Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp trẻ 5-6 tuổi có hứng thú tham gia vận động trong giáo dục phát triển thể chất

doc 21 trang skkn 08/01/2024 2100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp trẻ 5-6 tuổi có hứng thú tham gia vận động trong giáo dục phát triển thể chất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp trẻ 5-6 tuổi có hứng thú tham gia vận động trong giáo dục phát triển thể chất

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp trẻ 5-6 tuổi có hứng thú tham gia vận động trong giáo dục phát triển thể chất
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP TRẺ 5 - 6 TUỔI CÓ HỨNG THÚ THAM GIA VẬN ĐỘNG TRONG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT Quảng Bình, tháng 3 năm 2019 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài: Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Dạy trẻ cũng như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu thành người tốt.” Đó cũng chính là những lời căn dặn đối với mỗi chúng ta, những người đi ươm mầm cho tương lai của đất nước, các cháu đang lớn lên từng ngày từng giờ dưới bàn tay chăm lo, dạy dỗ của các cô giáo. Với vai trò to lớn ấy, cấp học mầm non được xem là cấp học nền tảng, là cơ sở, tạo tiền đề cho các cấp học tiếp theo. Quả đúng như vậy, giáo dục mầm non là ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân được Luật giáo dục khẳng định. Mục tiêu giáo dục mầm non là tạo điều kiện tốt nhất để trẻ phát triển thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm và thẩm mỹ. Đặc biệt giáo dục thể chất cho trẻ càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi theo quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề sức khỏe bao gồm cả thể xác lẫn tinh thần. Bác đã nêu rõ: “Ngày nào cũng tập thể dục thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khỏe”. Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển toàn diện, có mối quan hệ mật thiết với giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và lao động. Bên cạnh đó giáo dục thể chất cho trẻ mầm non càng vô cùng quan trọng hơn vì cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, cơ xương hình thành nhanh, bộ máy hô hấp đang hoàn thiện. Cơ thể trẻ còn non yếu dễ phát triển lệnh lạc, mất cân đối nếu không được chăm sóc giáo dục đúng đắn. Năm học 2018-2019, cấp học mầm non tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục mầm non mới; đồng thời tổ chức tốt các nội dung phát triển vận động cho trẻ. Đặc biệt để tạo được hứng thú cho trẻ tham gia vận động một cách tích cực nhất thì đòi hỏi các giáo viên phải chọn lọc những bài tập vận động và phương pháp tiến hành với từng độ tuổi nhất định. Ngoài ra giáo viên cần chú ý hướng đến việc giáo dục trí tuệ, cảm xúc, điều khiển hành vi vận động ở trẻ, giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của nhiệm vụ do giáo viên đề ra và tích cực vượt qua khó khăn xuất hiện trong hoạt động của mình. Thực tế hiện nay trong trường mẫu giáo, chúng tôi thấy rằng sự quan tâm đúng mức tới thể dục cho trẻ mẫu giáo thực sự chưa đầy đủ, chưa hấp dẫn để thu hút, lôi cuốn, gây hứng thú cho trẻ tham gia vận động giáo dục thể chất. Thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019 của cấp học mầm non tập trung đầu tư xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện và hiệu quả. Đặc biệt chú trọng đầu tư cơ sở vật chất để phục vụ cho trẻ tham gia hoạt động thể chất. Cụ thể là ở trường tôi đã đầu tư xây dựng khu phát triển vận động để cho trẻ được trải nghiệm, tích cực vận động liên hoàn các vận động vừa sức với trẻ. Qua đó không chỉ đánh giá chất lượng giáo dục mà còn tuyên truyền sâu rộng trong phụ huynh ý nghĩa về tầm quan trọng của phát triển thể chất cho trẻ. