Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng một số trò chơi, thí nghiệm trong hoạt động học cho trẻ 4-5 tuổi
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng một số trò chơi, thí nghiệm trong hoạt động học cho trẻ 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng một số trò chơi, thí nghiệm trong hoạt động học cho trẻ 4-5 tuổi
MỤC LỤC STT NỘI DUNG Trang 1 Phần I: Đặt vấn đề 1 2 Phần II. Giải quyết vấn đề 2 3 1 . Thực trạng vấn đề 2 4 2 .Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 2 5 3. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. 8 6 Phần III. Kết luận và kiến nghị 10 7 1. Kết luận 10 8 2.Những ý kiến đề xuất 11 quen với thế giới xung quanh sẽ giúp trẻ tích lũy được kiến thức, kĩ năng về tự nhiên và xã hội, giúp trẻ được phát triển về các mặt: nhận thức – ngôn ngữ – thể chất – tình cảm – thẩm mỹ. Thông qua việc tổ chức cho trẻ được hoạt động khám phá, trẻ sẽ được phát triển toàn diện nhân cách được hình thành và phát triển. Đây là mục đích hàng đầu của giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu: Tác động vào nhận thức của giáo viên để tìm tòi, sáng tạo ra những trò chơi, thí nghiệm mới, thu hút trong hoạt động khám phá. PHẦN NỘI DUNG Cơ sở lý luận của đề tài: Khái niệm: Trò chơi là gì? Thí nghiệm là gì ? Hoạt động khám phá là gì ? Trò chơi là một hình thức đặc thù độc đáo của trẻ em để thực hiện tác động tương hỗ giữa chủ thể với môi trường xung quanh (trẻ em nhận thức thế giới thông qua trò chơi). Trò chơi là một phương pháp giáo dục thực hành hiệu nghiệm nhất đối với việc hình thành nhân cách, trí lực của trẻ em. Thí nghiệm là quá trình tổ chức cho trẻ họat động thực tiễn tạo ra một kết quả nào đó nhằm kiểm tra những thuộc tính của sự vật, hiện tượng xung quanh. Hoạt động khám phá là phát minh, hay khám phá, phát hiện là việc tìm ra những gì tồn tại trong tự nhiên hoặc xã hội một cách khách quan mà trước đó chưa ai biết, nhờ đó làm thay đổi cơ bản nhận thức con người. Đặc điểm của trò chơi, thí nghiệm trong hoạt động khám phá: Các trò chơi, thí nghiệm phải hấp dẫn, thu hút trẻ, phù hợp nhận thức của trẻ. Lựa chọn và tổ chức 1 số trò chơi thực nghiệm nhằm giúp trẻ mẫu giáo vừa nắm được Các biện pháp: Để các kiến thức về môi trường xung quanh và sự ham thích khám phá đến với trẻ một cách tự nhiên, tôi đã triển khai song song và đồng bộ những biện pháp sau: Biện pháp 1: Thiết kế và sưu tầm 1 số trò chơi học tập nhằm tạo hứng thú cho trẻ hoạt động khám phá. 1.1 Trò chơi 1: Cây này thiếu gì? * Mục đích – Củng cố biểu tượng của trẻ về các bộ phận của cây – Rèn luyện kĩ năng vẽ, tô màu cho trẻ. * Chuẩn bị – Các bức tranh vẽ mô hình cây thiếu một hoặc một số bộ phận . – Bút chì hoặc bút sáp màu. * Cách chơi : Chơi theo nhóm, cả lớp hoặc cá nhân – Cách 1: tranh vẽ cây còn thiếu các bộ phận và các bộ phận của cây được vẽ rời. Trẻ xem tranh và nối tranh cây với bộ phận còn thiếu đúng vị trí của bộ phận trên cây. Sau đó, trẻ có thể tô màu bức tranh vẽ cây. – Cách 