SKKN Giải pháp đổi mới nâng cao giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân nhằm giúp trẻ có kỹ năng ứng phó với các tình huống nguy hiểm cho trẻ lớp 4 tuổi A trường Mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải

docx 11 trang skkn 14/09/2024 4133
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giải pháp đổi mới nâng cao giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân nhằm giúp trẻ có kỹ năng ứng phó với các tình huống nguy hiểm cho trẻ lớp 4 tuổi A trường Mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Giải pháp đổi mới nâng cao giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân nhằm giúp trẻ có kỹ năng ứng phó với các tình huống nguy hiểm cho trẻ lớp 4 tuổi A trường Mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải

SKKN Giải pháp đổi mới nâng cao giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân nhằm giúp trẻ có kỹ năng ứng phó với các tình huống nguy hiểm cho trẻ lớp 4 tuổi A trường Mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN NĂM 2021
 Kính gửi: Hội đồng Khoa học và Công nghệ huyện Cát Hải
 Tôi ghi tên dưới đây:
 Tỷ lệ (%) đóng góp 
 Nơi công Trình 
 Ngày vào việc tạo ra sáng 
 Số tác (hoặc Chức độ 
 Họ và tên tháng kiến (ghi rõ đối với 
 TT nơi thường danh chuyên 
 năm sinh từng đồng tác giả, 
 trú) môn
 nếu có)
 01 Nguyễn Thị 08/08/1992 Trường Giáo Đại 100%
 Quỳnh Mai mầm non viên học
 Sơn Ca
 Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Giải pháp đổi mới nâng cao giáo dục kỹ 
năng tự bảo vệ bản thân nhằm giúp trẻ có kỹ năng ứng phó với các tình huống nguy hiểm 
cho trẻ lớp 4 tuổi A trường mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải” năm học 
2020 - 2021.
 1. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phục vụ cho giáo viên trong công tác chăm sóc 
giáo dục trẻ.
 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Ngày 05 tháng 09 năm 2020
 3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
 a. Tình trạng của giải pháp đã biết (ưu, nhược điểm):
 - Trong những năm qua trong mọi hoạt động giáo dục trẻ tôi luôn tìm tòi nhiều biện 
pháp để lồng ghép giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ như:
 + Công tác xây dựng môi trường trng và ngoài lớp
 + Trang trí bảng tuyên truyền.
 + Trò chuyện với trẻ về kĩ năng tự bảo vệ bản thân mọi lúc mọi nơi.
 Mặc dù đã đưa ra nhiều biện pháp nhưng hiệu quả đạt được trên trẻ chưa cao, trẻ 
chưa có ý thức tự bảo vệ bản thân mình, khả năng nhận biết các kỹ năng cơ bản như: Kỹ 
năng an toàn khi chơi, kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông; kỹ năng ứng xử khi bị lạc, 
kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể còn nhiều hạn chế.
 * Ưu điểm:
 - Giáo viên dễ dàng tìm kiếm những nội dung trên mạng để tuyên truyền cho phụ 
huynh và trẻ ở bảng tuyên truyền không mất nhiều thời gian để nghiên cứu các nội dung, 
hình thức và phương pháp để giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ.
 - Trẻ có thể biết một số cách bảo vệ bản thân khi xem qua tranh ảnh ở bảng tuyên 
truyền, các góc lớp và qua các câu chuyện, tình huống cô kể. 4 Nghề nghiệp - Không chơi với 1 số dụng cụ nghề gây Tháng 11
 nguy hiểm
 5 Động vật - Tránh xa 1 số con vật gây nguy hiểm Tháng 12
 6 Thực vật- tết và mùa - Đảm bảo an toàn, không leo trèo lên cây Tháng 01
 xuân
 7 Phương tiện giao thông - Biết chấp hành và thực hiện theo quy định của một Tháng 03
 số biển báo giao thông cơ bản.
 Biết cách đội và tháo mũ bảo hiểm
 8 Hiện tượng tự nhiên - Ăn uống vệ sinh trong ngày tết Tháng 02
 9 Quê hương đất nước - Không chơi những nơi nguy hiểm: ao, hồ, sông, Tháng 04
 suối...
 Tháng 05
 - An toàn khi đi du lịch
 Thông qua bảng kế hoạch xây dựng các nội dung giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân 
cho trẻ, tôi đã đưa ra một số kỹ năng cần thiết để giáo dục trẻ trong những hoạt động cụ 
thể giúp trẻ hình thành kỹ năng ứng phó khi gặp vấn đề nguy hiểm trong quá trình sống 
của trẻ.
