháp thực hiện sau:
 2.1. Giải pháp 1: Nghiên cứu các tài liệu quy định về chuẩn CSVC và 
trang thiết bị ở trường Mầm non 
 Đây là giải pháp đầu tiên và vô cùng quan trọng đối với người quản lý. 
Người quản lý phải nghiên cứu đầy đủ các loại tài liệu và nắm chắc được những 
yêu cầu tối thiểu, cụ thể về các điều kiện về CSVC, trang thiết bị của trường 
Mầm non lúc đó mới có căn cứ để lập kế hoạch phát triển. 
 Để xây dựng được kế hoạch có tính khả thi cao tôi đã tập trung nghiên cứu 
Quyết định số 05/VBHN-BGDĐT ngày 13 tháng 02 năm 2014 của Bộ giáo dục 
và Đào tạo Ban hành Điều lệ Trường Mầm non; Thông tư số 02/2014/TT-
BGDĐT ngày 08 tháng 02 năm 2014 của Bộ Giáo dục và đào tạo Ban hành Quy 
chế công nhận trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia; Thông tư số 01/VBHN-
BGDĐT ngày 23 tháng 03 năm 2015 Ban hành Danh mục Đồ dùng-Đồ chơi - 
Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho Giáo dục mầm non; Các văn bản trên quy 
định tiêu chuẩn cụ thể về cơ sở vật chất cần thiết đối với trường Mầm non như: 
diện tích phải đảm bảo yêu cầu tối thiểu 1,5m 2/trẻ, phòng học 55m2/phòng, diện 
tích hiên chơi rộng 2m, lan can cao 0,8m, diện tích các phòng chức năng, các 
phòng hiệu bộ... đều phải đảm bảo diện tích tối thiểu phù hợp với các hoạt động 
chăm sóc giáo dục trẻ. 
 Ngoài ra, ở trường Mầm non các loại đồ dùng đồ chơi trang thiết bị cũng 
cần đủ về số lượng và đạt chất lượng (theo Thông tư số 01/VBHN-BGDĐT 
ngày 23 tháng 03 năm 2015 Ban hành Danh mục Đồ dùng-Đồ chơi - Thiết bị 
dạy học tối thiểu dùng cho Giáo dục mầm non) như: các loại đồ dùng học tập: 
bộ học toán, lô tô, vở các loại.; đồ chơi lắp ghép, xếp hình, các trang thiết 
bị như: ti vi, máy tính, đầu đĩaCác loại đồ dùng đồ chơi đó đóng vai trò vô 
cùng quan trọng trong quá trình hoạt động của trẻ ở các độ tuổi bởi vì thông qua 
các loại đồ dùng đồ chơi tạo nhân cách trẻ hình thành và phát triển. 
 5 tham mưu. Đồng thời đây cũng là một hình thức để vận động giáo viên, phụ 
huynh ai có người tham gia công tác ở địa phương có kế hoạch để tác động thêm 
giúp đỡ tôi trong công tác tham mưu.
 2.3. Giải pháp 3: Công tác tham mưu của Hiệu trưởng với các cấp lãnh 
đạo
 Để kế hoạch xây dựng CSVC, trang thiết bị trở thành hiện thực thì công 
tác tham mưu của Hiệu trưởng quyết định đến sự thành công hay thất bại. Vì 
vậy, Hiệu trưởng phải xác định được đối tượng mình cần tham mưu đó là Phòng 
GD&ĐT, Đảng ủy - HĐND - UBND xã. 
 Chính vì thế, sau khi đã lập xong kế hoạch một cách cụ thể, thông qua Hội 
đồng Sư phạm nhà trường, tôi trực tiếp chủ động tham mưu với Đảng ủy, 
HĐND, UBND xã. Việc tham mưu không phải lúc nào cũng gặp thuận lợi, nhất 
là đối với đơn vị thuộc vùng khó khăn, nên đòi hỏi phải khéo léo, chọn thời 
điểm phù hợp, phải kiên trì, kết hợp với tuyên truyền,....
