Sáng kiến kinh nghiệm Dạy trẻ biết yêu thương, quan tâm chia sẻ với bạn bè và mọi người xung quanh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy trẻ biết yêu thương, quan tâm chia sẻ với bạn bè và mọi người xung quanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy trẻ biết yêu thương, quan tâm chia sẻ với bạn bè và mọi người xung quanh
BÀI THUYẾT TRÌNH THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN ĐỀ TÀI: DẠY TRẺ BIẾT YÊU THƯƠNG, QUAN TÂM CHIA SẺ VỚI BẠN BÈ VÀ MỌI NGƯỜI XUNG QUANH PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ Mỗi đứa trẻ được sinh ra mang theo bao ước mơ và hy vọng của cha mẹ. Một trong những ước mơ lớn nhất mà bất kỳ ông bố, bà mẹ nào cũng mong chờ ở đứa con của mình đó là trong tương lai sẽ trở thành một người tốt, có đạo đức, có tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ và biết yêu thương mọi người. Và sau đây tôi xin mời ban giám khảo cùng các cô giáo xem 2 video sau: Video thứ nhất: Video về một em bé không thích gần gũi, trò chuyện với mọi người, chỉ thích xem tivi, điện thoại. Khi đến lớp thì thường xuyên tranh giành đồ chơi với bạn. Video thứ 2: Một em bé biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ công việc với mọi người trong gia đình và biết giúp đỡ cô giáo. Hòa đồng với bạn bè và mọi người xung quanh. Qua 2 video ban giám khảo và các cô giáo đã thấy sự khác biệt giữa 2 bạn nhỏ. Chắc hẳn mọi người đều có chung suy nghĩ: Một đứa trẻ biết yêu thương, quan tâm chia sẻ với mọi người là một đứa trẻ có phẩm chất đạo đức tốt và sau này sẽ có thể trở thành một người công dân tốt, có ích cho xã hội. Một đứa trẻ như vậy chắc chắn không có gia đình, cô giáo nào mong muốn đúng không ạ? Xuất phát từ những lí do trên tôi quyết định nghiên cứu đề tài ‘‘Dạy trẻ biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ với bạn bè, mọi người xung quanh”. Điều đó dẫn đến một hệ lụy mà chúng ta đều nhìn thấy ở lứa tuổi trẻ em đó là trẻ bị tự kỷ và trầm cảm gia tăng một cách nhanh chóng.. Để hình thành ở trẻ tình yêu thương, sự quan tâm chia sẻ không phải chỉ ngày một, ngày hai, nó phải được dạy dỗ từ khi trẻ còn thơ. Do đó, ngay từ tuổi mầm non không chỉ cần trau dồi cho trẻ những kiến thức cơ bản về cuộc sống xung quanh mà điều quan trọng nhất đó là giáo dục trẻ về đạo đức làm người. Làm thế nào có thể định hướng và giáo dục cho trẻ được đạo đức làm người. Để trả lời câu hỏi này, tôi luôn ứng dụng các biện pháp, các hình thức để tổ chức các hoạt động giáo dục giúp trẻ trong lớp tôi có cơ hội được thể hiện sự yêu thương, quan tâm, chia sẻ tới cô giáo, bạn bè và mọi người xung quanh. Qua những gì đã học hỏi được, tôi nhận thấy điều trước tiên, bản thân cần trau dồi phẩm chất đạo đức tốt, học tính kiềm chế, điềm tĩnh. Có những lời nói và hành động văn minh, chuẩn mực với trẻ. Giúp trẻ luôn cảm nhận cô là người mẹ thứ hai, để trẻ vui vẻ, thoải mái khi đến lớp. Không để xảy ra tình trạng bạo lực học đường. 2. Làm gương “Trẻ em thấy - trẻ em bắt chước – trẻ em làm” Tâm hồn trẻ như một trang giấy trắng, chúng ta vẽ gì lên đó, trẻ sẽ đều học tập và bắt chước theo. Nên tôi nhận thấy không chỉ bản thân tôi phải là một tấm gương cho trẻ nói theo mà tôi còn chia sẻ với các bậc phụ huynh hãy luôn là tấm gương sáng biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ với mọi người. “Hãy làm cho người khác những gì mà bạn muốn họ làm cho bạn” Hãy để cho trẻ được bắt chước những hành động, lời nói chuẩn mực của ông bà, bố mẹ, cô giáo. Trong gia đình, nếu mọi người làm những việc quan tâm chăm sóc tới nhau (chăm sóc ông bà bị ốm, lấy tăm cho ông bà, rót nước mời hay chào hỏi lễ phép..), trẻ sẽ làm những hành động y chang như vậy.. Thường xuyên trò chuyện cùng trẻ về những việc nên làm và không nên làm. Đưa ra các tình huống và hỏi trẻ cách xử lý (khi bạn bị ngã, bạn khóc con sẽ làm như thế nào? Khi ông bà, bố mẹ bị ốm con sẽ làm những gì?). Dạy trẻ cảm ơn khi được nhận, xin lỗi khi mắc lỗi *Hoạt động học Lồng ghép tích hợp nội dung dạy trẻ biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ vào các tiết học Qua những lời thơ: “Cô giáo dạy cháu về nhà Ăn xong nhớ lấy cho bà cái tăm” Những