Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp trẻ 3-4 tuổi người dân tộc Bru Vân Kiều phát triển thể chất

doc 21 trang skkn 13/05/2024 1480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp trẻ 3-4 tuổi người dân tộc Bru Vân Kiều phát triển thể chất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp trẻ 3-4 tuổi người dân tộc Bru Vân Kiều phát triển thể chất

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp trẻ 3-4 tuổi người dân tộc Bru Vân Kiều phát triển thể chất
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP TRẺ 3- 4 TUỔI DÂN TỘC 
 BRU VÂN KIỀU PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT”
 Quảng Bình, tháng 12 năm 2016
 1 Phần 1. 
 PHẦN MỞ ĐẦU:
 1.1 Lý do chon đề tài:
 Bác Hồ - vị lãnh tụ vô vàn kính yêu của dân tộc ta đã nói:
 “Luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người yêu nước”.
 Vâng! Lời nói đó luôn được đề cao và thực hiện trong các giai đoạn phát 
triển của đất nước ta. Trẻ khỏe mạnh và thông minh là niềm hạnh phúc của mỗi gia 
đình, là niềm mơ ước và hi vọng lớn vào tương lai. Chính vì thế muốn xây dựng 
một đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc không thể không nói đến việc xây 
dựng nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa có đầy đủ phẩm chất đạo đức và 
đặc biệt có sức khỏe tốt để xây dựng đất nước. 
 Đảng và nhà nước ta rất quan tâm trong đề cao vị trí của giáo dục mầm non 
trong chiến lược “Phát triển nguồn lực con người”. Vậy sự phát triển thể chất của 
trẻ em ở lứa tuổi Mầm non hiện nay như thế nào?
 Chúng ta đều biết tầm vóc của đứa trẻ lớn lên hàng ngày bởi vì cơ thể trẻ em 
là cơ thể đang lớn, đang phát triển không ngừng theo từng giai đoạn. Sự phát triển 
thể chất của trẻ được đánh giá dựa vào chỉ số thông thường như: chiều cao, cân 
nặng, vòng ngực, vòng đầu, tỉ lệ các phần của cơ thể.
 Giáo dục thể chất là một trong những nội dung giáo dục quan trọng của nhà 
trường nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, 
phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức. Việc tạo cơ hội cho trẻ tham gia 
vào các hoạt động giáo dục phát triển thể chất là giúp cho hệ thần kinh và các giác 
quan của trẻ nhanh nhạy hơn và có tác dụng tốt để nâng cao năng lực nhận thức 
của trẻ. Nhưng thực tế hoạt động này thường khô khan cứng nhắc, trẻ dễ chán, khó 
thu hút trẻ. 
 Việt Nam là một đất nước có nhiều dân tộc và có nền văn hóa đa dạng. Một 
số dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn, cái đói cái 
nghèo còn đeo bám nên phụ huynh chưa thực sự quan tâm chăm sóc con em mình 
một cách chu đáo để trẻ có thể phát triển một cách toàn diện. Trong thực tế cho 
thấy phần lớn trẻ em dân tộc thiểu số trước khi tới trường lớp mầm non đều còn rất 
bỡ ngỡ, trẻ còn rụt rè, lạ lẫm, chưa mạnh dạn hoặc tích cực trong hoạt động vui 
chơi, học tập hàng ngày, so với vùng có điều kiện thuận lợi tỷ lệ trẻ bị suy dinh 
dưỡng, thấp còi còn rất cao.
 Bên cạnh đó, trẻ 3-4 tuổi do sự myelin hoá của hệ thần kinh phát triển nhanh 
nên phối hợp vận động ngày càng tốt hơn, các giác quan ngày một nhạy bén và 
tinh tế. Trên cơ sở đó tạo sự quan sát có mục đích hơn và dẫn tới nhiều thay đổi. 
Đây là tuổi ngây thơ, là tuổi “học ăn, học nói, học gói, học mở”. Lúc này trong quá 
trình chạy chơi trẻ cảm thấy vô cùng thích thú, cho nên suốt ngày chạy nhảy, 
không lúc nào ngồi yên. Trẻ ở giai đoạn này có đặc điểm nổi bật là hoạt bát, hiếu 
động, chính là do sự phát triển của cơ thể quyết định. 