2: Tranh vẽ cây còn thiếu các bộ phận. Trẻ quan sát, phát hiện bộ phận còn thiếu của cây. Trẻ vẽ (hoặc cắt, dán) thêm các bộ phận thiếu. Tô màu và vẽ thêm các chi tiết khác để tạo ra bức tranh đẹp. 1.2. Trò chơi 2: Tìm lá cho cây * Mục đích: Trẻ nhận biết và phân biệt được các loại lá cây. Qua trò chơi này, có thể kết hợp cho trẻ lao động nhặt lá rụng. * Chuẩn bị : 4 thùng các tông 1.5. Trò chơi 5: Đây là con gì? * Mục đích: Củng cố sự nhận biết của trẻ về các con vật thông qua vận động của chúng. Rèn luyện ở trẻ kĩ năng phân tích và làm việc theo nhóm. * Chuẩn bị: – Trẻ có tâm thế thoải mái. – Các bông hoa nhỏ bằng giấy hoặc nhựa vơi các màu sắc khác nhau (đỏ, vàng) để tính điểm cho mỗi đôi khi đoán đúng. * Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội chơi (mỗi đội khoảng 6-8 trẻ), những trẻ còn lại làm cổ động viên và chơi ở lượt sau. Một đội mô phỏng hành động của con vật, đội kia quan sát và đoán đúng tên con vật mà đội bạn vừa mô phỏng. Đội sau không được mô phỏng và lặp lại hành động của con vật mà đội trước đã mô phỏng. Hai đội phải bốc thăm xem đội nào làm động tác trước và phải có một thời gian để các trẻ trong đội thảo luận đi đến thống nhất xem đội mình mô phỏng con vật nào. Đội bạn sau khi quan sát, cũng cần thảo luận để đưa ra câu trả lời chính xác. 1.6. Trò chơi 6: Nói ngược * Mục đích: – Cùng cố hiểu biết về đặc điểm của các con vật. – Giúp phát triển từ trái nghĩa, phát triển tư duy cho trẻ. * Chuẩn bị: Tranh vẽ các con vật (nếu trẻ chơi thành thạo có thể không cần đồ chơi). * Cách chơi: Chơi theo cá nhân hoặc nhóm. Cô giơ bức tranh và nói tên con vật hoặc bộ phận con vật, trẻ nói từ mô tả đặc điểm ngược lại của con vật. Ví dụ: Con voi – nhỏ bé; Tai thỏ – ngắn; Đuôi thỏ – dài; Rùa – nhanh; Sóc – chậm. Khi trẻ chơi thành thạo, cô không cần giơ tranh nữa mà chỉ việc nói tên con vật, trẻ nói đặc điểm. (Có thể cho trẻ đọc bài đồng dao nói ngược trước khi tham gia trò chơi này để gây hứng thú cho trẻ tham gia vào trò chơi.) – Cách 2 : Tranh vẽ các loại hoa (quả) trong đó có một đối tượng không cùng loại. Trẻ chỉ và gọi tên (hoặc dùng bút chì không cùng loại) và giải thích. 1.9. Trò chơi 9: Xếp theo thứ tự * Mục đích : Củng cố hiểu biết của trẻ về quá trình chăm sóc và phát triển của cây, củng cố biểu tượng về số và phép đếm. – Phát triển ở trẻ khả năng phán đoán, trí tưởng tượng sáng tạo; phát triển ngôn ngữ mạch lạc. – Giáo dục trẻ tình cảm xã hội. * Chuẩn bị : Mỗi đội đều có một bộ tranh nói về quá trình phát triển của các loại cây và chăm sóc cây (ví dụ: tranh gieo hạt, tranh chăm sóc cây, tranh cây ra hoa, kết quả, tranh hái quả, tranh mang quả biếu bà,). – Bộ chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6. – Bảng gài gắn xung quanh lớp. * Cách chơi : – Cách 1 : Cô để các bức tranh (gieo hạt, chăm sóc cây, cây ra hoa, cây có quả chín) vào trong một cái rổ. Sau đó, yêu cầu trẻ xếp các bức tranh theo trình tự phát triển của cây. – Cách 2 : Cô gắn các bức tranh lên bảng không