Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm hướng dẫn trẻ 5 tuổi sử dụng lá cây trong hoạt động tạo hình tại trường Mầm non EaTung
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm hướng dẫn trẻ 5 tuổi sử dụng lá cây trong hoạt động tạo hình tại trường Mầm non EaTung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm hướng dẫn trẻ 5 tuổi sử dụng lá cây trong hoạt động tạo hình tại trường Mầm non EaTung
SKKN: “Một số kinh nghiệm hướng dẫn trẻ 5 tuổi sử dụng lá cây trong hoạt động tạo hình tại trường mầm non EaTung” MỤC LỤC Trang PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU2 I. Đặt vấn đề..2 II. Mục đích (mục tiêu) nghiên cứu3 PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ3 I. Cơ sở lý luận của vấn đề.4 II. Thực trạng của vấn đề ...5 III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề6-12 IV.Tính mới của giải pháp12 V.Hiệu quả SKKN..14 PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ I. Kết luận..15 II. Kiến nghị15 Người thực hiện : Nguyễn Thị Hóa – Phó Hiệu trưởng - Trường mầm non EaTung 1 SKKN: “Một số kinh nghiệm hướng dẫn trẻ 5 tuổi sử dụng lá cây trong hoạt động tạo hình tại trường mầm non EaTung” Đối với việc giáo dục phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ em thì hoạt động tạo hình là hoạt động chiếm ưu thế, hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ mầm non. Nó giúp trẻ tìm hiểu khám phá và thể hiện một cách sinh động, sáng tạo những gì chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh đó là các loại lá cây để tạo thành những đồ chơi gắn liền với trò chơi dân gian, với những bài đồng giao như: Con mèo, con châu chấu, con bọ dừa, con trâu, đồng hồĐặt biệt lá cây có những ưu điểm của nguyên vật liệu thiên nhiên như: dễ tìm, phong phú, đa dạng về hình dạng màu sắc, dễ sử dụngtrẻ có thể dễ dàng xé, bứt, vò, cắt, xếp Từ những lý do trên là một Phó Hiệu Trưởng chỉ đạo chuyên môn trong nhà trường, tôi đã chọn đề tài “Một số kinh nghiệm hướng dẫn trẻ 5 tuổi sử dụng lá cây trong hoạt động tạo hình, tại trường mầm non EaTung” II. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu tìm ra những giải pháp tối ưu hướng dẫn giáo viên cách làm đồ dùng đồ chơi bằng lá cây để giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục, nâng cao trí tưởng tượng, sáng tạo, thẩm mỹ cho trẻhình thành nhân cách kỹ năng sống cho trẻ đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay. Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận của vấn đề Hoạt động tạo hình là một hoạt động văn hóa tinh thần, nó gắn liền với những kiến thức, kỹ năng, kỹ sảo và thể hiện nghệ thuật. Thông qua hoạt động tạo hình đem đến cho trẻ có ấn tượng về cái đẹp và những xúc cảm chân thật, những phẩm chất tốt đẹp của con người, hình thành những đức tính tốt như: yêu thích cái đẹp, muốn tạo ra cái đẹp, quá trình thao tác giúp trẻ khéo léo, linh hoạt, hình thành cảm xúc, thị hiếu thẩm mỹ hình thành và rèn luyện ở trẻ khả năng đánh giá và tự đánh giá, tạo điều kiện cho trẻ phát triển vốn từ giúp cho lời nói truyền cảm hơn và ngôn ngữ được mạch lạc hơn, mặt khác hoạt động này còn giáo dục trẻ lòng ham muốn tiếp thu những điều mới lạ, những phương thức hoạt động mới, giúp trẻ hình thành thói quen học tập có mục đích, có tổ chức, biết lắng nghe, rèn luyện năng lực, điều khiển hành vi của mình nhờ có hoạt động này mà vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh