Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng môi trường bên trong lớp học cho trẻ lớp mẫu giáo 4-5 tuổi ở Trường Mầm non Tân Thuỷ

doc 6 trang skkn 14/09/2024 2940
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng môi trường bên trong lớp học cho trẻ lớp mẫu giáo 4-5 tuổi ở Trường Mầm non Tân Thuỷ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng môi trường bên trong lớp học cho trẻ lớp mẫu giáo 4-5 tuổi ở Trường Mầm non Tân Thuỷ

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng môi trường bên trong lớp học cho trẻ lớp mẫu giáo 4-5 tuổi ở Trường Mầm non Tân Thuỷ
 Tên biện pháp: “Xây dựng môi trường bên trong lớp học cho trẻ lớp mẫu giáo 4-
5 tuổi” ở Trường mầm non Tân Thuỷ.
 1. Lý do chọn biện pháp:
 Để thực hiện tốt chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” 
thì môi trường giáo dục có vai trò hết sức quan trọng tạo nên sự thành công của 
chuyên đề. Đặc biệt môi trường giáo dục trong lớp là rất quan trọng đến việc dạy và 
học của cô và trẻ, ở đó trẻ sẽ tham gia vào các hoạt động và các loại trò chơi khác 
nhau tùy thuộc vào môi trường mà trẻ đang hoạt động. 
 Là một giáo viên dạy lớp 4-5 tuổi tôi nhận thấy việc xây dựng môi trường trong 
lớp cho trẻ mầm non là việc làm đã được các giáo viên thực hiện từ lâu. Giáo viên ít 
nhiều đã có sự tận dụng những nguồn nguyên vật liệu phế thải rồi xử lý sạch để có 
thể biến chúng thành những đồ vật trang trí, dụng cụ học tập và đồ chơi 
đơn giản giúp trẻ được học, được khám phá. Nhiều giáo viên cũng đã có nhiều cố 
gắng trong quá trình tự học, tự rèn luyện, tìm tòi những nội dung mới để xây dựng 
môi trường và tạo hứng thú cho trẻ khi tham gia hoạt động... Tuy nhiên, việc xây 
dựng môi trường trong lớp mới chỉ mang tính hình thức, chủ yếu trang trí theo đúng 
chủ đề đang thực hiện và việc xây dựng đó chưa xuất phát từ trẻ, chưa kích thích tính 
tò mò, khám phá của trẻ. Mặt khác, trang thiết bị dạy học tuy đã được đầu tư mua 
sắm qua hàng năm khá đầy đủ song còn thiếu tính đồng bộ, ảnh hưởng phần nào đến 
sắp xếp bố trí sử dụng cho trẻ trong các hoạt động...Do đó, khi học và chơi trẻ không 
hào hứng. 
 Vì vậy, tôi nhận thấy muốn giúp trẻ chơi mà học, học bằng chơi, đảm bảo tính 
cá biệt thì đòi hỏi giáo viên phải xây dựng được môi trường cho trẻ hoạt động trong 
lớp sao cho: Hứng thú, nhu cầu, khả năng, thế mạnh của mỗi trẻ đều được hiểu, được 
đánh giá đúng và được tôn trọng; mỗi trẻ đều có cơ hội tốt nhất có thể để thành công; 
mỗi trẻ đều có cơ hội để học bằng nhiều cách khác nhau, đặc biệt là thông qua vui 
chơi, để trẻ phát triển hết khả năng, năng lực của mình, trẻ tích cực, chủ động tham 
gia các hoạt động làm việc nhóm để được trải nghiệm, trao đổi, chia sẻ và trình bày ý 
kiến của mình; biết suy nghĩ và vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống, 
giải quyết các tình huống mà trẻ gặp phải. Từ đó, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, tích cực, 
chủ động; tư duy, sáng tạo, thích thú tìm tòi, khám phá trong quá trình tham gia các 
hoạt động giáo dục ở trường, ở lớp. Khi trang trí mảng tường phía dưới, tôi chỉ dành 1/3 diện tích để dán các tranh 
ảnh có nội dung liên quan về chủ đề, 1/3 diện tích khác tôi dùng để tạo môi trường 
mở cho trẻ hoạt động ở các góc học tập, góc xây dựng, góc phân vai, 1/3 diện tích 
còn lại tôi dành để trưng bày sản phẩm huy động từ trẻ và từ phụ huynh trong việc 
trang trí môi truờng, như vậy vừa tiết kiệm thời gian vừa giúp trẻ hứng thú, tự tin khi 
sản phẩm của mình được trưng bày lên tường.
 Ví dụ: Chủ đề: “Thế giới động vật”
 Góc xây dựng: Tôi chỉ dán một tranh mẫu về gợi ý nội dung xây dựng theo chủ 
đề tuần đó, phần tường còn lại tôi sử dụng miếng dán âm dương dán sẵn và dán chữ 
(Bé dùng nguyên vật liệu và dụng cụ gì để xây, công trình của bé) cùng với hình ảnh 
các nguyên vật liệu bằng bìa cứng do các cháu làm như xi măng, gạch, cây xanh, xô, 
xẻng, bay, cào để ở rỗ nhựa trong góc, các loại hình khối để trẻ lắp ghép thành công 
trình; khi chơi trẻ không chỉ được biết nội dung trong góc xây gì mà trẻ phải chọn 
được các nguyên vật liệu và dụng cụ để xây nên công trình đó, trẻ chọn các hình để 
gắn để gắn lên tường nói lên ý định trẻ sẽ lắp ghép công trình gì.
