Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng mô hình giáo dục STEAM vào trường mầm non góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng mô hình giáo dục STEAM vào trường mầm non góp phần nâng cao chất lượng giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng mô hình giáo dục STEAM vào trường mầm non góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Áp dụng mô hình giáo dục STEAM vào trường mầm non góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý 3. Tác giả: Họ và tên: Bùi Thị Thúy. Ngày/tháng/năm sinh: 18/07/1968. Chức vụ, đơn vị công tác: Hiệu trưởng – Trường Mầm non Vinh Quang. Điện thoại: DĐ: 0946935581 4. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường Mầm non Vinh Quang. Địa chỉ: Xã Vinh Quang, Huyện Vĩnh Bảo, Thành phố Hải Phòng. Điện thoại: II. Mô tả giải pháp đã biết: Giáo dục STEAM trang bị cho trẻ tư duy phản biện và giải quyết vấn đề; kỹ năng làm việc theo nhóm và khả năng giao tiếp; đặc biệt là phát triển ở trẻ khả năng sáng tạo và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực: khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học. Trong những năm học trước trường Mầm non Vinh Quang đã từng áp dụng một số giải pháp để đưa giáo dục STEAM vào hỗ trợ thực hiện chương trình GDMN, là một cán bộ quản lý, người theo sát các hoạt động của giáo viên và trẻ, tôi rút ra được các ưu điểm, tồn tại như sau: *Giải pháp 1: Tuyên truyền, quán triệt về ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiến cho cán bộ, giáo viên Ưu điểm: Nhà trường đã thực hiện tuyên truyền, quán triệt đến đội ngũ giáo viên các văn bản, thông tư liên quan đến nhà giáo và các chỉ thị, nghị quyết của ngành giáo dục, việc cần thiết áp dụng giáo dục tiên tiến vào trường Mầm non. Tồn tại: - Đội ngũ giáo viên đã tham gia các buổi quán triệt, tuyên truyền đầy đủ, tuy nhiên chưa có sự nhận thức sâu sắc, chưa hiểu hết vai trò và trách nhiệm của bản thân trong việc áp dụng giáo dục tiên tiến. - Đa số giáo viên chưa nêu cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng cho nên việc thực hiện chưa hiệu quả. * Giải pháp 2: Xây dựng môi trường lớp học Ưu điểm: Giáo viên đã tạo được môi trường trong lớp học cho trẻ, bố trí lớp học có đầy đủ các góc cho trẻ hoạt động. Tồn tại: - Việc tạo môi trường trong lớp học mới dừng lại ở hình thức; việc trang trí, đồ dùng đồ chơi chưa đa dạng, phong phú; chưa kích thích được hứng thú hoạt động của trẻ; chưa tạo được điều kiện, cơ hội để trẻ tự trải nghiệm, phám phá và thể hiện tính sáng tạo. 3 Ưu điểm: - Giáo viên được trực tiếp tiếp thu cách xây dựng kế hoạch giảng dạy. - Chủ động xây dựng kế hoạch theo chương trình giáo dục mầm non. Tồn tại: - Xây dựng kế hoạch còn máy móc theo cách truyền thống trước đây. Chưa có sự đầu tư nghiên cứu lựa chọn những nội dung, hoạt động sao cho phù hợp với nhận thức của trẻ và điều kiện nhóm lớp. - Các hoạt động lựa chọn dạy trẻ chưa có tính đột phá, bám sát các mục tiêu của giáo dục STEAM và chương trình giáo dục mâm non cho nên kết quả đạt được trên trẻ chưa cao. Chưa chú ý đến việc lựa chọn các hoạt động phù hợp với địa phương khi xây dựng kế hoạch. III. