Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng phương pháp giáo dục steam trong hoạt động vui cho trẻ 4-5 tuổi

docx 22 trang skkn 29/03/2024 8846
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng phương pháp giáo dục steam trong hoạt động vui cho trẻ 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng phương pháp giáo dục steam trong hoạt động vui cho trẻ 4-5 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng phương pháp giáo dục steam trong hoạt động vui cho trẻ 4-5 tuổi
 MỤC LỤC
 NỘI DUNG Trang
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ 2
1. Lý do chọn đề tài 2
2. Mục đích nghiên cứu 3
3. Phương pháp nghiên cứu 3
4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu 3
5. Thời gian nghiên cứu
 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 4
1. Cơ sở lý luận 5
2.Cơ sở thực tiễn 5
2.1. Đặc điểm tình hình nhà trường 5
2.2. Thuận lợi. 5
2.3. Khó khăn. 6
2.4. Điều tra thực trạng 6
3.. Một số biện pháp 7
3.1. Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiên cứu tài liệu. 7
3.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch 8
3.3. Biện pháp 3: Chuẩn bị nguyên vật liệu, nội dung tổ chức trong các góc. 9-11
3.4. Biện pháp 4: Cách sắp xếp môi trường lớp học ứng dụng Steam để tổ 11
chức hoạt động vui chơi cho trẻ.
3.5. Biện pháp 5: Nêu gương, khen thưởng kịp thời. 11
3.6. Biện pháp 6: Kết hợp cùng phụ huynh và nhà trường. 12
4. Hiệu quả của sáng kiến 12
4.1. Với nhà trường. 12
4.2. Với bản thân. 12
4.3. Với phụ huynh 12
4.4. Với học sinh 13
 III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ. 14
1. Kết luận 14
1.1. Bài học kinh nghiệm 14
1.2. Khả năng ứng dụng và triển khai 14
2. Kiến nghị 14-15
 Một số hình ảnh minh họa
 1/15 khác. Với cách học này, giáo viên không còn là người truyền đạt kiến thức nữa 
mà sẽ là người hướng dẫn để trẻ tự xây dựng kiến thức cho chính mình.
 Là một giáo viên đứng lớp, hàng ngày được tiếp xúc gần gũi với trẻ, hiểu 
được mức độ nhận thức của trẻ, bản thân tôi luôn mong muốn được áp dụng 
phương pháp học tập này cho học sinh của mình để trẻ sáng tạo hơn, chủ động 
hơn, để các con tìm ra những nguyên lý khoa học ngay trong những hoạt động 
đơn giản. Với mong muốn như trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài:" Ứng dụng 
phương pháp giáo dục steam trong hoạt động vui cho trẻ 4- 5 tuổi"
 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Tôi nghiên cứu đề tài này, nhằm mục đích cho trẻ làm quen với phương 
pháp giáo dục STEAM, trẻ được tham gia hoạt động với sự tích hợp của khoa 
học- công nghệ- kĩ thuật- nghệ thuật và toán học.
 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 - Phương pháp nghiên cứu.
 - Phương pháp điều tra.
 - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
 - Phương pháp khảo sát
 - Phương pháp so sánh đối chứng.
 - Phương pháp nghiên cứu thực hành.
 4. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng và ứng dụng phương pháp STEAM trong 
hoạt động vưi chơi cho trẻ mầm non. Đối tượng nghiên cứu: Trẻ lớp mẫu giáo 
nhỡ 3 trường mầm non Ninh Hiệp.
 5. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
 Trong năm học 2020- 2021. Thời gian từ tháng 9/2020 đến tháng 
 4/2021.
 3/15 “Ứng dụng phương pháp giáo dục steam trong hoạt động vui chơi cho trẻ 
mầm non” là mang khoa học, công nghệ,kĩ thuật, nghệ thuật và toán học đến 
với các con một cách đơn giản, nhẹ nhàng, gần gũi với những đồ dùng, vật liệu 
dễ tìm, mang đến cho trẻ những điều thú vị trong khi chơi.
 2.CƠ SỞ THỰC TIỄN
 2.1. Đặc điểm tình hình.
 Trường mầm non Ninh hiệp là trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia thuộc 
một xã ngoại thành Hà Nội, nằm ở phía Bắc sông Đuống của huyện Gia Lâm. 
Trường được xây dựng với tổng diện tích sử dụng là 10.200 m2, không gian 
thoáng mát.