theo thứ tự (theo chiều dọc). Yêu cầu trẻ xếp lại cho đúng thứ tự, tìm số và gắn và bên cạnh theo trình tự phát triển của cây. Khi tất cả các đội thực hiện xong, cô lần lượt cho các đội nói về sự phát triển của cây mình vừa thực hiện. Hai cách này có thể chơi theo nhóm hoặc cá nhân, có thể chơi dưới hình thức thi đua “Thi xem đội nào nhanh” – Cách 3 : Nâng cao mứ độ khó của 2 trò chơi trên. Sau khi cho trẻ chơi xếp theo thứ tự, cô tiếp tục cho trẻ chơi TC “Thi xem ai đoán giỏi”. Cô nói với trẻ : “Sau 4 bức tranh này, cô còn có các bức tranh khác nữa. Bây giờ các con hãy suy nghĩ và đoán thử xem đó là bức tranh gì? Các con tự đoán nhưng không được cho bạn biết”. Cô sẽ phát cho mỗi bạn một tờ giấy để con vẽ bức tranh dự đoán của con vào mặt sau tờ giấy. Cô đến và viết ý tưởng của trẻ và mặt sau của tờ giấy. Khi trẻ vẽ xong, cô cho trẻ chia sẻ ý tưởng cho nhau. Cô đưa bức tranh của cô ra : tranh vẽ bé mang quả đến biếu bà, tranh sản phẩm chế biến từ quả. Trẻ nào có ý tưởng hay, cô – Phát triển khả năng suy luận; bước đầu phát triển tư duy logic cho trẻ. * Chuẩn bị : Các mảnh rời mô tả các giai đoạn để tạo ra mưa : trời nắng, nước bốc hơi, tích tụ thành đám mây mỏng màu xám trắng , đám mây đen, nước nhỏ xuống từ những đám mây đen. Trò chơi được thực hiện sau khi cho trẻ thực hiện các thí nghiệm về mưa và quan sát trời mưa. * Cách chơi : Trên cơ sở làm thí nghiệm tạo mưa, cô cho trẻ miêu tả lại các giai đoạn hình thành mưa và cùng cô thể hiện trên các bức tranh hình làm bằng bìa cứng. Sau đó cho trẻ ghép lại làm thành bánh xe mưa. Hoặc cô xếp các bức tranh không theo trật tự các giai đoạn tạo thành mưa và yêu cầu trẻ xếp lại cho đúng. 1.12. Trò chơi 12: Hãy kể nhanh * Mục đích : – Củng cố hiểu biết của trẻ về thái độ và những việc con người cần làm đối với cây cối. – Rèn phản xạ nhanh. – Cung cấp hiểu biết của trẻ về vấn đề trên ở mọi lúc, mọi nơi, trong một tình huống. * Chuẩn bị: Một quả bóng. *Cách chơi: Cô và trẻ ngồi theo vòng tròn.Cô nói hiện tượng và ném bóng đến trẻ nào trẻ đó nói hành động,công việc và thái độ cần thể hiện đối với cây cối. Ví dụ, cô nói: Cây héo – trẻ nói: Tưới nước cho cây; cô nói: Cây có sâu bọ phá hoại – trẻ nói: Bắt sâu, Tương tự như vậy, trò chơi có thể sử dụng để củng cố hiểu biết của trẻ về lợi ích, sản phẩm được làm ra từ cây cối, hoa.quả Biện pháp 2 : Thiết kế và sưu tầm các thí nghiệm : 2.1. Thí nghiệm 1: Trồng cây bằng gì. * Mục đích: Giúp trẻ hiểu được ngoài cách trồng cây bằng hạt, ngưởi ta có thể trồng cây bằng cành, bằng lá hoặc bằng củ. * Mục đích : Giúp trẻ hiểu được chiều chuyển động của nước. * Chuẩn bị : 1 bình nước, 1 cái máng (bằng tre, nứa, nhựa), 1 cái chậu * Cách tiến hành: Cô đặt câu hỏi cho trẻ thảo luận, suy nghĩ và bàn tán xem nước có chuyển động không? Nước chảy theo chiều nào? . Cô cùng trẻ làm thí nghiệm: để 1 đầu ống máng cao, một đầu thấp và rót nước vào giữa máng: cho trẻ quan sát và nhận xét: nước chảy theo chiều nào? 2.4. Thí nghiệm 4: Nước đá biến