Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp bồi dưỡng chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của trường Mầm non Kim Sơn
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp bồi dưỡng chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của trường Mầm non Kim Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp bồi dưỡng chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của trường Mầm non Kim Sơn
TRƯỜNG. *********&******** BÀI. Đề tài BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG MẦM NON KIM SƠN NĂM HỌC 2013-2014 Họ và tên: Lê Thị Lành Đơn vị công tác: Trường Mầm non Kim Sơn Đông Triều - Quảng Ninh Ma Ca Ren Cô đã nói: Những cái không có được ở trẻ em trước 5 tuổi thì sau này rất khó hình thành và nhân cách đã sai lệch từ nhỏ thì sau này khó cải tạo. Trẻ ở tuổi mầm non, ngoài sự chăm sóc dạy dỗ của ông bà, cha mẹ trẻ ở gia đình, thì yếu tố quan trọng quyết định lớn về sự phát triển toàn diện của những trẻ đến trường mầm non là đội ngũ giáo viên mầm non. Từ nhận thức trên là một cán bộ quản lý tôi đã xác định việc xây dựng đội ngũ giáo viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà mình không được phép sao lãng, phải bằng mọi cách để xây dựng một đội ngũ có đủ trình độ năng lực, sức khỏe mẫu mực, có đủ khả năng chăm sóc giáo dục trẻ theo yêu cầu hiện nay.vì vậy bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên là điều kiện tiên quyết nhằm khẳng định sự tồn tại của nhà trường. Trường Mầm non Kim Sơn nằm trên địa bàn xã Kim Sơn được sự quan tâm của Đảng ủy, Ủy Ban Nhân dân xã Kim Sơn - Phòng Giáo dục và Đào tạo Đông Triều đã tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, cung cấp trang thiết bị phục vụ nuôi dạy trẻ tương đối đầy đủ, môi trường giáo dục tốt, đáp ứng nhu cầu trẻ phát triển toàn diện.Trường được xây dựng khang trang sạch đẹp. Đội ngũ giáo viên, nhân viên trẻ, năng nổ nhiệt tình, đoàn kết với nhau thực hiện tốt nhiệm vụ năm học. Đa số phụ huynh nhận thức rõ tầm quan trọng của bậc học Mầm non, từ đó cũng đã kết hợp chặt chẽ với nhà trường để cùng chăm lo giáo dục các cháu. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi đó còn gặp nhiều khó khăn: đội ngũ giáo viên trẻ mới ra trường nên ít kinh nghiệm giảng dạy. Mặt khác một số ít giáo viên đã có thâm niên trong nghề việc thực hiện chương trình cải cách đã hình thành thói quen từ soạn giảng đến các hoạt động trên lớp, vì vậy khi tiếp cận chương trình giáo dục Mầm non mới là một trở ngại lớn, từ đó trường cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. Chính vì vậy cho nên tôi đã tìm “Biện pháp bồi dưỡng chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của trường Mầm non Kim Sơn” Mục đích là để cho nhiều giáo viên của nhà trường học tập rút kinh nghiệm và tự phấn đấu để có tay nghề vững vàng, sử dụng tốt kỹ năng sư phạm, nắm vững kiến thức, luôn thể hiện tốt thái độ sư phạm và trong các tiết dạy luôn đạt kết quả cao. 2. Mục đích nghiên cứu: Khi tiến hành nghiên cứu đề tài này, mục đích của tôi là: giúp cho đội ngũ giáo viên trong trường có trình độ chuyên môn vững vàng, nắm chắc nội dung và phương pháp giảng dạy, phát huy được tính tích cực, khả năng sáng tạo của trẻ 3. Thời gian và địa điểm: */Thời gian: - Xây dựng đề cương từ ngày 9/10/2013 - Viết đề tài từ ngày 2/2/2014 - Hoàn thành đề tài ngày 20/3/2014 pháp nghệ thuật giảng dạy trên lớp để thu hút trẻ, tạo cho trẻ hứng thú trong giờ học, lôi cuốn trẻ vào hoạt động học tập một cách , tích cực, nhẹ nhàng, qua các biện pháp giáo dục linh hoạt, khéo léo thông qua con đường chơi mà học, học mà chơi, lồng ghép các môn học vào chương trình một cách phù hợp, Đặc biệt là giáo viên phải dịu dàng, giàu tình cảm, ngôn ngữ phải dễ hiểu, biết thương yêu, tôn trọng và công bằng đối với trẻ như con em của chính mình. Ngoài ra giáo viên mầm non phải biết kiên trì chịu khó, linh hoạt trong mọi tình huống giáo dục, nhất là đối với các trẻ cá biệt, trẻ khuyết tật; giáo viên phải tìm ra cho mình một phương pháp giáo dục đối với mọi đứa trẻ. Phải linh hoạt, thay đổi theo từng bài dạy của lứa tuổi khác nhau để trẻ dễ tiếp thu không bị nhàm chán. Giáo viên mầm non còn là một tuyên truyền viên giỏi, nhằm tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi dạy con theo khoa học cho các bậc cha mẹ, nhất là công tác xã hội hóa giáo dục đối với ngành học mầm non, giúp các bậc cha mẹ và cả cộng đồng hiểu được tầm quan trọng của ngành học,vận động nhân dân ủng hộ về tinh thần và vật chất, góp phần xây dựng cơ sở vật chất cho trường lớp, tạo điều kiện để đưa trường học phát triển đi lên cùng với các trường khác. Để thực hiện được các yêu cầu trên, người giáo viên mầm non phải có trình độ chuyên môn vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt thật sự là tấm gương sáng cho các cháu noi theo. Vì vậy phải tập trung làm tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn mạnh về công tác quản lý lớp và các hoạt động phong trào, đạo đức lối sống tốt, để hoàn thành chiến lược giáo dục mầm non năm 2020 mà Đảng ta đã khẳng định. Trẻ ở tuổi mầm non ngoài sự chăm sóc dạy dỗ của ông bà, cha mẹ trẻ ở gia đình thì yếu tố quan trọng quyết định lớn về sự phát triển toàn diện của những trẻ đến trường mầm non là đội ngũ giáo viên mầm non. Từ nhận thức trên là một cán bộ quản lý tôi đã xác định việc xây dựng đội ngũ giáo viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà mình không được phép sao nhãng, phải bằng mọi cách để xây dựng một đội ngũ có đủ trình độ năng lực, sức khỏe mẫu mực, có đủ khả năng chăm sóc giáo dục trẻ theo yêu cầu hiện nay. Đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục.Vì vậy việc bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. 2.Về mặt thực tiễn: Đảng và Nhà Nước ta đã đánh giá cao vai trò của giáo dục, luôn coi giáo dục đào tạo cùng khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho con người là đầu tư cơ bản, đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển. Vì vậy đòi hỏi mỗi một người giáo viên phải có trình độ chuyên môn vững vàng, có năng lực sư phạm. Là phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn nhà trường với nhận thức và hiểu biết của mình cũng xin được đưa ra “Biện pháp bồi dưỡng chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường Mầm non Kim Sơn” 2.Chương 2: Nội dung vấn đề nghiên cứu. Trong thời gian qua, tích cực hưởng ứng cuộc vận động đổi mới công tác quản lí nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục trong các nhà trường của Ngành giáo dục phát động, tôi đã có nhiều sáng kiến trong việc tổ chức cho giáo viên được dự giờ, thăm lớp thường xuyên thực sự đã nâng cao được hiệu quả công tác này, giúp được giáo viên rất nhiều trong phát triển chuyên môn. Cụ thể: + Chỉ đạo tổ chuyên môn trong công tác dự giờ, thăm lớp: Trường chúng tôi có 13 lớp, được chia thành 2 tổ chuyên môn: Tổ mẫu giáo, Tổ nhà trẻ. Với 33 giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy ở các tổ môn chuyên, do đó việc dự giờ thăm lớp của các giáo viên nếu không thực hiện tốt sẽ mất đi một cơ hội tốt để giáo viên phát triển được chuyên môn cho mình. Vì vậy, chúng tôi đã chỉ đạo các tổ chuyên môn tích cực, chủ động trong công tác dự giờ thăm lớp đối với mỗi giáo viên. Hàng tháng, chúng tôi đều có lịch cụ thể cho mỗi tổ chuyên môn sinh hoạt, mỗi tổ được bố trí sinh hoạt hai buổi trong tháng để cán bộ quản lí chuyên môn đi sâu sát hơn trong việc nắm bắt tình hình hoạt động chuyên môn của mỗi tổ. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, các tổ trưởng tổ chức điều hành việc trao đổi giữa các thành viên, ngoài ra nhiệm vụ mà chúng tôi đặt lên hàng đầu đó là tổ chức dự giờ đối với mỗi giáo viên trong các tổ. Sau khi bàn bài, thường các giáo viên sẽ đưa ra những vướng mắc trong chuyên môn của mỗi tuần, trên cơ sở đó chúng tôi chỉ đạo các tổ chuyên môn lập kế hoạch để thành lập các chuyên để đổi mới dạy học. Mỗi tổ sẽ thành lập một chuyên đề bàn về những vướng mắc chung nhất đối với mỗi giáo viên, tổ trưởng chuyên môn sẽ trực tiếp chỉ đạo chuyên đề, Hiệu phó chỉ đạo chung các tổ. Hai tuần trên một tháng chúng tôi cũng tổ chức được ít nhất một chuyên đề của một tổ, có những tuần cả 3 tổ đều có tiết dạy chuyên đề. Trong mỗi tiết dạy chuyên đề chúng tôi đều chọn các giáo viên dạy một cách phù hợp và thường chia ra để tạo điều kiện cho mỗi giáo viên đều có cơ hội tham gia chuyên đề một cách có hiệu quả nhất. Vai trò của tổ trưởng chuyên môn và Hiệu phó là cùng với các giáo viên dạy chuyên