Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú cho trẻ 3-4 tuổi khám phá khoa học qua các thí nghiệm đơn giản
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú cho trẻ 3-4 tuổi khám phá khoa học qua các thí nghiệm đơn giản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú cho trẻ 3-4 tuổi khám phá khoa học qua các thí nghiệm đơn giản
1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài. Khi nghe nói đến “Trẻ mầm non khám phá khoa học”, mọi người đều rất ngạc nhiên và đặt câu hỏi: “Trẻ mầm non khám phá cái gì?”. Tôi cũng muốn phụ huynh trẻ trải nghiệm và trả lời câu hỏi đó bằng cách đã mời phụ huynh cùng tham gia giờ học “Khám phá khoa học” và dự giờ một số hoạt động khoa học của khối bé. Tôi luôn tìm hiểu kĩ xem đề tài nào phù hợp với trẻ và những kĩ năng, thao tác thử nghiệm nào phù hợp với trẻ lớp mình và tạo thành các hoạt động khám phá cho trẻ mầu giáo bé. Tôi và các cháu cùng tham gia thí nghiệm, cùng chơi, cùng trải nghiệm và kết quả là các cháu thích học, tiết học vô cùng sinh động và đặc biệt các cháu tự tìm ra, tự khám phá ra kết quả mà các cháu vừa được thí nghiệm. Là một giáo viên mầm non rất tâm huyết với nghề dạy trẻ và thực sự bản thân tôi cũng rất thích môn khám phá khoa học nên tôi luôn suy nghĩ và tìm tòi các thí nghiệm mới, hay và tuyệt đối an toàn với trẻ để trẻ cùng cô khám phá trải nghiệm và tâm huyết ấy của tôi đã mang lại những hiệu quả rất cao giúp trẻ phát triển toàn diện. Qua sự thành công này, đối với lớp bé tôi rất mong muốn truyền đạt thật nhiều kiến thức cho trẻ mọi lứa tuổi để giúp trẻ phát triển hết những khả năng vốn có của mình. Để trẻ mầm non của trường tôi nói riêng và trẻ em Việt Nam nói chung sẽ sánh vai cùng các bé trên thế giới làm rạng rỡ quê hương, làm chủ nhân tương lai của đất nước. “Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan” Quả đúng như vậy, ở độ tuổi này cái mà các cháu cần chính là sự quan tâm, chăm sóc của người lớn. Các em cần được chăm sóc vì em như là búp, là chồi non, thế nhưng những chồi non ấy chính là nền móng , là tương lai của chính người lớn chúng ta. Vì vậy, việc học mà chơi, chơi mà học là điều đáng quan tâm mà người làm cha làm mẹ và làm cô giáo phải suy nghĩ. Từ những điều trăn trở ấy nên tôi càng cố gắng học hỏi, cố gắng tìm tòi tham khảo qua sách báo, qua mạng để những tiết học “khám phá” được sinh động, hấp dẫn mới mẻ trẻ, và đặc biệt đáp ứng được nhu cầu học mà chơi, chơi mà học cho trẻ, để những giờ thí nghiệm thật vui, thật bổ ích bởi những gì trẻ suy nghĩ, những gì trẻ băn khoăn đều có câu trả lời xác thực. Trẻ phải suy nghĩ, phải bàn luận và đưa ra kết quả của mình, đối với người lớn điều đó tưởng chúng nhỏ bé giản đơn, nhưng đối với trẻ đó là một quá trình lao động, suy nghĩ và làm việc rất sôi nổi. Thế nên tôi thấy tiết học “Khám phá khoa học” thực sự cần thiết cho trẻ mầm non. Bởi những điều hấp dẫn và thú vị ấy, nên tôi đã chọn đề tài “Tạo hứng thú cho trẻ 3 - 4 tuổi khám phá khoa học qua các thí nghiệm đơn giản ” để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo 1.2. Phạm vi áp dụng và điểm mới của đề tài. 1.2.1. Phạm vi áp dụng đề tài. Đề tài được viết trên tinh thần tự nghiên cứu và đúc