Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm lồng ghép phương pháp STEAM vào các hoạt động cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non

docx 17 trang skkn 15/03/2024 4233
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm lồng ghép phương pháp STEAM vào các hoạt động cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm lồng ghép phương pháp STEAM vào các hoạt động cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm lồng ghép phương pháp STEAM vào các hoạt động cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non
 MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ: ................................................................................................1 
1. Lý do chọn đề tài: ............................................................................................1
2. Mục đích của đề tài: .........................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu: .....................................................................................2
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: ...............................................................................3
1. Cơ sở lý luận: ..................................................................................................3
2. Cơ sở thực tiễn: ................................................................................................4
3. Thực trạng của vấn đề: .....................................................................................4
4. Bảng khảo sát thực trạng đầu năm: ..................................................................5
5. Các biện pháp đã tiến hành................................................................................6
3.1.Tìm hiểu về phương pháp STEAM.....................................................6
3.2. Đưa setam vào bài dạy với các dự án phù hợp........................................... 6
3.3. Lồng ghép các dự án STEAM trong các hoạt động học .......6
3.4. Lồng ghép các phương pháp STEAM trong các hoạt động khác .8
3.5 .Tuyên truyền kết hợp với phụ huynh 11
5. Hiệu quả sáng kiến: .........................................................................................11
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:...................................................................13
1. Ý nghĩa của SKKN:.........................................................................................13
2. Bài học kinh nghiệm:.......................................................................................13
3. Ý kiến đề xuất:.................................................................................................14
IV. PHỤ LỤC: ...................................................................................................15
Hình ảnh minh họa: ..........................................................................................15 dục STEAM có thể tạo ra những con người có thể đáp ứng được nhu cầu công 
việc của thế kỷ mới có tác động lớn đến sự thay đổi nên kinh tế đổi mới. Không 
phải là những cách đào tạo, những bí quyết học cao siêu để dạy học sinh thành 
tài, thành những nhà toán học, khoa học vĩ đại mà phương pháp này sẽ phát 
triển các kỹ năng cho trẻ để chúng có thể sử dụng trong cuộc sống tương lại, đặc 
biệt với môi trường công nghệ hóa, hiện đại hóa như hiện nay. Đó cũng là lý do 
tôi chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm lồng ghép phương pháp STEAM vào các 
hoạt động cho trẻ 4- 5 tuổi ở trường mầm non”
2. Mục đích đề tài: 
 Nghiên cứu tìm kiếm và lồng ghép phương pháp Steam vào các hoạt động 
cho trẻ.
3. Đối tượng nghiên cứu: 
 - Phạm vi nghiên cứu: Trẻ trong độ tuổi 4- 5 tuổi trong trường mầm non
 - Thời gian thực hiện: Từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 3 năm 2021
 2 / 16 2. Cơ sở thực tiễn:
 Trước đây chương trình giáo dục mầm non ngành đào tạo chủ yếu tập 
trung vào các bài học khô khan, máy móc để theo kịp chương trình giáo dục 
hiện hành. Rào cản lớn nhất trong các phương pháp giáo dục truyền thống là sự 
tách rời giữa các lĩnh vực quan trọng: khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật 
và toán học. Sự tách rời này sẽ đem đến một khoảng cách lớn giữa lý thuyết và 
thực hành, giữa kiến thức và ứng dụng.
 Các kiến thức của steam được giảng dạy và được sử dụng đòi hỏi một kỹ 
năng toán học, vật lý thuần túy kích thích sự tò mò, tìm tòi và sáng tạo của trẻ. 
Nói một cách đơn giản giáo dục STEM phản ánh cuộc sống thực tế. Trong cuộc 
sống đều phải áp dụng các kiến thức khác nhau, rất hiếm có công việc chỉ sử 
dụng một kiến thức đặc thù. Chính vì vậy chúng ta cần giáo dục trẻ em kết hợp 
các kiến thức với nhau và ứng dụng chúng trong thực tế cuộc sống. Chúng ta cần 
khuyến khích, khơi dậy đam mê khoa học, sự sáng tạo trong trẻ em.
