Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển thể chất cho trẻ 4-5 tuổi
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển thể chất cho trẻ 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển thể chất cho trẻ 4-5 tuổi
1. Phần mở đầu 1.1.Lý do chọn đề tài, sáng kiến, giải pháp Đất nước ta đang chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa, làm cho dân giàu, nước mạnh, xây dựng một xã hội công bằng và văn minh. Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã nêu “ Con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội”. Vấn đề vị trí của giáo dục Mầm non trong chiến lược “Phát triển nguồn lực con người” đã và đang được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm. Vậy sự phát triển thể lực của trẻ em ở lứa tuổi mầm non hiện nay như thế nào? Chúng ta đều biết tầm vóc của đứa trẻ lớn lên hàng ngày bởi vì cơ thể trẻ em là cơ thể đang lớn, đang phát triển không ngừng theo từng giai đoạn. Sự phát triển thể chất của trẻ được đánh giá dựa vào một số chỉ số thông thường như: Cân nặng, chiều cao, vòng ngực, vòng đầu và tỉ lệ các phần của cơ thể. Xuất phát từ những đặc điểm cơ thể trẻ luôn phát triển tuân theo những quy luật cơ bản của sinh học, trình tự và tốc độ phát triển phụ thuộc vào những yếu tố như di truyền, môi trường sống và đặc biệt là phương pháp nuôi dưỡng, chế độ sinh hoạt và rèn luyện thân thể một cách có ý thức. Trong vài thập kỉ và đặc biệt là trong những năm gần đây, cùng với sự chuyển biến mọi mặt của xã hội và đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội trẻ em đã có điều kiện được chăm sóc tốt hơn dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì rất nhiều. Trên thực tế có nhiều yếu tố ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển thể chất của trẻ như kinh tế, xã hội, chất lượng môi trường sống song yếu tố chính vẫn là hình thức tổ chức giáo dục thể chất cho trẻ. Không thể tự nhiên mà có được những con người phát triển toàn diện về tinh thần và thể chất. Đó chỉ có thể là kết quả do ảnh hưởng của điều kiện xã hội nhất định, trong đó có giáo dục nói chung và giáo dục thể chất nói riêng có vai trò đặc biệt. Vì thế việc tìm hiểu cách tổ chức các hình thức giáo dục thể chất cho trẻ để từ đó tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ là một việc làm rất quan trọng trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của trẻ. Từ những vấn đề nêu trên, là một giáo viên mầm non lại là giáo viên dạy ở trường mầm non nông thôn, vấn đề đặt ra hiện nay đối với tôi là cách tổ chức các hình thức giáo dục thể chất cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non ra sao? Vì thế tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “ Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non” làm đề tài nghiên cứu. 1.2. Điểm mới của đề tài, sáng kiến, giải pháp Theo chương trình giáo dục mầm non hiện nay, giáo dục thể chất nhằm giúp trẻ có một thể lực tốt, cân đối, hài hòa, khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi, thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế. Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian. Có kĩ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi bàn tayVì vậy việc giúp trẻ 4- 5 tuổi phát triển tốt về thể chất là một vấn đề quan trọng trong toàn xã hội hiện nay. Chính vì thế mà tôi đã mạnh dạn đưa đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển thể chất cho 1 Nội dung khảo Tốt Khá Trung bình Yếu sát Đi, chạy 6/28=21,4% 6/28=21,4% 7/28=25% 9/28= 32,1% Bò, trườn, trèo 5/28=17,8% 7/28=25% 8/28=28,5% 8/28=28,5% Tung, ném, bắt 6/28=21,4% 5/28=17,8% 7/28=25% 10/28=35,7% Bật, nhảy 6/28=21,4% 5/28=17,8% 7/28=25% 10/28=35,7% * Về cân nặng: Phát triển bình thường Suy dinh dưỡng vừa Suy dinh dưỡng nặng Cân nặng 25/28=89,2% 3/28=10,8% 0 * Về chiều cao: Phát triển bình thường Thấp còi độ 1 Thấp còi độ 2 Chiều cao 24/28=85,7% 4/28=14,3% 0 Qua kết quả trên, bản thân tôi nhận thấy khả năng vận động và tình hình sức khỏe trên trẻ của lớp tôi còn thấp so với mặt bằng chung của toàn Huyện. