Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp chỉ đạo đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non

docx 28 trang skkn 22/06/2024 1010
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp chỉ đạo đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp chỉ đạo đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp chỉ đạo đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non
 Biện pháp chỉ đạo đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm 
 và nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Lý do chọn đề tài: 
 Như Bác Hồ kính yêu đã nói: “Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một 
nền giáo dục tốt”. Trường mầm non có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo 
dục các cháu, bồi dưỡng cho các cháu trở thành người công dân có ích.
 Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, 
là nền tảng đầu tiên của ngành Giáo dục đào tạo. Chất lượng chăm sóc nuôi 
dưỡng giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt, có tác dụng rất lớn đến chất lượng 
học tập ở các cấp sau này của trẻ vì 
 "Trẻ em như búp trên cành
 Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan"
 Chính vì lẽ đó mà xã hội quan tâm chăm sóc trẻ về mọi mặt để đứa trẻ có 
một nhân cách tốt, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, hồn nhiên, cơ thể phát triển hài hoà 
cân đối, đặc biệt là lứa tuổi trẻ nhà trẻ. Trẻ khỏe mạnh và thông minh là niềm 
hạnh phúc của gia đình là sự phồn vinh của đất nước. Muốn trẻ khoẻ mạnh và 
thông minh thì vấn đề dinh dưỡng phải hợp lý, chăm sóc nuôi dưỡng phải có 
khoa học đây là một việc làm không thể thiếu được, là trách nhiệm của gia đình, 
cộng đồng và toàn xã hội. Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng thì sẽ ảnh hưởng đến sự 
phát triển về thể lực và trí tuệ. Thiếu dinh dưỡng trẻ sẽ trở thành một gánh nặng 
của mỗi gia đình, của toàn xã hội, ảnh hưởng đến nguồn nhân lực trong tương lai 
của đất nước. Vì vậy vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trong trường mầm non là 
một vấn đề hết sức quan trọng. Muốn tạo được thế hệ trẻ có sức khoẻ tốt, đáp 
ứng với thời đại khoa học hiện đại thì chúng ta phải chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tốt, 
trẻ sẽ khoẻ mạnh, thông minh, phát triển toàn diện về mọi mặt. 
 Cùng với nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, hiện nay vấn đề đảm bảo vệ 
sinh an toàn thực phẩm là mối quan tâm đặc biệt của toàn xã hội. Trong những 
năm gần đây đã xảy ra rất nhiều vụ ngộ độc thực phẩm ở các địa phương, làm 
ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của nhiều người. Trường mầm non là nơi 
tập trung đông trẻ, bản thân trẻ còn non nớt, chưa có ý thức được đầy đủ về dinh 
dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, nếu đẻ xảy ra ngộ độc thực phẩm trong cơ 
sở giáo dục mầm non thì hậu quả khôn lường. Vì vậy giáo dục dinh dưỡng, đảm 
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đề phòng ngộ độc thức ăn là vấn đề có ý nghĩa 
thực tế vô cùng quan trọng. Mặc dù nhà trường chúng tôi chưa có trường hợp 
nào bị ngộ độc thức ăn nhưng việc tuyên truyền trong nhà trường đã được chú ý, 
chất lượng bữa ăn được cải thiện, gia đình trẻ đã có sự thay đổi trong nhân thức 
 1/28 Biện pháp chỉ đạo đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm 
 và nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non
 Áp dụng vào trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại trường mầm non có 
bán trú.
 4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm:
 Căn cứ chế độ ăn uống, hoạt động của cô và trẻ trong trường mầm non 
nơi tôi công tác mà đưa ra các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm 
trong nhà trường. 
 5. Phương pháp nghiên cứu:
 Phương pháp quan sát 
 Phương pháp dùng lời nói
 Phương pháp thực hành
 Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
 Phương pháp động viên , khuyến khích.
 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
 - Đề tài được thực hiện tại trường Mầm non nơi tôi công tác.
 Từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 5 năm 2018. Củng cố và thực hiện duy trì 
cho các năm tiếp theo.
 3/28 Biện pháp chỉ đạo đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm 
 và nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non
chất và trí tuệ đối với trẻ ở độ tuổi mầm non. Bởi vì đây là giai đoạn tăng trưởng thể 
chất rất mạnh mẽ, đặc biệt là não bộ, hệ thần kinh của trẻ phát triển vượt trội, nó gần 
như quyết định quan trọng trong toàn bộ sự phát triển chung của con người. Thiếu 
ăn, ăn không đủ chất, ăn không hợp lý....đều gây tác hại cho sức khoẻ của trẻ. 
 Như chúng ta đã biết trên các kênh thông tin, các tài liệu “nâng cao chất 
lượng bữa ăn và vệ sinh an toàn thực phẩm và đề phòng ngộ độc”. Ngộ độc thực 
phẩm có thể xảy ra với bất kỳ một ai, gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc ảnh 
hưởng lâu dài đến sức khỏe. Ngộ độc thực phẩm có thể tránh được. Để phòng 
tránh ngộ độc thực phẩm người tiêu dùng nói chung và đặc biệt là các trường 
mầm non tổ chức bán trú cần phải thực hiện tốt khâu đảm bảo vệ sinh an toàn 
thực phẩm.
