Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp

doc 7 trang skkn 06/06/2024 4980
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp
 ĐỀ TÀI:
 "Biện pháp giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp"
I. Lí do chọn đề tài
 Tự tin, mạnh dạn là một trong những yếu tố giúp con người gặt hái được 
thành công trong cuộc sống. Chính vì thế mà việc giáo dục cho trẻ tính tự tin mạnh 
dạn ngay từ bậc học mầm non là điều rất quan trọng.
 Hiện nay chúng ta phải thừa nhận một điều là trẻ con ngày nay đã thông 
minh hơn, lém lỉnh hơn. Nhưng khi cháu vào lớp học thì các cháu không dám nói 
lên những điều trẻ thích, không dám mạnh dạn sinh hoạt trong tập thể, giao tiếp với 
người lớn theo suy nghĩ của mình. Chính điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt 
động, chất lượng chăm sóc giáo dục ở lớp.
 Đầu năm tôi được BGH phân công dạy lớp 4 tuổi A3,sau một thời gian nhận 
lớp tôi thấy lớp tôi có những thuận, lợi khó khăn sau:
 Về thuận lợi:
 - Lớp luôn nhận được quan tâm chỉ đạo sát của Ban giám hiệu nhà trường, 
của các tổ chuyên môn.
 - Lớp có đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng
 - Trẻ đi học đều, ngoan, lễ phép
 - Phụ huynh nhiệt tình, quan tâm đến các hoạt động của lớp
 Bên cạnh đó cũng có một số khó khăn, hạn chế sau:
 - Một số trẻ đi đến lớp còn khóc nhè, một số trẻ cô hỏi trò chuyện thì quay 
mặt đi, không trả lời.
 - Trẻ thiếu tự tin, nói bé, chưa thể hiện hết khả năng của trẻ dẫn đến các hoạt 
động của trẻ không được sôi nổi.
 - Nhiều trẻ còn nhút nhát, rụt rè, cá tính không chịu tham gia vào cuộc 
chơi đòi hỏi tính tập thể cao.
 - Sự phối kết hợp giữa phụ huynh đối với giáo viên vẫn chưa thường xuyên.
 Đứng trước thực trạng đó, là một giáo viên tôi đã rất trăn trở trước vấn đề 
này, làm thế nào để trẻ nhanh nhạy trong các tình huống, mạnh dạn bắt chuyện và 
giao tiếp với mọi người với các bạn trong lớp, trẻ biết cách bày tỏ cảm xúc của của mình. Khuyến khích trẻ thể hiện và tăng cường sự tự tin cho trẻ bằng những lời 
cổ vũ động viên. Dần dần trẻ tự tin đứng một mình để biểu diễn.
1.3.Trò chơi tập thể
 Lớp tôi có một số bé sức khỏe yếu hay nghỉ dài như bé: Phương Anh, 
Phương Thuỳ, Hà Khuê, Khoa. Vì vậy, mỗi khi đi học đến lớp các bé thường 
buồn, ko tham gia vào các hoạt động của lớp. Để giúp các bé mạnh dạn, thích đi 
học đến lớp, tôi lôi cuốn bé vào các hoạt động tập thể, khéo léo gợi ý những bé 
mạnh dạn tự tin như: Đạt Phát, Tú Anh, Minh Châu đến kết bạn, tạo cho các bé 
nhiều cơ hội mạnh dạn tự tin giao tiếp với các bạn, như cùng vẽ tranh, nặn quả, hát 
múa trong khi chơi hoạt động góc dần dần các bé đã quen hơn với môi trường 
tập thể và thích đi học. Bây giờ các bé được cô giáo và các bạn rất yêu quý vì bé 
rất ngoan, đã mạnh dạn tự tin giao tiếp với bạn bè và còn hát hay, múa dẻo, thích 
được biểu diễn văn nghệ nữa.
 Với trẻ mầm non mạnh dạn tự tin giao tiếp tốt trong tập thể giúp trẻ thích 
nghi dễ dàng, nhanh chóng với môi trường mới, thầy cô, bạn bè mới và những đòi 
hỏi mới của hoạt động học tập,ý thức và tinh thần tập thể sẽ giúp tránh được những 
xung đột không đáng có giữa trẻ với nhau, giữa trẻ với thầy cô, làm nảy sinh ở trẻ 
tính mạnh dạn tự tin chủ động trong giao tiếp với người khác và trên cơ sở đó phát 
triển những mối quan hệ thân thiện, gần gũi, cảm thông giữa trẻ với những người 
xung quanh.Tất cả những điều này tác động một cách tích cực lên trẻ, làm cho trẻ 
cảm thấy hứng thú muốn đến trường, muốn giao tiếp với cô, bạn bè và muốn học.
