Sáng kiến kinh nghiệm Các vấn đề về tâm lý trẻ khi mới đi học và các biện pháp làm quen trẻ với trường mầm non

doc 4 trang skkn 05/08/2024 830
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Các vấn đề về tâm lý trẻ khi mới đi học và các biện pháp làm quen trẻ với trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Các vấn đề về tâm lý trẻ khi mới đi học và các biện pháp làm quen trẻ với trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Các vấn đề về tâm lý trẻ khi mới đi học và các biện pháp làm quen trẻ với trường mầm non
 Đề tài: 
 CÁC VẤN ĐỀ VỀ TÂM LÝ TRẺ KHI MỚI ĐI HỌC
 VÀ CÁC BIỆN PHÁP LÀM QUEN TRẺ 
 VỚI TRƯỜNG MẦM NON.
 Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Tâm.
 I.Đặt vấn đề:
 Trước đây, cứ mỗi độ vào hè, khoảng trung tuần tháng sáu, khi các cháu khối Lá đã ra 
 trường chuẩn bị bước vào lớp một thì trường chúng tôi lại bắt đầu thu nhận cháu mới. 
 Thời gian đó cũng chính là lúc mà trường tôi phải đối đầu với thực trạng:
 Không ít bé bị sốt, ho, ói, khóc liên tục, nhiều bé sụt ký, cứ nghe đến hai chữ “đi học” 
 là bé lại lo lắng bứt rứt, khóc thét lên. Một số cha mẹ không có kinh nghiệm đã chọn 
 biện pháp tiêu cực là cho bé nghỉ học, có phụ huynh hù dọa, buộc bé phải đến trường. 
 Thế là, có bé mới vào học được vài ngày cha mẹ thấy bé khóc quá, “xót con” nên cho 
 nghỉ; Có bé cứ đi học được 1 ngày lại nghỉ hai ba ngày do bị sốt, thậm chí có bé phải 
 nằm viện cả tuần lễ, phụ huynh lại đến xin rút hồ sơ; Có bé chưa quen với chế độ dinh 
 dưỡng của trường nên bị tiêu chảy, lại cũng xin nghĩ học  Từ đó dẫn đến tình trạng sĩ 
 số cháu không ổn định, tăng giảm liên tục và để đảm bảo sĩ số cháu theo kế hoạch đề ra 
 nhà trường phải nhận thêm bé khác vào để bổ sung vào chỗ trống của những bé đã nghỉ. 
 Vậy là bé này vừa quen cô, quen bạn hết khóc thì có bé mới vào lại khóc tiếp.
 Do đó, nề nếp lớp chậm ổn định và trong thời gian này giáo viên rất cực: Các cô ăn 
 không ngon, ngủ cũng chẳng yên. Cá biệt, có khi sốt cả tuần lễ, cả trường không ngủ 
 được vì trưa nào cũng có bé khóc. Không chỉ có thế, phụ huynh cũng không an tâm khi 
 gởi con đến trường, cứ “thập thò” ở cửa lớp để “rình” xem con mình hết khóc chưa? Có 
 ăn được không? Có ngủ ngon không? ...