 * Bước 2: Xây dựng các tiết học dạy trẻ những kỹ năng cơ bản
 * Ví dụ 1: Đối với kỹ năng “Dạy trẻ không chơi với những đồ vật nguy hiểm”
 Tôi tiến hành dạy trẻ ở chủ đề “ Gia đình” tôi đã xây dựng thành hoạt động học cụ 
thể như sau:
 - Đầu tiên tôi sẽ phân loại ra các nội dung, đồ dùng cần cung cấp cho trẻ trong tiết 
dạy (dưới dạng tranh ảnh) và chia lớp làm 02 nhóm để thảo luận:
 + Nhóm thảo luận về đồ dùng sắc nhọn: dao, kéo, đinh, cạnh bàn, cạnh ghế.
 + Nhóm thảo luận về đồ dùng gây bỏng, giật: ấm nước sôi, ổ điện, bếp ga, bật lửa.
 Trẻ thảo luận xong tôi mời đại diện các nhóm lên giới thiệu trình bày những hiểu biết 
về các đồ dùng, cách xử lý của nhóm mình cho các nhóm còn lại xem.
 Sau mỗi lần giới thiệu tôi sẽ đăt hệ thống các câu hỏi để cả lớp khám phá:
 - Nhóm thảo luận về đồ dùng sắc nhọn: dao, kéo, đinh, cạnh bàn, cạnh ghế (Phụ lục 
1)
 + Các con có nhận xét gì về các đồ dùng này?
 + Điều gì sẽ xảy ra nếu các con tự ý dùng dao, kéo? * Bước 3: Thường xuyên sử dụng các tình huống giả định để dạy trẻ các kỹ 
năng tự bảo vệ bản thân.
 Trong cuộc sống có rất nhiều tình huống xảy ra có thể đe dọa đến sự an toàn của trẻ, 
vì trẻ cần có các kỹ năng cần thiết để tránh được sự nguy hiểm. Nhận thức được điều này 
tôi đã đưa ra nhiều tình huống cụ thể, chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, tôi hướng dẫn phân 
tích, giải thích và cùng trẻ tìm ra cách giải quyết tốt nhất. Sau đây là một số tình huồng tôi 
đã áp dụng.
 + Tình huống thứ nhất: Khi có người lạ cho bánh, kẹo và rủ đi chơi thì trẻ sẽ xử 
lý như thế nào? (Phụ lục 5)
 - Cho trẻ suy nghĩ, trẻ đưa ra ý kiến của mình, cô gợi mở cho trẻ bằng các câu hỏi.
 - Tiếp theo phân tích, giải thích và giúp trẻ có phương án giải quyết như: biết cách 
từ chối nhưng vẫn thể hiện sự lễ phép, ngoan ngoãn “ Cháu cảm ơn, nhưng bố mẹ cháu 
không cho nhận quà của người lạ”.
 - Tôi đặt giả thiết nếu đã từ chối nhưng người lạ vẫn một mực dúi quà vào tay và có 
ý lôi kéo thì lúc đó trẻ sẽ làm gì?Với giả thiết này tôi muốn trẻ có phản ứng thật nhanh như 
hét to, cấu thật mạnh vào tay người lạ và chạy nhanh đến người thân gần đó hoặc chỗ đông 
người. Mời trẻ lên đóng vai, một cô giáo khác đóng vai người lạ. Thông qua vai trẻ đóng 
trẻ sẽ ứng phó với tình huống theo sự hiểu biết của bản thân, từ đó giúp trẻ khắc sâu hơn 
những kinh nghiệm mà trẻ có được
 + Tình huống thứ 2: Bị lạc bố mẹ khi đi xem lễ hội, siêu thị, khu vui chơi. (phụ lục 
6)
 Tôi cho trẻ suy nghĩ, mỗi trẻ sẽ đưa ra cách giải quyết của riêng trẻ. Gợi mở cho trẻ 
bằng các câu hỏi:
 -Theo con làm vậy có được không tại sao?
