Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRỂ 4 – 5 TUỔI TRONG TRƯỜNG MẦM NON” Quảng Bình, tháng 4 năm 2020 1 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài, sáng kiến, giải pháp: Như chúng ta đã biết: “Bậc mầm non là một mắt xích quan trọng trong hệ thống giáo giáo dục quốc dân”. Trong giai đoạn này trẻ sẽ được tiếp thu những kiến thức, những hình ảnh xung quanh trẻ một cách dễ dàng qua các môn học: làm quen với toán, âm nhạc, khám phá khoa học, thể dục, làm quen văn học và tạo hình. Thực tế hiện nay một số trẻ năm nay mới đi học nên kỹ năng vận động của một số trẻ còn hạn chế trẻ chưa thực sự hứng thú tham gia vào hoạt động, thực hiện các kỹ năng vận động lúng túng, thể lực kém, khả năng chú ý chưa cao. Xuất phát từ yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh theo quan điểm chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chính vì vậy tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 4 – 5 tuổi trong trường mầm non” 2. Những điểm mới của đề tài, sáng kiến, giải pháp: 2.1. Điểm mới của đề tài Phát triển thể chất trong trường học nói chung, bậc mầm non nói riêng, cùng với các tiết học khác có nhiệm vụ quan trọng trong việc phát triển toàn diện con người, trang bị cho trẻ những kiến thức cơ bản, có hệ thống về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, kỹ năng sống, phát triển thể chất. Phát triển thể chất trong trường học cũng là một môn học quan trọng đối với trẻ, ở môn học này ngoài việc các em được trang bị những kiến thức cơ bản để rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể chất mà còn nâng cao tư duy, phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn mới. Bước sang lứa tuổi cuối lớp mẫu giáo nhỡ, hoạt động của trẻ được mở rộng, đa dạng hơn. Vì vậy, vai trò, vị trí của trẻ không chỉ được mở rộng về số lượng, phạm vi mà còn biến đổi cả về chất lượng. Ngoài ra, hằng ngày các em phải đáp ứng rất nhiều yêu cầu của cuộc sống đối với lứa tuổi. Trong học tập ở nhà trường, giáo viên đặt ra những yêu cầu đối với các em cao hơn, cần các em giải quyết các nhiệm vụ học tập độc lập, tự giác hơn. Cuối năm học, các em còn phải đáp ứng yêu cầu học tập để chuyển lớp. Trẻ cuối độ tuổi mẫu giáo nhỡ không thể tránh khỏi những áp lực nặng nề tác động từ nhiều phía đến quá trình học tập của các em, làm cho các em cám thấy căng thẳng, mệt mỏi và chán nản với việc học tập của mình. Do vậy, hiện tượng không tập trung luôn luôn nảy sinh trong quá trình học tập. Đây là một trong những nội dung của nhà trường để hỗ trợ trẻ hướng đến sự phát triển và hoàn thiện nhân cách cho các em. Xuất phát đặc điểm lĩnh vực phát triển thể chất, kinh nghiệm giảng dạy của bản thân và tình hình thực tế tại đơn vị mà tôi công tác trong những năm qua, tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 4 – 5 3 trọng, hay làm đổ vỡ. Điều này gây cho các em biểu hiện tâm lý khó chịu. Các em ý thức được sự lóng ngóng, vụng về của mình nên cố che giấu nó dẫn đến điệu bộ không tự nhiên. Điều này tạo nên những mâu thuẫn trong tâm lý của trẻ giữa một bên là bề ngoài có dáng vẻ của người lớn trong khi khả năng và những biểu hiện của bản thân còn nhiều hạn chế. Do mới đầu năm học lên trẻ còn nhút nhát chưa tích cực tham gia, kỹ năng