Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm tích hợp giáo dục bảo vệ tài nguyên môi trường biển và hải đảo cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non

doc 30 trang skkn 15/03/2024 2382
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm tích hợp giáo dục bảo vệ tài nguyên môi trường biển và hải đảo cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm tích hợp giáo dục bảo vệ tài nguyên môi trường biển và hải đảo cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm tích hợp giáo dục bảo vệ tài nguyên môi trường biển và hải đảo cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non
 Một số kinh nghiệm tích hợp giáo dục bảo vệ tài nguyên môi trường biển và hải 
đảo cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non.
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Đôi chân bước dọc theo chữ S thân thương, ta lặng mình ngắm nhìn từng 
tấc đất đã làm nên Việt Nam oai hùng. Đất nước oai hùng ấy đã bốn nghìn năm lịch 
sử, xây đắp trong con cháu Việt lòng tự hào, niềm yêu quý đối với của cải, giang 
sơn gấm vóc của dân tộc đó là “Rừng vàng biển bạc”. Câu thành ngữ đã truyền từ 
đời này sang đời khác, thể hiện sâu sắc lòng kính yêu, trân trọng với sự trù phú, 
giàu có tài nguyên thiên nhiên- kho tàng quý báu của quê hương trong mỗi người 
dân Việt. Kho báu ấy của nước ta là các vùng biển và thềm lục địa với diện tích 
khoảng trên một triệu km2, bờ biển dài 3260 km và hàng nghìn đảo lớn nhỏ, đặc 
biệt có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm án ngữ trên biển Đông.
 Tài nguyên thiên nhiên nước ta rất phong phú và đa dạng, nhất là tài 
nguyên biển, hải đảo. Mỗi người phải biết giữ gìn, bảo vệ và khai thác hợp lý để 
nguồn tài nguyên không bị cạn kiệt và trở thành “vàng bạc” thực sự. Trong những 
năm gần đây một số vùng biển nước ta xảy ra tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi 
trường biển, gây thiệt hại cho một số vùng kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống con 
người. Ô nhiếm môi cho một số vùng kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống con người. 
Ô nhiếm môi trường là nguyên nhân khiến bà mẹ thiên nhiên nổi giận, năm 2013 
nước ta đã phải đón nhận 18 trận bão và áp thấp nhiệt đới, lũ lụtkhông chỉ người 
dân ven biển mà người dân trong cả nước đã phải gồng mình gánh chịu. Một trong 
những nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng trên là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý 
thức của con người. Vì vậy, giáo dục bảo vệ môi trường nói chung và môi trường 
biển, hải đảo nói riêng có ý nghĩa sâu sắc mang tính chiến lược toàn cầu, là vấn đề 
cấp bách cần được đẩy mạnh quan tâm hàng đầu.
 Việc đưa nội dung giáo dục về tài nguyên môi trường biển, hải đảo vào 
chương trình giáo dục mầm non là tạo cơ hội cho trẻ được làm quen, nhận biết về 
biển, đảo Việt Nam. Trên cơ sở đó hình thành thói quen, hành vi, cách xử sự đúng 
nhằm bảo vệ tài nguyên môi trường biển, hải đảo. Bởi giáo dục mầm non là giai 
đoạn đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có dấu ấn quan trọng trong quá trình 
phát triển lâu dài của trẻ, đặt nền móng đầu tiên cho sự hình thành và phát triển 
nhân cách con người nên những thói quen ấy cần được bắt đầu hình thành ngay từ 
lứa tuổi mầm non.Vì sống ở vùng cao nguyên nên biển và hải đảo còn xa lạ với đa 
số trẻ. Bởi lẽ ấy, tôi mong muốn trẻ biết nhiểu hơn về những cánh hải âu tung bay 
trên vùng trời bao la, những ngọn sóng rì rào xô bờ cát trắng, nhận thức rõ nét 
những điều đã làm nên Tổ quốc. Trẻ hình thành ý thức bảo vệ môi trường nơi 
mình sinh sống, từ đó góp phần nhỏ bé bảo vệ môi trường biển, hải đảo. Hiện nay 
nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo đã được đưa vào 
chương trình mẫu giáo 4-5 tuổi. Mặc dù đã được thực hiện 3 năm nhưng đa số giáo 
viên còn gặp nhiều khó khăntrong quá trình xây dựng nội dung kế hoạch dạy học 
tích hợp và đặc biệt còn lúng túng về phương pháp, khiến hiệu quả việc tích hợp 
chưa cao. Mặt khác, giáo viên còn e ngại trong việc ứng dụng phương pháp mới, 
 1/30 Một số kinh nghiệm tích hợp giáo dục bảo vệ tài nguyên môi trường biển và hải 
đảo cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non.
 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu
1.1. Cơ sở lí luận:
 Mỗi người dân Việt Nam đều biết đến câu thành ngữ “Rừng vàng biển bạc”. 