 3 Phần II.
 NỘI DUNG
 2.1. Thực trạng của vấn đề mà đề tài, sáng kiến, giải pháp cần giải quyết.
 Năm học 2015- 2016 được sự quan tâm của Ban Giám hiệu nhà trường, tôi 
được phân công dạy lớp mẫu giáo 3- 4 tuổi, trong quá trình thực hiện đề tài này tôi 
gặp những thuận lợi, khó khăn như sau:
 * Thuận lợi:
 Ban Giám Hiệu nhà trường tích cực tham mưu với các cấp lãnh đạo để tạo 
điều kiện về cơ sở vật chất, mua sắm đầy đủ trang thiết bị phục vụ hiện đại như: 
Ghế băng, đích ném, cầu tre, sân vận động...nhằm đáp ứng nhu cầu tổ chức các 
hoạt động để phát triển vận động cho trẻ.
 Bản thân tôi may mắn được chủ nhiệm lớp Mẫu giáo bé 3- 4 tuổi số lượng 
23 cháu. Trong đó có 4 trẻ dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ: 17,4%; 19 trẻ dân tộc Vân 
Kiều chiếm tỷ lệ 82,6%. Đây là điều kiện thuận lợi để trẻ dân tộc Vân Kiều có điều 
kiện hòa nhập và tích cực vận động nhằm phát triển thể chất.
 Đa số trẻ tích cực hứng thú tham gia vào các hoạt động chăm sóc, nuôi 
dưỡng, giáo dục. Đặc biệt trẻ thích tham gia vào các trò chơi vận dộng, các bài tập 
vận động cơ bản, trò chơi dân gian.... Nhờ đó giúp trẻ nhanh chóng được hình 
thành, rèn luyện và phát triển kĩ năng vận động. 
 Bản thân có trình độ chuyên môn Đại học sư phạm mầm non nhờ đó kiến 
thức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ vững vàng; có lập trường tư tưởng chính trị 
vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình trong công tác, 
luôn được đồng nghiệp, phụ huynh và nhân dân tính nhiệm.
 Có ý thức và tích cực tự học tập, rèn luyện và bồi dưỡng năng lực sư phạm và 
khả năng thực hiện vận động chính xác, linh hoạt để làm gương cho trẻ noi theo. 
 Luôn được sự hướng dẫn chỉ đạo sát sao về chuyên môn và sự quan tâm tạo 
điều kiện về mọi mặt của Ban giám hiệu nhà trường.
 Nhà trường đã xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên về 
mục tiêu, nội dung, kiến thức, kĩ năng về phát triển thể chất, từ đầu năm đến nay 
đã tổ chức nhiều tiết dạy thao giảng về lĩnh vực “Phát triển thể chất”, tổ chức nhiều 
hội thi nhằm tạo cơ hội cho trẻ được giao lưu học hỏi lẫn nhau, tạo hứng thú phấn 
khởi khi được chơi vận động cùng bạn.
 Bản thân tôi trải qua 9 năm công tác, tham gia giảng dạy tại trường mầm non 
trực tiếp chăm sóc- giáo dục nhiều độ tuổi khác nhau có nhiều trẻ em dân tộc Bru-
Vân Kiều nên đã nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý và những điều kiện thuận lợi và khó 
khăn của trẻ nơi vùng cao hẻo lánh này.
 Mặc dù, có nhiều thuận lợi song tôi vẫn gặp nhiều khó khăn sau đây:
 5 * Kết quả cân, đo:
 Cân nặng Chiều cao
 Bình thường Suy DDNC Bình thường Thấp còi
 SL Tỉ lệ% SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ% SL Tỉ lệ%
 18 78,3 5 21,7 19 82,6 4 17,4
 Phát triển thể chất là lĩnh vực không thể thiếu được đối với việc chăm sóc và 
giáo dục ở trường mầm non. Sự phát triển vận động của trẻ phải được thông qua 
các bài tập vận động, quá trình chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non 
sẽ giúp trẻ phát triển các tố chất vận động vốn có cũng như giúp cho trẻ có được 
một cơ thể khoẻ mạnh.
 Dựa vào mục tiêu, kết quả mong đợi, nội dung phát triển thể chất, đặc điểm 
nhận thức của trẻ mầm non. Từ những thuận lợi, khó khăn trên đây và từ kết quả điều 
tra thực tiễn với vai trò trách nhiệm của giáo viên bản thân tôi luôn trăn trở, suy nghĩ 
để giúp trẻ 3- 4 tuổi ở trường mầm non phát triển thể chất một cách thiết thực và đạt 
kết quả cao nhất tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp thực hiện như sau:
 1. Giải pháp thứ nhất: Yêu cầu đối với giáo viên mầm non.
 Giáo viên phải chuẩn bị chu đáo cho tiết học, cũng như các hình thức khác. 
Trước hết, giáo viên xác định nhiệm vụ cụ thể đối với việc tập luyện cho trẻ, lựa 
chọn các bài tập hoặc trò chơi phù hợp với mức độ phát triển thể lực của trẻ.
