Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên trong trường mầm non

docx 25 trang skkn 19/08/2024 560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên trong trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên trong trường mầm non
 1
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
 Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến ngành Giáo dục thị xã Bình Long 
 Tôi ghi tên dưới đây:
 Tỷ lệ (%) 
 Ngày 
 Nơi Tình độ đóng góp 
Số tháng Chức 
 Họ và tên công chuyên vào việc 
 tt năm danh
 tác môn tạo ra 
 sinh
 sáng kiến
 Trường Cử nhân 
 MN Hiệu sư phạm 
 1 BÙI THỊ HƯƠNG 16/10/1987 50%
 Vành trưởng Mầm 
 Khuyên non
 Trường Cử nhân 
 Phó 
 MN sư phạm 
 2 LÊ THỊ MAI TRANG 04/5/1986 hiệu 50%
 Vành Mầm 
 trưởng
 Khuyên non
 1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Biện pháp nâng cao 
chất lượng chuyên môn cho giáo viên trong trường mầm non”
 2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Bùi Thị Hương, Lê Thị Mai Trang; 
Trường mầm non Vành Khuyên, phường Phú Thịnh, thị xã Bình Long, tỉnh 
Bình Phước.
 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (Quản lý)
 4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Ngày 01/08/2020.
 5. Mô tả bản chất của sáng kiến:
 5.1. Tính mới:
 Như chúng ta biết trong toàn bộ di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề Bác 
đặc biệt quan tâm là đào tạo con người Việt Nam thông qua hoạt động giáo dục 
và gắn chặt với mục tiêu xây dựng đất nước. Người khẳng định: “Muốn xây 
dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có con người xã hội chủ nghĩa”. Để có con 3
dục cao, bên cạnh những đòi hỏi ngày càng đi lên của ngành học về mọi mặt với 
chiến lược giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai đất nước bước vào thế kỷ mới. Đó là 
trách nhiệm cao cả vinh dự nhưng cũng hết sức nặng nề của ngành học giao phó.
 Là người quản lý nhà trường chúng tôi luôn trăn trở làm thế nào để tạo cơ 
hội cho trẻ được giáo dục một cách tốt nhất. Để đạt được mục đích đó không chỉ 
đòi hỏi người lãnh đạo mà cả giáo viên phải xác định được các mục tiêu của 
chương trình giáo dục Mầm non, để tổ chức các hoạt động, các tiết dạy một cách 
có hiệu quả mà còn phải linh hoạt, sáng tạo, tạo nhiều cơ hội cho trẻ hoạt động. 
Trẻ phải được “Học bằng chơi, chơi mà học” học thông qua chơi, vì trẻ chỉ tiếp 
thu kiến thức, phát triển nhân cách một cách tốt nhất thông qua con đường học 
tập cá nhân tích cực, qua trải nghiệm với các hành động cụ thể phù hợp đặc 
điểm tâm sinh lý lứa tuổi và năng lực cá nhân của mỗi trẻ. Chính vì vậy, xây 
dựng môi trường học tập cho trẻ là con đường tốt nhất để thực hiện được mục 
tiêu của Ngành đề ra trong năm học là: “Đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT, 
đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước trong điều kiện kinh tế 
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ”.
 Thực tế trong những năm gần đây, đội ngũ giáo viên ở các trường Mầm 
non nói chung và ở trường Mầm non chúng tôi nói riêng đã có nhiều chuyển 
biến tích cực, nhìn chung vẫn giữ vững và phát huy được truyền thống tốt đẹp 
của nhà giáo, luôn yêu nghề mến trẻ, được phụ huynh tin yêu, số giáo viên có 
kinh nghiệm giảng dạy ngày càng nhiều, đạt giáo viên dạy giỏi các cấp ngày 
càng cao. Song cũng còn một số giáo viên chất lượng chuyên môn chưa vững 
chắc, bằng lòng với bản thân, chưa có ý thức vươn lên, chưa chú trọng về vị trí, 
vai trò của công tác này trong nhà trường hoặc việc tổ chức triển khai công tác 
này thiếu sự tuân thủ những nguyên tắc nhất định; nội dung của công tác bồi 
dưỡng chuyên môn nhiều khi thực hiện chưa đầy đủ, thiếu kế hoạch, còn chung 
chung; biện pháp chỉ đạo triển khai chưa khoa học, không thường xuyên, bên 
cạnh đó năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên trong nhà trường không 
đồng đều Đó là nguyên nhân thực tiễn dẫn đến kết quả công tác bồi dưỡng 
chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong trường còn hạn chế.
 Để khắc phục tình trạng trên và đặc biệt là để đáp ứng được mục tiêu của 
ngành đề ra trong từng năm học, trường chúng tôi đã coi việc nâng cao chất 
lượng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ then chốt của 
đội ngũ cán bộ quản lý trong nhà trường.