Đó là câu nói quen thuộc của ông cha ta chỉ sự giàu có, trù phú của nước ta về tài 
nguyên thiên nhiên. Câu nói thể hiện lòng tự hào, niềm yêu quý của chúng ta đối 
với của cải, giang sơn gấm vóc của đân tộc Đại Việt. Chúng ta có thể tự hào rằng 
nước ta có đường bờ biển dài 3260km, phần biển có diện tích hơn 1.000.000km 
vuông, có khoảng hơn 4.000 hòn đảo, ở trong miền nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên 
đa dạng, có nguồn khoáng sản phong phú, nhiều đồng bằng rộng lớn, có hàng chục 
nghìn loài sinh vật sống và phân bố khắp mọi miền đất nước, có rừng nhiệt đới gió 
mùatạo nên nhiều hệ sinh thái khác nhau. Tài nguyên thiên nhiên nước ta rất 
phong phú và đa dạng, nhất là tài nguyên biển. Mỗi người phải biết giữ gìn, bảo vệ 
và khai thác hợp lý thì tài nguyên không bị cạn kiệt và trở thành vàng bạc thực sự.
 Môi trường đang bị hủy hoại nghiêm trọng, gây nên sự mất cân bằng sinh 
thái, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Trong 
những năm gần đây một số vùng biển nước ta xảy ra tình trạng ô nhiễm và suy 
thoái môi trường biển gây trở ngại và thiệt hại cho một số vùng kinh tế, ảnh hưởng 
đến đời sống nhân dân. Ô nhiếm môi trường là nguyên nhân khiến bà mẹ thiên 
nhiên nổi giận, năm 2012 nước ta đã phải đón nhận 11 trận bão, áp thấp nhiệt đới, 
lũ lụtkhông chỉ người dân ven biển mà người dân trong cả nước đã phải gồng 
mình gánh chịu. Một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng trên là do 
sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Vì vậy hiểu biết về môi trường và 
giáo dục bảo vệ môi trường trở thành một vấn đề cấp bách, có tính chiến lược toàn cầu.
 Mỗi học sinh Việt Nam cần phải hiểu biết về đất nước gồm cả đất liền, hải 
đảo, vùng biển, vùng trời. Đặc biệt, môi trường biển nước ta đang bị ô nhiễm nặng 
nề. Việc bảo vệ môi trường, nhất là biển đảo là vấn đề cấp thiết hiện nay, không 
phải một cá nhân mà làm được, cần phải có sự góp sức của cả cộng đồng.
 Mỗi học sinh Việt Nam cần phải hiểu biết về đất nước gồm cả đất liền, hải 
đảo, vùng biển và vùng trời . Đặc biệt là hiện nay môi trường biển nước ta đang bị 
ô nhiễm nặng nề . Việc bảo vệ môi trường biển, đảo là vấn đề cấp thiếc hiện nay , 
không phải một cá nhân mà làm được , cần có cộng đồng xã hội cùng góp sức để 
bảo vệ. Giáo viên cần cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về môi trường: môi 
trường tự nhiên, môi trường xã hội - mối quan hệ giữa con người và môi trường, sự 
ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường. Từ đó hình thành cho trẻ thói quen, kỹ 
năng hành động và các hành vi phù hợp với môi trường. Qua đó giúp trẻ hình thành 
cho trẻ thói quen, kỹ năng hành động và các hành vi phù hợp với môi trường góp 
phần hình thành nhân cách trẻ ngay từ khi còn nhỏ. “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày 
mai”, tôi tin rằng tương lai môi trường biển sẽ không còn bị ô nhiễm.
 3/30 Một số kinh nghiệm tích hợp giáo dục bảo vệ tài nguyên môi trường biển và hải 
đảo cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non.
- Ban giám hiệu luôn quan tâm giúp đỡ, khuyến khích sự tìm tòi, sáng tạo của giáo 
viên, luôn tạo điều kiện về cơ sở vật chất và phương tiện thực hiện các hoạt động 
cho trẻ.
- Được sự chỉ đạo của Ban giám hiệu về lịch trình và kế hoạch tổ chức các hoạt 
động giáo dục, các hoạt động ngoại khóa,.
- Phòng học rộng rãi, có nhiều phòng hợp lý nên việc tổ chức giảng dạy và tổ chức 
các hoat động cho trẻ cũng dễ dàng.
* Giáo viên:
- Hai giáo viên đứng lớp đều đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình, yêu trẻ.
- Bản thân tôi nắm chắc phương pháp dạy học, luôn trau dồi kiến thức qua sách 
báo, mạng intenet, học hỏi kinh nghiệm của chị em trong trường để nâng cao trình 
độ chuyên môn.
- Luôn tham gia đầy đủ các buổi học chuyên môn, dự giờ kiến tập do trường, 
Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
- Luôn có sự sát sao chỉ đạo của ban giám hiệu trong kế hoạch, lịch trình khi thực 
hiện chương trình.
* Phụ huynh học sinh:
- Phụ huynh luôn ủng hộ nhiệt tình các hoạt động, phong trào của trường lớp. Kết 
hợp với giáo viên để chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả tốt.