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến: III.1. Nội dung giải pháp mà tác giả đề xuất: Giải pháp 1: Nghiên cứu tài liệu, xây dựng kế hoạch tổ chức bồi dưỡng định hướng giáo dục STEAM cho đội ngũ. Bắt đầu từ năm học 2022-2023 sau khi Sở GD&ĐT giao nhiệm vụ triển khai mô hình điểm áp dụng giáo dục STEAM nhằm nâng cao chất lượng thực hiện chương trình GDMN cho trường Mầm non Vinh Quang, Ban giám hiệu (BGH) nhà trường đã bàn bạc và đi đến thống nhất, đồng thời xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo phòng giáo dục để tiếp cận và ứng dụng giáo dục STEAM vào cho các con tại nhà trường. *Cách thực hiện: - Nhà trường tổ chức họp đội ngũ giáo viên, giúp toàn thể đội ngũ xác định được tầm quan trọng việc áp dụng mô hình STEAM vào trường mầm non. - Lựa chọn giáo viên có đủ năng lực để thực hiện. Họp đội ngũ cốt cán của trường yêu cầu nghiên cứu chương trình, cập nhật thông tin từ chuyên đề, trên mạng Internet, tự bồi dưỡng chuyên môn, tìm hiểu sâu kiến thức về giáo dục STEAM, về các hoạt động cho trẻ có thể áp dụng được theo hướng giáo dục STEAM. Trên cơ sở những định hướng, gợi ý về nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức học tập của tài liệu, xây dựng kế hoạch giáo dục cụ thể nhằm thực hiện được yêu cầu áp dụng giáo dục STEAM. - Tháng 11/2022 nhà trường được cử 04 cán bộ quản lý và giáo viên đi tham gia lớp bồi dưỡng “Dạy học theo định hướng giáo dục STEAM” do Sở GD&ĐT Hải Phòng tổ chức. Sau khóa học, đội ngũ của trường đã phần nào hiểu rõ được những đặc điểm nổi trội của giáo dục STEAM. Đó chính là phát triển tư duy, phát huy tính sáng tạo của trẻ, cũng như trang bị đầy đủ cho trẻ kiến thức, kỹ năng của con người thế kỷ 21. Sau khi đi học về, cán bộ giáo viên đã bồi dưỡng lại cho giáo viên toàn trường hiểu rõ ý nghĩa, lợi ích của giáo dục STEAM mang lại cho trẻ mầm non. 5 phù hợp với đặc điểm của trẻ lớp mình, dự giờ, trao đổi chuyên môn giữa giáo viên các lớp về việc thực hiên dự án để có những điều chỉnh phù hợp cho các dự án tiếp theo. + Xây dựng kế hoạch tuần, kế hoạch ngày chi tiết cụ thể (Trẻ khám phá đối tượng này cần chuẩn bị những gì, cần tạo những tình huống gì để trẻ khám phá, Hệ thống câu hỏi theo hướng mở để kích thích sự tìm tòi, khám phá của trẻ, nắm được trẻ đã có kỹ năng nền gì? Cần tiếp tục đồng hành cùng trẻ, cung cấp cho trẻ thêm những kỹ năng gì nữa? Cần nguyên vật liệu gì để ứng dụng làm ra sản phẩm...Cần phụ huynh và nhà trường hỗ trợ gì? Các con có thể cùng cô chuẩn bị đồ dùng, thiết bị không?...). Giải pháp 3: Đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng môi trường giáo dục để ứng dụng phương pháp STEAM nhằm phát huy tối đa khả năng sáng tạo, tính tích cực chủ động của trẻ Điểm nổi bật của áp dụng giáo dục STEAM là trẻ được chủ động thực hành, trải nghiệm từ đó giúp trẻ tự xây dựng nên kiến thức, hiểu sâu sắc vấn đề và có thể áp dụng vào thực tiễn. Vì thế, xây dựng môi trường hoạt động là vô cùng quan trọng. * Cách thực hiện - Xây dựng môi trường trong lớp: + Ban giám hiệu nhà trường thực hiện tốt công tác tham mưu với cấp trên, thành lập các ban trong đó có tiểu ban cơ sở vật chất. Tiểu ban này kiểm tra, xem xét và đề xuất nhà trường đầu tư, cải tạo, bổ sung trang thiết bị cần thiết để hoàn thiện môi trường giáo dục. + Trường xây dựng 1 phòng giáo dục STEAM với hệ thống thiết bị, đồ dùng khá đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu khám phá và chế tạo của trẻ với tổng kinh phí gần 100 triệu