thực hiện còn lúng túng, chưa vững. Một số loại đồ dùng phục vụ cho các hoạt động giáo dục thể chất còn thiếu, hay đã cũ. Do đặc thù phần lớn phụ huynh là nông dân nên họ cũng chưa có điều kiện quan tâm tới con em mình. Lớp tôi phụ trách có 24 cháu, vào đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng. Kết quả khảo sát đầu năm học 2019 – 2020 như sau: TT Nội dung Số lượng Tỉ lệ 1 Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động 12 50 2 Thực hiện các kỹ năng vận động. 11 45,8 3 Trẻ tập trung chú ý. 10 41,6 4 Cân nặng 16 66,7 5 Chiều cao 16 66,7 Qua bảng khảo sát trên tôi thấy việc các mặt phát triển của trẻ còn khá thấp, trẻ chưa hứng thú tham gia các giờ học thể dục, kỹ năng thực hiện các vận động còn kém, trẻ chưa tập trung chú ý trong giờ học, trẻ chưa linh hoạt, chưa nhanh nhẹn, nhiều trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng, thấp còi nên tôi luôn băn khoăn làm sao để nâng cao tỉ lệ cho trẻ và đưa ra một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ. * Nội dung của đề tài: - Giáo dục thể chất mầm non là một trong những mục tiêu của chương trình chăm sóc giáo dục trẻ nhằm giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ, thông qua các vận động: đi, bò, chạy, nhảy, trườn, trèo, tung, ném, bắt trẻ có nhiều cơ hội để luyện tập, với nhiều hình thức luyện tập phong phú, vận động hình thể và sự dẻo dai, khéo léo của cơ thể. Đòi hỏi các thao tác, kỹ năng và vận động phải linh hoạt và nhanh nhẹn hơn. Khi trẻ vận động trẻ biết làm thế nào để thực hiện chính xác nhanh nhẹn và không sai phương pháp để cơ thể khỏe mạnh hơn. Đây cũng chính là một trong những hoạt động mà trẻ mầm non nói chung và trẻ 4 - 5 tuổi nói riêng rất thích thú tham gia. 5 lý lứa tuổi học sinh ở bậc mầm non, qua đó tìm ra phương pháp giáo dục phù hợp và hiệu quả. - Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, dự giờ đồng nghiệp: Tăng cường học tập, tích lũy kiến thức, đặc biệt là những kiến thức chuyên môn thông qua các chuyên đề ở trường, cụm, các bài học về bồi dưỡng thường xuyên, tập huấn. Chuẩn bị cho mình những kĩ năng thị phạm kĩ thuật các động tác một cách chuyên nghiệp nhằm kích thích thu hút học sinh trong các giờ học. Tích cực dự giờ, học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp, nhất là những người có năng lực chuyên môn, có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, có uy tín trong giảng dạy và giáo dục học sinh. - Chuẩn bị bài dạy chu đáo: Trên cơ sở phân phối chương trình, giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy, những kiến thức, kỹ năng cần cung cấp cho các em, đặc biệt các loại trang thiết bị, đồ dùng dạy học, sân bãi Giáo viên cần nghiên cứu kỹ để chuẩn bị các hình thức tổ chức lớp học cho phù hợp với tiết dạy và điều kiện sân bãi của nhà trường. Ngoài việc chuẩn bị của giáo viên, giáo viên cần nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài ngay cuối tiết học trước để các em chuẩn bị tâm thế, trang phục, dụng cụ học tập (nếu có) để tiết học có chất lượng. Nội dung bài dạy cần soạn trước ít nhất 2 ngày, bài soạn bảo đảm đầy đủ các hoạt động của thầy và trò, thời gian và khối lượng vận động, đảm bảo tính khoa học, phù hợp với điều kiện, giáo viên cần xem nhiều lần để thâm