 Sau đó, cô giúp trẻ rút ra phương án tối ưu nhất:
 Khi bị lạc bé hãy bình tĩnh, không khóc hay la hét và chạy lung tung mà hãy đứng 
yên một chỗ chờ. Vì bố, mẹ sẽ có thể quay lại chỗ đó để tìm bé. Hoặc bé có thể tìm đến 
những người mặc đồng phục giống nhau có đeo bảng tên, hoặc nhờ bảo vệ, cô bán hàng để 
giúp đỡ gọi điện thoại, hoặc thông báo lên loa để tìm bố mẹ. Tuyệt đối không đi theo người 
lạ dù người đó có hứa sẽ đưa về với bố mẹ, vì có thể đó là người xấu lợi dụng và sẽ bắt cóc 
con.
 * Bước 4: Thường xuyên đưa nội dung giáo dục kỹ năng tránh bị xâm hại cơ 
thể vào dạy cho trẻ
 - Xâm hại trẻ em là bất kỳ hành động nào có chủ ý làm tổn thương trẻ em gây ra 
những tổn thương nghiêm trọng cả về thể xác và tâm lý đối với nạn nhân. Những hậu quả 
đó cũng ảnh hưởng đến gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. Để đảm bảo cho trẻ có những 
kiến thức cơ bản về vấn đề bảo vệ thân thể cũng như cách phòng tránh khi bị xâm hại cơ 
thể. người có cử chỉ thân mật, khiến bé thấy lo sợ, bất an đối với những người này bé hoàn toàn 
có thể bỏ chạy hét to để thông báo với người xung quanh.
 Bên cạnh đó tôi xây dựng các bước phòng tránh xâm hại cơ thể giúp trẻ ghi nhớ và 
thực hiện bằng cách đưa ra tình huống nếu ai đó cố tình nhìn, nói, đụng chạm vào vùng kín 
của con hoặc yêu cầu con nhìn và đụng chạm vùng kín của họ thì các con sẽ làm gì?
 Bước 1: Phản đối nói “Không”, xua tay, cắn thật mạnh tay, vai kẻ xấu
 Bước 2: Bỏ chạy (chạy thật nhanh đến nơi đông người, đồng thời hô to để mọi người 
chú ý đến mình).
 Bước 3:Kể lại tất cả câu chuyện mà người xấu đã làm với con với bố mẹ và những 
người các con tin cậy để người lớn kịp thời can thiệp và bảo vệ các con được an toàn hơn.
 * Bước 5: Tuyên truyền với các bậc cha mẹ cách dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản 
thân.
 Ngoài việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ trên lớp, tôi còn kết hợp chặt chẽ với cha mẹ 
trẻ nhằm giúp các cháu có được kỹ năng tự bảo vệ tốt nhất, đảm bảo sự an toàn cho trẻ ở 
trường cũng như ở nhà, ở ngoài xã hội. Tôi dành thời gian phù hợp trong giờ đón, trả trẻ 
để trao đổi những thông tin, hoặc cung cấp thông tin cho phụ huynh liên quan đến sự an 
toàn của trẻ hàng ngày(phụ lục 9).
 Tuyên truyền ở bảng tuyên truyền ngoài lớp học cho phụ huynh hiểu không nên 
làm hộ con, phải dậy trẻ tính tự lập từ bé. Trẻ càng được hướng dẫn sớm về cách tự lập, tự 
bảo vệ bản thân, nhận biết những mối nguy hiểm từ xung quanh và cách xử lý thì trẻ sẽ 
vững vàng vượt qua những thử thách trong mọi tình huống (phụ lục 10)
 Thông qua các cuộc họp đầu năm, cuối kỳ tôi trao đổi thẳng thắn và đưa ra một số 
yêu cầu đối với phụ huynh như sau: (Phụ lục 11)
 Không để đồ vật, dụng cụ nguy hiểm gần nơi sinh hoạt của trẻ.
 Không rời mắt khỏi trẻ khi cho các cháu đến những nơi đông đúc, tuyệt đối không 
cho trẻ chơi một mình ở những nơi nguy hiểm: ngoài đường, ao, hồ, công trình xây dựng... 
Hạn chế việc nhờ người quen, hàng xóm láng giềng đưa đón trẻ đi học. Tập cho trẻ gái có 
thói quen mặc quần lót khi còn bé. Cha mẹ hạn chế thể hiện tình cảm thái quá đối với con 
như thường xuyên nựng nịu bộ phận riêng tư của trẻ. Tuyệt đối không để cho con chứng 
kiến( nhìn thấy, nghe thấy) vấn đề riêng tư, tế nhị của cha mẹ. Gia đình tránh xem phim 
ảnh mang tính chất bạo lực trước mặt trẻ. Cha mẹ nên dành nhiều thời gian trò chuyện chia 
sẻ cùng con, không vội vàng, phê phán đúng - sai , luôn tin tưởng vào năng lực của trẻ.
 Đối với một số phụ huynh không có thời gian tham gia vào cuộc họp , đặc biệt là 
những cháu con em của gia đình khó khăn tôi đã tìm gặp trực tiếp trao đổi thông tin cần 
thiết đặc biệt là vấn đề phòng tránh xâm hại trẻ, tôi cẩn thận trao gửi một số tài liệu liên 
quan đến vấn đề này giúp phụ huynh bảo vệ con em mình, cùng với nhà trường xã hội nâng 
cao kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ.
 c. Các điều kiện cần thiết để áp dụng: trẻ chưa có kỹ năng để thu thập thông tin, phán đoán những mối nguy hiểm có thể xảy ra 
 đối với bản thân.
 Vì vậy bản thân tôi là giáo viên trực tiếp phụ trách tại lớp đã mạnh dạn đưa ra các 
giải pháp bằng cách cùng phối hợp với phụ huynh lớp tìm tòi các phương pháp giáo dục kĩ 
năng tự bảo vệ bản thân nhằm giúp trẻ có kỹ năng ứng phó với nguy hiểm khi trẻ gặp phải 
.Từ đó giúp cho trẻ tự tin, chủ động và biết cách xử lý các tình huống trong cuộc sống, khơi 
gợi khả năng tư duy sáng tạo của trẻ.
 d. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục nhũng nhược điểm của giải pháp 
đã biết
 Hiện nay, xã hội phát triển mạnh đồng nghĩa với việc trẻ em đứng trước nhiều mối 
nguy hiểm bất ngờ có thể xảy ra với trẻ khi ở trường, ở nhà hay ngoài xã hội. Vì vậy, giáo 
dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ thật sự rất cần thiết.Trang bị cho trẻ kỹ năng tự bảo 
vệ bản thân cũng chính là trang bị cho trẻ hành trang để trẻ có thể sống an toàn, lành mạnh 
hơn, giúp ứng phó với những nguy hiểm gặp phải một cách có hiệu quả. Chính vì vậy tôi 
đã lựa chọn giải pháp sáng tạo “Giải pháp đổi mới nâng cao giáo dục kỹ năng tự bảo vệ 
bản thân nhằm giúp trẻ có kỹ năng ứng phó với các tình huống nguy hiểm cho trẻ lớp 4 
tuổi A trường mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải”
 Có thể khẳng định đây là giải pháp sáng tạo mới, rất ít giáo viên mạnh dạn đưa các 
nội dung, phương pháp này vào giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ. Đề tài nghiên 
cứu này giúp giáo viên có được những biện pháp, tình huống cụ thể và cách hướng dẫn trẻ 
cụ thể có các kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi gặp phải các tình huống nguy hiểm trong gia 
đình, trường học và ngoài xã hội. Từ đó, giúp trẻ tự tin hơn và làm chủ được cuộc sống của 
mình.
 e. Chứng minh khả năng áp dụng của sáng kiến:
 Sáng kiến “Giải pháp đổi mới nâng cao giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân nhằm 
giúp trẻ có kỹ năng ứng phó với các tình huống nguy hiểm cho trẻ lớp 4 tuổi A trường mầm 
non Sơn Ca- thị trấn Cát Bà” đã được áp dụng vào thực tế từ tháng 9/2020 đến nay tại 
trường mầm non Sơn Ca– một Trường điểm trong khối mầm non ở huyện đã thu được các 
kết quả như sau:
 - Đối với lớp 4TA do tôi chủ nhiệm sau khi áp dụng sáng kiến:
 + Trẻ lớp tôi mạnh dạn, tự tin, hoạt bát có các kỹ năng ứng phó với các tình huống 
nguy hiểm.
 + Phụ huynh quan tâm con em mình hơn, thường xuyên trao đổi với cô giáo về các 
tình huống và cách giáo dục trẻ tại nhà.
 - Các lớp học khác trong trường tôi đều áp dụng các bước thực hiện của sáng kiến 
đều thu được các kết quả như mong đợi: Trẻ trường tôi mạnh dạn, tự tin hơn, có kỹ năng 
ứng phó với các tình huống nguy hiểm trong cuộc sống.

File đính kèm:

  • docxskkn_giai_phap_doi_moi_nang_cao_giao_duc_ky_nang_tu_bao_ve_b.docx