 Được sự quan tâm của PGD huyện, sự quan tâm ủng hộ của phụ huynh 
học sinh, nhà trường đã đầu tư một số trang thiết bị phục vụ cho công tác giáo 
dục trẻ đưa phương pháp giáo dục mới STEAM vào dạy học.
 Năm học này nhà trường có hơn 600 học sinh được chia thành 19 nhóm 
lớp theo các độ tuổi, trong đó khối mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi gồm có 5 lớp. Tất cả 
các cán bộ, giáo viên, công nhân viên đều đạt trình độ trên chuẩn.
 Dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của phòng giáo dục đào tạo huyện Gia Lâm, 
năm học 2020-2021 nhà trường triển khai áp dụng phương pháp giáo dục tiên 
tiến STEAM vào chương trình học.
 Trong quá trình ứng dụng phương pháp STEAM vào tổ chức các hoạt 
động cho trẻ tôi gặp những thuận lợi và khó khăn như sau:
 2.2. Thuận lợi.
 Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của phòng giáo dục huyện Gia Lâm, 
ban giám hiệu nhà trường, giáo viên thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao 
chuyên môn thông qua các buổi kiến tập do phòng, cụm, trường tổ chức về các 
chuyên đề qua các buổi sinh hoạt chuyên môn của trường, của tổ, qua các lớp 
bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn.
 Trong năm học 2020-2021 này nhà trường đã phân công lớp mẫu giáo 
nhỡ 3, lớp mẫu giáo lớn 6 làm điểm đưa phương pháp STEAM vào giảng dạy.
 Nhà trường đã tổ chức mời chuyên gia về tập huấn cho đội ngũ giáo viên 
về phương pháp giáo dục STEAM, cách tổ chức một giờ học, lồng ghép 
STEAM vào các hoạt động.
 Giáo viên nhiệt huyết, luôn tìm tòi cái mới, ứng dụng công nghệ thông tin 
trong giảng dạy. Bản thân là giáo viên có kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy lớp 
mẫu giáo nhỡ, hiểu được tâm sinh lý của trẻ 4 tuổi, có tâm huyết với nghề, nhiệt 
tình trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ, có nhiều tìm tòi, học hỏi, sáng tạo 
trong các hoạt động giáo dục trẻ.
 Phụ huynh học sinh rất nhiệt tình, hỗ trợ nhà trường trong các hoạt động, 
quan tâm và ủng hộ lớp cả về vật chất và tinh thần.
 Lớp mẫu giáo nhỡ 3 của tôi có 31 học sinh, đa số các cháu đều nhanh 
nhẹn, khoẻ mạnh, tích cực tham gia vào các hoạt động.
 2.3. Khó khăn.
 Bên cạnh những thuận lợi thì không tránh khỏi những khó khăn do chủ 
quan và khách quan mang lại:
 5/15 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP
 Trước những thuận lợi và khó khăn trên tôi mạnh dạn đề xuất một số biện 
pháp để ứng dụng phương pháp STEAM trong hoạt động vui chơi như sau
 3.1. Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiên cứu tài liệu.
 Học hỏi giúp con người có thêm kiến thức, kỹ năng mới giúp con người 
thành thạo hơn trong công việc và không bị đẩy lùi về phía sau. Chúng ta học 
qua thực tế, qua thầy cô, bạn bè đồng nghiệp. Phải nói rằng việc tự học hỏi nâng 
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân là yếu tố quan trọng được đặt 
lên hàng đầu đối với mỗi giáo viên. Mỗi giáo vien phải tự tìm tòi nghiên cứu tài 
liệuqua sách vở, các phương tiện thông tin đại chúng, internet để trau dồi bản 
thân.
 STEAM là phương pháp giáo dục mới được đưa vào chương trình dạy 
học mầm non nên giáo viên cần đi sau tìm hiểu để làm sao áp dụng hiệu quả 
phương pháp giáo dục này vào giảng dạy. Từ thực tế trên, bản thân tôi đã tìm tòi 
nghiên cứu những tài liệu về STEAM, các video dạy về phương pháp dạy học 
STEAMnhững giáo án, video bài giảng để tìm ra những nội dung, cách tổ 
chứchoạt động vui chơi có ứng dụng phương pháp giáo dục STEAMphù hợp với 
trẻ của lớp tôi.
 Trước tiên tôi phải nghiên cứu chương trình, cập nhật thông tin từ chuyên 
đề, trên mạng Internet, tự bồi dưỡng chuyên môn, tìm hiểu một số kiến thức về 
STEAM, về các hoạt động cho trẻ có thể áp dụng được phương pháp STEAM.
