Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp để tổ chức tốt hoạt động dạy thơ cho trẻ 3-4 tuổi
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp để tổ chức tốt hoạt động dạy thơ cho trẻ 3-4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp để tổ chức tốt hoạt động dạy thơ cho trẻ 3-4 tuổi
Người viết: Đinh Thị Hoan- GV trường mầm nonMai Thủy SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC TỐT HOẠT ĐỘNG DẠY THƠ CHO TRẺ 3 – 4 TUỔI I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Mỗi một đứa trẻ từ khi sinh ra và cất tiếng khóc chào đời rồi lớn lên và trưởng thành đều được thưởng thức các loại hình nghệ thuật và bộ môn văn học là một trong những loại hình đặc sắc rất gần gũi với trẻ thơ. Văn học là tấm gương phản chiếu rõ nét, sâu sắc nhất về hình ảnh mọi cảnh vật và hoạt động đời sống con người trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Khiến cho trẻ cảm nhận được thế giới xung quanh về cái hay, cái đẹp, cái tốt, cái xấu từ đó trẻ biết hướng tới cái thiện và căm ghét cái ác. Văn học còn giáo dục con người lòng nhân ái vị tha giữa con người với con ngườiBiết yêu quê hương đất nước, yêu lao động, quí sản phẩm lao động. Trong các thể loại văn học, thơ là thể loại luôn được trẻ thơ yêu thích nhất, đến với mỗi bài thơ hay trẻ như đang bước vào thế giới muôn vàn màu sắc hoa lá cỏ cây, con vật ngộ nghĩnh đáng yêu, những con người thật thà, hiền lành, chăm chỉ, tốt bụng. Tất cả như được sống và hòa quyện vào trong cuộc sống con người. việc tổ chức cho trẻ đọc thơ giúp trẻ phát triển khả năng cảm nhận giá trị ngôn ngữ nghệ thuật, là phương tiện giáo dục hiệu nghiệm góp phần vào việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ. Thông qua những câu ca dao, dân ca và lời ru ngọt ngào à ơi của mẹ, những câu chuyện kể của bà...Tất cả đã thấm nhuần trong tâm hồn trẻ, mang lại cho trẻ lòng ham mê thích thú khám phá ,nuôi dưỡng niềm tin ước mơ cao đẹp. Chính vì thế, cho trẻ làm quen với văn học là một trong những hoạt động vô cùng quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ mầm non, nhằm giúp trẻ mở rộng nhận thức về tự nhiên và xã hội, ngày của trẻ, làm giàu vốn từ cho trẻ, ngôn ngữ của trẻ ngày một phong phú, giúp trẻ phát âm rỏ các từ trong tiếng việt, trẻ biết bày tỏ những mong muốn của mình bằng ngôn ngữ, có kỹ năng giao tiếp chào hỏi phù hợp với chuẩn mực văn hóa Việt Nam . Tuy nhiên đối với trẻ mẫu giáo chưa biết các từ trong một bài thơ, nhưng qua giọng đọc của cô giáo, ông, bà, cha, mẹ trẻ hiểu được nội dung của bài thơ, câu ca dao, đồng dao, tục ngữ, những bài thơ mang nhiều nội dung giáo dục khác nhau để trẻ cảm nhận được thế giới xung quanh, qua đó trẻ dần dần hoàn thiện mình hơn. Năm học 2012-2013 là năm thứ tư thực hiện chương trình giáo dục mầm non, là năm học tiếp tục nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ, đổi mới phương pháp dạy học tích cực, phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ và điều của lớp học, chú trọng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ trong mọi hoạt động. Bước vào năm học 2012-2013, tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo 3-4 tuổi với tổng số là 40 cháu, phần lớn trẻ là con gia đình nông thôn. Đa số trẻ cảm nhận về thơ còn hạn chế nên trong công tác chăm sóc giáo dục nói chung và cho trẻ làm quen với văn học nói riêng, tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau: * Thuận lợi : - Đây là năm thứ 3 tôi thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới nên bản thân tôi đã nắm được cách lập kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ. - Là giáo viên dạy lớp mẫu giáo 3-4 tuổi nhiều năm liền nên tôi có kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ. - Bản thân tôi được học lớp đại học do trường đại học SPHN dạy với đội ngũ giảng viên nhiệt tình đã giảng dạy và hướng dẫn nhiều kinh nghiệm tôi đã có nguồn kiến thức khá đầy đủ và phong phú . - Trong năm học tôi được tham gia các đợt tập huấn về chương trình giáo dục mầm non do trường, cụm tổ chức. - Sân trường thoáng mát, sạch sẽ, thuận lợi cho việc hoạt động của cô và trẻ. - Phụ huynh quan tâm và nhiệt tình trong công tác sưu tầm vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi. 2.1. Công tác tự bồi dưỡng nghệ thuật đọc thơ của giáo viên:. Trẻ ở lứa tuổi mầm non muốn cảm nhận được thơ là nhờ vào người lớn như ông, bà, cha, mẹ...đặc biệt đến trường có cô giáo mầm non là người trung gian là cầu nối đưa tác phẩm thơ đến với trẻ. Vì ở giai đoạn này trẻ chưa tự đọc để hiểu được tác phẩm thơ ca. Nên lời đọc diễn cảm tác phẩm thơ của giáo viên cũng là phương pháp quan trọng nhất khi cho trẻ làm quen với tác phẩm thơ...Nếu lời đọc của cô càng hay, càng hấp dẫn bao nhiêu thì sự kích thích trẻ hứng thú tiếp thu, cảm nhận được âm điệu, nhịp điệu và hiểu nội dung tác phẩm thơ bấy nhiêu, tạo tiền đề cho trẻ bắt chước và thể hiện lại tác phẩm nhằm phát triển ngôn ngữ, tình cảm cho trẻ. Lời đọc của giáo viên là thước đo chuẩn mực cho trẻ nên trước hết tôi tìm hiểu tác phẩm, sau đó tôi xác định giọng đọc sao cho phù hợp và dựa vào nội dung bài thơ để ngắt, nghỉ đúng nhịp. Thể hiện ngữ điệu bài thơ đúng qua từng đoạn thơ, từng khổ thơ khác nhau. Để có thêm kiến thức cho bản thân tôi luôn học hỏi từ bạn bè, đồng nghiệp, biết lắng nghe góp ý chân tình và chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường. Ngoài ra, tôi còn tìm hiểu qua tài liệu, sách báo, trên mạng, qua dự giờ ,thao giảng để đúc rút kinh nghiệm cho bản thân về ưu điểm và tồn tại. Từ đó tôi luôn bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng đọc thơ diển cảm ở mọi lúc và đọc cho đồng nghiệp nghe để góp ý bổ sung. 2. 