Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi thông qua truyện cổ tích, ca dao, đồng dao tại trường mầm non EaTung

doc 20 trang skkn 10/03/2024 2721
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi thông qua truyện cổ tích, ca dao, đồng dao tại trường mầm non EaTung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi thông qua truyện cổ tích, ca dao, đồng dao tại trường mầm non EaTung

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi thông qua truyện cổ tích, ca dao, đồng dao tại trường mầm non EaTung
 Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4 -5 tuổi thông qua truyện cổ tích, ca dao, đồng dao. 
 MỤC LỤC
 I. Phần mở đầu Trang 
 1. Lý do chọn đề tài ...1 
 2. Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài.3
 3. Đối tượng nghiên cứu
 4. Giới hạn của đề tài 
 5. Phương pháp nghiên cứu4
 a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
 b. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
 c. Nhóm phương pháp thống kê toán học
 Phần II: Phần nội dung
 1. Cơ sở lý luận.5
 2. Thực trạng..6
 3. Nội dung và hình thức của giải pháp
 a. Mục tiêu của giải pháp
 b.. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp..6
 c. Môi quan hệ giữa giải pháp và biện pháp15
 d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
 III. Kết luận, kiến nghị 
 1. Kết luận  .16
 2. Kiến nghị
Người thực hiện: H’ Noel Niê Brít 1 Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4 -5 tuổi thông qua truyện cổ tích, ca dao, đồng dao. 
sâu sắc và đúng đắn nhất. Mà trẻ em như “Tờ giấy trắng” nhân cách của trẻ sẽ 
được vẽ bởi những người xung quanh trẻ từ đó tôi đã tìm tòi học hỏi và mạnh 
dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi thông qua 
truyện cổ tích, ca dao, đồng dao tại trường mầm non EaTung ”
 2. Mục tiêu nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
 Mục tiêu: Qua hoạt động làm quen văn học chúng ta có thể giáo dục lễ giáo, 
giáo dục đạo đức cho trẻ như: Thưa gởi, chào hỏi, lễ phép, biết nói lời cảm ơn, 
xin lỗi, biết nhường nhịn giúp đỡ bạn trong khi chơi, kính trên nhường dưới, 
đoàn kết với bạn, thân thiện hòa đồng vui vẻ, biết giúp đỡ mọi người xung 
quanh. Trẻ ý thức được việc mình làm tốt hay xấu, nên hay không nên, biết yêu 
cái thiện ghét cái ác. Nhưng qua những câu truyện cổ tích, ca dao, đồng dao 
thường có cốt truyện ngắn gọn, rõ ràng, dễ nhớ dễ thuộc, nhân vật gần gũi, chính 
là con người trong các mối quan hệ xã hội. Điều cuốn hút kích thích các em 
chính là yếu tố thần kỳ, những đồ vật quen thuộc gần gũi được thổi những yếu tố 
ly kỳ hoang đường bỗng trở nên hấp dẫn đối với trí tượng của trẻ thơ mà giáo 
dục tình cảm cho trẻ là một trong năm nhiệm vụ lớn của công tác giáo dục cho 
trẻ mẫu giáo. Vì vậy tôi đã thực hiện “ một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 
4-5 tuổi thông qua các câu truyện cổ tích ca dao, đồng dao tại trường mầm non 
EaTung
 Nhiệm vụ: Rèn trẻ biết lễ giáo như chào hỏi, thưa gởi, biết nói cảm ơn và 
đoàn kết, chưa biết nhường bạn, biết xin lỗi khi có lỗi, biết yêu cái thiện ghét cái 
ác thông qua môn làm quen văn học.