 Luôn ý thức học hỏi kinh nghiêm từ những giáo viên đi trước, thăm quan 
các lớp, trường đã ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM để học hỏi những 
cái hay, mới lạ để vận dụng vào lớp của mình, trẻ của mình một cách hiệu quả 
nhất.
 Từ đó, trên cơ sở những định hướng, gợi ý về nội dung, hình thức, 
phương pháp tổ chức học tập của tài liệu, tôi đã có thể xây dựng kế hoạch giáo 
dục cụ thể có ứng dụng phương pháp STEAM trong hoạt động vui chơi.
 3.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch
 Muốn thực hiện các hoạt động một cách có khoa học và có hiệu quả 
bản thân tôi trước hết lập ra kế hoạch cho mình: Gồm có kế hoạch năm, kế 
hoạch tháng, kế hoạch tuần và kế hoạch hàng ngày.
 Từ việc lập kế hoạch giao viên có thể định hướng các dự án, các nội dung 
có thể ứng dụng trong các hoạt động sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.
 Qua nghiên cứu thực tế trên trẻ, điều kiện tại địa phương nơi tôi công tác, 
đặc điểm và ý nghĩa của hoạt động vui chơi tôi thấy những nội dung có thể ứng 
dụng được steam trong hoạt động chơi góc bao gồm:
 7/15 3.3. Biện pháp 3: Chuẩn bị nguyên vật liệu, nội dung tổ chức trong 
các góc.
 Việc chuẩn bị nguyên liệu và nội dung tổ chức chơi là bước quan trọng để 
trẻ tạo ra những tác phẩm đẹp, sáng tạo, phát triển trí tưởng tượng, khả năng tư 
duy, kỹ năng làm việc nhóm.
 Nội dung chơi trong các góc phù hợp với từng chủ đề - sự kiện diễn ra 
trong từng tháng.
 Nguyên liệu phải đảm bảo an toàn với trẻ, dễ tìm, phong phú về chất liệu.
 * Góc tạo hình:
 Tôi chuẩn bị nhiều các nguyên liệu mở, gần gũi với thiên nhiên: Giấy, lá 
cây, cành cây khô, sỏi, khúc gỗ, ống hút ( Hình minh họa 1,2)
 Trẻ sử dụng kỹ năng tạo hình: Cắt, vẽ tô màu, xé dán, gắn dính để tao ra 
sản phẩm, ứng dụng các kĩ năng đó trong cuộc sống. Vẽ sáng tạo theo tưởng 
tượng.
 (Hình minh họa 3, 4)
 Trong mỗi chủ điểm tôi sẽ lồng ghép các nội dung chơi:
 VD: Ở chủ điểm bản thân trẻ sẽ được làm dự án: “Bàn tay rô bốt” đây là 
một hoạt động STEAM rất bổ ích và thú vị. Đem lại cho trẻ nhiều kiến thức bổ 
ích qua thực hiện hoạt động. (Hình minh họa 5)
 Về kiến thức khoa học: Trẻ nắm được cấu tạo bàn tay, các đốt ngón tay, 
làm thế nào để các ngón tay cử động được
 Về toán học: Trẻ sẽ được học về số lượng, đo lường, dài ngắn.
 Kỹ năng hoạt động nhóm: Trẻ có thể hợp tác với các bạn hoặc bố mẹ, 
cùng nhau phân chia công việc.
 Nghệ thuật: Trẻ trang trí cho bàn tay thêm đẹp. phát triển óc sáng tạo cho
trẻ.
 Với những nguyên liệu như: giấy bìa, ống hút, dây chỉ, băng dính 2
mặt.....
 Cách thực hiện: Đầu tiên bạn đặt bàn tay lên giấy bìa rồi vẽ đường viền 
theo các ngón tay, sau đó dùng kéo cắt theo các đường viền đó. Cắt ống hút ra 
thành các đoạn nhỏ và dùng băng dính để dính lên các đốt ngón tay. Cuối cùng 
là phần luồn dây chỉ vào các ống hút. Như vây là trẻ đã tạo ra cho mình bàn tay 
rô bốt.
 * Góc khám phá:
 Hoạt động khám phá là cách nhanh nhất giúp trẻ tìm hiểu đặc điểm, câu 
tạo, chức năng, nguyên lý hoạt động của một sự vật, hiên tượng nào đó. Bước 
đầu giúp trẻ tiếp cận với khoa học.