đồng. Các góc hoạt động trong phòng được chia theo 5 lĩnh vực chủ đạo là khoa học, công nghệ, kĩ thuật, nghệ thuật, toán học. + 100% lớp học được trang bị đồ dùng đồ chơi theo qui định; được bổ sung thêm các thiết bị hiện đại, như: ti vi, máy in, máy tính nối mạng Internet cũng như các phương tiện, dụng cụ, học liệu có thể đáp ứng được việc tổ chức các hoạt động giáo dục STEAM. Bên cạnh những trang thiết bị đồ dùng đồ chơi hiện đại là sự phong phú, đa dạng các nguyên vật liệu tự nhiên và tái chế. + Đồ dùng, đồ chơi, học liệu của các lớp được sắp xếp ngăn nắp, có tính hệ thống, khoa học và tiện dụng, thường xuyên được bổ sung, thay đổi dựa vào nội dung các hoạt động cũng như nhu cầu của trẻ. + Các khu vực, các góc hoạt động được bố trí thuận tiện, hợp lý, linh hoạt, dễ dàng thay đổi. 7 * Cách thực hiện: - Chỉ đạo các khối tuổi và giáo viên lựa chọn hình thức và phương pháp tổ chức, thực hiện các hoạt động theo từng chủ đề với các hình thức đa dạng, linh hoạt phù hợp với nội dung hoạt động, điều kiện trường, năng lực giáo viên, đặc điểm lứa tuổi và năng lực trẻ để trẻ có cơ hội được tham gia và tiếp cận các hoạt động giáo dục theo mô hình STEAM thường xuyên. - Trong các giờ học, các hoạt động tìm kiếm tri thức mới (khám phá khoa học, toán, văn học), GV cần tạo điều kiện để trẻ sử dụng tất cả các giác quan vào việc tri giác, tìm tòi và khám phá đồng thời biết cách sử dụng công nghệ, như: sử dụng kính hiển vi để soi, sử dụng thước dây để đo hay cân thăng bằng để cânsử dụng máy tính, điện thoại thông minhđể tìm kiếm thông tin. - Các hoạt động chế tạo sản phẩm (tạo hình, ẩm thực, chơi xây dựng, lắp ghép), giáo viên giúp trẻ tưởng tượng, mô tả về sản phẩm bằng lời, vẽ bản thiết kế và chế tạo theo thiết kế; thử nghiệm, phát hiện ra hạn chế, sai sót và tìm hướng khắc phục. Giải pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh trong việc áp dụng giáo dục STEAM cho trẻ Giáo dục theo mô hình STEAM đòi hỏi sự thay đổi không chỉ là tư duy và nội dung từ các cô giáo và người quản lý mà cần cả một môi trường để trẻ có thể tiếp thu và phát triển tốt nhất. Người thầy chỉ là những người hướng dẫn, còn gia đình cùng với nhà trường và xã hội chính là cái nôi nuôi dưỡng óc tò mò, sự đam mê khám phá, tưởng tượng, tư duy sáng tạo của trẻ. * Cách thực hiện: Để nâng cao hiệu quả của việc giáo dục trẻ theo định hướng giáo dục STEAM, nhà trường cùng với giáo viên tích cực làm công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh: + Trao đổi, tuyên truyền với cha mẹ trẻ về tác dụng và tầm quan trọng của giáo dục STEAM với trẻ. Xây dựng góc tuyên truyền của lớp phổ biến những kiến thức khoa học về giáo dục STEAM. + Thông qua các hình thức: họp phụ huynh, trao đổi vào các giờ đón trả trẻ, qua mạng xã hội Giáo viên giới thiệu với các bậc phụ huynh về chương trình học, nội dung giáo dục các tháng, nhu cầu đối với hoạt động của trẻ và mong muốn sự tham gia của phụ huynh. Trao đổi, hướng dẫn để phụ huynh dành thời gian hướng dẫn trẻ chơi các hoạt động STEAM do các cô tự thiết kế trên gmail chung của khối, zalo của lớp..Với một số nội dung, phụ huynh cần phối hợp, cung cấp cho trẻ kiến thức mà giáo viên yêu cầu để trẻ chuẩn bị chia sẻ trong các hoạt động. Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về sự tiến bộ của mỗi trẻ để phụ huynh kịp thời nắm bắt. + Giới thiệu các sản phẩm STEAM do trẻ tự làm, từ đó vận động tới các bậc phụ huynh ủng hộ đồ dùng là vật thật từ gia đình đem đến làm học liệu ở lớp cho trẻ khám phá, các nguyên liệu để trẻ ứng dụng tạo ra sản phẩm. 9 III.3. Phạm vi ảnh hưởng, khả năng áp dụng của sáng kiến: Là năm đầu tiên nhà trường được tiếp cận và ứng dụng giáo dục tiến tiến, chủ yếu là để làm bản lề và sẽ tiếp tục phấn đấu, tạo cơ hội cho 100% các con của trường sẽ được tiếp cận với giáo dục tiên tiến này vào những năm sau.Từ khi nhà trường ứng dụng giáo dục STEAM chúng tôi đã thu được khá nhiều kết quả: *Về phía nhà trường: Nhà trường đầu tư rất nhiều đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu tạo điều kiện cho các cô và các cháu được dạy và học trong môi trường tốt nhất. Ban giám hiệu cũng thường xuyên tổ chức các buổi học tập, dự giờ, trao đổi chuyên môn nhằm giúp các giáo viên được học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm tổ chức các hoạt động nói chung và cách thức tổ chức các trò chơi học tập nói riêng từ đó tích lũy được nhiều kinh nghiệm cho bản thân. * Về phía giáo viên: Khi được tiếp cận với giáo dục STEAM, chúng tôi nhận thấy giáo viên đều rất tự tin trong giao tiếp, yêu nghề và say sưa với công việc của mình hơn, có nhiều ý tưởng sáng tạo trong các dự án học tập cho các con ở lớp. Nhà trường đã có 1 đội ngũ tâm huyết, tận tụy với nghề, không quản ngại về thời gian, công sức, không ngại khó, ngại khổ, thương yêu các con như con em ruột thịt, đã tạo cho các con có 1 môi trường thực sự là hạnh phúc khi đến trường với các cô và nhà trường cũng đã xây dựng được 3 tiết chuyên đề và cây dựng được một môi trường học tập vô cùng thân thiện, phong phú, sáng tạo bằng chính các sản phẩm mà tự tay các con đã sáng tạo ra hàng ngày tại các nhóm lớp. *Về phía trẻ: Trẻ tham gia vào các hoạt động, trò chơi một cách chủ động, tích cực. Trẻ được thực sự thoải mái, tự nhiên, không bị gò bó, áp đặt khi ôn luyện các kiến thức mà trẻ đã học. Trẻ thực sự phát huy khả năng sáng tạo, sự tập trung và say mê trong khi tham gia hoạt động. Bên cạnh đó, trẻ có kỹ năng tư duy, kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng lựa chọn nguyên liệu, đồ dùng phù hợp với đề tài lựa chọn và biết cách để tạo ra các sản phẩm theo đúng ý tưởng đề ra ban đầu, trẻ có kỹ năng hoạt động nhóm. * Về phía phụ huynh: Nhà trường được đón nhận sự động viên và ủng hộ rất nhiệt tình từ phía phụ huynh về tinh thần, cũng như vật chất. Phụ huynh thấy được sự tiến bộ của con mình rất vui và phấn khởi, con thích đi học, yêu cô, yêu bạn. Chính vì vậy, phụ huynh rất yên tâm và tin tưởng các cô giáo ở lớp. Trong quá trình thực hiện có tác dụng làm thay đổi nhận thức cho mọi người, đặc biệt là các Ban ngành, hội cha mẹ luôn luôn quan tâm tạo nguồn kinh phí chính cho nhà trường phụ huynh phấn khởi, yên tâm gửi con đến trường số cháu đến trường đông vượt chỉ tiêu kế hoạch của nhà trường. Sáng kiến “Áp dụng mô hình giáo dục STEAM vào trường mầm non góp phần nâng cao chất lượng giáo dục” đã áp dụng có hiệu quả tại trường Mầm non Vinh Quang và có thể vận dụng được cho tất cả các cán bộ quản lý đang làm công tác quản lý tại các trường học trên toàn huyện.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ap_dung_mo_hinh_giao_duc_steam_vao_tru.doc