 Như chung ta biết học sinh đào tạo theo mô hình truyền thống sẽ mất một 
khoảng thời gian thực tế để hiểu được làm thế nào để cơ sở lý thuyết, nguyên lý 
chuyển thành các ứng dụng thực tế trong khi kiến thức đã bị mài mòn. Hơn nữa 
tư duy liên kết các sự vật, hiện tượng với các ứng dụng và kỹ thuật cũng rất hạn 
chế, cốt lõi của STEAM chính là khích lệ trẻ học tập thông qua trải nghiệm thực 
tế và giải quyết tình huống. STEAM đôi khi chỉ là cách mà chúng ta biết đặt câu 
hỏi “tại sao”, dám chỉ ra vấn đề và tìm ra quy cách vận động của chúng. Chúng 
ta cần đánh thức những “nghệ sĩ” bên trong chính những thế hệ học sinh nhỏ 
tuổi để các em có thể trở thành những công dân toàn cầu thực thụ. 
 STEM giúp trẻ gắn kết các kiến thức với nhau theo rất nhiều cách từ đó 
giúp trẻ em học hỏi và làm việc ngay từ rất sớm. Từ khi còn nhỏchúng ta hãy 
khuyến khích trẻ đặt các câu hỏi, khám phá và chơi. Hãy tìm kiếm niềm đam mê 
của trẻ và giúp trẻ theo đuổi những đam mê đó, rồi kết quả sẽ vô cùng ngạc 
nhiên và phấn khích khi trẻ trở nên đam mê học tập, nghiên cứu và sáng tạo.
3. Thực trạng của vấn đề
a. Thuận lợi:
 - Sở giáo dục đào tạo đã tổ chức lớp đào tạo cho các trường, bồi dưỡng 
phương pháp dạy học STEAM. Giáo viên đi đào tạo về tập huấn lại cho 100 % 
giáo viên trong trường.
 - Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của phòng GD - 
ĐT Huyện Gia Lâm cùng với ban giám hiệu trường Mầm non Cổ Bi năng động, 
sáng tạo có tinh thần trách nhiệm cao, có đội ngũ giáo viên nhiệt tình năng nổ, 
yêu mến trẻ, có tinh thần đoàn kết và giúp đỡ nhau trong quá trình nghiên cứu.
 4 / 16 Bảng đánh giá
 Các nội dung Học sinh lớp B1 Học sinh lớp B2
STT
 đánh giá Đạt Tỷ lệ CĐ Tỷ lệ Đạt Tỷ lệ CĐ Tỷ lệ
1. Sáng tạo 27 55% 22 45% 25 51% 24 49%
2. Tự tin 28 57% 21 43% 24 49% 25 51%
3 Giải quyết vấn đề 27 55% 22 45% 23 47% 26 53%
4 Kiên trì 24 49% 25 51% 22 45% 27 55%
5 Tập trung 27 55% 22 45% 21 43% 28 57%
6 Hợp tác 25 51% 24 49% 25 51% 24 49%
5. Các biện pháp đã tiến hành 
3.1. Tìm hiểu về phương pháp STEAM
 Vào đầu năm học tôi được nhà trường cử đi tham gia lớp học “ Dạy học 
theo phương pháp Steam” do Sở giáo dục và đào tạo tổ chức. Thông qua lớp 
học tôi nhận thấy việc dạy học ứng dụng phương pháp Steam là cực kỳ cần thiết 
cho giáo dục mầm non. Sau khóa học tôi phần nào cũng đã hiểu rõ được những 
ưu việt của phương pháp này trong giáo dục mầm non. Ngoài việc tham gia tập 
huấn tôi còn được chuyên gia cung cấp các tài liệu về các kênh thông tin để tôi 
tiếp cận gần hơn nữa phương pháp STEAM. Từ đó tôi thông qua các kênh thông 
tin, báo mạng và các tài liệu để tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về phương pháp giáo 
dục này. 