2. Lập kế hoạch hoạt động dạy thơ cho trẻ . Để tổ chức hoạt động dạy thơ cho trẻ có hiệu quả, tôi đã bám sát vào chương trình giáo dục mầm non (chương trình khung) và sự chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường để phối hợp với giáo viên trong lớp lập kế hoạch hoạt động phù hợp với tình hình thực tế và điều kiện của lớp mình. Để xây dựng kế hoạch có hiệu quả, tôi đã biết bám vào kế hoạch năm, tháng của nhà trường về kế hoạch hoạt động học, kế hoạch giờ chơi, kế hoạch hoạt động ngoài trời, các giờ sinh hoạt để lập kế hoạch cho lớp mình rõ ràng, phù hợp với chủ đề và độ tuổi. Lựa chọn kỹ năng của từng bài thơ cần dạy cho trẻ nhằm đảm bảo tính vừa sức. Hàng tháng, hàng tuần tôi cùng giáo viên trong lớp phân nhau theo dõi và đánh giá kết quả thực hiện đọc thơ của trẻ, để nắm những mặt đạt được, những mặt còn tồn Dựa vào tình hình , đặc điểm của lớp tôi đang công tác, việc làm đồ dùng ,đồ chơi là nhân tố quyết định đến sự thành công của giờ dạy để giúp trẻ đọc thơ có hiệu quả nên tôi phối kết hợp với phụ huynh, giáo viên trong lớp để làm thêm đồ dùng, đồ chơi phục cho dạy, học của cô và trẻ như: mô hình, mủ các con vật với kích thước, màu sắc phù hợp, đảm bảo tính thẩm mỹ. tạo cho trẻ hứng thú thích khám phá và tích cực tham gia hoạt động. Như vậy công tác tạo môi trường và làm đồ dùng , đồ chơi góp phần thành công lớn trong việc tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi đọc thơ. 2.4. Công tác phối kết hợp với phụ huynh và giáo viên trong lớp Để tổ chức hoạt động dạy thơ cho trẻ có hiệu quả vai trò của các bậc phụ huynh và giáo viên trong lớp chiếm vị trí quan trọng không thể thiếu được. Ngay từ đầu năm học khi họp phụ huynh tôi đã triển khai cho các bậc phụ huynh biết phối kết hợp với phụ huynh để sưu tầm nguyên vật liệu như chai ,loong, sách báo...Và mua sắm đồ dùng phục vụ cho hoạt động dạy thơ như tranh ảnh, mô hình .Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ thông qua giờ đón trả trẻ, các cuộc họp phụ huynh, góc tuyên truyền những điều cha mẹ cần biết. Đặc biệt là chú ý trẻ khuyết tật, trẻ cá biệt, trẻ yếu, trẻ có năng khiếu từ đó nhà trường cùng gia đình có kế hoạch ôn luyện, bồi dưỡng cho trẻ. Ngoài ra, tôi còn phối hợp với giáo viên trong lớp để thống nhất kế hoạch, phương pháp giáo dục trẻ và phân công nhau theo dõi, kèm cặp trẻ yếu và bồi dưỡng những trẻ khá phát huy tính sáng tạo và cách đọc thơ diễn cảm. *Ví dụ: chủ đề động vật. Tôi dạy bài thơ “Rong và cá” thì giáo viên phụ chuẩn bị một số trang thiết bị, đồ dùng cần thiết và quản lớp tốt. Trong giờ học trẻ chưa thuộc, tôi đánh máy bài thơ gửi cho phụ huynh để về nhà có điêu kiện dạy thêm cho trẻ. 2.5. Dạy trẻ đọc thơ thông qua mọi lúc mọi nơi. Muốn tổ chức hoạt động dạy trẻ đọc thơ được tốt thì tôi tổ chức cho trẻ hoạt động mọi lúc mọi nơi, tổ chức tốt tiết học trên lớp. Trẻ 3-4 tuổi khả năng bắt chước rất cao nên muốn trẻ đọc thơ hay thì tôi phải tổ chức tốt việc “đọc thơ diển cảm cho trẻ thức cho trẻ. Đầu tiên tôi phải chuẩn bị tốt giáo án , xác định rõ mục tiêu bài dạy cần đạt được kiến thức, kỷ năng gì? Giáo dục trẻ những mặt nào? Giờ học cần những đồ dùng gì cho cô và trẻ: như máy chiếu, tranh, sa bàn Sau khi xác định được mục tiêu và chuẩn bị đồ dùng đầy đủ tôi tiến hành tổ chức tiết dạy trên lớp trong khoảng thời gian 15-20 phút. * Với cấu trúc như sau: - Ổn định tổ chức, trò