2.2. Khó khăn:
- Hầu hết trẻ trong lớp đều được cha mẹ cưng chiều. Một số cháu còn hay nghỉ học 
như: Ngọc Khánh, Tuấn Anh, Thùy Linh, Huy Nhậtnên ảnh hưởng đến việc tiếp 
thu kiến thức.
- Ý thức bảo vệ môi trường của trẻ chưa cao.
- Trẻ sống ở đồng bằng sông Hồng nên biển và hải đảo còn xa lạ với đa số trẻ.
- Một số phụ huynh nhận thức về bảo vệ môi trường còn hạn chế.
- Kiến thức về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo của giáo viên còn chưa sâu.
3. Các biện pháp thực hiện : 
- Nói đến bảo vệ môi trường, đặc biệt là tài nguyên môi trường biển và hải đảo nó 
có vẻ cao siêu với trẻ mầm non, nhưng nó không hề khó khi ta áp dụng chỉ đơn 
giản là tích hợp, lồng ghép qua các hoạt động hàng ngày của trẻ. Nội dung lồng 
ghép đơn giản, gần gũi với trẻ giúp trẻ học mà chơi, chơi mà học.
- Nắm bắt được tình hình thực tế của lớp, tôi quyết định tìm ra biện pháp giáo dục 
trẻ có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường trẻ sống, tài nguyên và môi trường biển, 
hải đảo.
 5/30 Một số kinh nghiệm tích hợp giáo dục bảo vệ tài nguyên môi trường biển và hải 
đảo cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non.
+ Các yếu tố vô cơ: Nham thạch, đất, nước, không khí, ánh sáng mặt trời
+ Các yếu tố hữu cơ: động thực vật, nấm, vi khuẩn và cả con người.
+ Các yếu tố vật lý: nhiệt, âm thanh, các nguồn năng lượng như than, dầu khí, gỗ 
củi
Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người các nguồn tài nguyên khoáng sản 
phục vụ cho sản xuất và đời sống.
- Môi trường nhân tạo: bao gồm tất cả những gì mà con người tạo nên, làm thành 
tiện nghi trong cuộc sống như nhà ở, các công trình văn hóa, công viên
* Ô nhiễm môi trường: Là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu 
chuẩn về môi trường.
- Sự ô nhiễm môi trường là hậu quả của các hoạt động tự nhiên như: hoạt động núi 
lửa, thiên tai, lũ lụt, bãohoặc các hoạt động do con người gây ra trong công 
nghiệp, nông nghiệp, giao thông và trong sinh hoạt hàng ngày. Môi trường bị ô 
nhiễm sẽ gây hại đến sức khỏe con người, sự phát triển của sinh vật và làm giảm 
chất lượng của môi trường.
* Bảo vệ môi trường: là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, 
đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và 
thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác và sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên 
nhiên. Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của tất cả mọi người. Bảo vệ môi trường là 
vận dụng những kiến thức, kỹ năng về môi trường vào việc chăm sóc bảo vệ môi 
trường.
* Hiện nay môi trường trên thế giới và ở Việt Nam đang bị ô nhiễm nặng nề, do gia 
tăng dân số quá nhanh, nghèo khổ và lạc hậu ở các nước đang phát triển, đô thị 
hóa ở nhiều nơi; khí thải của công trường, nhà máy và lượng rác thải trong sinh 
hoạt hàng ngày quá nhiều nhưng không được xử lý tốt.
Thực trạng môi trường hiện nay ở Việt Nam là:
- Rừng tiếp tục bị tàn phá và thu hẹp.
- Suy thoái tài nguyên đất.
- Suy thoái tài nguyên nước.
- Suy thoái đa dạng sinh học.
- Ô nhiễm môi trường do công nghiệp và đô thị hóa. 
- Hệ thống giao thông, cấp thoát nước kém.
- Khói bụi, tiếng ồn, rác thải quá tải.
b, Tài nguyên và và môi trường biển, hải đảo Việt Nam hiện nay.
* Môi trường biển : 
 Trong những năm gần đây một số vùng biển nước ta xảy ra tình trạng ô nhiễm 
và suy thoái môi trường biển gây trở ngại và thiệt hại cho một số vùng kinh tế, ảnh 
hưởng đến đời sống của nhân dân như: sản lượng cá đánh bắt gần bờ giảm, nhiều 
loài thuỷ hải sản nuôi trồng chết hàng loạt , bãi biển vắng khách du lịch, thiếu nước 
ngọt trên các đảo 
 7/30 Một số kinh nghiệm tích hợp giáo dục bảo vệ tài nguyên môi trường biển và hải 
đảo cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non.
* Nguyên nhân do tự nhiên: 
- Hiện tượng biển tiến, biển lùi 
- Bão biển, nước dâng 
 Bão, hình ảnh nhìn từ vệ tinh
 - Tràn dầu tự nhiên
 Bãi biển Vũng Tàu đầy dầu loang
 9/30

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_tich_hop_giao_duc_b.doc