 VD: Trò chơi: Bạn hãy làm giống tôi
Tổ chức: Cô và trẻ ngồi thành vòng tròn. Trước tiên cô giáo nói tên của mình (chào 
các bạn tôi tên là Lan) sau đó ném bóng cho một trẻ bất kỳ. Trẻ nhận được bóng từ 
cô giáo sẽ nói tên mình. Cứ như vậy cho đến khi tất cả các trẻ nhớ tên nhau. Trẻ 
mạnh dạn đứng lên giới thiệu tên của mình.
 1.4 Hoạt động góc
 Trẻ mầm non chơi mà học – học bằng chơi, hoạt động vui chơi mang tính 
tích hợp cao trong giáo dục kỹ năng sống cho. Hoạt động góc được tổ chức đáp dạn cởi mở. Hay đối với bé Bảo An là nói nhỏ, ít giơ tay phát biểu thì tiêu chí cho 
bé là sẽ nói to hơn, chăm phát biểu hơn phải khắc phục được nhược điểm mới được 
cắm cờ và được cô khen. Với cách này trẻ sẽ luôn vui vẻ, tự nguyện phấn đấu để 
cuối ngày được lên cắm cờ từ đó luôn diễn ra sự cạnh tranh rất lành mạnh giữa các 
trẻ.
 Kết quả giúp trẻ có nhu cầu hoàn thiện bản thân cao, trẻ sẽ mạnh dạn tự tin 
hơn trong các hoạt động trong ngày dần dần thói quen tốt nảy sinh trở thành một 
nhu cầu, một kỹ năng sống tốt của trẻ.
1.6.Hoạt động lễ hội.
 Thông qua các hoạt động lễ hội, văn nghệ vui chơi được tổ chức theo hàng 
tháng xuyên suốt cả năm học góp phần cho trẻ lĩnh hội các ngày lễ lớn giúp trẻ 
mạnh dạn tự tin hơn trong mọi hoạt động góp phần cho trẻ phát triển toàn diện. 
Việc tổ chức hiệu quả các ngày hội ngày lễ cho trẻ là một hình thức giáo dục hiệu 
quả và sinh động nhất, giúp trẻ được trải nghiệm các cảm xúc tích cực. Thông qua 
đó, trẻ được học và mạnh dạn tự tin giao tiếp với cô giáo, bạn bè và cha mẹ.
Ví dụ: Ngày tết trung thu
 Cô cho trẻ tập các tiết mục văn nghệ
 Đến ngày trung thu: Mời phụ huynh đến tham gia cùng các bé ở lớp, cô và 
trẻ cùng phụ huynh bày mâm ngũ quả, trang trí lớp ( đèn lồng, đèn nháy...)
 Trò chuyện cùng trẻ về ngày tết trung thu, liên hoan văn nghệ, tổ chức rước 
đèn, phá cỗ
Ví dụ: Ngày 20/10: Trước ngày tổ chức lễ hội tôi cùng trẻ trò chuyện về ý nghĩa 
ngày hội, đưa ra ý định, hình thức tổ chức và thăm dò ý kiến của trẻ về món quà 
tặng bà và mẹ. Sau đó dạy trẻ làm bưu thiếp chúc mừng, giúp trẻ ghi lại cảm xúc, 
lời chúc của trẻ dành cho bà và mẹ. Cùng trẻ trang trí bưu thiếp để chúc bà và mẹ 
với những từ ấn tượng: “Con yêu mẹ, Con yêu bà" Các bé được tập luyện những 
bài hát, bài thơ hay về bà và mẹ thể hiện niềm vui niềm tự hào trên những khuôn 
mặt ngây thơ. Dường như các bé cũng hiểu mình đang làm một việc tốt, ý nghĩa 
dành tặng cho những người thân yêu. Trên đây là báo cáo việc thực hiện “Biện pháp giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong 
giao tiếp" tôi đã và đang thực hiện. Để tiếp tục thực hiện tốt nội dung này, tôi sẽ không 
ngừng học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện bản thân trở thành tấm gương cho trẻ noi 
theo học tập.Luôn tạo môi trường lớp học thân thiện, có nhiều cơ hội cho trẻ vui chơi, 
sinh hoạt và học tập cùng nhau, để trẻ trải nghiệm, rèn luyện sự mạnh dạn tự tin.Quan 
tâm, chú ý tới từng cá nhân trẻ, đặc biệt là trẻ nhút nhát, thụ động.Phối hợp tốt với phụ 
huynh, tạo mối quan hệ gắn bó thân thiết giữa phụ huynh và nhà trường.
 Tôi rất mong nhận được sự góp ý của Ban giám khảo.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giup_tre_manh_dan_tu_tin_tro.doc