được tăng lên. Người thực hiện : Nguyễn Thị Hóa – Phó Hiệu trưởng - Trường mầm non EaTung 3 SKKN: “Một số kinh nghiệm hướng dẫn trẻ 5 tuổi sử dụng lá cây trong hoạt động tạo hình tại trường mầm non EaTung” Nặn: Nặn theo các chủ đề như các con vật, hoa quả, đồ dùng Đất nặn là nguyên liệu chính, lá cây là nguyên liệu để tạo thêm các chi tiết cho sản phẩm tạo hình. Tạo hình tổng hợp: Phối hợp các kỹ năng và chất liệu tạo hình để tạo ra sản phẩm tạo hình sáng tạo như các đồ chơi mô phỏng các đồ dùng, vật dụng. Kĩ năng (Phối hợp các kĩ năng của vẽ, nặn, xếp dán, chắp, ghép) Nguyên liệu và đồ dùng: Chuẩn bị phong phú, đa dạng các chất liệu tạo hình, trong đó có lá cây các loại là chủ yếu và được dựng, sắp xếp như một xưởng chế tạo nhằm tăng cường khả năng hứng thú khám phá của trẻ. Người lớn hướng dẫn hoạt động tạo hình cho trẻ mà hạn định nội dung cũng như chỉ hướng tới việc rèn cho trẻ các kĩ năng cơ bản thì không thể khai thác và phát huy được trí tưởng tượng sáng tạo cũng như những năng lực bên trong của trẻ. Chính vì vậy hoạt động tạo hình với lá cây phù hợp với trẻ và có ý nghĩa giáo dục rất lớn, thông qua hoạt động này mà trẻ thể hiện được tính sáng tạo tưởng tượng, thể hiện khá đầy đủ kinh nghiệm sống của trẻ, thể hiện được sự tích cực tìm kiếm, khám phá về thế giới xung quanh. II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu Ưu điểm: Nhà trường có cơ sở vật chất đảm bảo, có nhiều cây xanh bóng mát, vườn cây ăn quả, vườn hoa cho trẻ trải nghiệm, khám phá, các nguyên vật liệu từ thiên nhiên phong phú về hình dạng, màu sắc, dễ tìm, dễ sử dụng, sẵn có trong tự nhiên, không mất tiền mua lại góp phần bảo vệ môi trường. Ban giám hiệu quan tâm, chỉ đạo sát sao về mọi mặt nhất là chuyên môn. Hạn chế: Một số phụ huynh muốn con mình phải được học với những phương tiện, đồ dùng đồ chơi hiện đại, đắt tiền, sạch sẽ, màu sắc đẹp, ít quan tâm đến đồ dùng đồ chơi dân gian, sẵn có ở địa phương Khoa học công nghệ ngày càng phát triển thì hàng loạt những nguyên liệu hiện đại đắt tiền như: giấy màu các loại, mút sốp, nilon, vải, cước, nhựa cao cấpđã thay thế các nguyên liệu dân gian, nguyên liệu từ thiên nhiên như: lá cây, vỏ cây, tre nứa, mây, cói, hạt, hột, vỏ sò, vỏ hến Một số giáo viên ít quan tâm tới việc sử dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên trong việc tổ chức hoạt động cho trẻ mặc dù trong chương trình giáo dục Người thực hiện : Nguyễn Thị Hóa – Phó Hiệu trưởng - Trường mầm non EaTung 5 SKKN: “Một số kinh nghiệm hướng dẫn trẻ 5 tuổi sử dụng lá cây trong hoạt động tạo hình tại trường mầm non EaTung” món quà đẹp để tặng bạn như: Chiếc đồng hồ, con châu chấu, được làm bằng lá dừa, con trâu được làm bằng lá mít, bưu thiếp được trang trí bằng những bông hoa, lá cây, cành khô Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có cơ hội hay chờ cơ hội để đưa trẻ vào hoạt động mà giao viên cũng cần suy nghĩ tạo ra những cơ hội hết sức tự nhiên, đơn giản như vốn dĩ nó có. Trẻ em rất nhạy cảm, mỗi một sự thay đổi dù chỉ rất nhỏ cũng gây sự chú ý, nhất là sự thay đổi ấy tạo ra một cái mới lạ. Chẳng hạn, lớp học là nơi hằng ngày trẻ sống, được học tập, vui chơi. Mọi trang trí trong phòng học cũng như đồ dùng, đồ chơi quá đổi quen thuộc trở nên bình thường, không có gì đáng chú ý. Nhưng chỉ cần có một sự xuất hiện mới là lập tức thu hút sự chú ý của trẻ. Bởi vậy, tôi đã hướng dẫn giáo viên thường tạo ra những