đi đâu? * Mục đích : Giúp trẻ hiểu được sự tan ra của nước khi nhiệt độ ấm lên (quá trình đá tan thành nước). * Chuẩn bị : 1cục nước đá (bằng quả trứng vịt); hai cốc nước ấm (đổ vơi khoảng nửa cốc từ 40ºC – 50ºC) * Cách tiến hành : Cho trẻ quan sát cục đá để trong khay đá. – Cho trẻ sờ tay và thành 2 cốc nước ấm và để trẻ nhận xét xem thành cốc như thế nào. – Bỏ cục đá vào một trong hai cốc nước. Cho trẻ quan sát hiện tượng : cục nước đá nhỏ dần rồi biến mất. Sau đó cho trẻ sờ tay vào hai thành cốc, so sánh, nhận xét xem cốc nào lạnh hơn. Nước ở cốc nào nhiều hơn? Vì sao? Cuối cùng đi đến kết luận: + Nước đá biến đi đâu? (Nước đá tan thành nước) + Tại sao có một cốc đầy hơn? Một cốc vơi hơn? (Cốc đầy là do nước đá tan ra). + Tại sao sờ tay vào hai cốc thì có một cốc lạnh hơn, cốc ấm hơn? (Cốc lạnh hơn là do nước đá tan ra làm giảm nhiệt độ trong cốc). 2.5. Thí nghiệm 5 : Tạo cầu vồng * Mục đích : Giúp trẻ hiểu được hiện tượng cầu vồng sau cơn mưa. * Chuẩn bị : Bình phun nước có chứa đầy nước hoặc một cốc thủy tinh đựng nước và một tờ giấy trắng. * Chuẩn bị : Ba hộp màu cơ bản, khay màu, bút lông, khăn lau bút. Các mẩu vải vụn, khăn mặt màu trắng, vỏ chai nhựa * Cách tiến hành : Đặt ba hộp màu cơ bản ở nơi trẻ có thể lấy được. Mỗi trẻ một khay màu và bút lông Cho trẻ về từng nhóm phán đoán về sự kết hợp của hai màu cơ bản và màu mới tạo thành. Cho trẻ thực hành pha màu tạo màu mới và nêu kết quả. Trẻ ứng dụng các kiến thức đó vào nhuộm vải, vẽ tranh, chơi với nước. 2.8. Thí nghiệm 8 : Sự chuyển động và âm thanh * Mục đích : Trau dồi kĩ năng quan sát, sự nhạy cảm của các giác quan và khả năng dự đoán. Kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ * Chuẩn bị : Thước kẻ, dây, bóng bay đã thổi, chuông nhỏ, đài catxet nối và loa, vỏ ốc biển. * Cách tiến hành : Cô trao đổi với trẻ cách mà trẻ tạo ra âm thanh bằng cơ thể mình: nói, giậm chân, vỗ tay Cho trẻ áp tai xuống sàn nhà, một trẻ khác dậm chân mạnh để thấy sàn nhà rung chuyển mạnh nhẹ tùy thuộc cách mà trẻ giậm chân. Bật đài và cho trẻ sờ vào loa, trẻ sẽ thấy loa rung và phát ra âm thanh ; khi loa hết rung (đài tắt) thì âm thanh cũng sẽ hết. Cô rắc những hạt muối lên bàn và cho trẻ áp tai xuống bàn, trẻ khác vỗ tay lên bàn lúc to, lúc nhỏ rồi trẻ nhận xét (Những hạt muối sẽ nảy lên theo nhịp vỗ và âm thanh càng lớn, mặt bàn càng rung mạnh). Cho trẻ khám phá âm thanh của chuông, thước, tháo hơi trong quả bóng, nghe ốc biển. Cho trẻ suy đoán và lí giải theo cách hiểu của trẻ, Cô giải thích cho trẻ hiểu : Âm thanh được tạo ra là nhờ có sự chuyển động (rung động). Chuyển động (rung động) càng to thì âm thanh càng lớn. Hiệu quả: Với việc ứng dụng các trò chơi, thí nghiệm trong hoạt động khám phá, tôi thấy: Các trò chơi, thí nghiệm đã gây được hứng thú, thu hút trẻ vào các hoạt động mà giáo viên tổ chức. Trẻ chú ý hơn Trẻ nắm được kiến thức Thích nói lên ý kiến của mình
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_mot_so_tro_choi_thi_nghiem_tr.docx