 2. Khảo sát thực trạng:
 * Đặc điểm tình hình nhà trường:
 - Năm học 2017- 2018 trường có 5 điểm trường, 2 bếp ăn đều được cấp 
giấy chứng nhận bếp ăn an toàn thực phẩm. Bếp ăn được xây dựng theo quy 
trình bếp một chiều với tương đối đầy đủ trang thiết bị đồ dùng. 
 - Tổng số CBGVNV của nhà trường là : 64 
 - Về trình độ :
 + CBQL : 03 đ/c ( ĐH : 03 ) 
 +Giáo Viên : 42 đ/c ( ĐH: 34, CĐ: 3, TC: 5 )
 + Nhân viên: nhân viên nuôi dưỡng: 11, nhân viên kế toán: 01, nhân viên 
y tế: 01.
 - Tổng số học sinh: 521 cháu/ 21 lớp. 
 + Nhà trẻ : 05 lớp : 98 cháu
 + Mẫu giáo : 16 lớp : 423 cháu
 - Mức tiền ăn của trẻ : 12.000đ/ngày/1 trẻ.
 Trong quá trình thực hiện việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và 
nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trường mầm non gặp những thuận lợi và khó 
khăn sau: 
 * Thuận lợi :
 - Nhà trường luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Huyện và đặc 
biệt là sự chỉ đạo sâu sát, tận tình của lãnh đạo phòng giáo dục trong các hoạt 
động của nhà trường.
 - Ban giám hiệu nhiệt tình có tinh thần trách nhiệm với công việc. 
 - Đội ngũ giáo viên, nhân viên nhà trường nhiệt tình, tận tụy, tâm huyết 
với nghề, yêu thương trẻ, có tinh thần trách nhiệm trong mọi công việc, hoàn 
 5/28 Biện pháp chỉ đạo đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm 
 và nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non
 Từ số liệu trên Tôi thấy băn khoăn nhiều về việc chỉ với 12.000 đồng phụ 
huynh học sinh gửi gắm cho con họ ăn trong một ngày ở trường. Vậy nhà trường 
phải làm sao cân đối về chất và lượng của bữa ăn chính trưa và bữa phụ chiều 
cho trẻ mẫu giáo, nhà trẻ bữa chính trưa bữa phụ chiều và bữa chính chiều để 
đảm bảo chất lượng bữa ăn cho trẻ. Góp phần phát triển toàn diện cho trẻ.
 Trước tình hình thực trạng trên, tôi suy nghĩ mạnh dạn tìm ra một số biện 
pháp chỉ đạo nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và nâng cao chất lượng 
bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non như sau.
 4. Những biện pháp thực hiện:
 - Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch công tác chăm sóc nuôi dưỡng.
 - Biện pháp 2: Đảm bảo nguồn thực phẩm sạch, nâng cao chất lượng bữa 
ăn cho trẻ theo yêu cầu của ngành.
 - Biện pháp 3: Bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao tay nghề cho giáo viên, 
nhân viên.
 - Biện pháp 4: Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, tham mưu phối 
hợp với các cấp lãnh đạo.
 - Biện pháp 5: Tổ chức tốt các hội thi về dinh dưỡng.
 - Biện pháp 6: Công tác kiểm tra thi đua
 5. Biện pháp thực hiện (Biện pháp từng phần)
 5.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch công tác chăm sóc nuôi dưỡng.
 Việc xây dựng kế hoạch có tầm quan trọng đặc biệt, kế hoạch được ví như 
kim chỉ nam chỉ đường cho chúng ta thực hiện đúng, giúp chúng ta đi tới mục 
đích của công việc một cách khoa học, có xây dựng kế hoạch thì mọi việc mới 
có hệ thống việc nào làm trước, việc nào làm sau không bị chồng chéo, không bị 
bỏ sót dù là công việc nhỏ.
 Ngay từ đầu năm học nhận được kế hoạch của Phòng giáo dục gửi về nhà 
trường, Ban giám hiệu chúng tôi cùng với chị em giáo viên, nhân viên trong 
trường cùng nhau thảo luận, bàn bạc để thống nhất tìm ra những biện pháp thực 
hiện. Trên cơ sở đó đề ra những chỉ tiêu sao cho phù hợp với điều kiện hoàn 
cảnh của trường.
 Ví dụ : Giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cuối năm xuống dưới 5%.
 Trẻ có kỹ năng thói quen vệ sinh cá nhân đầu năm đạt 80%. Phấn đấu 
cuối năm đạt 98%...
 Để thực hiện các chỉ tiêu đã đề ra chúng tôi cố gắng xây dựng kế hoạch 
cho từng công việc thật cụ thể. Xây dựng kế hoạch cho từng tháng của năm học 
 7/28 Biện pháp chỉ đạo đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm 
 và nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non
 - Kiểm tra công tác lưu mẫu thức ăn 
 và ghi nhật ký lưu mẫu tại bếp ăn.