chuyện về chủ đề bằng nhiều thủ thuật, cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả. - Cô đọc thơ diển cảm cho trẻ nghe 2-3 lần. . Lần 1: cô đọc diển cảm và thể hiện nét mặt ,cử chỉ ,điệu bô. . Lần 2 : kết hợp cho trẻ xem tranh minh họa hoặc màn chiếu . Lần 3 : Kết hợp cho trẻ tham quan có sa bàn hoặc mô hình. - Trích dẩn và đàm thoại: ( tùy thuộc vào từng bài thơ để trích dẫn, đàm thoại theo từng đoạn thơ , khổ thơ) - Dạy trẻ đọc thơ: ( đây là phần trọng tâm nhất) - Cả lớp 2-3 lần. -Tổ, nhóm, cá nhân. Khi trẻ đọc thơ cô giáo đọc cùng trẻ, chú ý dạy trẻ nhấn mạnh những từ , ngắt nghĩ đúng câuvà sửa sai cho trẻ. - Kết thúc: củng cố - giáo dục trẻ. Trong các bước tiến hành trên phải liên kết với nhau và linh hoạt, thời gian tổ chức trong khoảng 15-20 phút. *Ví dụ: Dạy trẻ bài thơ: “Cây đào” Tôi tiến hành các bước như sau: * Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú: - Cho cả lớp hát bài “ Mùa xuân” -Trò chuyện: .Các con vừa hát bài hát nói về gì? ( các loại hoa). . Thế hoa dùng để làm gì? ( cảnh đẹp) Các con ạ! Thế giới thực vật rất đa dạng và phong phú, nó cho ta hoa thơm quả ngọt, bóng mát và tạo cho môi trường xanh sạch đẹp. Đứng trước cảnh đẹp của thiên nhiên - Yếu: 1/40 chiếm tỷ lệ 2,5% Những trẻ đọc thơ yếu là do trẻ trẻ cá biệt như cháu Quốc đã tiến bộ rõ rệt. Có nhiều trẻ đọc thơ hay, diển cảm như : Thảo Nguyên ,Anh Diệu,Hoàng Huy *Đối với cô: - Bản thân tôi nắm chắc việc lập kế hoạch năm, tháng, tuần, (chủ đề). Nghệ thuật đọc thơ của tôi được nâng lên. - Có nhiều kinh nghiệm trong việc tạo môi trường cho trẻ hoạt động trong và ngoài lớp học, tạo được đồ dùng trực quan hấp dẩn ,đảm bảo tính thẩm mỹ và khoa học - Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy học có hiệu quả. - Biết lồng ghép hoạt động đọc thơ vào mọi lúc mọi nơi - Thực hiện hoạt động dạy thơ trên lớp có hiệu quả - Biêt phối kết hợp với phụ huynh và giáo viên trong lớp để tổ chức tốt các hoạt động cho trẻ. * Đối với phụ huynh: - 100% Phụ huynh nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy cho trẻ đọc thơ diễn cảm - Biết phối hợp chặt chẽ với giáo viên trong việc dạy trẻ đọc thơ - Quan tâm đến trẻ nghều hơn, đóng góp các nguyên vật liệu để giáo viên làm đồ dùng đồ chơi III: PHẦN KẾT LUẬN: 3.1. Ý nghĩa của đề tài: Cho trẻ làm quen với văn học nói chung và hoạt động dạy thơ cho trẻ 3- 4 tuổi nói riêng là một hoạt động có ý nghĩa vô cùng quan trọng, mang tính giáo dục cao, đồng thời đó là một nhân tố quyết định sự hình thành cơ sở ban đầu và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ ở lứa tuổi Mầm non . Thông qua việc cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học nhằm giúp trẻ biết rung động và yêu thích cái đẹp, hào hứng và có nhu cầu tham gia vào các hoạt động văn hoá nghệ thuật, trẻ thích nghe đọc thơ, đọc thuộc thơ cho nguời khác nghe. Qua đó chúng ta mở rộng nhận thức về thề giới xung quanh, bồi dưỡng cho trẻ những tình
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_de_to_chuc_tot_hoat_d.doc