 Góc học tập: Để tạo ra sự lạ mắt và hấp dẫn nhằm thu hút sự chú ý của trẻ, tôi 
đã ứng dụng các trò chơi thông minh của phần mềm kidrmart với ngôi nhà toán học 
của nàng bò MILLER gồm các căn phòng: Phòng lắp ghép, Máy đếm số, Trạm phân 
loại..với các hình ảnh ngộ nghĩnh khác nhau phù hợp với chủ đề trẻ đang thực 
hiện. Với căn phòng Máy đếm số, trẻ sẽ được đếm các con vật, chơi trò chơi làm một 
con bọ với các loại đốm, đuôi, chân theo yêu cầu và theo ý thích; .. Để tăng thêm 
phần hấp dẫn của trẻ với sách, tôi đã tạo một khoảng không gian riêng với các loại 
hộp gắn tường để búp bê, rối tay và sách; phía dưới tôi sử dụng các lốp xe được trang 
trí với các loại trái cây như dưa hấu, trái wiki để làm bàn, ghế cho trẻ ngồi. Như vậy, 
trẻ được xem sách trong không gian ngồi thoải mái vừa chơi với thú bông, vừa chơi 
với sách rất thích thú, như mời gọi trẻ đến.
 Góc nghệ thuật: Tôi dành khoảng trống cho trẻ trưng bày các sản phẩm của 
mình theo từng chủ đề nhánh như các sản phẩm nặn, vẽ, xé dán, ghép hình.Và đặc 
biệt hơn, tôi đã thiết kế cho trẻ một sân khấu biểu diễn âm nhạc có các loại nhạc cụ 
phong phú được bố trí hợp lý như: đàn tơ rưng, đàn đá, đàn ogan, đàn ống được để 
hai bên sân khấu; những nhạc cụ khác như trống cơm, trống lắc, đàn ghi ta, song 
loan, thanh gõ, trống vỗ được gắn ở các móc trên tường vừa tiết kiệm diện tích, vừa Như vậy, sự đa dạng các góc cho trẻ hoạt động trong lớp rất có ý nghĩa bởi: Trẻ 
có thể “chơi mà học, học bằng chơi”; tạo ra nhiều cơ hội cho trẻ thực hành và học 
hỏi; trẻ có nhiều sự lựa chọn hơn để có thể thực hiện theo hứng thú của mình. Hơn 
nữa, góc chơi còn giúp giáo viên có thể sử dụng để hỗ trợ cho kế hoạch dạy và 
học, đặc biệt là hỗ trợ từng cá nhân trẻ và từng nhóm nhỏ.
 Khi thiết kế các góc hoạt động, tôi luôn chú ý sắp xếp hợp lý sao cho:
 Góc yên tĩnh xa góc ồn ào (góc phân vai xa góc học tập, góc sách) hoặc các góc 
có thể sắp xếp cạnh nhau như góc xây dựng và góc phân vai kề nhau tạo sự liên kết 
các nhóm chơi ở trong hai góc, góc xây dựng tránh nơi đi lại; Góc thiên nhiên tôi đã 
tận dụng khoảng hiên ngoài lớp cho trẻ hoạt động thoải mái tránh sự ồn ào cho các 
góc khác.
 Bên cạnh việc sắp xếp phù hợp, tôi còn tạo ranh giới giữa các góc hoạt động 
như: Tận dụng các giá đồ chơi tạo thành ranh giới các góc, khoảng rộng ở các góc 
cách nhau hợp lý để đảm bảo an toàn và thuận tiện cho trẻ vận động. Ranh giới ở các 
góc không che tầm nhìn của trẻ và không cản trở việc quan sát của giáo viên. 
 Đặt tên góc đơn giản, gần gũi, dễ hiểu phù hợp nội dung chủ đề đang thực hiện
 VD: Khi thực hiện chủ đề “Gia đình”, ở góc sách có thể đặt tên “Thư viện gia 
đình bé” nhưng ở chủ đề “Thế giới thực vật” có thể đặt tên “Vườn cổ tích” hay “Thư 
viện các loài cây”...
 4. Kết quả đạt được. 
 Qua quá trình thực hiện với những biện pháp và cách làm trên, việc xây dựng 
môi trường ở lớp tôi đạt được những kết quả đáng phấn khởi, cụ thể như sau:
 - Đối với giáo viên 
 Đã xác định được vai trò định hướng các hoạt động cho trẻ, luôn tạo cơ hội cho 
trẻ phát huy tính tích cực và độc lập, rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ; có kinh nghiệm 
trong việc xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm 
trung tâm. Các tiết dự giờ, thao giảng thanh kiểm tra của trường đều đạt kết quả tốt.
 Sự quan tâm thích đáng của phụ huynh kết hợp với quá trình chịu khó học hỏi, 
sưu tầm, nghiên cứu, sáng tạo, khéo léo, tận tụy của bản thân trong việc xây dựng 
môi trường và làm đồ dùng, đồ chơi nên các cháu được học tập, vui chơi trong môi 
truờng an toàn, thân thiện, cởi mở giúp trẻ chủ động khám phá, trải nghiệm các hoạt 
động theo nhu cầu, phù hợp độ tuổi, ở đó trẻ được học mà chơi, chơi mà học; được bổ 
sung, củng cố, rèn luyện các kỹ năng.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_moi_truong_ben_trong_lop_hoc.doc