 Trước tình hình đó, BGH chúng tôi đã đề ra một số biện pháp giúp trẻ nhanh chóng 
 thích nghi với trường Mầm non nhằm giảm “sốc” cho trẻ khi lần đầu đi học như sau:
 II. Giải quyết vấn đề:
 . Giai đoạn 1: Tìm hiểu nguyên nhân
 Trước hết, Ban giám hiệu cùng ngồi lại bàn bạc, trao đổi nhằm tìm hiểu nguyên nhân 
 dẫn đến tình trạnh trên và chúng tôi nhận định rằng:
 - Đây chỉ là tâm sinh lý bình thường của tất cả các bé khi phải xa cha mẹ, người 
 thân, tiếp xúc với môi trường mới, khung cảnh xa lạ, nề nếp sinh hoạt thay đổi 
 thì các cháu sẽ khóc và có những biểu hiện về tâm sinh lý và bệnh lý như 
 trên, điều đó không lấy gì làm lạ mà tất cả chúng ta, những người làm công 
 tác giáo dục đều biết. Thế nhưng, do đa phần phụ huynh không hiểu được đặc Tuy nhiên, chỉ có những biện pháp đó chưa đủ mà cần sự phối hợp chặt chẽ 
 giữa nhà trường và phụ huynh. Vì thế, BGH đã tập hợp những phụ huynh có 
 con chuẩn bị đi học lần đầu tiên để tuyên truyền, vận động với những nội 
 dung sau:
 * Về phía phụ huynh:
 . Trước tiên, phụ huynh cần nắm rõ việc đưa bé đến trường là để giúp bé 
 được xã hội hóa, thích nghi với nội quy của trường lớp, biết tự lập dần dần và 
 biết chơi với bạn hòa thuận. Đồng thời, hiểu được tâm sinh lý trẻ và ích lợi 
 của chương trình “Mái nhà xanh” để cùng phối hợp thực hiện với nhà trường.
 .Chẩn bị tâm lý cho trẻ trước khi đi học để gây thiện cảm đối với trường mầm 
 non: giới thiệu trẻ ở trường có nhiều bạn, nhiều đồ chơi, cô giáo rất yêu 
 thương bé 
 . Phụ huynh nên giải thích cho bé hiểu khi bé đi học thì ông bà cha mẹ làm gì 
 và bé chỉ ở trường ban ngày, chiều bố mẹ lại đón về để bé yên tâm là mình 
 không bị bỏ rơi.
 . Không những thế phụ huynh cần phải tìm hiểu chế độ ăn uống và lịch sinh 
 hoạt hằng ngày ở nhà trường để tập cho bé làm quen dần cũng như chuẩn bị 
 sức khỏe cho bé thật tốt trước khi đi học.
 . Một điều cần lưu ý là phụ huynh nên dành thời gian để đưa đón con đi học 
 trong những ngày đầu để trấn an bé và không nên đón bé về muộn hơn những 
 trẻ khác, vì sẽ tạo cho bé tâm lý bị cha mẹ bỏ rơi, hắt hủi và từ đó bé sợ đi 
 học.
 Tránh thái độ trốn bé khi đưa bé đến trường, nhất là hù dọa “nếu bé không 
 ngoan bị cô giáo đánh” hoặc “bé hư sẽ đưa bé đến trường hay “méc” cô giáo” 
  Vì điều này sẽ vô tình tạo cho bé ý thức “Cô giáo rất dữ” và “đi học là bị 
 phạt phải xa cách gia đình”, từ đó bé “sợ” cô giáo và không thích đi học.
III. Kết quả thực hiện:
 Sau khi thực hiện các biện pháp nêu trên, tôi nhận thấy:
- Các bé mới vào học không còn khóc nhiều như trước đây nữa và dễ thích nghi 
 với trường, lớp hơn, hòa nhập với các bạn nhanh hơn.
- Phụ huynh cũng yên tâm và tin tưởng nhà trường hơn khi gửi con đến trường, 
 không còn ưu tư lo lắng như trước đây.
- Nề nếp lớp được ổn định nhanh hơn, giáo viên đỡ vất vả hơn khi nhận cháu 
 mới. => Nhờ thế uy tín của nhà trường càng tăng cao, sĩ số cháu ổn định và 
 tăng hơn nhiều so với trước (từ 490 bé đến nay là 531 bé), không còn tình 
 trạng bé vào học được vài ngày lại xin nghỉ do cháu khóc nhiều, tâm lý không 
 ổn định hoặc vì cha mẹ “xót con” 
IV. Bài học kinh nghiệm:
Để thực hiện có hiệu quả các biện pháp nhằm giảm sốc cho trẻ khi lần đầu đi học, 
theo tôi điều quan trọng nhất là cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_cac_van_de_ve_tam_ly_tre_khi_moi_di_ho.doc