 Vì vậy ở góc chơi này tôi chuẩn bị thêm những đồ dùng để trẻ làm thí 
nghiệm. Mô hình, tiêu bản, hình ảnh về các loài động, thực vật, côn trùng cho trẻ 
tìm hiêu từ đó trẻ biết được nguyên nhân của sự vật, hiện tượng diễn ra quanh ta, 
đặc điểm cấu tạo của các con vật.( Hình minh họa 6,7)
 Nội dung chơi: Cho trẻ tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm, thí 
nghiệm để phát hiện tính khoa học trong mỗi thí nghiệm.
 9/15 trẻ thực hiện thử thách, giáo viên có thể gợi ý và giúp trẻ sắp xếp các vật liệu 
theo hướng có lợi cho việc giải quyết vấn đề chứ không phải chỉ để trưng bày.
 Trẻ em cần rất nhiều vật liệu có thể sử dụng lâu dài và các bộ phận rời rạc 
để phục vụ cho quá trình chế tạo, điều chỉnh và hoàn thiện. Hãy sắp xếp và trưng 
bày các vật liệu một cách bắt mắt hấp dẫn để trẻ có thêm động lực sử dụng trí 
tưởng tượng của mình để sáng chế dựa trên những vật liệu đó.
 Góc chơi phải hấp dẫn, thu hút trẻ chơi; Có tính kích thích, gợi mở, cuốn 
hút trẻ tò mò khám phá.
 Nguyên học liệu sử dụng vật thật, vật tự nhiên và các phế liệu tái sử dụng 
đảm bảo an toàn.
 Thiết kế gồm có 3 khu vực: Giá để nguyên vật liệu, học liệu; Nơi trẻ chế 
tạo và trải nghiệm tạo ra sản phẩm; Nơi trưng bày sản phẩm.
 Trẻ phải được hợp tác, tương tác, được thảo luận với nhau, được lựa chọn 
các đồ chơi khác nhau.
 Góc chơi sắp xếp khoa học, dễ quản lý, bảo quản và thuận tiện vệ sinh. 
Cần sắp xếp góc chơi theo góc nhìn của trẻ (độ cao vừa phải để trẻ dễ thao tác 
với đồ dùng trong góc)
* Một số hình ảnh các góc (Hình minh họa 12-21 )
 3.5. Biện pháp 5: Nêu gương, khen thưởng kịp thời:
 Phẩm chất tâm lý và sự hình thành nhân cách, tư cách đạo đức của trẻ 
thay đổi theo mỗi độ tuổi để từ đó áp dụng các biện pháp giáo dục phù hợp trong 
mọi lĩnh vực cho trẻ, trong đó có không thể không nói đến vai trò của nhóm 
phương pháp nêu gương, khen thưởng cho trẻ mầm non
 Khi sử dụng phương pháp này cần lựa chọn những điển hình tiêu biểu. 
Trong hoạt động vui chơi tôi luôn tôn trọng các ý kiến của trẻ, khen ngợi kịp 
thời những trẻ có những sáng tạo, tích cực.Động viên để trẻ có thể tự tin trình 
bày được ý kiến, ý tưởng của mình.
 Khen ngợi các nhóm chơi có sự đoàn kết và tạo ra sản phẩm với sự thống 
nhất ý kiến của các thành viên trong nhóm, phù hợp với mục đích ban đầu của 
sản phẩm.
 Lập bảng khen cho trẻ và tặng sao cho cá nhân, nhóm hoạt động tích cực.
 3.6. Biện pháp 6: Kết hợp cùng phụ huynh và nhà trường.
 Phối kết hợp với các bậc phụ huynh không chỉ giúp cha mẹ và giáo viên có 
kiến thức chăm sóc trẻ một cách có khoa học, mà còn giúp cho cha mẹ hiểu 
được thêm công việc của giáo viên ở lớp, cũng như giáo viên hiểu được hoàn 
cảnh và điều kiện sống của trẻ ở gia đình để có biện pháp giáo dục phù hợp, tạo 
nên mối quan hệ thân thiết cởi mở, thân thiện giữa phụ huynh và giáo viên.
 Nhận thức được tầm quan trọng đó nên trong buổi họp phụ huynh đầu năm 
tôi mạnh dạn trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của việc ứng dụng 
phương pháp STEAM vào dạy cho trẻ, để phụ huynh nhận thức rõ ý nghĩa vấn 
đề để cùng nhà trường giáo dục trẻ. Phụ huynh phối hợp về mặt cung cấp kiến 
thức cho trẻ về các nội dung mà giáo viên yêu cầu trẻ phải chuẩn bị để chia sẻ 
trong các hoạt động.
 11/15

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_phuong_phap_giao_duc_steam_tr.docx