rút một số kinh nghiệm của bản thân, chủ yếu là những biện pháp trong công tác dạy học xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non, bảo đảm tất cả trẻ đều được tạo cơ hội học tập qua chơi bằng các hình thức khác nhau phù hợp với nhu cầu của trẻ. 1 - Bên cạnh những thuận lợi trên nhà trường còn gặp một số khó khăn trong việc tổ chức giờ học thí nghiệm - Trang thiết bị phục vụ cho góc khám phá còn hạn chế, thiếu về số lượng, chỉ có một số loại đơn giản: nam châm, kính lúp - Đa số trẻ là người dân tộc Vân Kiều nên vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh còn nghèo nàn. Kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp ở trẻ còn chưa đồng đều. - Các tài liệu tham khảo về khám phá khoa học còn ít. - Giáo viên còn nhiều hạn chế về phương pháp tổ chức các hoạt động khám phá khoa học đa dạng, phong phú cho trẻ. 2.1.3. Kết quả, hiệu quả của thực trạng Xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn trên, tôi luôn trăn trở mình phải làm thế nào để giúp trẻ học thật tốt bộ môn khám phá khoa học, tôi đã không ngừng suy nghĩ và sáng tạo, để tìm ra những cách thức, phương pháp giảng dạy và tạo ra môi trường học tập tốt nhất cho trẻ. Bằng tất cả sự nỗ lực, cố gắng đó, tôi cảm thấy một phần nào ý nguyện của mình đã thực hiện được, mai này biết đâu đó những “mầm non” ấy sẽ tiếp tục là những nhà khoa học khám phá ra những điều kì vĩ hơn nữa. Để có biện pháp giáo dục tốt nhất trong quá trình giúp trẻ khám phá khoa học cho trẻ nên tôi đã tiến hành khảo sát trên trẻ ở lớp tôi ở đầu năm học qua những tiêu chí sau: Bảng A: Đánh giá đầu năm học 2019 – 2020 Tổng số trẻ khảo sát: 28 cháu, đạt 100% Nội dung Tốt Khá TB Yếu Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ trẻ trẻ trẻ trẻ Trẻ tích cực tham gia khám 12 43% 7 25% 6 21,4% 3 10,3% phá Trẻ có khả năng quan sát 8 28,6% 8 28,6% 7 25% 5 17,8% ghi nhớ Trẻ có kỹ năng: Phân 7 25% 8 29% 6 21,4% 7 25% tích, so sánh, tổng hợp. Kết quả thể hiện ở bảng trên cho thấy kết quả hoạt động khám phá khoa học ở trẻ chưa cao. Với khả năng, kinh nghiệm và sự hiểu biết của bản thân, tôi tin chắc rằng mình sẽ giúp trẻ có được sự yêu thích, tích cực tham gia khám phá, có khả năng quan sát, ghi nhớ và cao hơn nữa là trẻ có kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp. 2.2. Các giải pháp: Giáo viên đã biết kết hợp, sử dụng các phương tiện trực quan trong quá trình giảng dạy như: trang ảnh, đồ chơi, vật chất, hình ảnh kết hợp với bài giảng, giải thích để cung cấp cho trẻ kiến thức cần thiết. Tuy nhiên, đây cũng là biện pháp nhất thời bởi lẽ nó chưa giúp trẻ khám phá được mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng 3 lời của trẻ, cũng có khi tôi lại là người nói còn trẻ chỉ nghe một cách thụ động, dẫn đến giờ học trở nên nhàm chán, không đạt kết quả cao. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn sử dụng vật thật kích thích các giác quan của trẻ hoạt động, trẻ được trực tiếp quan sát, phân tích so sánh tự mình rút ra một kết luận theo ý hiểu của riêng mình. Điều đó thực sự làm trẻ thích thú và hứng thú tham gia vào hoạt động khám phá. Ví dụ: Ở chủ đề thế giới động vật với bài khám phá khoa học: Một số con vật sống dưới nước (con cá, con tôm, con cua). Tôi cho trẻ trực tiếp quan sát các đặc điểm của con vật theo từng nhóm (Nhóm 1: Quan sát con cá, Nhóm 2: Quan sát con tôm, Nhóm 3: Quan sát con cua. Sau đó tôi cho trẻ tự nhận xét về các đặc điểm của chúng thông qua các câu hỏi: Con đang quan sát con gì? Con thấy con cua có đặc điểm gì? Cháu Ngọc Anh trả lời: Con thưa cô con cua có 2 cái càng và nhiều chân? Tôi lại hỏi: Bạn nào có ý kiến khác ? Và rất nhiều ý kiến khác nhau mà trẻ đưa ra như: Con cua có mai? hay cháu Tuấn Anh nói: Con cua dùng chân để bò, cô hỏi trẻ: vì sao con cua lại bò ngang? Câu hỏi ấy khiến nhiều trẻ tò mò muốn biết, lúc này tôi hỏi lại câu hỏi đó cho cả lớp cùng thảo luận. Rất nhiều ý kiến khác nhau được đưa ra: Vì con cua có nhiều chân, vì con cua có 2 càng, vì chân con cua ở 2 bên Đây là lúc tôi giúp trẻ giải thích để đi đến một kết luận: Vì do cấu tạo của con cua, chân nó nằm ngang ở hai bên nên nó phải bò đi theo hướng ngang sang hai bên. Không chỉ dừng lại ở việc cho trẻ khám phá về đặc điểm của con vật mà tôi còn hỏi trẻ về môi trường sống của chúng. Ví dụ: Con cá sống ở đâu? Tôi luôn đặt ra tình huống để kích thích trẻ tham gia tích cực vào hoạt động khám phá khoa học. Ví dụ: Tôi vớt một con cá đặt lên khay và 1 con cá để trong chậu nước và hỏi trẻ xem có hiện tượng gì xảy ra. Trẻ quan sát và thấy hiện tượng: Con cá ở dưới nước thì bơi được còn con cá ở trên khay thì nhảy và quẫy. Tôi hỏi : Tại sao lại có hiện tượng đó. Cháu Linh Đan trả lời: Con thưa cô: Con cá có vây thì bơi được ở dưới nước còn khi ở trên cạn cá không bơi được nên nó nhảy và quẫy. Sau khi tình huống đã được giải quyết tôi khái quát lại một cách ngắn gọn: Đúng rồi con cá có vây và thở bằng mang nên khi có nước con cá thở được và chúng ta nhìn thấy những bong bóng sủi lên, còn khi ở trên cạn con cá sẽ khó thở và sẽ có hiện tượng cá nhảy và quẫy, nếu để lâu trên cạn con cá sẽ bị chết. Tôi thả ngay cá vào chậu nước tránh để trẻ nhìn thấy cá bị chết. Song với bài dạy trên nếu chúng ta chỉ dừng lại ở việc cho trẻ quan sát thì mục tiêu của bài dạy mà tôi đưa ra cho trẻ là không hiệu quả như mong muốn . Bởi vì hoạt động khám phá đòi hỏi trẻ không chỉ biết quan sát, mô tả lại đặc điểm của chúng mà còn phải biết phân tích so sánh và tôi cho trẻ so sánh giữa các con vật Ví dụ: Con cá và con cua. Đây chính là hình thức để tôi kích thích trẻ tham gia vào quá trình phân tích so sánh giữa 2 đối tượng với hệ thống câu hỏi như: Con cá và con cua có điểm gì giống và khác nhau? Rất nhiều ý kiến khác nhau đã được đưa ra: Con cua có mai và có chân, con cá có vây và có đuôi; con cua biết bò còn con cá biết bơi Cuối cùng tôi khẳng định lại cho trẻ nghe về sự giống và khác nhau của con cá và con cua nhằm khắc sâu những kiến thức mà trẻ vừa khám phá. Để biết được trẻ nắm được kiến thức đến đâu trong quá trình khám phá, tôi khuyến khích trẻ mô tả, kể lại những điều trẻ phát hiện được dưới dạng một câu chuyện hoặc bằng hình vẽ và trong nhóm có thể bổ sung cho nhau.Trong quá trình 5 Trò chơi 1: “Bịt mũi” tôi và cả lớp cùng làm động tác bịt mũi, miệng mím lại và cho trẻ nói cảm nhận của mình khi bịt mũi, đa số các cháu trả lời: thấy rất khó chịu, không