 Đã có nhiều tác giả đề cập vấn đề này dưới các góc độ nhìn nhận khác 
nhau, nhưng với tôi, tôi đặc biệt chú trọng đến vấn đề nâng cao chất lượng 
chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo 
dục trẻ trong trường mầm non. Với khả năng và cố gắng của chúng tôi, trong 
năm học 2020- 2021 chúng tôi mạnh dạn đưa ra đề tài: “Biện pháp nâng cao 5
viên mầm non. Những hành động lệch chuẩn đó đã làm mất bình đẳng trong 
giáo dục trẻ, dễ gây tổn thương cho trẻ.
 Do vậy công tác bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp 
cho đội ngũ giáo viên là một việc làm rất quan trọng và cần thiết bởi lẽ: phẩm 
chất chính trị có vững vàng, tư tưởng chính trị có tốt thì người giáo viên mới 
“yêu nghề, mến trẻ”, tận tụy với công việc, yên tâm công tác. Đạo đức nghề 
nghiệp của đội ngũ cán bộ, giáo viên có tốt thì hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng 
và giáo dục trẻ trong trường mầm non mới giỏi, mới thương yêu trẻ như con của 
mình và xứng đáng là người mẹ hiền thứ hai của trẻ .Vậy làm sao để đội ngũ 
giáo viên có phẩm chất chính trị tư tưởng vững vàng, đạo đức nghề nghiệp tốt? 
từ suy nghĩ đó chúng tôi đã có những biện pháp bồi dưỡng cụ thể như sau:
 Vào đầu năm học phòng GD&ĐT kết hợp với trung tâm bồi dưỡng chính 
trị, tổ chức triển khai Bồi dưỡng tư tưởng đạo đức, lối sống, các nghị quyết về 
hội nghị trung ương khóa XIII, cho tất cả các cán bộ giáo viên được tham gia 
học tập lớp bồi dưỡng chính trị hè bằng hình thức học tập trung. Cho giáo viên 
ký cam kết với nhà trường theo các tiêu chí chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm 
non, tuyên truyền đến 100% cán bộ giáo viên, nhân viên thực hiện tốt các cuộc 
vận động và các phong trào thi đua do ngành phát động như: Tổ chức đi sâu vào 
sinh hoạt chuyên đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí 
Minh”. Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. “Mỗi thầy 
cô giáo là tấm gương sáng cho học sinh noi theo”.
 Xây dựng kế hoạch thi đua và phát động phong trào thi đua chào mừng 
các ngày lễ lớn trong năm như: 20/10, 20/11, 22/12, 3/2, 8/3, 30/4, 1/5, 19/5...
 Trong các cuộc họp Hội đồng định kỳ hàng tháng nhà trường luôn lồng 
ghép nội dung học tập, triển khai đầy đủ mọi Thông tư, Chỉ thị, Quyết định của 
ngành và cấp trên như: Thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về học tập và làm 
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng phong cách tác 
phong công tác của người Đảng viên, công tác cán bộ, Điều lệ trường mầm non; 
Quyết định 16 về đạo đức nhà giáo; Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non; 
Chuẩn hiệu trưởng...
 - Bồi dưỡng kiến thức pháp luật: Luật số: 43/2019/QH14 Luật giáo dục 
năm 2019, đi sâu vào các nội dung Vị trí, vai trò, tiêu chuẩn của nhà giáo; 
Nhiệm vụ và quyền của nhà giáo; Đào tạo và bồi dưỡng nhà giáo, chú trọng 
triển khai những điểm mới của yêu cầu về trình độ chuẩn được đào tạo của nhà 
giáo để giáo viên nắm bắt kịp thời đầy đủ các yêu cầu mới.
 - Bồi dưỡng về phong cách, đạo đức nhà giáo. Nhấn mạnh vai trò, trách 
nhiệm của người giáo viên mầm non, những điều giáo viên được làm và không 
được làm, đặc biệt chú ý đến vấn đề vi phạm đạo đức nhà giáo....thông qua đó 
nhằm nâng cao nhận thức chính trị cho đội ngũ cán bộ giáo viên. 7
 Ví dụ: Kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi chủ đề “Phương tiện và quy định 
giao thông” cho khối Lá, trẻ 5- 6 tuổi.
Tên đồ dùng, đồ chơi Nguyên liệu
- Đèn báo hiệu giao thông - Bìa cát tông, gỗ, sơn
- Các loại biển báo - Bìa cát tông
- Phương tiện giao thông đường bộ - Xốp bitit
- Phương tiện giao thông đường thủy - Thuyền làm từ bẹ, mo cau
- Phượng tiện giao thông đường hàng
 - Chai nước
không
- Bộ tranh sưu tập chủ đề PTGT - Họa báo, tranh ảnh
 Hình ảnh: Một số đồ dùng đồ chơi do giáo viên thực hiện 9
 Hình ảnh: Đồ dùng đồ chơi do cô và trẻ cùng thực hiện
 * Bồi dưỡng về hồ sơ giáo viên:
 Là một giáo viên sư phạm giỏi cần phải biết cách đổi mới phương pháp 
lập kế hoạch mỗi ngày. Muốn có hoạt động tốt, cháu đạt kết quả cao thì khâu lập 
kế hoạch đóng vai trò quyết định. Người giáo viên khi lập kế hoạch xây dựng, 
thiết kế một hoạt động nào đó thì phải xác định được chính xác mục đích yêu 
cầu đề ra của đề tài hoạt động đó. Từ đó đề ra phương pháp, hình thức phù hợp 
cho hoạt động nhóm lớp của mình.