 Xác định thứ tự các bài tập đã lựa chọn, cách tiến hành như: phương pháp 
hướng dẫn, hình thức tổ chức, thời lượng, dụng cụ, nhạc đệm, chuẩn bị trước khi 
tập, an toàn của dụng cụ, lựa chọn dụng cụ, bố trí dụng cụ cho buổi tập.
 Biết chọn lọc nội dung lồng ghép, tích hợp phù hợp với từng đề tài.
 Ví dụ: đề tài “Đi, chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh ” tích hợp ATGT, 
dùng đúng biển báo... 
 Qua các tiết dự giờ đồng nghiệp, tôi thấy một số giáo viên tập các động tác 
thể dục chưa chính xác. Chúng tôi tổ chức các buổi sinh hoạt nhằm tập luyện các 
động tác cho chính xác
 Phụ huynh Ở vùng núi trình độ dân trí chưa cao, nhận thức về giáo dục 
mầm non còn hạn chế. Một số phụ huynh chỉ nghĩ rằng: “Giáo viên mầm non 
chỉ cần hát hay múa dẻo là được và đặc biệt hơn các cháu chỉ cần học chữ cái là 
đủ”. Trong lúc đó giáo viên mầm non phải là người luôn luôn có thái độ tích 
cực và tôn trọng khả năng của trẻ, phải tạo cho trẻ một chỗ dựa tinh thần, sự tin 
tưởng, một môi trường sống thật sự ân cần yêu thương với trẻ, cô giáo cần biết 
động viên, khen ngợi trẻ kịp thời, hướng trẻ quan sát và kích thích trẻ thực hiện 
theo các yêu cầu của cô, trẻ tìm ra và thực hiện được theo đúng yêu cầu mà cô 
giáo và bài tập đòi hỏi.
 7 thẳng, vai thả đều, không lên gân, tay cử động thoải mái, không cúi đầu. Giữ cho 
trẻ tư thế đứng ngay cả khi nghỉ, khi đi bộ, chạy và làm các cử động khác. Số lần 
lặp lại mỗi bài tập phụ thuộc vào tính chất mỗi động tác, cũng như trình độ thể lực 
của trẻ. Những bài tập khó, có khối lượng vận động lớn chỉ nên lặp lại 2- 3 lần, còn 
động tác phát triển chung đối với tay, chân thì nên từ 2- 4 lần. Chọn động tác và 
sắp xếp bài tập cho trẻ cần theo một số quy định. Trước hết động tác phải phù hợp 
và hấp dẫn đối với trẻ em. Bài tập phải có tác động hoàn thiện kĩ năng đi, chạy, 
trèo, ném, thúc đẩy sự hình thành tư thế đúng, gây sự hoạt động tích cực của các cơ 
quan hô hấp, tuần hoàn, các nhóm cơ
 Sẽ rất tốt nếu tổ chức thể dục buổi sáng bằng các trò chơi vận động có chủ 
đề gồm 3–4 động tác thể dục. Không nên quên đi bộ, các bài tập củng cố cơ vai, cơ 
chân, tay lưng, bụng, chạy 10- 15 giây và đi bộ kết thúc nhằm hồi tĩnh hô hấp, điều 
hòa hoạt động tim, chuyển dần cơ thể vào trạng thái yên tĩnh bình thường. Mỗi lần 
tập thể dục sáng cần thay đổi chủ đề trò chơi. Sự đa dạng đó phụ thuộc vào óc 
tưởng tượng của mỗi chúng ta. Có thể tập có động tác bướm bay, chim bay
 Thể dục giờ học :
 a. Khởi động:
 Để trẻ tập trung chú ý, giáo viên cần sử dụng tín hiệu khác nhau như: trống, 
xắc xô,
 Ngoài ra, nếu có điều kiện, giáo viên sử dụng tín hiệu âm thanh- âm nhạc, đó là 
tín hiệu dễ thu hút sự chú ý của trẻ. Tuy nhiên, trong một tiết học, giáo viên nên sử 
dụng một loại dụng cụ tín hiệu thống nhất để khỏi ảnh hưởng đến sự chú ý của trẻ. 
Bên cạnh những tín hiệu trên, giáo viên có thể sử dụng khẩu lệnh, mệnh lệnh.