 Một kênh thông tin hữu ích giúp tôi có thể hiểu rõ về phương pháp này là 
nhóm zalo có cả chuyên gia giáo dục Singapo và các học viên của lớp tôi. Nhóm 
thường xuyên có những trao đổi về những hoạt động ứng dụng phương pháp 
Steam trong giảng dạy ở những cơ sở mầm non, những quốc gia khác nhau để 
tôi có thể ứng dựng và rút ra những bài học thực tế.
 Ban giám hiệu nhà trường và tổ chuyên môn ở trường tôi có những buổi 
sinh hoạt chuyên đề và những buổi tọa đàm giúp cho những giáo viên như chúng 
tôi cũng nhau trao đổi, chia sẻ những vướng mắc trong quá trình thực hiện lồng 
ghép phương pháp Steam trong giảng dạy.
3.2. Đưa setam vào bài dạy với các dự án phù hợp.
 Phương pháp dạy học dự án cũng chính là phương pháp cho trẻ nghiên 
cứu sâu một đề tài cụ thể. Trong quá trình khám phá, trẻ được tự lên kế hoạch, 
tự thực hiện và điều hành các hoạt động trải nghiệm của chính mình, giáo viên 
chỉ có vai trò định hướng, hỗ trợ trẻ trong các hoạt động.
 Dạy học dự án có mối liên hệ chặt với Chương trình Khung của Bộ 
GD&ĐT ở các mảng kiến thức và kỹ năng cần đạt trên trẻ ở từng độ tuổi. Dạy 
học Dự án là một hình thức dạy học trong đó trẻ đóng vai trò trung tâm, dưới sự 
 6 / 16 BẢNG DỰ KIẾN CÁC DỰ ÁN THỰC HIỆN TRONG NĂM HỌC
 STT Tháng Dự án Thời gian thực hiện
 1 9 Tết trung thu 2 tuần
 2 10 Bè nổi 4 tuần
 3 11 Ước mơ của bé 4 tuần
 4 12 Noel vui vẻ 2 tuần
 5 1 Hạt ngũ cốc 4 tuần
 6 2 Đèn lồng lễ hội 3 tuần
 7 3 Chong chóng quay 4 tuần
 Ô tô phản lực 
 Tôi đã tìm hiểu những dự án cụ thể để lồng ghép vào trong các tháng một 
cách hiệu quả nhất, mỗi tháng lồng ghép dự án phù hợp. Các dự án này được 
lồng ghép vào tất cả các hoạt động xoay quanh tháng đó. Với kế hoạch xây dựng 
ngay từ đầu giáo viên chúng tôi đề ra những hoạt động cụ thể để dự án đó đạt 
được kết quả tối ưu nhất.
3.3. Lồng ghép các dự án STEAM trong các hoạt động học
 Sau khi đã lựa chọn được những dự án phù hợp tôi sẽ đưa vào lồng ghép 
trong các tháng để tổ chức các hoạt động trong dự án đó. Trong từng hoạt động 
cụ thể cần linh hoạt ứng dựng phương pháp Steam để đạt được hiệu quả cao 
nhất. Tùy theo những dự án khác nhau thì cách thức tiếp cận và tổ chức cho trẻ 
là hoàn toàn khác nhau. Qua các tháng của từng dự án, trẻ được củng cố, rèn 
luyện kiến thức, kĩ năng trẻ đã biết, đồng thời thu nhận các kiến thức, kĩ năng 
mới một cách tự nhiên, thông qua trải nghiệm chứ không phải chỉ từ lời nói của 
người lớn. Điều quan trọng nhất trong mỗi dự án học tích hợp đó là làm sao để 
trẻ cảm thấy hứng thú với dự án đang được học. Điều này sẽ kích thích sự khám 
phá, tìm tòi xuất phát từ nhu cầu của bản thân trẻ và hứng thú hơn nữa khi trẻ 
được khám phá bằng chính những trải nghiệm trực tiếp của mình. Những trải 
nghiệm đó khiến cho bé nhớ lâu hơn và cảm thấy yêu thích việc học tập, kiến 
thức từ đó cũng được “ngấm” một cách tự nhiên.
