Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp trẻ 3-4 tuổi làm quen với tác phẩm văn học, nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ tại trường mầm non

docx 19 trang skkn 23/05/2024 3460
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp trẻ 3-4 tuổi làm quen với tác phẩm văn học, nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ tại trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp trẻ 3-4 tuổi làm quen với tác phẩm văn học, nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ tại trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp trẻ 3-4 tuổi làm quen với tác phẩm văn học, nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ tại trường mầm non
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 “MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP TRẺ 3- 4 TUỔI LÀM QUEN VỚI TÁC
 PHẨM VĂN HỌC Ở TRƯỜNG MẦM NON”
 1. Lời giới thiệu.
 Như chúng ta đã biết, ở trường mầm non thông qua các hoạt động chăm 
sóc giáo dục trẻ để giúp trẻ phát triển toàn diện. Mỗi hoạt động chăm sóc giáo 
dục trong chương trình giáo dục mầm non được tổ chức theo một hệ thống thống 
nhất. Cung cấp kiến thức kỹ năng có tính đồng tâm trong tất cả các độ tuổi từ 
nhà trẻ cho đến cuối độ tuổi mẫu giáo.
 Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học (LQVTPVH) là một trong những 
hoạt động ở trường mầm non được trẻ yêu thích. Hoạt động làm quen với tác 
phẩm văn học là loại hình nghệ thuật; đặc biệt nó rất gần gũi với trẻ thơ, từ buổi 
đầu thơ ấu, trẻ đã sống chan hoà trong không khí lời ru “ầu ơ” đầy yêu thương 
tận tình của bà, của mẹ. Đó chính là trẻ đã được đến với văn học và đó cũng là 
cánh cửa mở ra chân trời nhận thức cho trẻ. Đặc biệt văn học có tác động mạnh 
mẽ đến sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ; là phương tiên dẫn dắt trẻ đến với thế 
giới xung quanh.
 Qua những bài ca dao, câu chuyện là tấm gương mẫu mực về lời ăn tiếng 
 nói cho trẻ học tập, là phương tiện hữu hiệu trong việc giáo dục trẻ lòng yêu 
 thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, tình yêu mến bạn bè với những người thân 
 thiết, biết được việc làm tốt, biết yêu cái đẹp, cái thiện, ghét cái ác, phê phán 
những việc làm xấu, kính yêu Bác Hồ, thật thà, ngoan ngoãn. Điều đó chính là 
 văn học là phương tiện hình thành các phẩm chất đạo đức trong sáng cho trẻ thơ.
 Với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 3 tuổi, vốn từ và ngôn ngữ của trẻ đang 
phát triển mạnh mẽ. Vì vậy cần thiết phải quan tâm phát triển để hướng đến kết 
quả mong đợi tối ưu nhất về phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong độ tuổi.
 Để đạt được hiệu quả nói chung và hoạt động cho trẻ (LQVTPVH) nói 
riêng, đòi hỏi cô giáo mầm non luôn phải tìm tòi các giải pháp tổ chức thực hiện 
các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ tốt nhất.
 Tôi nhận thức rõ mọi hoạt động học tập và vui chơi được tổ chức trong 
quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường mầm non. Những hoạt 
động đó còn là phương tiện hình thành các phẩm chất đạo đức trong sáng, thông 
qua đó mở rộng vốn hiểu biết của trẻ đối với cuộc sống xung quanh, trẻ biết tích 
luỹ được những kinh nghiệm sống, làm phong phú thêm vốn từ của trẻ, trẻ biết 
nói đủ câu, chính xác, biểu cảm. Trong năm học này tôi đã quan tâm tìm tòi các 
giải pháp tổ chức tốt cho trẻ (LQVTPVH). Xuất phát từ vấn đề trên bản thân tôi 
mạnh dạn chọn đề tài "Một số giải pháp giúp trẻ 3- 4 tuổi làm quen với tác 
phẩm văn học, nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ tại trường mầm non...” để 
nghiên cứu.
 1 cảnh. Không những thế mà việc dạy trẻ làm quen tác phẩm văn học cung cấp 
cho trẻ từ ngữ nghệ thuật như từ tượng thanh, tượng hình giúp trẻ phát triển trí 
tưởng tượng, óc quan sát, khả nawngtuw duy độc lập trong suy nghĩ.