lời thơ rất mộc mạc, phù hợp với lứa tuổi trẻ, qua đó tôi cũng giáo dục trẻ sự Trong các giờ học tôi thường cho trẻ làm việc theo nhóm, theo đôi bạn để trẻ cùng chia sẻ, giúp đỡ những bạn yếu hơn. Tổ chức các trò chơi: Cùng chung sức, cặp đôi hoàn hảo.. *Chơi hoạt động ở các góc: Cho trẻ được chơi ở các góc chơi khác nhau. Giáo dục trẻ có ý thức trong khi chơi, không tranh giành đồ chơi, biết chia sẻ cùng bạn. Trong khi trẻ chơi tôi tạo ra các tình huống VD: Cô đóng vai làm người bệnh đến khám bệnh cho trẻ xử lý tình huống Hay tạo tình huống cho trẻ là các chú công nhân làm việc rất vất vả, các con hãy thể hiện sự quan tâm của mình tới các chú công nhân nào. Cô cho trẻ mang nước mời chú công nhân hoặc đặt ra tình huống “cô và các con chúng 3.2. Tổ chức các hoạt động ngày hội, ngày lễ mang tính giáo dục trẻ biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ. - Tổ chức các buổi sinh nhật cho các bạn trong lớp. Qua các buổi sinh nhật trẻ biết chúc mừng sinh nhật bạn, biết hát tặng bạn, biết cùng chia sẻ niềm vui với nhau. - Tổ chức ngày tết trung thu, tặng quà cho các bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn. Trong những chuyến đi đó, tôi sẽ trò chuyện cho trẻ hiểu sự hi sinh thăm lặng của những chiến sĩ và những người mẹ Việt Nam anh hùng đã mang lại cho chúng ta cuộc sống ấm lo, hạnh phúc giáo dục trẻ biết ơn những người chiến sĩ đó.. - Tổ chức cho trẻ ra cánh đồng quan sát những việc làm của người nông dân, cho trẻ thu hoạch ngô, chăm sóc rau giúp bác nông dân. Dạy trẻ yêu mến, quý trọng những người nông dân và những sản phẩm mà họ làm ra. 4. Phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường Dù có thực hiện phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng nào, nếu như chỉ có nhà trường và giáo viên nỗ lực mà không có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường thì việc chăm sóc, giáo dục trẻ không đạt hiệu quả cao. Ngay từ đầu năm học, ở các buổi họp phụ huynh, qua giờ đón trả trẻ, qua các góc tuyên truyền, qua facebook, qua zalo của nhóm lớp tôi đã chia sẻ với phụ huynh cách dạy con biết yêu thương, quan tâm , chia sẻ với bạn bè và mọi người xung quanh. Khi trong lớp có trẻ bẹ ốm đi viện, tôi cùng ban đại diện phụ huynh và đại điện một số trẻ trực tiếp đến thăm, động viên bé cùng gia đình. Trong những tháng vừa qua, ở các tỉnh miền trung đã xảy ra liên tiếp nhiều trận bão, lũ lụt và đặc biệt hơn là tình hình dịch bệnh covid đang điễn biến phức tạp ở khắp nơi gây thiệt hại vô cùng lớn cho tài sản và con người. PHẦN III: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Sự quan tâm, tình yêu thương, chia sẻ nó giúp con người sống có ý nghĩa hơn, cảm thấy ấm áp hơn, giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Và sau một thời gian áp dụng các biện pháp giáo dục trẻ biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ, tôi nhận thấy trẻ trong lớp tôi đã lớn khôn rất nhiều, tự tin, vui vẻ khi đến lớp, chơi với bạn thân thiết hơn, không còn hiện tượng tranh giành đồ chơi, đánh bạn nữa, không nói tục chửi bậy, trẻ còn luôn biết quan tâm tới cô giáo, bạn bè và những người xung quanh .. Về phía các bậc phụ huynh qua trao đổi hằng ngày trong giờ đón trả trẻ, qua zalo của nhóm lớp. Phụ huynh thấy con đã khôn lớn hơn nên rất vui, yên tâm, tin tưởng hơn về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường. Từ đó luôn tham gia tích cực các phong trào của lớp và nhà trường phát động. Việc giáo dục trẻ biết yêu thương, quan tâm giúp đỡ mọi người giống như ta chắt lọc nguồn nước tinh khiết từ mạch nguồn yêu thương tưới cho mầm non mới nhú. “Hãy cùng nhau ươm mầm xanh để hái về những quả ngọt” Trên đây một số kinh nghiệm tôi đã áp dụng để dạy trẻ biết yêu thương, quan tâm và chia sẻ với bạn bè và mọi người xung quanh. Những nội dung trên sẽ không tránh khỏi những sai xót. Tôi rất mong ban giám khảo và những bạn bè, đồng nghiệp sẽ tham gia đóng góp và bổ sung ý kến để báo cáo của tôi hoàn thiện hơn. Tôi xin trân thành cảm ơn! Ngũ Hùng, ngày tháng 12 năm 2021 Người viết báo cáo Vũ Thị Phượng
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_day_tre_biet_yeu_thuong_quan_tam_chia.doc