Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học mầm non hạnh phúc giúp trẻ 4-5 tuổi biết cảm nhận và chia sẻ yêu thương
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học mầm non hạnh phúc giúp trẻ 4-5 tuổi biết cảm nhận và chia sẻ yêu thương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học mầm non hạnh phúc giúp trẻ 4-5 tuổi biết cảm nhận và chia sẻ yêu thương
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ TRƯỜNG MẦM NON TRIỀU KHÚC MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC MẦM NON HẠNH PHÚC GIÚP TRẺ 4 - 5 TUỔI BIẾT CẢM NHẬN VÀ CHIA SẺ YÊU THƯƠNG Lĩnh vực : Giáo dục mẫu giáo Cấp học : Mầm non Tác giả : Bùi Thị Điệp Đơn vị công tác : Trường mầm non Triều Khúc Chức vụ : Giáo viên A - ĐẶT VẤN ĐỀ “ Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Trẻ em là tương lai của đất nước . Trường mầm non Triều Khúc được thành lập theo Quyết định số 1778/QĐ- UBND ngày 16 tháng 6 năm 2021 của UBND huyện Thanh Trì trên cơ sở chia tách từ trường mầm non Tân Triều. Trường nằm trên địa bàn thôn Triều Khúc - Tân Triều - Thanh Trì - Hà Nội. Trường có 1 điểm với 15 lớp học, các lớp đảm bảo đủ ánh sáng, thoáng mát, sạch sẽ, an toàn cho trẻ. Có đầy đủ đồ dùng dạy học, đồ chơi cho các hoạt động học tập và vui chơi của trẻ, có công trình vệ sinh sạch sẽ đúng quy định, đủ nước sạch phục vụ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ. Xây dựng một trường, lớp học hạnh phúc sẽ giúp trẻ có một môi trường học tập yêu thương, an toàn, tôn trọng. Các em sẽ cảm thấy vui vẻ và hứng thú với việc đến trường hằng ngày. Tình yêu thương là phẩm chất đầu tiên của con người được nhắc đến khi xây dựng trường học hạnh phúc, là nền móng của sự hạnh phúc, có yêu thương chia sẻ mới có hạnh phúc. Dạy cho trẻ biết cách yêu thương ngay từ nhỏ sẽ là những bước nền tảng để đứa trẻ trở thành người có nhân cách tốt trong tương lai.Tuy nhiên, không phải mọi đứa trẻ lớn lên đều như mơ ước của cha mẹ chúng.Không ít trong số đó trở thành những trẻ lệch lạc về chuẩn mực đạo đức và khi đó cha mẹ lại là những nạn nhân đầu tiên, trực tiếp chịu hậu quả từ những lệch lạc đạo đức đó. Không chỉ là cha mẹ, ông bà mà với chúng tôi, là những giáo viên non mầm non hằng ngày làm công tác chăm sóc giáo dục trẻ cũng luôn mong muốn những đứa học trò thân yêu của mình sẽ lớn lên trở thành một người tốt, có ích cho gia đình và xã hội. Do đó ngay từ tuổi mầm non không chỉ trau dồi cho trẻ những kiến thức cơ bản về cuộc sống xung quanh mà điều quan trọng nhất đó là giáo dục trẻ về đạo đức làm người. Dạy cho trẻ biết cách yêu thương từ nhỏ sẽ là những bước nền tảng để trẻ sẽ trở thành người có nhân cách tốt trong tương lai. Và chỉ có xây dựng trường, lớp học hạnh phúc mới có thể giúp trẻ có được những nhân cách tốt nhất, điều đó đến từ những người giáo viên mầm non. Chính vì vậy, hãy tạo một môi trường giáo dục bằng tình yêu thương, tôn trọng, an toàn đối với trẻ ngay từ giây phút ban đầu, sẽ giúp trẻ có cách nhìn và cách sống trách nhiệm, yêu thương và chia sẻ với mọi người xung quanh không chỉ trong gia đình, bạn bè mà cả xã hội. Và giáo viên mầm non luôn được coi là “người mẹ thứ hai” của trẻ, ngày ngày gần gũi với trẻ sẽ giáo dục, uốn nắn để trẻ có những tiền đề nhân cách đầu tiên của con người. Đó cũng là ý nghĩa vô cùng quan trọng, thiết thực và phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Là một giáo viên mầm