nhập bài dạy đồng thời có thể bổ sung những vấn đề mới. Nội dung câu hỏi đảm bảo tính lôgic, rõ nghĩa, dễ hiểu, ngắn gọn, câu hỏi mang tính gợi mở, cần phân loại câu hỏi theo đối tượng học sinh. - Một số giải pháp thực hiện trong giờ học: Kiểm tra sân bãi, dụng cụ đối với các tiết dạy thực hành: Đối với các tiết dạy thực hành ngoài trời, để có tiết dạy thành công và đảm bảo an toàn cho thầy và trò, bắt buộc người giáo viên cần kiểm tra kỹ các yếu tố liên quan đến bài dạy như: dụng cụ, sân bãi, hố nhảy, đường chạy, trang phục của học sinh tạo tâm lý thoải mái, an toàn cho học sinh trong học tập. Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, quan trọng nhất giúp trẻ phát triển thể lực được tốt cơ thể khỏe mạnh hài hòa, cân đối là một trong những nhiệm vụ quan trọng của trường mầm non. Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, phát triển thể lực thông qua các hoạt động một ngày của trẻ như: chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục, phát triển vận động thể chất. Đó là nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp của việc nâng cao chất lượng của quá trình giáo dục thể chất cho trẻ nhằm đào tạo thế hệ trẻ phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức. Ở lứa tuổi này, cơ thể 7 nền nhạc một bài hát về chủ đề hay nền nhạc khởi động nào đó theo yêu cầu 3- 4 phút, rồi về đội hình hàng ngang hay dọc theo yêu cầu của cô. - Trọng động: Cô cho trẻ tập các động tác tay, chân, bụng, bật kết hợp lời ca một bài hát về chủ đề theo cô. Động tác tay: hai tay lên cao hạ xuống. Động tác chân: hai tay giang ngang ra trước hạ xuống, chân khuỵu. Động tác lưng, bụng: nghiêng người sang 2 bên. Bật tiến, lùi. Cô giới thiệu bài tập và tập mẫu cho trẻ tập theo cô các động tác 2 lần x 4 nhịp. Trẻ tập cô chú ý bao quát, sửa sai và động viên trẻ kịp thời. Cho trẻ tập 2, 3 lần sau mỗi lần tập cô cùng trẻ nhận xét. - Hồi tĩnh: Kết thúc: cho trẻ làm “chim bay” (Những chú chim bay từ từ, nhẹ nhàng). Hoạt động thực hiện trong khoảng 15 phút. Tập luyện thường xuyên, thể lực của trẻ nâng cao, củng cố các nhóm cơ, hình thành tư thế đúng đắn, bên cạnh đó còn rèn luyện được những kỹ năng vận động cần thiết khác như: nhanh nhẹn, khéo léo. Khi tham gia buổi tập trẻ nên mặc quần áo thích hợp để dễ vận động,các dụng cụ như: gậy, nơ, vòng, cần được chuẩn bị đầy đủ để tăng thêm hứng thú cho trẻ. Quá trình tập cô cần bao quát các tư thế của từng động tác, tư thế sai cô cần sửa kịp thời cho trẻ. Ví dụ: Khi tập các động tác tay hai tay dang ngang, lên cao, khi trẻ tập hai tay dang ngang cao bằng vai, đưa lên cao tay phải thẳng hơi chếch hình chữ v đồng thời hai lòng bàn tay phải hướng vào nhau, mắt nhìn theo tay, chân rộng bằng vai. Quá trình hình thành cho trẻ những thói quen thể dục. Với những động tác đơn giản, bài hát phù hợp với chủ điểm trẻ đang học trẻ được tập theo tiếng nhạc góp phần rèn luyện và phát triển cảm giác nhịp điệu, khả năng quan sát, ghi nhớ, chú ý có chủ định. Rèn luyện tính trung thực, tính kỷ luật, tinh thần tập thể, tự tin cho trẻ. + Giáo dục thể chất thông qua các hoạt động học có chủ đích Để giáo dục thể chất cho trẻ có thể nói hoạt động có chủ đích đóng vai trò rất quan trọng, bởi qua giờ học trẻ được làm quen với những