cơ hội cho trẻ như: cho trẻ phát hiện ra những chiếc kèn được xếp trên một cái bàn nhỏ ngay cửa ra vào (mọi ngày nó được đặt ở góc Âm nhạc), úp mỗi một loa kèn nhựa lên một cái kèn nhỏ làm bằng lá chuối. Những chiếc kèn này cái to, cái nhỏ, cái ngắn, cái dài. Giáo viên tạo sự tò mò để trẻ cầm kèn lên thổi và phát ra âm thanh. Kết quả, chỉ trong ít phút trẻ đã xúm lại chuyền tay nhau những chiếc kèn bằng lá chuối, bỏ lại những chiếc kèn nhựa trên bàn. Sau đó, gợi ý trẻ hãy tự làm cho mình một chiếc kèn giống cô. Việc tạo ra những yếu tố bất ngờ thu hút sự chú ý của trẻ đã khó song việc duy trì hứng thú của trẻ cũng đòi hỏi phải khéo léo. Vì vậy, giáo viên phải biết khai thác những gì gần gủi với nhu cầu, hứng thú của trẻ và tuyệt đối tránh gò ép, áp đặt trẻ theo ý mình. Ví dụ 1: Cô mở một cuộc vận động thi tìm kiếm các con vật cho vườn bách thú, cô sẽ tìm trước (giới thiệu tranh mẫu của cô trong đó có dán các con vật được làm bằng lá cây). Từ nhiệm vụ của bài học, cô giáo đã biến nó thành một cuộc vui, thành động cơ tích cực giúp trẻ hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách nhẹ nhàng, thoải mái và tự nguyện. Để động viên trẻ hoàn thành sản phẩm, cô giáo luôn là người quan sát quá trình hoạt động của trẻ, gợi hỏi ý định của trẻ, sau đó đưa ra những gợi ý khéo léo để “gỡ bí” cho trẻ những lúc cần thiết, tránh để trẻ gặp khó khăn trong quá trình thể hiện sẽ khiến trẻ chán nản. Ví dụ 2: Cô hỏi trẻ : “Con định dán con mèo đang làm gì? Nếu con muốn con mèo ngẩng mặt lên thì hãy chọn một chiếc lá tròn làm mặt, dán hơi nghiên Người thực hiện : Nguyễn Thị Hóa – Phó Hiệu trưởng - Trường mầm non EaTung 7 SKKN: “Một số kinh nghiệm hướng dẫn trẻ 5 tuổi sử dụng lá cây trong hoạt động tạo hình tại trường mầm non EaTung” khác, trên cơ sở đó, trẻ có được những kĩ năng cần thiết khi sắp xếp các lá cây với độ đậm nhạt khác nhau để dán được một bức tranh theo ý tưởng của mình. Ví dụ: Trong một bức tranh, cô gợi ý cho trẻ mảng đậm chạy dài này là con đường đi, còn mảng nhạt kia là khoảng đất rộng giống như một cánh đồng nhỏ. Những chiếc lá cô dán đứng là một rừng cây, và một cái lá là một cây, đường bao phía ngoài của những chiếc lá cô xếp thành dãy núi cái cao cái thấp. Ngay trong một bức tranh nhưng sự sắp xếp bố trí “cái này” lại là gợi ý cho việc nhìn nhận phát hiện ra “cái kia”. Chẳng hạn, trẻ dán một con vịt lên trên một lá cây to, cạnh lá cây là một chú gà con, nếu lá cây ấy tách rời ra một mình thì gợi ý cho trẻ có một suy nghĩ, tại sao chú gà con lại không ở cùng trên một chiếc lá ấy mà lại ở cạnh đấy và trẻ liên tưởng ngay rằng chiếc lá to ấy là một cái ao, còn chú vịt đang bơi ở đó, dĩ nhiên, gà thì không bơi ở ao được. Việc liên kết suy đoán trên cơ sở từ những hiểu biết về sự liên quan giữa các sự vật hiện tượng ấy giúp trẻ dễ dàng chấp nhận xem chiếc lá to ấy như một hình ảnh thay thế cho một cái áo Hoặc trẻ dán một con trâu bằng một cái lá, tiếp theo là hai cái sừng cúi xuống, bên dưới là một cái lá khác. Vậy, việc diễn tả đầu con trâu cúi xuống một cái lá khác ấy có thể nói lên cái lá ấy chính là một cũng nước, con trâu đang uống nước hay đó là một bãi cỏ non và con trâu đang gặm cỏ. Ở đây việc diễn tả đôi sừng phía dưới đã “nói” hộ cho sự hiện diện của chiếc lá kia tượng trưng cho một vũng nước hay một bãi cỏ. Có được sự liên tưởng sắp xếp như vậy mới có được kỹ năng cần thiết cho việc tạo hình. Để có