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “Một số giải pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi có hứng thú tham gia vận động trong giáo dục phát triển thể chất” hy vọng sự đóng góp nhỏ nhoi của mình sẽ giúp cho 3 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1 Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu: Trường mầm non nơi tôi công tác là ngôi trường luôn đi đầu trong công tác thi đua dạy tốt, chăm sóc, giáo dục trẻ của huyện Lệ Thủy và đã đạt nhiều thành tích xuất sắc, chất lượng giáo dục không ngừng được nâng cao. Trong quá trình giáo dục thể chất cho trẻ tuổi mẫu giáo, nhiệm vụ đặt ra hàng đầu cho chúng ta là hoàn thiện kĩ năng vận động cơ bản như: đi, chạy, nhảy, bò, trườn, trèo, tung, bắt, ném và phát triển các tố chất vận động như: nhanh nhẹn, mạnh dạn, bền bỉ và khéo léo nhằm cho trẻ có đủ năng lực để đến trường phổ thông. Năm học 2018- 2019, tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi với tổng số 37 trẻ, trong đó có 20 nam và 17 nữ. Bản thân xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình là chăm sóc giáo dục trẻ phát triển toàn diện, giúp trẻ có kỷ năng sống, có khả năng vận động, phối hợp các giác quan nhịp nhàng, khéo léo, có một sức khỏe tốt để chủ động tham gia vận động hứng thú hơn. Tôi mạnh dạn thực hiện đề tài “Một số giải pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi có hứng thú tham gia vận động trong giáo dục phát triển thể chất”. Trong quá trình thực hiện tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau: 2.1.1.Thuận lợi: Ban giám hiệu luôn quan tâm giúp đỡ khuyến khích sự tìm tòi sáng tạo của giáo viên, luôn tạo điều kiện về cơ sở vật chất và phương tiện thực hiện các hoạt động cho trẻ. Nhà trường đã xây dựng khu vui chơi phát triển vận động cũng như đầu tư thêm các trang thiết bị phục vụ cho trẻ được thoải mái vận động hơn. Môi trường lớp học sạch sẽ, thoáng mát, trang thiết bị của trường khá đầy đủ tạo cho trẻ một môi trường vận động tốt. Hai giáo viên đứng lớp đều có trình độ Đại học nhiệt tình, yêu trẻ. Được nhà trường lựa chọn làm lớp điểm về chuyên đề phát triển vận động tại trường nên luôn nhận được sự quan tâm, ưu ái của nhà trường về công tác phát triển vận động cho trẻ. Bản thân được bồi dưỡng Giáo dục lĩnh vực phát triển thể chất ở trường, ở cụm và ở Phòng giáo dục nên bản thân nắm chắc phương pháp về giáo dục thể chất, luôn trau dồi kiến thức học hỏi kinh nghiệm của chị em trong trường để nâng cao trình độ chuyên môn, có ý thức phấn đấu và rèn luyện tác phong sư phạm của một người giáo viên. Luôn tham gia dự giờ các tiết thao giảng, hội giảng của trường, của cụm tổ chức. Bản thân đã nhiều năm dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nên phần nào hiểu được đặc điểm tâm sinh lý, khả năng tiếp thu kiến thức của trẻ ở lứa tuổi này. Đa số phụ huynh có truyền thống hiếu học luôn quan tâm đến con em