 3. Đối tượng nghiên cứu:
 Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi thông qua truyện cổ tích, 
ca dao, đồng dao tại trường mầm non EaTung
 4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu: 
Người thực hiện: H’ Noel Niê Brít 3 Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4 -5 tuổi thông qua truyện cổ tích, ca dao, đồng dao. 
xây dựng. Vì thế vừa gần gũi vừa dễ hiểu phù hợp với nhận thức của trẻ. Khả 
năng khám phá thế giới của trẻ còn hạn chế, tư duy của trẻ là tư duy tổng quát trẻ 
không hiểu được những câu nói phức tạp, trẻ sẽ không biết được nói như thế nào 
là tốt hay xấu. Nhưng thông qua những câu chuyện cổ tích, ca dao đồng dao 
thường gắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc, nhân vật gần gũi với cuộc 
sống thường ngày. Điều làm trẻ yêu thích ở đây là yếu tố thần kỳ trong truyện cổ 
tích kèm thêm những yếu tố hoang đường, những nhân vật được nhân hóa bỗng 
trở nên hấp dẫn với trẻ, bên cạnh đó đồng dao, ca dao mang yếu tố chân thực, 
những câu thơ dễ thuộc, dễ hiểu đi sâu vào nhận thức của trẻ, mà giáo dục đạo 
đức cho trẻ là một trong năm nhiệm vụ mà mỗi giáo viên mầm non phải quan 
tâm.
 Xuất phát từ tình hình đặc điểm của lớp chồi 1, đặc điểm của chương trình 
mầm non mới là dạy trẻ mọi lúc mọi nơi nên tôi đã mạnh dạn cho trẻ làm quen 
với một số câu chuyện cổ tích, ca dao, đồng dao lồng ghép vào các hoạt động 
thông qua đó giáo dục lễ giáo cho trẻ một cách nhẹ nhàng không áp đặt không gò 
bó phù hợp với lứa tuổi mà hiệu quả lại cao.
 2. Thực trạng:
 Là lớp chồi 1 nằm ở Thôn Tân Thắng, xã EaNa với tổng số học sinh là 34 
cháu trong đó có 19 nữ, 15 nam. Qua một thời gian điều tra trong lớp chồi 1, tôi 
thấy vấn đề lễ giáo trẻ chưa được chú trọng nhiều cháu đi học chưa lễ phép chào 
cô và bố mẹ, chưa ý thức được việc mình làm tốt hay xấu, hay đánh bạn, chưa 
biết nhận lỗi và xin lỗi bạn, nên hay không nên, yêu cái thiện ghét cái ác. 
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện tôi đã gặp những ưu điểm và hạn chế như 
sau:
 Ưu điểm: Được sự quan tâm của nhà trường và các cấp đã đầu tư cơ sở vật 
chất trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cho giáo viên phục vụ cho công tác dạy học 
được tốt. Nhà trường thường xuyên tổ chức chuyên đề lễ giáo cho trẻ.
Người thực hiện: H’ Noel Niê Brít 5 Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4 -5 tuổi thông qua truyện cổ tích, ca dao, đồng dao. 
 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 
 Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch cho từng chủ đề
 Để đạt được mục đích hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ giáo viên 
trước hết cần phải chọn nội dung phù hợp với từng chủ đề để xây dựng kế hoạch 
ngay từ đầu năm học. Trong kho tàng văn học Việt Nam rất nhiều câu chuyện cổ 
tích ca dao, đồng dao dành cho thiếu nhi nó đều mang nội dung tình cảm đạo đức 
những bài học bổ ích dành cho lứa tuổi mầm non. Chính vì vậy tôi đã lựa chọn 
sưu tầm thêm truyện, cao dao, đồng dao, đưa vào chương trình để trẻ được tiếp 
cận, lồng ghép vào giáo dục đạo đức cho trẻ, phù hợp với mỗi chủ đề 
 Chủ đề gia đình. Ví dụ: Chuyện cổ tích Tấm Cám, Thạch Sanh Lý Thông, 
Thánh Gióng,Tích Chu
 Những bài ca dao, đồng dao đã đi sâu vào tâm hồn trẻ những bài hát ru từ 
lọt lòng mẹ. Ví dụ: Bài ca dao “Cái ngủ”.