vận động cơ bản với những kiến thức và kỹ năng một cách chính xác nhất. Chính vì vậy mỗi khi dạy trẻ một vận động nào đó tôi đều nghiên cứu để tìm ra những hình thực tổ chức sao cho trẻ hứng thú và tích cự hơn khi tập luyện. Ví dụ: Qua hoạt động thể dục với bài tập: “Bật xa 35- 40 cm” (Loại tiết: cung cấp kiến thức mới) chủ đề gia đình tôi tổ chức dưới hình thức hội thi “Bé khỏe khéo”, gồm 3 phần: 9 được củng cố và phát triển, trẻ bộc lộ những nhu cầu của bản thân mình, trẻ bộc lộ khả năng hoạt động trong tập thể với những vị trí tương ứng. Có thể nói trong hoạt động ngoài giáo dục thể chất cho trẻ rất quan trọng, trẻ được vui chơi bên cạnh đó còn phát triển kỹ năng vận động, các tố chất nhanh, mạnh, bền, những trò chơi này mang tính tập thể cao, khi tham gia trò chơi trẻ phải đoàn kết để có được những chiến thắng, do đó nó còn hình thành cho trẻ tinh thần đoàn kết, yếu tố này cũng rất quan trọng để hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Thông qua hoạt động phát triển vận động có chủ đích ngoài trời tôi có thể cho trẻ ôn luyện củng cố các kỹ năng vận động trong giờ học thể dục dưới hình thức các trò chơi nên trẻ rất vui vẻ và tích cực tham gia, kết quả đạt trên trẻ được nâng cao rõ rệt. Ngoài ra trẻ còn được chơi với rất nhiều những đồ dùng đồ chơi ngoài trời như: Xích đu, đu quay, cầu trượt, thang leoQua đó giúp trẻ phát triển tố chất vận động như nhanh nhẹn khéo léoBên cạnh đó tôi còn chuẩn bị rất nhiều những vật liệu tư thiên nhiên như: sỏi, lá cây, cát nướcđể trẻ được trải nghiệm và phát triển những kỹ năng vận động tinh. + Giáo dục thể chất qua giờ ăn Khi đến giờ ăn cô có thể gợi ý trẻ về các thức ăn ngày hôm đó có những chất gì. Ví dụ: thịt lợn thì có chất đạm, rau có nhiều các loại vitamin, hàng ngày cần ăn đủ các nhóm cơ bả như: chất đạm, chất bột đường, chất béo, và vitamin, để trẻ nhận thức được tầm quan trọng của giờ ăn và cố gắng ăn hết xuất của mình. Trước và trong khi ăn có ảnh hưởng rất lớn đến cảm giác muốn ăn không chỉ người lớn mà trẻ cũng như vậy. Chính vì vậy, cô không để trẻ bị ức chế bởi một lý do nào đó trong khi ăn cần tạo bầu không khí ấm cúng vui vẻ, yên tĩnh, nhẹ nhàng cho trẻ tránh những gây xúc động mạnhtrẻ hứng thú ăn thì cảm giác ngon miệng của trẻ sẽ được tăng lên. Ăn uống đầy đủ giúp cơ thể khoẻ mạnh. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng và chiều cao nhưng chất lượng của dinh dưỡng vẫn là chủ yếu. Trẻ em nếu ăn uống hợp lý thì tất phát triển về chiều cao. Qua giờ ăn trò chuyện với trẻ về các chất dinh dưỡng, tầm quan trọng của giờ ăn giúp trẻ ăn hết xuất, ăn ngon miệng nên tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng và thấp còi của lớp tôi giảm đáng kẻ so với đầu năm. + Giáo dục thể chất cho trẻ mọi lúc, mọi nơi Giáo dục thể chất cho trẻ không chỉ ở trong các hoạt động học mà cần rèn luyện cho trẻ mọi lúc mọi nơi. Tôi đã tham gia hội thi làm đồ dùng đồ chơi phát triển thể chất cho trẻ trong trường mầm non. Phối hợp với các bậc phụ huynh học sinh trong cụm để làm đồ dùng đồ chơi. Kết quả đạt giải nhất. Qua những đồ dùng đồ chơi tự làm giúp trẻ hứng thú tìm hiểu các đồ dùng đồ chơi và được trải nghiệm với các đồ dùng, đồ 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_g.doc