 Để giáo viên thiết kế được một hoạt động tốt, trong quá trình ký duyệt kế 
hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ, chúng tôi hướng dẫn giáo viên bám vào Công văn 
3615 Sở Giáo dục ngày 10/11/2020, Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT sửa đổi 
Chương trình giáo dục mầm non ngày 30/12/2016, các hướng dẫn của chuyên 
môn Phòng Giáo dục để lập kế hoạch chính xác, thông qua các lần kiểm tra, dự 
giờ giáo viên, chúng tôi trực tiếp chỉ ra chỗ sai và cách lập kế hoạch sao cho tổ 
chức hoạt động trên trẻ đạt kết quả cao. Giáo viên thường xác định sai về mục 
tiêu và hay nhầm lẫn giữa kiến thức và kỹ năng đề ra cho bài dạy dẫn đến việc 
trẻ không đạt được kết quả như mong muốn của người dạy. Vì vậy, chúng tôi 11
 Ví dụ: Khi tổ chức hoạt động ngoài trời không nhất thiết có 3 nội dung:
 Quan sát có chủ đích, trò chơi vận động, chơi tự do mà có thể linh hoạt tổ 
chức cho trẻ tùy vào điều kiện thực tế của trường mình như tổ chức cho trẻ nhặt 
các loại lá khô, hoa khô, cành cây khôđể tạo nên bức tranh về bảo vệ môi 
trường hay là một hoạt động chăm sóc vườn rau hay là một hoạt động nhặt các 
lại rác thải như ống sữa, hộp xôi, ống hút để tạo thành các đồ chơi mà trẻ có 
thể sử dụng được.
 Như vậy việc đổi mới các tổ chức hoạt động có các động mạnh mẽ đến 
quá trình người dạy và người học, yêu cầu cần có sự linh hoạt, sáng tạo của giáo 
viên vì vậy trong năm học ngoài việc cho giáo viên tham dự các hoạt động do 
cấp trên tổ chức bản thân tôi chú trọng dự giờ theo kế hoạch cùng tổ chuyên 
môn xây dựng các hoạt động mẫu để giáo viên toàn trường có thể dự giờ, đúc rút 
kinh nghiệm để từ đó áp dụng ngay trong quá trình tổ chức thực hiện, từ đó giáo 
viên chủ động hơn, nhẹ nhàng và linh hoạt hơn trong việc thiết kế bài giảng 
cũng như tổ chức các hoạt động chăm sóc- giáo dục trẻ hàng ngày.
 * Công tác chỉ đạo điểm và bồi dưỡng qua chuyên đề.
 Năm học 2020 – 2021 nhà trường tiếp tục thực hiện chuyên đề “Xây dựng 
trường Mầm non lấy trẻ làm trung tâm”. Việc chỉ đạo chuyên đề ở trường mầm 
non có ý nghĩa rất quan trọng, là một biện pháp tích cực và có hiệu quả trong 
việc nâng cao tay nghề cho giáo viên. Muốn chỉ đạo tốt các chuyên đề thì đầu 
năm học phải nắm bắt cụ thể các chuyên đề chỉ đạo của bậc học, khi cấp trên 
phổ biến xuống, nhà trường tổ chức triển khai đến giáo viên. Chỉ đạo chuyên đề 
“Xây dựng trường Mầm non lấy trẻ làm trung tâm” và tiếp tục thực hiện các 
chuyên đề trong năm. Lên kế hoạch năm – tháng – tuần cụ thể, kế hoạch dạy 
mẫu cho chuyên đề, chọn những giáo viên có năng khiếu chuyên môn về chuyên 
đề để dạy mẫu. Trước lúc bố trí giáo viên dạy mẫu cho chuyên đề ban giám hiệu 
cùng với các tổ trưởng chuyên môn góp ý xây dựng giáo án và xây dựng các 
biện pháp, hình thức tổ chức, chuẩn bị đồ cùng trực quan chu đáo đầy đủ rồi mới 
tiến hành dạy cho toàn thể giáo viên tham dự và họp rút kinh nghiệm, rồi cho 
giáo viên đăng ký dạy thực hành để chuyên môn dự giờ và đánh giá.
 Qua thực tế bồi dưỡng chuyên đề là biện pháp tích cực và có hiệu quả cao 
trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Muốn tổ chức tốt cần có kế 
hoạch bồi dưỡng theo từng thời điểm trong năm thích hợp. Trong quá trình thực 
hiện đã có kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết, tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp 
trường lồng ghép các chuyên đề để học tập rút kinh nghiệm. Tổ chức triển khai 
lần lượt từng chuyên đề đến giáo viên. Khi tổ chức chuyên đề nào thì phải xây 
dựng kế hoạch chỉ đạo, cụ thể: Mục đích yêu cầu của chuyên đề, nội dung thực 
hiện chuyên đề, các biện pháp thời gian thực hiện, kết quả thực hiện.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_chat_luong_chuyen_m.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên trong trường mầm non.pdf