 Các tác phẩm văn học đến với trẻ là thế giới mới về những câu chuyện cổ 
tích về cuộc sống hiện tại bao gồm: Thiên nhiên, xã hội, con người... Tác phẩm 
văn học diễn tả biểu đạt hình thức đa dạng độc đáo. Văn học nói về thế giới loài 
vật ,cỏ, cây, hoa, lá, mọi hiện tượng thiên nhiên cũng nói gì gần gũi trong môi 
trường của trẻ như làng quê, đồng ruộng, lớp học...
 Tác phẩm văn học giúp trẻ nhận ra mối quan hệ tình cảm gia đình, anh em 
ruột thịt, tình yêu mọi người..
 Muốn đạt được điều đó, người giáo viên mầm non không ngừng học hỏi 
kinh nghiệm, trau rồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng sư 
phạm và phải tiến hành dạy trẻ thường xuyên, liên tục ở mọi lúc mọi nơi.
 Muốn thực hiện tốt giờ cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học thì giáo 
viên cần vận dụng có hiệu quả phương pháp cơ bản của môn văn học như: 
phương pháp dùng lời nói, phương pháp quan sát, phương pháp trò chuyện, 
phương pháp giảng giảivà vận dụng linh hoạt phương pháp dạy học tích cực 
vào quá trình dạy học.
 7.1.2. Cơ sở thực tiễn:
 Trong những năm gần đây công tác tự bồi dưỡng thường xuyên của bản 
thân đã được chú trọng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên được 
nâng lên, khả năng hiểu biết của trẻ mẫu giáo bé về văn học chưa cao. Bên cạnh 
đó vẫn còn một số phụ huynh chưa quan tâm tới việc học tập của con em mình, 
trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi chưa đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục mầm 
non. Vì vậy việc tự bồi dưỡng cho giáo viên nhằm nâng cao chất lượng làm 
quen với tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo bé không ngừng phát triển nhằm 
nâng cao nghiệp vụ, rèn luyện tay nghề, nâng cao trình độ nhận thức, hiểu được 
nội dung và phương pháp giáo dục trẻ một cách toàn diện góp phần thực hiện tốt 
nhiệm vụ năm học do ngành triển khai là rât cần thiết.
 7.1.3. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
 Tình hình chung: Được sự chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà trường. 
Đặc biệt có sự quan tâm của các bậc phụ huynh học sinh đã đóng góp về kinh 
phí, vật chất để mua sắm trang thiết bị như ti vi đầu đĩa và một số đồ dùng dạy 
học cho cô và trẻ, ngoài ra phụ huynh còn thu gom phế liệu để giúp tôi làm đồ 
dùng đồ chơi phục vụ cho bộ môn văn học để tôi có đủ điều kiện thực hiện tốt 
chuyên đề.
 Cơ sở vật chất: Phòng học tương đối khang trang, bàn ghế đầy đủ đúng 
quy cách, đủ cho cô và trẻ thuận tiện cho việc hoạt động của trẻ.
 3 hướng tới cái đích mà trẻ cần học tập đó là những việc làm tốt, dũng cảm, yêu 
thương giúp đỡ bạn bè như bạn thỏ trắng.
 Hoặc khi dạy trẻ bài thơ: “Thăm nhà bà” tôi gây hứng thú bằng cách cho 
trẻ hát bài: “Cháu yêu bà”, trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát và hỏi trẻ:
 Chúng mình vừa hát bài gì? bài hát nói về ai? Chúng mình có yêu quý bà 
không? Yêu quý bà chúng mình phải làm gì?
 Cô khẳng định lại và nói: các con ạ trong mỗi chúng ta ai cũng có bà vậy 
các con hãy yêu thương chăm sóc và giúp đỡ bà của chúng mình nhé. Có một 
bài thơ rất hay nói về một em bé rất yêu quý bà nên em bé đã đến thăm bà và 
biết giúp đỡ bà khi bà đi vắng đấy đó là bài thơ “Thăm nhà bà” của nhà thơ Như 
mạo đấy. Bây giờ chúng mình cùng lắng nghe cô đọc bài thơ “Thăm nhà bà” của 
nhà thơ Như Mạo nhé.