 Cháu ơi cháu ngủ cho lâu
 Mẹ cháu đi cấy đồng sâu chưa về
 Chừng về bắt được con cá trê
 Tròng cổ mang về bà cháu mình ăn
 ( Ca dao)
 Bài đồng dao: Lời hát ru con Nam Bộ 
 Ầu ơVí dầu
 Cầu ván đóng đinh
 Cầu tre lắc lẻo
 Gập ghành khó đi..
 Ầu ơi
Người thực hiện: H’ Noel Niê Brít 7 Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4 -5 tuổi thông qua truyện cổ tích, ca dao, đồng dao. 
 Chủ điểm thực vật. 
 Ví dụ: Sự Tích Cây Khoai Lang, Sự Tích Hoa Hồng, Sự Tích Cây Vú 
Sữa..
 Những bài ca dao, đồng dao về các thực vật
 Ví dụ: Bài ca dao: Bầu ơi thương lấy bí cùng 
 Bầu ơi thương lấy bí cùng
 Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
 ( Ca dao)
 Bài đồng dao: Trồng đậu trồng cà
 Trồng đậu, trồng cà
 Hoa hòe, hoa khế
 Khế ngọt, khế chua
 Cột đình, cột chùa
 Hai ta ôm cột
 Cây cam, cây quýt
 Cây mít, cây hồng
 Cành đa, lá nhãn
 Ai có chân, có tay thì rụt
 ( Đồng dao)
 Giải pháp 2: Chuẩn bị môi trường đồ dùng đồ chơi
 Để dạy trẻ đạt kết quả cao thì người giáo viên cần phải chuẩn bị đồ dùng đồ 
chơi đầy đủ, hấp dẫn và phong phú vì đồ dùng dạy học là một phương tiện đạt 
hiệu quả cao nhất. Đồ dùng dạy học hấp dẫn sẽ giúp trẻ nhớ lâu những kiến thức 
Người thực hiện: H’ Noel Niê Brít 9 Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4 -5 tuổi thông qua truyện cổ tích, ca dao, đồng dao. 
 Giải pháp 3 : Giải pháp thiết kế các góc lễ giáo sinh động hấp dẫn 
 Để thu hút trẻ tôi dùng những hình ảnh có màu sắc sinh động mới lạ, do đó 
có thể tác động đến nhận thức và nâng cao các hành vi đạo đức và hành vi lễ 
giáo tich cực ở trẻ xây dựn tiến hành các góc chơi hấp dẫn hướng tới sinh thành 
nhân cách trẻ
 Xây dựng góc ai ngoan nhiều hơn? ở góc này tôi sử dụng một bảng đa năng 
có trang trí hoa và các hình ảnh nghộ nghĩnh xung quanh, cuối buổi học và giờ 
nêu gương, trước khi trẻ cắm cờ cô cho trẻ tự nhận xét bản thân mình trong ngày 
đó(trẻ bào ngoan, trẻ nào chư angoan) với mỗi việc làm tốt sẽ tặng trẻ một bông 
hoa ví dụ: Trong lớp trẻ ngoan, biết tự giác giúp bạn, giúp cô làm những việc 
nhỏ dọn đồ chơi cùng bạn, biết quét lớp giúp cô(mỗi màu hoa là một nội dung 
yêu cầu: Hoa màu trắng bé sạch sẽ, hoa màu hồng bé lễ phép, hoa màu đỏ bé học 
ngoan). Trẻ nào được 2-3 bông hoa trong ngày sẽ được dán hoa trên bảng. Cuối 
cùng bạn nào có hoa nhiều nhất sẽ được dán ảnh ở phía trên
 Thiết kế một góc lễ giáo riêng ở trong lớp có tên “Bé ngoan mỗi ngày” để 
thu hút sự chú ý của trẻ ở góc này tôi cũng dùng các hình ảnh tươi sáng. Tôi sưu 
tầm tranh ảnh trong sách báo tập chí có nội dung giáo dục lễ giáo như tranh: Bé 
học chào hỏi, khi nhà có khách, biết bưng nước cho ông bà uống, biết giúp bố 
mẹ quét nhà..Tranh ảnh tôi sử dụng có thể cắt dán đã qua sử dụng, tôi thay đổi 
thường xuyên để phù hợp theo từng chủ đề nhằm tạo sự hấp dẫn mới lạ cho trẻ, 
các tranh được sắp xếp hợp lí, thay đổi luân phiên và tận dụng sử dụng giữa các 
góc, với việc làm như thế tôi tiết kiệm được rất nhiều kinh phí trong việc trang 
trí in ấn. Ví dụ: Góc thiên nhiên tôi treo cây, bức tranh nhỏ vẽ các hành vi đúng 
của trẻ với thiên nhiên, tranh bé tưới cây, bé nhặt rác bỏ vào thùng. Chính những 
bức ảnh này sẽ giúp trẻ dần hình thành thói quen tốt về ý thức tự giác và tính độc 
lập.