thở được. Vậy làm thế nào để thở được? Cháu Gia Phong trả lời: Con thưa cô muốn thở được phải bỏ tay ra, tôi nói: Chúng ta thở được là nhờ có không khí và tôi đặc ra vấn đề cho trẻ giải quyết như: Không khí có ở đâu? cháu Ngọc Ánh thì nói con không biết, cháu Khánh My thì nói không khí ở đây? Tôi hỏi vì sao con biết là ở đây có không khí thì cháu trả lời: Vì con thở được. Để xem bạn nói có đúng không, tôi cho trẻ đứng ở trong lớp, ngoài cửa, ngoài sân và hỏi trẻ có thở được không? Rồi tôi kết luận: Không khí có ở xung quanh chúng ta. Tôi tiếp tục đặt ra tình huống “Chúng ta có nhìn thấy không khí không?” “Có bắt được không khí không?” có cháu nói không bắt được, có cháu nói có bắt được, vậy làm thế nào để bắt được không khí? rất nhiều ý kiến khác nhau đưa ra: Lấy ly, lấy chai, lấy túi nilông để bắt không khí. Trò chơi 2: “Vợt không khí” Tôi phát cho mỗi trẻ một túi ni lông và yêu cầu trẻ vợt không khí vào túi rồi buộc lại và quan sát xem có hiện tượng gì xảy ra. Trẻ nói: Túi phồng to giống như quả bóng. Tôi hỏi: Vì sao túi lại phồng? Tôi giải thích cho trẻ biết “Vì trong túi có không khí”. Để biết điều đó có chính xác không, tôi chia trẻ làm 2 nhóm. Nhóm 1 tôi cho trẻ dùng tăm chọc vào túi ni lông rồi áp vào má, hỏi trẻ cảm thấy thế nào? (mát, có gió ), Nhóm 2 tôi cho trẻ dùng tăm chọc túi nilông và thả xuống chậu nước và thấy hiện tượng gì xảy ra (bong bóng nổi lên) Vì sao? Vì trong túi nilông có không khí Cứ như vậy giờ thí nghiệm trở nên sôi động và trẻ rất vui, hứng thú say sưa tìm hiểu để rút ra được kết luận: Không khí có tất cả xung quanh chúng ta, không khí không có màu, không nhìn thấy được, nhờ không khí mà con người mới thở được Như vậy là trẻ đã được trực tiếp quan sát, tự mình, trải nghiệm suy đoán, phân tích và tìm ra một kết luận mà mình cho là đúng và khi thí nghiệm thành công, tôi thấy trên khuôn mặt trẻ hiện rõ vẻ thích thú, phấn khởi vô cùng. Với thí nghiệm nhỏ này tôi thấy vui và trẻ lớp tôi đã thực sự chủ động khi làm công việc thí nghiệm, giúp trẻ tự tin, tự lập suy nghĩ , tự tìm ra kết quả nhanh nhất để hoàn thành công việc mình đang làm. Biện pháp 3: Hướng dẫn trẻ làm thí nghiệm trong các hoạt động hàng ngày: hoạt động học, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời Làm thí nghiệm ở trường mầm non được chúng tôi hướng dẫn trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. Bởi nếu như khám phá sự vật , hiện tượng chỉ được dạy ở một hoạt động trong một tuần thì quá ít ỏi. Nó không thể nào kích thích trí tò mò, ham hiểu biết của trẻ. Nắm bắt được điều đó tôi thấy mình càng phải đưa những thí nghiệm đó lồng nghép vào các hoạt động hàng ngày như: hoạt động góc, hoạt động ngoài trời để trẻ được trải nghiệm, thí nghiệm nhiều nhất Trong giờ hoạt động ngoài trời: Hoạt động ngoài trời có ý nghĩa rất lớn đối với sự khám phá thế giới xung quanh trẻ. Ra ngoài trời trẻ được tiếp xúc với các hiện tượng tự nhiên: không khí, ánh nắng, mặt trời, nước những yếu tố này con người không thể tạo ra. Bên cạnh đó, ngoài trời có khoảng không gian rộng thích hợp với việc tất cả trẻ được tham 7
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_tao_hung_thu_cho_tre_3_4_tuoi_kham_pha.doc