 Hay Khi mở máy chiếu ra thì có hình ảnh động đưa đến con mắt nhìn của 
trẻ các hình ảnh động màu sắc đẹp như bài thơ “Bác Gấu đen”. Có hình ảnh về 
Bác Gấu đang đi trong rừngTừ đó trẻ hứng thú học một cách tích cực nhớ bài 
sâu hơn.
 Từ cái nhìn các hình ảnh trên máy trẻ sẽ có ý kiến bổ sung vào các biểu 
tượng mà trẻ thích với các hình ảnh trên máy, có thể trẻ tự đặt tên cho các hình 
ảnh trên máy theo ý của mình
 Ví dụ: Bài thơ “Hoa kết trái” khi cô đọc:
 “Hoa cà tim tím
 Hoa mướp vàng vàng”
 Cô vừa đọc diễn cảm lời thơ vừa đưa hình ảnh về hoa Cà có màu tím, hoa 
Mướp có màu vàng. Các cánh hoa được cô làm hình ảnh rất hấp dẫn và sinh 
động. Qua đó trẻ hứng thú lắng nghe cô đọc một cách say mê.
 5 cho trẻ 3- 4 tuổi nói riêng thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học, 
cho phụ huynh một số hình ảnh có trong nội dung câu chuyện, bài thơ sự gợi mở 
của người lớn, để trẻ tư duy hình ảnh đó một cách lô gic, từ nội dung tư duy 
giúp trẻ nói lên ý tưởng của mình bằng ngôn ngữ thông qua các câu hỏi mà 
người lớn gợi ý, hỏi trẻ. Từ đó phụ huynh phối hợp với giáo viên để dạy trẻ tại 
gia đình giúp việc tiếp thu kiến thức rèn luyện kỹ năng kể chuyện sáng tạo tốt 
hơn.
 Thông qua đó các bậc phụ huynh nắm được đặc điểm, sự nhận thức của 
trẻ để cùng kết hợp với cô giáo đưa ra các biện pháp giáo dục sao cho phù hợp 
và đạt hiệu quả.
 Ví dụ: Cháu Đặng Thị Như Quỳnh trong lớp nói rất ngọng từ “Con” thành 
từ “Ton”. Tôi đã gặp trực tiếp phụ huynh để trao đổi từ đó gia đình cùng kết hợp 
với cô giáo để sửa cho cháu, qua một thời gian cháu đã hoàn thiện hơn về mặt 
phát âm một số từ ngọng.
 Khi tổ chức các chuyên đề “Làm quen với tác phẩm văn học” tôi đã mời 
các bậc phụ huynh đến tham dự. Từ đó các bậc phụ huynh sẽ hiểu rõ hơn về đặc 
điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ, cũng như tầm quan trọng của bộ môn làm 
quen với tác phẩm văn học đối với sự phát triển của trẻ. Qua đó các bậc phụ 
huynh sẽ thông cảm và chia sẻ với cô giáo khi tổ chức tiết dạy.
 Ví dụ: Chuyên đề của lớp làm quen với tác phẩm văn học với bài thơ 
“Gấu qua cầu”. Tôi đã mạnh dạn mời phụ huynh đến tham dự buổi chuyên đề. 
Kết thúc buổi chuyên đề tôi đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ các bậc phụ 
huynh.
 Để tiết dạy làm quen với tác tác phẩm văn học được tốt, tôi sẽ cung cấp 
các tài liệu có liên quan đến bài dạy để cùng phối kết hợp với các bậc phụ huynh 
về nhà dạy trẻ.
 Ví dụ: Dạy truyện “Gấu con chia quà” tôi sẽ pho to cho các phụ huynh 
hình ảnh câu chuyện để về nhà các cháu được làm quen với câu truyện đó qua 
các hình ảnh.
 Thông qua các buổi họp phụ huynh đầu năm và cuối năm. Tôi sẽ tuyên 
truyền trao đổi với các bậc phụ huynh về tình hình nhận thức và sự phát triển 
ngôn ngữ của từng trẻ. Từ đó cô giáo và gia đình cùng nhau đưa ra các biện 
pháp phù hợp để dạy trẻ.
