Sáng kiến kinh nghiệm Những biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi nâng cao khả năng cảm thụ văn học - Huỳnh Thị Lan Phương

docx 9 trang skkn 28/03/2024 2471
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Những biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi nâng cao khả năng cảm thụ văn học - Huỳnh Thị Lan Phương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Những biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi nâng cao khả năng cảm thụ văn học - Huỳnh Thị Lan Phương

Sáng kiến kinh nghiệm Những biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi nâng cao khả năng cảm thụ văn học - Huỳnh Thị Lan Phương
 Sáng kiến kinh nghiệm - “Những biện pháp giúp trẻ 4- 5 tuổi nâng cao khả
 năng cảm thụ văn học”
Phần I
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Các tác phẩm văn học là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với trẻ thơ nhất là 
lứa tuổi mẫu giáo. Nó đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về cuộc sống xung 
quanh. Văn học nuôi dưỡng và phát triển ở trẻ trí tưởng tượng, sáng tạo nghệ thuật. 
Vì vậy việc đem tác phẩm văn học đến cho trẻ là một việc rất quan trọng và cần 
thiết. Đối với trẻ mẫu giáo, quá trình được tiếp xúc với tác phẩm văn học phải từ 
dễ đến khó, từ dơn giản đến phức tạp, để từ đó trẻ bộc lộ khả năng cảm thụ văn học 
của mình. Khả năng cảm thụ đó là sự phát triển trực tiếp của trẻ về các lĩnh vực: 
Nhận thức - ngôn ngữ - tình cảm xã hội. Tuy nhiên khi đưa tác phẩm đến cho trẻ 
đòi hỏi người giáo viên phải có những suy nghĩ sáng tạo và lựa chọn những tác 
phẩm hay phù hợp với lứa tuổi, có ý nghĩa giáo dục trẻ để từ đó đưa ra những 
phương pháp, biện pháp thích hợp nhằm giúp trẻ phát triển tốt khả năng cảm thụ 1. 1. Khảo sát khả năng cảm thụ văn học của trẻ trên tiết học
- Ngay từ đầu năm học. Tôi quan tâm tìm hiểu đến đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 
cũng như khả năng chú ý, tiếp thu bài của trẻ trong hoạt động làm quen với tác 
phẩm văn học do tôi và giáo viên đứng cùng lớp tổ chức. Qua quá trình giảng day 
tôi khảo sát khả năng cảm thụ văn học của trẻ thông qua việc kể cho trẻ nghe một 
câu truyện, hoặc đọc cho trẻ nghe một bài thơ ngắn. Sau đó cho từng trẻ nói lại nội 
dung câu chuyện, bài thơ. Kết quả đạt như sau:
+ 60% trẻ nhớ và nói được nội dung câu truyện , bài thơ.
+ 40% trẻ chỉ nhớ một phần nội dung câu truyện, bài thơ.
- Từ đó tôi cần chú ý nhiều hơn đến những trẻ mà khả năng cảm thụ văn học còn 
chậm như: cháu Quang Minh, Phương Anh, Phương Tùng ... .Qua đó tôi thường 
xuyên cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học ở mọi lúc mọi nơi. Việc làm này cũng 
góp phần giúp trẻ đến gần với văn học hơn và có thể nâng cao khả năng cảm thụ 
văn học của trẻ.
2. Nghiên cứu kỹ tác phẩm.
- Để tiết học đạt kết quả cao thì trước hết người giáo viên phải xác định rõ mục 
đích - yêu cầu của tác phẩm và phải thuộc tác phẩm. Từ đó đưa ra nội dung giáo 
dục phù hợp với cốt truyện, phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Bên cạnh đó giáo viên 
phải chú ý đến giọng kể của mình, kể diễn cảm, đúng ngữ điệu của từng nhân vật 
trong truyện, thể hiện nét mặt cử chỉ, tư thế phù hợp với diễn biến của câu truyện 
thì mới thu hút sự chú ý của trẻ. Giọng đọc, giọng kể của cô nhịp nhàng, đúng nhịp 
điệu sẽ giúp trẻ hiểu sâu sắc hơn về nội dung bài thơ, câu truyện và khả năng cảm 
thụ văn học của trẻ cũng được nâng cao.
- Muốn cho trẻ làm quen với một tác phẩm văn học ( dù là một câu chuyện hay 
một bài thơ) thì người giáo viên phải luôn dành thời gian để đọc tác phẩm nhiều - Với câu truyện “Chú thỏ thông minh” tôi sử dụng mô hình sân khấu là một khu
đầm lầy nhỏ, có hoa, cỏ, cây.....nhân vật trong truyện được cách điệu hoá, thỏ
mặc quần áo, di bằng 2 chân... Khi tôi dạy, tôi dùng cánh tay lồng vào con rối, điều 