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, song với lòng yêu nghề mến trẻ tôi đã tìm tòi một số biện pháp tối ưu, thu hút lôi cuốn trẻ tham gia vào các hoạt động một cách tích cực và có hiệu quả. 2.2.Nội dung đề tài, sáng kiến, giải pháp Dựa vào mục tiêu giáo dục mầm non nói chung và yêu cầu cần đạt trẻ độ tuổi mẫu giáo lớn nói riêng về nhận thức, trí tuệ, ngôn ngữ và đặc biệt là thể lực và các nhu cầu của trẻ để từ đó tìm hiểu và đưa ra “ Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục vận động cho trẻ 4 – 5 tuổi”. Đây là một việc cần thiết vì nó mang lại cho đứa trẻ niềm vui, sự tự tin, mạnh dạn và có một sức khỏe tốt tham gia vào các hoạt động trong gia đình, trong lớp học và ngoài xã hội. Từ đó, tôi đã đưa ra một số giải pháp sau: Giải pháp 1: Lập kế hoạch giáo dục phát triển vận động Ngay từ đầu năm tôi đã căn cứ vào kế hoạch giáo dục của nhà trường, căn cứ vào mục tiêu đặt ra trong Chương trình giáo dục mầm non, căn cứ vào độ tuổi và khả năng của trẻ, căn cứ vào tình hình thực tế của lớp, tôi đã lựa chọn nội dung giáo dục phù hợp, cụ thể theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ, phù hợp với điều kiện của địa phương. Từ nội dung giáo dục đó tôi đã cụ thể hóa thành các vận động cụ thể trong từng giờ giáo dục phát triển vận động cho trẻ theo nguyên tắc hệ thống, liên tục và có sự phối hợp giữa các vận động, theo mức độ tăng dần độ khó, đồng thời phù hợp với từng chủ đề, phù hợp với chế độ sinh hoạt của trường . Ví dụ: Chủ đề: Bản thân Thời gian thực hiện: Từ 26/9-14/10/2019 I. Mục tiêu chủ đề 1. Phát triển thể chất: - Giúp trẻ phát triển cơ và hô hấp, đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh. 3 Bên cạnh đó môi trường ngoài lớp học là yếu tố không thể thiếu được, để có được môi trường ngoài lớp học phù hợp tôi đã chủ động đề xuất với ban giáo hiệu nhà trường bố trí 5-6 loại đồ chơi ngoài trời phù hợp với sân trường, tạo khoảng không gian, vị trí chơi, tập luyện cho trẻ thoải mái, đặc biệt đảm bảo an toàn cho trẻ. Tuỳ theo vị trí mỗi loại đồ chơi tôi đều tận dụng các loại nệm mỏng đã cũ đặt vào vị trí phù hợp để khỏi bị trầy xước khi trẻ chơi, ví dụ như: cầu trượt, thang leo,..thường xuyên kiểm tra trước khi trẻ luyện tập. Ngoài ra, tuỳ theo thời tiết trong ngày tôi có thể cho trẻ lao động, vệ sinh, chăm sóc vườn hoa, đây cũng là một hoạt động giúp trẻ phát triển thể lực qua đó giúp cho trẻ biết yêu thiên nhiên, yêu lao động. Giải pháp 3: Tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ. Tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ là nội dung thiết yếu trong quá trình phát triển vận động cho trẻ mầm non, vì vậy khi lựa chọn nội dung giáo dục phát triển vận động cho trẻ tôi cần theo các nguyên tắc: Bám sát chương trình giáo dục mầm non hiện hành để lựa chọn nội dung, mục tiêu phù hợp độ tuổi. Đảm bảo tính liên tục và tính hệ thống, tính cá biệt. Sự kết hợp hợp lý giữa các vận động có tính chất động và tĩnh, phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp và địa phương. Như chúng ta đã biết qua tài liệu “Giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non” có 9 hình thức: “Giờ thể dục, thể dục sáng, phút thể dục, trò chơi vận động, dạo chơi ngoài trời, tuần lễ sức khoẻ ở trường mầm non, ngày hội thể dục, thể thao ở trường mầm non, bài tập phát triển vận động cá nhân, các hoạt động nhằm giáo dục phát triển cử động của bàn tay, ngón tay phối hợp vận động tay, mắt và kỹ năng phối hợp sử dụng các đồ dùng dụng cụ” Để đạt được những kỹ năng kỹ xảo vận động có mục đích và hình thành những kỹ năng vận động đúng thì giờ thể dục được coi là hình thức cơ bản để tổ chức hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ. Ở mỗi hình thức tuỳ theo