mình, luôn ủng hộ nhiệt tình các hoạt động, phong trào của trường, lớp. Kết hợp với giáo viên để phát huy khả năng vận động cho trẻ đạt kết quả tốt hơn. Ngoài ra các bậc phụ huynh còn quan tâm giúp đỡ, ủng hộ nhiệt tình các nguyên vật liệu để lớp tôi làm các loại đồ dùng đồ chơi góp phần cho việc thực hiện chuyên đề phát triển vận động cho trẻ. 5 Việc nâng cao nhận thức về mục tiêu, yêu cầu, nội dung của phong trào thi đua đối với các bậc phụ huynh và địa phương chưa quan tâm đúng mức. Về cơ sở vật chất, do điều kiện kinh tế khó khăn nên chưa hổ trợ thích đáng cho nhà trường trong việc xây dựng, cải tạo, mua sắm trang thiết bị dạy học có hiệu quả. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên không đồng đều, một số giáo viên tổ chức các hoạt động đang còn cứng, chưa linh hoạt sáng tạo. Đội ngũ giáo viên đã ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy song một số giáo viên còn hạn chế. Xây dựng mối quan hệ trong nhà trường chưa thực sự gắn bó gần gũi giữa giáo viên, phụ huynh và cộng đồng. Công tác làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho lĩnh vực giáo dục thể chất chưa phong phú, chưa thu hút trẻ tham gia vận động. Để khắc phục mọi khó khăn và phát huy những mặt thuận lợi trên tôi luôn trằn trọc suy nghĩ tìm ra những giải pháp và hình thức tổ chức tối ưu nhất và có hiệu quả nhất 2.2. Các giải pháp và việc làm cụ thể: Dựa vào mục tiêu giáo dục mầm non nói chung và yêu cầu cần đạt của lứa tuổi mẫu giáo lớn nói riêng về nhận thức, trí tuệ, ngôn ngữ, đặc biệt là thể lực và các nhu cầu của trẻ để từ đó tôi tìm hiểu và đưa ra một số giải pháp giúp trẻ có hứng thú tham gia vận động trong giáo dục phát triển thể chất cho trẻ. Đây là một việc cần thiết vì nó mang lại cho mỗi đứa trẻ niềm vui, sự tự tin, sự mạnh dạn, có một cơ thể khỏe mạnh và có một thể lực tốt tham gia vào tất cả các hoạt động trong gia đình, nhà trường và xã hội. Giải pháp 1. Xây dựng môi trường giúp trẻ phát triển vận động * Môi trường học tập: Để gây hứng thú cho trẻ mỗi khi đến lớp thì việc tạo môi trường hoạt động là điều tất yếu. Muốn có môi trường học tập tốt phải đảm bảo tạo được cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ chơi cho trẻ phát triển phù hợp. Đồng thời phải xây dựng được môi trường an toàn, gần gũi, thân thiện với trẻ. Để làm được điều đó, ngay từ đầu năm học tôi đã chủ động bàn bạc với cô trong lớp để nghiên cứu chương trình dựa vào việc phân phối các chủ đề trong năm để xây dựng kế hoạch của lớp theo năm, tháng, chủ đề, có kế hoạch cụ thể, rõ ràng. Bản thân tôi đã lên kế hoạch đầu năm của lớp tập trung vào chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển thể chất”. Từ đó tôi đã chủ động sắp xếp trang trí môi trường lớp học phù hợp, bố trí các góc khoa học, đặc biệt là góc vận động. Trẻ được tiếp thu tri thức trong một bầu không khí lành mạnh, đẹp mắt giúp trẻ có hứng thú học tập hơn. Tùy vào từng góc chơi tôi thường xuyên cho trẻ trải nghiệm các hoạt động, giúp trẻ tạo ra các sản phẩm để trẻ phát triển được các vận động tinh như: Xé, dán, cắt, nặn Những sản phẩm từ chính bàn tay trẻ làm ra luôn được trẻ nâng niu, giữ gìn và yêu thích giúp trẻ hăng say thể hiện ý tưởng của mình. Bên cạnh đó, môi trường ngoài lớp học là yếu tố không thể thiếu nhằm giúp trẻ được vận động ở mọi 7 dần trẻ mới có được các kỹ năng, kỹ xảo cần thiết. Thời gian đầu tôi phải đưa ra những nội quy của lớp, yêu cầu trẻ phải cùng nhau nhớ, thực hiện và kiểm soát lẫn nhau. Tôi chia lớp ra thành tổ, các nhóm nhỏ để dễ kiểm soát và có điều kiện hướng dẫn các kỹ năng tới từng trẻ. Tôi sắp xếp xen kẽ những trẻ nhanh nhẹn gần trẻ nhút nhát, chậm chạp, giao nhiệm vụ cho trẻ khá kèm trẻ yếu, nhận xét động viên kịp thời những trẻ tích cực có tiến bộ. Hướng dẫn trẻ cách chú ý lắng nghe, hiểu và thực hiện các yêu cầu của cô, khuyến khích trẻ mạnh dạn trao đổi nhờ cô hướng dẫn những chỗ chưa biết thực hiện với phương châm “Chưa biết mới phải đi học, chăm học thì sẽ giỏi”. Tôi cũng tập trung quan sát gần gũi, nhẹ nhàng, nghiêm khắc rèn trẻ tạo cho trẻ nề nếp, thói quen và kỹ năng thực hiện các hoạt động. Công việc này tôi đã phối hợp thường xuyên với giáo viên cùng lớp, thời gian đầu ngoài những giờ hoạt động học chúng tôi tích cực tổ chức lôi cuốn trẻ vào các hoạt động chiều. Vì vậy chỉ sau 1 tháng trẻ đã có những tiến bộ rõ nét khi tham gia các hoạt động: trẻ có nề nếp, có thói quen, bước đầu có một số kỹ năng thực hiện các yêu cầu của cô và điều này cũng khích lệ tôi tích cực tổ chức các hoạt động cho trẻ. Khi trẻ đã có những nề nếp thói quen kỹ năng thực hiện các hoạt động thì việc tổ chức các hoạt động cho trẻ không còn gặp nhiều khó khăn như trước, trẻ đã chú ý lắng nghe biết tập trung tư duy, suy nghĩ và thực hiện các yêu cầu của hoạt động. Khi tôi tổ chức cho trẻ hoạt động theo nhóm trẻ đã biết cách trò chuyện, thảo luận với nhau để thực hiện các yêu cầu của cô. Giải pháp 3. Tổ chức sáng tạo các hoạt động phát triển thể chất cho trẻ Tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ là nội dung thiết yếu trong quá trình phát triển vận động cho trẻ mầm non. Vì vậy khi lựa chọn nội dung giáo dục phát triển vận động cho trẻ tôi cần tuân theo các nguyên tắc sau: Bám sát chương trình giáo dục mầm non hiện hành để lựa chọn nội dung, mục tiêu phù hợp độ tuổi Đảm bảo tính liên tục và tính hệ thống, cá biệt. Sự kết hợp hợp lý giữa các vận động có tính chất động và tĩnh, phù hợp với điều kiện thực tế của trường lớp và địa phương. Như chúng ta đã biết, giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non có 9 hình thức: Giờ thể dục, thể dục sáng, phút thể dục, trò chơi vận động, dạo chơi ngoài trời, tuần lễ sức khỏe ở trường mầm non, ngày hội thể dục, thể thao ở trường mầm non, bài tập phát triển vận động cá nhân, các hoạt động nhằm giáo dục phát triển cử động của bàn tay, ngón tay phối hợp vận động tay, mắt và kỹ năng phối hợp sử dụng các đồ dùng, dụng cụ. Để đạt được những kỹ năng, kỹ xảo vận động có mục đích thì giờ thể dục được coi là hình thức cơ bản để tổ chức hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ. Ở mỗi hình thức tùy theo từng nội dung bài dạy mà tôi có thể lựa chọn phương pháp, đồ dùng, dụng cụ luyện tập khác nhau. * Khi tổ chức một tiết thể dục: Bám vào kế hoạch năm, trước hết tôi phải lựa chọn nội dung bài dạy, sau đó xác định mục tiêu cần đạt sau bài dạy * Giờ thể dục gồm có 3 phần: Khởi động, trọng động và hồi tỉnh, mỗi phần đều giải quyết một nhiệm vụ nhất định, có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau và hoàn thiện 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giup_tre_5_6_tuoi_co.doc