khiển con rối bằng ba ngón tay: ngón cái, trỏ, giữa sao cho những cử chỉ phù hợp 
với lời thoại trong truyện. Nhờ việc sử dụng nghệ thuật rối trong tiết học mà số trẻ 
có khả năng cảm thụ tác phẩm văn học đạt cao, đa số trẻ nhớ được nội dung câu 
truyện, lời thoại của các nhân vật trong truyện và qua đó trẻ biết nhận xét đánh giá 
tính cách của nhân vật trong truyện như ai là người xấu? Ai là người tốt.
 * Trò chơi đóng kịch:
 - Là hoạt động giúp trẻ phát triển trí nhớ và giáo dục trẻ tinh thần tập 
thể. Qua hoạt động đóng kịch trẻ truyền đạt lại nội dung câu truyện, làm sống lại 
tâm trạng, hành động ngôn ngữ hội thoại của các nhân vật trong truyện, đồng thời 
trẻ biết thể hiện tình cảm và đánh giá các nhân vật trong truyện. Khi đóng kịch trẻ 
dễ dàng nắm được nội dung, ý nghĩa của tác phẩm, nắm được tính liên tục của câu 
truyện, điều này góp phần đẩy mạnh sự phát triển tư duy, cảm thụ tác phẩm một 
cách sâu sắc ở trẻ. Để đạt được điều đó thì trước khi cho trẻ đóng kịch giáo viên 
phải cho trẻ ôn lại nội dung câu truyện và đàm thoại với trẻ về nội dung. Giúp trẻ 
hiểu sâu hơn về nội dung truyện và lời thoại của các nhân vật trong truyện. Để từ 
đó trẻ biết thể hiện những sắc thái khác nhau về ngữ điệu, tính cách tâm trạng của 
các nhân vật trong truyện. Nhằm giúp trẻ phân biệt được giọng điệu lời nói của các 
nhân vật. Qua đó trẻ khắc hoạ được tính cách nhân vật.Để trẻ nhớ được ngôn ngữ, 
lời thoại của các nhân vật trong truyện để đóng kịch thì trước hết cho trẻ nhắc lại 
lời thoại của nhân vật sau đó cho trẻ đóng vai theo tổ hoặc nhóm. Ví dụ trong 
truyện “Chú dê đen” cho tổ 1 làm dê trắng, tổ 2 làm dê đen, tổ 3 làm cho sói để trẻ 
tự thể hiện hành động, điệu bộ của nhân vật cho quen và thành thạo. Sau đó phân 
vai cho từng trẻ theo vai của các nhân vật trong truyện và cho trẻ nhắc lại lời thoại 
của nhân vật trong truyện mà trẻ sẽ đóng. Lúc này cô giáo là người dẫn truyện và cánh tiên” hướng dẫn trẻ cách tri giác các tranh truyện đó dần dần trẻ có thể tự đọc. 
Tất nhiên có thể lúc đầu trẻ đọc theo trí nhớ, trẻ nhớ về nội dung câu truyện cô đã 
kể rồi tự kể khớp với nội dung câu truyện mà trẻ tri giác.
III. Kết quả đạt được:
1. 1. Chất lượng khảo sát trẻ:
 Môn Khảo sát đầu năm Khảo sát cuối năm So sánh
 Hứng thú: 65% Hứng thú: 85% Tăng 20%
 Hiểu nội dung: 65% Hiểu nội dung: 90% Tăng 25%
 Thơ
 Thuộc tác phẩm: 70% Thuộc tác phẩm: 95% Tăng 25%
 Đọc diễn cảm: 62% Đọc diễn cảm: 78% Tăng 16%
 Hứng thú: 75% Hứng thú: 95% Tăng 20%
 Truyện Hiểu nội dung: 60% Hiểu nội dung: 90% Tăng 30%
 Kể diễn cảm: 35% Kể diễn cảm: 45% Tăng 10%
1. 2. Đánh giá chung:
- Sau khi áp dụng một số biện pháp cho trẻ cảm thụ văn học trong năm học đã cho 
thấy:
+ Trẻ thông minh sáng tạo hơn khi học các tiết văn học.
+ Trẻ thích được đóng kịch. Phần III
KẾT LUẬN
Nâng cao khả năng cảm thụ văn học cho trẻ 3- 4 tuổi là một vấn đề hết sức quan 
trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ sau này. Hình thức tổ 
chức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học phong phú, đa dạng sẽ giúp trẻ toàn 
diện về mọi mặt: Nhận thức, ngôn ngữ - tình cảm xã hội.
Qua những bài thơ câu chuyện trẻ biết yêu cái đẹp của tự nhiên và con người, biết 
phân biệt cái thiện và cái ác, đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về cuộc sống 
xung quanh. Đồng thời trẻ biết nhập vai với những nhân vật trong câu chuyện, b ài 
thơ.
Ngoài ra văn học còn giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng sáng tạo nghệ thuật, và là 
một trong những hoạt động cần thiết trong việc hình thành nhân cách cho trẻ.
Hải Châu, ngày 20 tháng 11 năm 2009
Người viết
Huỳnh Thị Lan Phương

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_nhung_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_nang.docx