đề đó soạn bài và trao đổi về bài dạy trước khi giáo viên giảng, trực tiếp chỉ đạo giáo viên rút kinh nghiệm sau mỗi giờ dạy chuyên đề. + Hoạt động dự giờ thường xuyên của các giáo viên: Khác với cách làm trước đây, các giáo viên hầu như chỉ được tham gia dự giờ nhân dịp các ngày lễ mang tính chất thao giảng của mỗi giáo viên (Mỗi dịp kỉ niệm, các giáo viên thường đăng kí tham gia thao giảng một tiết dạy để chào mừng và các giáo viên trong tổ đến dự giờ) do đó việc tổ chức rút kinh nghiệm cho mỗi tiết dạy còn rất hạn chế, phần lớn các giáo viên chỉ dự giờ chứ ít khi rút kinh nghiệm vì cho rằng đó là tiết dạy chào mừng. Cũng chính vì lí do trên mà công tác dự giờ của giáo viên kém hiệu quả, giáo viên chưa thực sự ý thức tự giác trong trao đổi bài với đồng nghiệp và dần đánh mất cơ hội tham gia góp ý bài dạy cho đồng nghiệp, các đóng góp ý kiến thường chỉ tập trung vào các cán bộ chỉ đạo như Tổ trưởng hay Hiệu trưởng, Hiệu phó. Xuất phát từ những thực tế đó, bản tôi đã chú ý khắc phục để đưa ra những cách làm khác nhau giúp giáo viên tích cực chủ động hơn trong việc dự thi góp phần động viên, khuyến khích, tạo cơ hội để giáo viên nâng cao ý thức tự học, tự nghiên cứu và sáng tạo trong nghiệp vụ của mình, đẩy mạnh phong trào thi đua nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong toàn trường. Thực tế cho thấy rằng khi tổ chức phong trào thi giáo viên dạy giỏi tôi thấy có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên; bởi vì khi tham gia thi giáo viên dạy giỏi, đòi hỏi giáo viên phải suy nghĩ nghiên cứu nội dung chương trình kỹ hơn, tìm tòi những phương pháp, biện pháp lên lớp thật linh hoạt, sáng tạo trong khi lên lớp, tạo những tình huống mới lạ để trẻ tập trung chú ý hơn, hứng thú trong giờ học. Bên cạnh đó giáo viên đầu tư nhiều hơn về việc làm đồ dùng dạy học, đồ chơi phục vụ cho hoạt động vui chơi, đồ dùng có nhiều sáng tạo để tham gia dự thi đạt kết quả cao. Và một điều quan trọng hơn đây là đợt sinh hoạt, giao lưu học hỏi, trao đổi về chuyên môn nghiệp vụ. Cứ sau mỗi lần tổ chức thi, thì số giáo viên trong trường tham gia thi đã nhanh chóng nắm vững chuyên môn, tạo được uy tín đối với đồng nghiệp với các bậc cha mẹ phụ huynh học sinh. Đồng thời qua hội thi đã tuyển chọn công nhận và tôn vinh giáo viên, nhân viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi- cô nuôi giỏi, động viên, khen gợi, khích lệ giáo viên kịp thời. Đồng thời cũng là căn cứ để các cấp quản lý đánh giá hoạt động chuyên môn trong nhà trường, từ đó tôi đã xây dựng kế hoạch hàng tháng để bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên còn hạn chế. */Bồi dưỡng chuyên môn giáo viên qua hướng dẫn kỹ năng làm đồ dùng đồ chơi: - Đồ dùng đồ chơi đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục trẻ mầm non, nó là phương pháp hữu hiệu nhất để truyền thụ kiến thức cho trẻ.Vì đặc điểm của lứa tuổi này là thông qua con đường chơi mà học, học mà chơi. Qua vui chơi trẻ có thể tiếp thu kiến thức của bài học nhanh nhất, lớn nhất. Thực tế qua vui chơi giúp trẻ phát huy được tính tò mò, ham hiểu biết, giúp trẻ nảy sinh nhiều ý sáng tạo, trẻ rất thích chơi với đồ dùng, đồ chơi và đồ chơi được luôn luôn thay đổi sẽ thu hút trẻ vào cuộc chơi lâu hơn, hứng thú trong khi chơi hơn. Trong điều kiện kinh tế còn khó khăn, cha mẹ các cháu không có tiền để mua thêm đồ chơi cho các cháu học. Là Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn tôi đã hướng dẫn cho giáo viên tận dụng một số phế liệu, vật sẳn có tại địa phương để làm ra đồ dùng, đồ chơi đẹp mắt cho các cháu,phục vụ dạy học và vui chơi của trẻ. - Qua giờ dạy có chuẩn bị đầy đủ đồ dùng đồ chơi, nên việc truyền thụ kiến thức cho các cháu dễ dàng hơn,vì lứa tuổi này phương pháp quan trọng nhất là trực quan, hình ảnh, sinh động. Cho nên việc bồi dưỡng một số kỹ năng làm đồ dùng dạy học cho giáo viên là một trong những yêu cầu quan trọng giúp cho giáo viên nâng cao được chất lượng giờ dạy, nâng cao được chuyên môn trong việc sử dụng đồ dùng trực quan trong tiết dạy, tạo điều kiện cho giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. */Bồi dưỡng chuyên môn giáo viên qua chuyên đề:
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_boi_duong_chuyen_mon_nham_na.docx