 Muốn tham mưu có hiệu quả cần phải chuẩn bị kỹ nội dung, đề xuất 
những vấn đề cốt lõi của việc tăng trưởng CSVC cho nhà trường được tiến hành 
trong năm học, có thứ tự ưu tiên, việc nào làm trước, việc nào làm sau,
 Tham mưu quy hoạch mạng lưới trường lớp vừa mang tính tổng thể vừa 
mang tính chi tiết như: điều tra, dự đoán số lượng trẻ đến năm 2020 ở các độ 
tuổi để dự kiến số lớp tương ứng với số phòng học cần đầu tư xây dựng; xác 
định phạm vi tập trung dân cư, điều kiện tự nhiên, xã hội, mặt bằng, diện tích để 
quy hoạch khuôn viên trường lớp. Để làm được điều này thì việc trước hết cần 
làm tốt công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo, các ban ngành hiểu thêm về 
nhiệm vụ, chức năng của ngành học củng như yêu cầu cấp thiết của công tác 
chăm sóc giáo dục trẻ trong giai đoạn hiện nay. Tham mưu đầy đủ với các ban 
ngành như: Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, UBND, UBMT và trước hết là các 
đồng chí lãnh đạo chủ chốt, không chỉ tham mưu ở cấp địa phương mà còn phải 
tranh thủ ý kiến của lãnh đạo Phòng GD&ĐT, ý kiến của UBND huyện. Ngoài 
ra, tôi tiếp tục nắm bắt các thời cơ, cơ hội của các nhà tình nguyện hảo tâm, các 
Dự án để xin kinh phí tu sữa cơ sở vật chất và trang thiết bị đồ dùng đồ chơi cho 
các nhóm, lớp.
 Với sự nổ lực cố gắng của bản thân, tôi đã mạnh dạn nhiều lần gặp gỡ, 
trao đổi và làm tờ trình trình lên các cấp lãnh đạo đề đạt nguyện vọng, những 
khó khăn của nhà trường và nhu cầu cần thiết của công tác chăm sóc giáo dục và 
xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường. Sau nhiều lần tham mưu, nhà trường đã 
được các cấp lãnh đạo, của các Dự án, Doanh nghiệp, các nhà tình nguyện hảo 
tâm đã quan tâm, tạo điều kiện và hổ trợ. 
 7 dân tham gia phong trào xây dựng trường học, một trong những tiêu chí quan 
trọng về giáo dục để đạt chuẩn nông thôn mới.
 - Tạo mối quan hệ công tác gắn bó mật thiết với các tổ chức chính trị, 
đoàn thể trong địa phương, như Hội phụ nữ, Ban chấp hành xã đoàn, Đoàn thanh 
niên, Các cơ quan Doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã, Hội khuyến học, Hội 
rễđể được ủng hộ về tinh thần và ngày công lao động như tham gia làm vệ 
sinh, làm đồ chơi ngoài trời, trồng cây xanh, cây bóng mát,(Công đoàn 
trường, Chi đoàn); tổ chức các hội thi: “Cô giáo tài năng”, “nét đẹp áo dài” 
“giao lưu văn nghệ”, “giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm”,... nhằm 
không ngừng ngày càng nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Phối hợp 
với trạm y tế xã tổ chức uống vacxin, tiêm phòng sởi - rubella, khám sức khỏe 
định kỳ cho trẻ 2 lần/năm và phòng chống các dịch bệnh. Kết hợp với Hội 
khuyến học để tổ chức phát thưởng những trẻ và cô giáo có thành tích cao trong 
năm học, trong dịp tết nguyên đán,...
 * Đối với các cơ quan, doanh nghiệp đóng trên địa bàn, nhà hảo tâm
 Nhà trường kêu gọi các cơ quan, doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn, 
các nhà hảo tâm từ thiện hỗ trợ kinh phí để nhằm tăng trưởng cơ sở vật chất, 
trang thiết bị cho nhà trường.
 Đầu năm học nhà trường đã tuyên truyền qua các thông tin đại chúng, qua 
trang website của trường và viết thư ngõ để huy động mọi nguồn lực hỗ trợ kinh 
phí góp phần củng cố xây dựng nhà trường, giữ vững cơ quan văn hoá; duy trì 
đạt trường tập thể Lao động tiên tiến, xứng đáng với địa chỉ tin cậy của các bậc 
phụ huynh và toàn thể cộng đồng góp phần đưa sự nghiệp GD&ĐT xã nhà ngày 
càng phát triển đi lên. 
 2.5. Giải pháp 5: Làm tốt công tác tuyên truyền
 - Tuyên truyền đến cộng đồng thôn, bản hiểu được tầm quan trọng trong 
công tác xây dựng cơ sở vật chất trường học.
 - Phối hợp với ban ngành về công tác tuyên truyền xây dựng cơ sở vật 
chất. Phối hợp với cấp ủy Đảng triển khai đến tận các bộ viên chức, các ban 
ngành đoàn thể, học tập các Nghị Quyết của Đảng, của Nhà nước về công tác 
đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đặc biệt là giáo dục mầm non.
 - Xây dựng kế hoạch tuyên truyền xuyên suốt có sự đầu tư, tận dụng các 
buổi họp thôn, bản, họp tại địa phương, tiếp xúc cử tri, sinh hoạt đoàn thể đóng 
góp ý kiến.
 - Phát huy đội ngũ tuyên truyền của nhà trường các hoạt động của nhà 
trường như: Hội thi tuyên truyền “Người tốt, việt tốt” nêu gương những cán bộ 
viên chức có thành tích đóng góp trong phong trào xã hội hóa giáo dục.
 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_lam_tot_cong_tac_tham_muu_de.doc