 Trong từng hoạt động cụ thể cần linh hoạt ứng dựng phương pháp Steam 
để đạt được hiệu quả cao nhất. Tùy theo những dự án khác nhau thì cách thức 
tiếp cận và tổ chức cho trẻ là hoàn toàn khác nhau. Sau đây là một ví du cụ thể 
chúng tôi đã tiến hành.
 8 / 16 khám phá bằng chính những trải nghiệm trực tiếp của mình. Những trải nghiệm 
đó khiến cho bé nhớ lâu hơn và cảm thấy yêu thích việc học tập.
 Với trẻ mầm non không học kiến thức hàn lầm, vĩ mô mà trẻ học về tất cả 
những gì diễn ra xung quanh, ngay trong chính cuộc sống thực. Trẻ học không 
chỉ để ghi nhớ và trả bài, mà trẻ học nhanh nhất khi điều đó được ứng dụng vào 
chính cuộc sống hàng ngày. Vì thế, mỗi kiến thức hay kỹ năng sẽ trở nên có 
nghĩa với trẻ khi bài học đó gắn với việc tạo ra một sản phẩm cụ thể như: Chiếc 
đèn phát sáng, ô tô phản lực, chong chóng quay, tòa tháp giấy, để mỗi nguyên 
lý khoa học trở nên cụ thể, được trẻ ứng dụng trực tiếp, sáng tạo ra một món đồ 
dùng đồ chơi yêu thích, từ đó sẽ tác động mạnh mẽ đến hứng thú và sự say mê 
tìm tòi của trẻ.
3.4. Lồng ghép các phương pháp STEAM trong các hoạt động khác.
 * Hoạt động góc: 
 Sau khi tham gia lớp tập huấn tôi được nhà trường phân công làm điểm 
Steam, tôi cùng với các đồng nghiệp trong lớp xây dựng góc Steam. Tại góc 
này, chúng tôi cho trẻ được trải nghiệm các hoạt động khác nhau phù hợp với 
nội dung trong tháng đó.
 Tháng 12 thì thiên về nội dung nghệ thuật với hoạt động trải nghiệm làm 
mặt nạ halloween. Tháng 3 về giao thông thì thiên về phần kỹ thuật như lắp ráp 
ô tô, tàu thủy, xe máy, chiếc bè cứu hộ. 
 H3.Các mặt nạ ngày halloween
 *Hoạt động ngoài trời: Không chỉ quan tâm tới việc tổ chức các hoạt động 
trong lớp cho trẻ. Tôi luôn chú trọng tới việc tổ chức các hoạt động ứng dụng 
phương pháp Steam trong các hoạt động khác. Tôi cùng các đồng nghiệp của 
mình dưới sự chỉ đạo của ban giám hiệu và tổ chuyên môn đã xây dựng một góc 
STEAM dưới sảnh tầng 1 với mục đích nhằm tạo cho các con một sân chơi mở 
với các hoạt động tự chọn cho các con và điều quan trọng hơn cả là giúp một 
phần nào cha mẹ của học sinh có thể đến gần hơn và cùng phối hợp với các cô 
giáo trong quá trình tác động và dạy trẻ. 
 Chúng tôi tổ chức các hoạt động thường kỳ cho từng tháng theo các dự án 
lớn của các lứa tuổi thông qua đó giúp các cô giáo và các con có sự giao lưu và 
học tập nhau những ý tưởng mới mẻ giúp các con niều kiến thức thực tế thông 
qua hình thức “học qua chơi”.
 H4 hình ảnh trẻ làm TN hoa nở trong nước
 * Lễ hội: Tháng 9 với lễ hội đền lồng các học sinh ở tất cả các khối học 
được trải nghiệm một ngày hội ý nghĩa với tràn ngập đèn lồng với các loại khác 
nhau. Học sinh mẫu giáo bé và nhà trẻ được tìm hiểu đèn lồng thong qua phóng 
sự, video và trải nghiệm thực tế của khối nhỡ và khối lớn. Học sinh khối nhỡ 
 10 / 16

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_long_ghep_phuong_ph.docx