 Trao đổi và vận động phụ huynh dành thời gian để tâm sự với trẻ và lắng 
nghe trẻ nói, khi trò chuyện với trẻ phải nói rõ ràng mạch lạc, tốc độ vừa phải để 
trẻ nghe cho rõ ràng, cha mẹ người thân phải cố gắng phát âm đúng cho trẻ bắt 
chước.
 7 Ví dụ: Khi đọc thơ diễn cảm lần hai giáo viên đưa tranh minh hoạ ra kết 
hợp với lời đọc của giáo viên với bài thơ “Rong và cá” nhằm minh hoạ cho từng 
câu thơ, đoạn thơ minh hoạ cho từng đoạn thơ (Có cô rong xanh, đẹp như tơ 
lụa). Qua quan sát trẻ dễ hiểu và nhớ lại bài thơ một cách sâu hơn, trẻ sẽ hình 
dung ra hình ảnh có rong xanh đẹp và mềm mại như tơ lụa. Trẻ được đọc và 
quan sát hình ảnh trên tranh sẽ khắc sâu hơn vào tâm hồn trẻ thơ.
 Qua bài thơ trẻ được đọc, được nhìn vào bức tranh từ đó trẻ sẽ biết đọc và 
bổ sung vào các biểu tượng hiện thực khách quan mà trẻ biết qua cuộc sống 
hàng ngày.
 Ví dụ: Bài thơ “Đàn gà con”
 Qua quan sát về hình ảnh trên tranh sau đó trẻ biết tự đặt tên cho bài thơ 
theo ý thích của mình. Tên bài thơ mà trẻ thích đó là “Gà con đáng yêu của 
bé”. Thơ là hình ảnh của tranh minh hoạ mà trẻ đã được quan sát.
 Qua những hình ảnh của tranh minh hoạ đã tạo hứng thú cho trẻ tiếp thu 
bài tốt. Vì ở lứa tuổi này tư duy của trẻ là tư duy trực quan hình tượng. Vì vậy 
trẻ đọc thơ rất cần có tranh minh hoạ để trẻ dễ hình dung và tiếp thu bài tốt hơn.
 Sử dụng tranh minh hoạ phù hợp để trẻ dễ nhìn, dễ quan sát.
 Khi dạy trẻ đọc thơ hay câu truyện muốn đạt kết quả cao thì giáo viên 
phải biết sử dụng đồ dùng sao cho phù hợp với từng bài thơ hay câu truyện.
 Tranh minh hoạ còn được sử dụng trong việc đàm thoại, giảng giải, giúp 
trẻ hiểu nội dung và ghi nhớ về thơ hay truyện hơn, sử dụng trong việc cho trẻ 
luyện đọc theo tranh, Trẻ biết sắp xếp tranh và đọc theo nội dung của bức tranh 
từ đó trẻ nhớ trình tự bài thơ hay câu truyện hơn.
 Ví dụ: Khi cô giáo đọc thơ diễn cảm lần hai. Cô giáo kết hợp cho trẻ xem 
tranh minh hoạ để trẻ dễ hiểu, dễ hình dung ra nội dung mà trẻ đang muốn khám 
phá.
 Có thể đưa tranh minh hoạ vào nội dung bài thơ nhằm giúp trẻ hiểu nội 
 dung như khi dạy trẻ bài thơ “Ong và Bướm”, thì cô giáo hỏi trẻ: Bài thơ nói 
 về ai? Trẻ trả lời “Ong và bướm” ạ sau đó cô đưa hình ảnh Ong và Bướm ra 
 cho trẻ xem. Từ đó sẽ khắc sâu vào tâm hồn trẻ những hình ảnh đẹp về những 
 loại côn trùng.
 Khi giáo viên tổ chức cho trẻ chơi trò chơi ghép tranh qua nội dung các 
bài thơ. Cần chuẩn bị những bức tranh rời minh hoạ cho nội dung của từng câu 
thơ, đoạn thơ, câu thơ. Giáo viên cần tổ chức cho trẻ thi đua theo tổ, nhóm, cá 
nhânĐể trẻ hứng thú dần với cá bức tranh trong bài thơ mà trẻ muốn. Từ đó 
trẻ sẽ biết đặt tên cho nội dung bài thơ qua các bức tranh và trẻ sẽ hứng thú học 
bài, nội dung bài thơ sẽ khắc sâu hơn.
 9

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giup_tre_3_4_tuoi_lam.docx