từng nội dung bài dạy mà tôi có thể lựa chọn phương pháp đồ dùng dụng cụ luyện tập khác nhau. * Khi tổ chức một tiết thể dục: Bám vào kế hoạch năm, trước hết tôi phải lựa chọn nội dung bài dạy, sau đó xác định mục tiêu cần đạt sau bài dạy. * “Giờ thể dục” gồm có 3 phần: Khởi động, trọng động và hồi tĩnh, mỗi phần đều giải quyết một nhiệm vụ nhất định, mỗi phần có tác dụng và hỗ trợ lẫn nhau và hoàn thiện cho nhau, để trẻ hứng thú hơn giữa các phần tôi cho trẻ thực hiện phần chuyển tiếp nhẹ nhàng như trò chơi nhỏ “Chuông reo ở đâu?” “Bạn ở phía nào của con” hay trò chơi “Tiếng gọi của ai?”. Ngoài ra, tuỳ theo mỗi phần tôi có thể kết hợp nhũng bài hát, bản nhạc cho trẻ thêm thoải mái, hứng thú trong khi luyện tập. Ví dụ: Chủ đề: Gia đình Phần khởi động: Kết hợp bài hát “Cả nhà thương nhau” Phần hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng kết hợp những tiếng nhạc du dương của lời ru, tiếng hát về gia đình. Đặc biệt trong giờ học tôi dùng một loại tín hiệu thống nhất để khỏi ảnh hưởng đến sự chú ý của trẻ, bên cạnh đó tôi luôn sử dụng khẩu lệnh, mệnh lệnh 5 - Các con cùng nhìn xem cô có cái gì đây? ( Cô xếp các cột mốc và cho trẻ đếm) - Trong phần trổ tài các bé sẽ “Bò dích dắc qua 5 điểm” bằng bàn tay bàn chân, khi bò các bé nhớ phải bò dích dắc qua lần lượt các cột mốc không bỏ qua cột mốc nào và khi bò phải phối hợp chân nọ tay kia, mắt nhìn thẳng và bò thật khéo léo để không chạm vào các cột mốc. Bé nào thực hiện đúng sẽ giành chiến thắng! - Cô thực hiện mẫu lần 1: Không phân tích - Cô thực hiện mẫu lần 2: Phân tích rõ từng động tác: Tư thế chuẩn bị: Cô cúi người xuống 2 tay và 2 đầu gối chạm đất sau vật xuất phát, mắt nhìn thẳng. Khi có hiệu lệnh “Bò”, cô bò phối hợp chân nọ tay kia, khi bò mắt luôn nhìn thẳng, quan sát cột mốc và khéo léo bò qua các cột mốc mà không chạm người vào cột, cô bò dích dắc lần lượt qua các cột mốc không bỏ qua cột mốc nào. Khi bò hết qua các cột mốc cô đứng dậy đi về đứng cuối hàng. - Cô mời 1 -2 trẻ lên làm mẫu. - Cho trẻ thi đua 2 tổ cùng thực hiện, mỗi lần 2 trẻ. Trong quá trình trẻ thực hiện cô quan sát, sửa sai cho trẻ - Lần 2 cho trẻ thi đua giữa 2 đội, cô bao quát và động viên, cổ vũ trẻ thực hiện. c. Trò chơi vân động: Đội nào nhanh - Luật chơi : Trẻ phải chạy nhanh nhặt bóng và kẹp bóng vào giữa hai chân, bật nhanh về bỏ vào rổ của mình quả bóng nào bị rơi giữa chừng sẽ không được tính. Sau thời gian là một bản nhạc đội nào mang về được nhiều bóng đội đó sẽ chiến thắng. - Cách chơi : Chia trẻ làm 3 đội mỗi đội có một rá nhựa để cách khoảng 3 met khi có hiệu lệnh bắt đầu mỗi đội cử một bạn chạy lên chỗ có bóng nhặt bóng kẹp vào giữa 2 chân và bật nhanh về bỏ vào rổ của mình, sau đó đi về cuối hàng bạn tiếp theo tiếp tục chạy lên nhặt bóng và kẹp vào 2 chân bật về bỏ vào rá của đội mình. - Cho trẻ chơi 2- 3 lần. 2.3. Hồi tĩnh: - Cho trẻ vừa đi vừa hít thở nhẹ nhàng trên nền nhạc. Như vậy, trong một giờ thể dục, để đạt được kết quả giáo viên phải biết kết hợp nhiều yếu tố để tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động có hiệu quả. Giải pháp 4: Phát triển thể chất cho trẻ thông qua các hoạt động khác Nhiệm vụ phát triển vận động cho trẻ không chỉ trên tiết học mà còn được tổ chức thông qua các hoạt động trong ngày. Ví dụ: khi tổ chức các môn học khác như vẽ, cắt, xé hoặc đọc thơ, kể chuyện hoặc cho trẻ khám phá môi trường xung quanh, để giảm bớt sự căng thẳng, mệt mỏi của trẻ tôi đã cho trẻ vận động “phút thể dục” theo bài: Dừng bút, dừng bút Nghỉ tay nghỉ tay Thể dục thế này Là hết mệt mỏi Hay: Cho trẻ xoay cổ tay, nghiêng người về hai bên theo nhịp đếm của cô. Bên cạnh đó, dưới mọi hình thức và bằng nhiều cách tôi có thể tổ chức “Trò chơi vận động” để gây hứng thú cho trẻ, có thể cho trẻ tạo dáng, bắt chước hành động hoặc tiếng của các con vật. 7
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_g.doc