 - Kiểm tra kho. - Cân tịnh lượng thực phẩm tồn kho.
Tháng - Thực hiện công tác phòng - Kiểm tra các lớp thường xuyên giữ 
1/2018 chống rét cho trẻ. ấm cho trẻ.
 - Kiểm tra các loại sổ sách của tổ - Kiểm tra đột xuất và có báo trước sổ 
 nuôi dưỡng. sách tổ nuôi dưỡng, yêu cầu vào 
 thông tin đầy đủ đúng thời gian, có đủ 
 chữ ký theo yêu cầu.
 - Nhắc nhở tổ nhân viên - Tổng vệ sinh, niêm phong kho bếp 
 trước tết đảm bảo an toàn tài sản.
 * Kế hoạch dài hạn:
 - Duy trì thực hiện chế biến món ăn theo quy trình một chiều để đảm bảo 
 vệ sinh an toàn thực phẩm. 
 - Bổ sung trang thiết bị hiện đại, phù hợp với yêu cầu của bếp 1 chiều, 
 phù hợp với thực tế của trường.
 - Tạo điều kiện cho giáo viên, nhân viên tham gia học các lớp bồi dưỡng 
 nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
 Dựa trên kế hoạch chung của toàn trường các lớp sẽ dễ dàng lên kế hoạch 
 của lớp mình. Ban giám hiệu chúng tôi cũng lấy đó làm cơ sở để đi kiểm tra 
 công việc.
 5.2. Biện pháp 2: Đảm bảo nguồn thực phẩm sạch và nâng cao chất 
 lượng bữa ăn cho trẻ theo yêu cầu của ngành: 
 *.Sức khoẻ của trẻ phần lớn phụ thuộc vào chất lượng bữa ăn, 
 Trẻ đến trường mầm non cho trẻ ăn không phải là chống đói mà phải đảm 
 bảo yêu cầu của ngành là phải đủ chất, đủ lượng, tỷ lệ cân đối giữa các chất dinh 
 dưỡng để trẻ ăn ngon miệng, trẻ ăn hết xuất . Chúng tôi đặt ra yêu cầu để đảm 
 bảo về chất lượng bữa ăn như sau:
 Chế biến thực phẩm phải đảm bảo tươi ngon, đẹp phù hợp với trẻ, đảm 
 bảo an toàn. Thức ăn phải được chế biến nấu chín kỹ, nấu xong cho trẻ ăn ngay. 
 Thực hiện nghiêm túc quy định về lưu mẫu thức ăn, đủ lượng cần thiết đối với 
 thức ăn lỏng 250ml Thức ăn rắn 150g mẫu thức ăn phải được lấy vừa nấu xong 
 trước khi cho trẻ ăn, hộp đựng mẫu thức ăn bằng Inox sạch sẽ, có nhãn mác, có 
 nắp đạy, có chữ ký người lưu, lưu mẫu thức ăn 24/24 giờ trong ngăn mát tủ lạnh. 
 + Đủ chất: Thay đổi món ăn thường xuyên theo tuần, Thực hiện theo thực 
 đơn tuần chẵn tuần lẻ, theo mùa, đa dạng các loại thực phẩm vào các món ăn 
 9/28 Biện pháp chỉ đạo đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm 
 và nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non
 (Ảnh giao nhận cá trắm)
 Năm học 2016 - 2017 nhà trường đã hợp đồng cung cấp cá rô phi lọc để 
chế biến món ăn cho trẻ, đến năm học 2017 - 2018 nhà trường đã tiến hành hợp 
đồng cá trắm để chế biến món ăn cho trẻ được phụ huynh học sinh hoàn toàn 
nhất trí và rất phấn khởi vì cũng với 12.000 đ như năm cũ nay nhà trường đã 
nghiên cứu dần tăng chất lượng bữa ăn của trẻ. 
 Khi giao nhận thực phẩm có đầy đủ các thành phần được phân công chặt 
chẽ nhân viên bếp đã được tổ bếp phân công luân phiên nhau, đại diện Ban giám 
hiệu, giáo viên, kế toán và bên giao thực phẩm. Cập nhật sổ sách kịp thời, tài 
chính công khai rõ ràng để phụ huynh biết và kiểm tra. Tính khẩu phần ăn của 
trẻ rõ ràng, đảm bảo định lượng, cân đối các chất. Cuối tháng có quyết toán, đối 
chiếu giữa thu - chi có khớp không, hàng ngày xuất hàng có đủ 3 chữ ký đó là : 
bếp trưởng, kế toán, thủ quỹ.
 Từ nhận thức công tác vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đóng vai trò 
quan trọng, thậm chí quyết định đến chất lượng thực phẩm, chất lượng bữa ăn và 
do đó tác động đến sức khoẻ và sự phát triển của trẻ, nhà trường đã thực hiện 
kiểm soát nghiêm ngặt nguồn thực phẩm cung cấp cho trẻ hàng ngày và đều phải 
 11/28

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_chi_dao_dam_bao_ve_sinh_an_t.docx