 Có thể tiến hành phần khởi động như sau:
 Giáo viên cho trẻ đi bộ thành vòng tròn khép kín, giáo viên đi vào phía trong 
vòng tròn ngược chiều với trẻ để theo dõi và điều khiển trẻ tập. Cho trẻ đi thường 
phối hợp với các kiểu đi: đi kiễng gót 5m, đi thường 2m, 5m đi bằng gót chân, 2m 
đi thường, đi như vậy khoảng 2- 3lần. Sau đó, cho trẻ chuyển sang chạy thay đổi 
tốc độ: chậm- nhanh- chậm. Hoặc cuối phần khởi động, giáo viên có thể cho trẻ 
chơi một trò chơi vận động nhẹ nhàng như: “Tiếng gọi của ai?”, “Chuông reo ở 
đâu?”, có tác dụng làm cho trẻ phấn khởi, thích thú trước khi chuyển sang phần 
trọng động.
 b.Trọng động:
 Tập những động tác mới, hoặc ôn động tác cũ hay nâng cao trình độ luyện 
tập của trẻ.
 + Rèn luyện phát triển thân thể toàn diện và các tố chất thể lực.
 Bồi dưỡng và giáo dục ý chí, phẩm chất đạo đức tốt cho trẻ.
 * Thực hiện bài tập phát triển chung:
 - Phát triển và rèn luyện các nhóm cơ chính; cơ bả vai, cơ chân, cơ bụng những 
động tác phát triển hệ hô hấp và những động tác hỗ trợ cho bài tập vận động cơ bản.
 9 VD 1: Bài tập vận động đi, chạy, thì trò chơi vận động là “Đi, chạy thay đổi 
tốc độ theo hiệu lệnh”; trò chơi vận động là “Kéo co”. Mục đích nhằm rèn luyện 
những kỉ năng của các vận động cơ bản.
 VD 2: Với đề tài: “Trèo lên xuống ghế” cô chọn trò chơi “đua ngựa” việc 
chạy nâng cao đùi sẽ có tác dung hỗ trợ cơ đùi đối với kỹ năng trèo của trẻ.
 c. Hồi tĩnh:
 Đưa cơ thể về trạng thái bình thường sau quá trình vận động liên tục. Giáo 
viên phải làm cho trẻ có cảm giác thoải mái, phấn khởi đỡ mệt mỏi, không chán 
học. Giáo viên có thể tiến hành nhiều hình thức: Cho trẻ đi vòng tròn, hít thở, trò 
chơi vận động tĩnh như: “Bóng bay xanh”, “Tìm đồ chơi”.
 VD: Cô cho trẻ đi vòng tròn đọc thơ “Bé bước một hai”, hít thở sâu.
 * Nhận xét tiết học
 Giáo viên có thể nhận xét ngay trong tiết học hoặc cuối tiết học, trong tiết 
học khen , động viên nhắc nhở trẻ kịp thời. Cuối tiết học chủ yếu động viên trẻ, 
khen là chính.).
 3. Giải pháp thứ ba: Lồng ghép các hoạt động vào giáo dục thể chất và 
giáo dục thể chất vào trong các hoạt động.
 3.1.Lồng ghép các hoạt động vào giáo dục thể chất:
 * Sử dụng âm nhạc trong hoạt động giáo dục thể chất: 
 Nói đến giáo dục thể chất mọi người thường nghĩ đến sự khô khan, cứng 
nhắc. Thật vậy nếu không có biện pháp làm mềm hóa hoạt động học. Hoạt động 
giáo dục thể chất khi có âm nhạc sẽ thấy hứng thú và phấn khởi hơn, giờ hoạt động 
của trẻ đạt kết quả cao hơn.
 Bản thân tôi sau khi tham khảo một số bài hát vui nhộn, giai điệu dễ nhớ phù 
hợp với các vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ. Từ thực tế tại lớp mình tôi 
nhận thấy đối với mỗi chủ đề nên sử dụng các bài hát phù hợp với nội dung của 
từng bài dạy, tôi đã vận dụng một số bài hát khi thực hiện cho trẻ vận động. 
 VD: Khi dạy trẻ chủ đề “Thế giới động vật” tôi chọn nhạc bài “Đàn gà 
trong sân”.
 Hoặc chọn một số bài hát vui nhộn, nhí nhảnh như bài “Con gà trống”, 
“Đàn gà con”.
 Tới phần hồi tĩnh, tôi cho trẻ đi theo nhạc bài hát “Chim bay”, “Cò lả”. 
Làm động tác và hít thở nhẹ nhàng theo bài hát 1- 2 phút.
 Với mỗi chủ đề tôi lựa chọn bài hát phù hợp với chủ đề để đưa vào dạy. 
Những bài hát lựa chọn thường là những bài hát vui nhộn, dễ nghe dễ cảm nhận 
tạo hứng thú cho trẻ. Tôi luôn hiểu một điều như nhiều nhà giáo dục đã hiểu là âm 
nhạc và vận động liên kết với nhau từ lúc chào đời và kéo dài suốt thời kỳ thơ ấu.
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giup_tre_3_4_tuoi_ngu.doc