được một bức tranh, điều quan tâm đầu tiên đó là bố cục tranh. Các chi tiết trong tranh phải được bố trí sắp xếp hợp lí về đường nét, hình mảng, màu sắc, đậm nhạt, hình khốiđể tạo nên vẻ đẹp, hợp với ý đồ bài tạo hình. Việc dạy trẻ quan tâm đến bố cục của tranh quyết định đến kết quả của bài, gợi ý giúp trẻ thể hiện rõ trọng tâm nội dung của tranh, ngoài ra biết kết hợp với một vài chi tiết có tính bổ trợ cho nội dung tranh. Ví dụ: Khi trẻ muốn làm một bức tranh về Thỏ mẹ, thỏ con, ngoài việc phải lựa chọn lá cây nào để làm mình thỏ, tai thỏ trẻ còn phải biết tạo nên một vài chi tiết bổ trợ như : mây, núisao cho hài hòa, hợp lí. Ngoài ra, điều đáng quan tâm khác là dạy trẻ biết diễn tả các sự vật, hiện tượng trong các dạng hoạt động và ở các góc độ khác nhau. Mọi sự vật hiện Người thực hiện : Nguyễn Thị Hóa – Phó Hiệu trưởng - Trường mầm non EaTung 9 SKKN: “Một số kinh nghiệm hướng dẫn trẻ 5 tuổi sử dụng lá cây trong hoạt động tạo hình tại trường mầm non EaTung” triển hứng thú của trẻ đối với hoạt động tạo hình. Được quan sát nhiều trí tưởng tượng của trẻ tăng, trẻ có điều kiện được tích lũy làm phong phú vốn hiểu biết của trẻ về nghệ thuật, đó chính là nền tảng để phát triển tính sáng tạo của trẻ. Giải pháp 3: Xây dựng môi trường hoạt động tạo hình với lá cây đa dạng phong phú trong lớp và ngoài trời. Bản thân mỗi trẻ đều có tính tò mò, thích khám phá. Trẻ được sống và hoạt động trong môi trường phong phú sẽ kích thích sự ham hiểu biết cũng như khả năng vận dụng những kỹ năng tạo hình vào thực tế, trẻ thông minh và khéo léo hơn. Vì vậy, việc tạo môi trường trong hoạt động ở góc nghệ thuật trong lớp sẽ kích thích những gì trẻ học được từ thực tế xung quanh, trẻ được tự do thử nghiệm, tự do sáng tác những “tác phẩm nghệ thuật” của mình. Trong quá trình tổ chức hoạt động tạo hình nói chung và hoạt động tạo hình với lá cây nói riêng thì giáo viên cần tôn trọng ý kiến của trẻ và chỉ đóng vai trò là người hổ trợ khi cần thiết. Giáo viên có thể gợi ý kích thích trẻ nảy sinh ý tưởng sáng tạo trong quá trình thể hiện. Nếu trẻ thể hiện cảm xúc về sự vật hiện tượng trên sản phẩm chưa phù hợp thì giáo viên cần trao đổi với trẻ để tìm hiểu nguyên nhân, giúp trẻ tự nhận ra sự không phù hợp của tác phẩm đó và tự điều chỉnh cách thể hiện cho phù hợp. Gióa viên cũng cần khích lệ động viên khuyến khích trẻ để trẻ tự tin hơn. Từ đó trẻ tạo ra nhiều sản phẩm đẹp để trưng bày trong lớp và ngoài trời. Bên cạnh đó cô còn tổ chức cho trẻ hoạt động tạo hình mọi lúc, mọi nơi. Như giờ hoạt động ngoài trời cô cho trẻ nhặt lá rơi rồi tạo nên những con vật dễ thương. Qua đó giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh môi trường. Những sản phẩm trẻ làm ra cô cho trể giữ lại để từ đó trẻ hiểu được: từ những lá cây rụng ngoài thiên nhiên cũng có thể tạo nên những tác phẩm nghệ thuật sinh động, đẹp mắt. Ví dụ: ở góc nghệ thuật trong lớp và ngoài sân: cô chuẩn bị nguyên vật liệu là các loại lá cây to, nhỏ, có màu sắc khác nhau như: bèo tây, lá mồng tơi, lá cây điên điển, cây kim tiền, lá trúc, vạn tuế, kim ngân, que tăm để trẻ tự do sáng tác những tác phẩm theo ý thích của mình như: làm con lợn, con mèo, dán con cá, con thỏHoặc tô màu nước lên lá cây và in vào giấy A4 trẻ sẽ thấy sự khác Người thực hiện : Nguyễn Thị Hóa – Phó Hiệu trưởng - Trường mầm non EaTung 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_huong_dan_tre_5_tuo.doc