 Giải pháp 4: Giải pháp cá thể hóa
Người thực hiện: H’ Noel Niê Brít 11 Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4 -5 tuổi thông qua truyện cổ tích, ca dao, đồng dao. 
tình yêu lòng mong muốn được giúp đỡ người mà trẻ yêu thích. Hay những nhân 
vật tốt mà trẻ yêu thích trẻ sẽ làm theo hành động của nhân vật đó. Những hành 
vi đạo đức được xuất hiện khi trẻ phân biệt được đâu là tốt, đâu là xấu đồng thời 
trẻ sẽ có những động cơ đúng đắn.
 Chính vì vậy việc giáo dục các chuẩn mực động cơ đúng đắn tình cảm đạo 
đức cho trẻ phải là việc làm liên tục thường xuyên, không có giới hạn, cần 
thường xuyên làm giàu vốn kinh nghiệm đạo đức, hoàn thiện nhân cách cho trẻ.
 Để đạt được hiệu quả nhất là giờ đón trẻ và trả trẻ để cô áp dụng biện pháp 
cụ thể.
 Ví dụ: Cô trò chuyện cởi mở đặt những câu hỏi nhẹ nhàng hỏi trẻ rồi cô kể 
cho trẻ nghe một câu chuyện hay đọc cho trẻ nghe một bài ca dao hay đồng dao 
phù hợp với chủ điểm cho trẻ nghe.
 Giờ hoạt động góc là khu vực riêng biệt nơi trẻ làm việc say mê và hứng 
thú của trẻ cô giáo làm việc riêng với từng nhóm nhỏ. Cô đưa các câu chuyện cổ 
tích ca dao, đồng dao vào góc nghệ thuật để trẻ đọc, đóng kịch các câu chuyện, 
đọc các bài ca dao, đồng dao phù hợp với chủ điểm.
 Sinh hoạt chiều: Đây là thời gian lý tưởng để tổ chức cho trẻ làm quen với 
một tác phẩm trọn vẹn đi đúng các bước làm quen với một tác phẩm văn học.
 Giải pháp 6: Kết hợp với hai giáo viên chủ nhiệm 
 Để tổ chức các hoạt động lễ giáo cho trẻ thông qua các câu truyện cổ tích ca 
dao, đồng dao trước hết hai giáo viên chủ nhiệm trong lớp phải thống nhất với 
nhau về nội dung, đề tài, chuẩn bị môi trường hoạt động, đồ dùng đồ chơi cho 
trẻ.
 Ví dụ: Trong một tiết dạy văn học kể truyện cổ tích “ Tấm Cám” cô giáo 
chủ nhiệm 1 có thể chuẩn bị đồ dùng như: Rối về Tấm, mẹ con Cám, nhà 
vuacô chủ nhiệm 2 có thể chuẩn bị môi trường lớp học, khung cảnh diễn, trang 
Người thực hiện: H’ Noel Niê Brít 13

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giao_duc_le_giao_cho.doc