non tôi luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để mỗi ngày đến trường đều trở thành một ngày thật hạnh 3 chia sẻ yêu thương ” là gì? Là nơi trẻ được “yêu thương , an toàn , tôn trọng”. Trường học hạnh phúc phải là điểm đến thân thiện và vui thích của trẻ, là môi trường giáo dục hoàn hảo tạo được cho trẻ tâm lí thoải mái khi trẻ đến trường. Trường học hạnh phúc là nơi khiến cả cô và trò đều có cảm giác muốn đến “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và những rung động. Lớp học hạnh phúc không áp đặt trẻ phát triển theo khuôn mẫu mà đóng vai trò định hướng để trẻ được làm những gì mình yêu thích và say mê. Ở đó, trẻ được học những gì có ý nghĩa với chúng, được khơi gợi niềm yêu thích, các bài học được thông qua các trò chơi và những trải nghiệm.Trẻ có tâm lý tích cực, dễ dàng tiếp thu kiến thức, hợp tác với cô giáo và bạn; Trẻ hoà đồng, yêu thương bạn bè giúp giảm các xung đột và rủi ro; Trẻ tự do sáng tạo, bộc lộ suy nghĩ, tính cách của bản thân ; Trẻ vui vẻ, tự tin, năng động, hứng thú mỗi khi đến trường Trường học hạnh phúc là nơi cô giáo được trân trọng, tin tưởng, cảm thấy hạnh phúc mỗi khi lên lớp. Làm việc bằng tình yêu thương với trẻ, nhiệt huyết với nghề và trách nhiệm với nhà trường; Gắn bó với nhà trường, chủ động trong công việc, giảm bớt gánh nặng cho lãnh đạo nhà trường; Chủ động sáng tạo, làm mới bài giảng, nâng cao hiệu quả và hứng thú dạyhọc; Kết nối chặt chẽ, tích cực với nhà trường, phụ huynh - học sinh Như vậy, “Trường, lớp mầm non hạnh phúc” là nơi vừa mang lại môi trường phát triển toàn diện, kích thích hứng thú học tập, vui chơi của trẻ, tạo dựng niềm tin và sự hài lòng cho phụ huynh. Đồng thời xây dựng được đội ngũ giáo viên nhiệt huyết, yêu nghề, yêu trẻ. Bắt nguồn từ yêu cầu của nghề nghiệp, của ban giám hiệu nhà trường cũng như sự mong mỏi của phụ huynh, là một giáo viên mầm non tôi luôn tìm tòi để đưa ra những giải pháp giúp trẻ vui vẻ, yêu thích khi đến lớp, trẻ luôn cảm thấy mình được “yêu thương, an toàn, tôn trọng” Thành những trẻ hạnh phúc. Mục đích là nhằm hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người, giáo dục cho trẻ lòng yêu thương, biết quan tâm, chia sẻ ngay từ nhỏ sẽ là bước nền tảng để đứa trẻ trở thành người có nhân cách tốt trong tương lai. “Trẻ là ngọn nến thắp sáng niềm hạnh phúc của cha mẹ và cô giáo” . Ngọn nến muốn sáng cần có bàn tay nâng niu từ nhiều khía cạnh gia đình, trường học, xã hội. Khi mỗi ngày đến trường của con là một ngày vui (Có nghĩa là hạnh phúc) hạnh phúc đó sẽ lan tỏa đến thầy cô và cha mẹ vậy nên chúng ta hãy hành động “Để trẻ luôn tỏa sáng”. Vì vậy để lan toả được điều đó tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Một số biện pháp xây dựng lớp học mầm non hạnh phúc giúp trẻ 4 - 5 tuổi biết cảm nhận và chia sẻ yêu thương”. II. Cơ sở thực tiễn 1. Mô tả thực trạng 5 - Về đội ngũ: Một số giáo viên chưa có nhiều kiến thức về xây dựng trường học hạnh phúc. Trường học hạnh phúc vẫn là một khái niệm mới, chưa có nhiều tài liệu để tham khảo và học tập. Bản thân tôi cũng chưa có nhiều kinh nghiệm nhiều về xây dựng trường học, lớp học hạnh phúc. - Về phụ huynh: Một số phụ huynh chưa coi trọng việc giáo dục sự cảm nhận và chia sẻ yêu thương cho con em mình. Cho con đi học không đúng giờ, hay nghỉ học tùy tiện. Một số phụ huynh khác mặc dù rất quan tâm nhưng do đặc điểm của công việc mà không có nhiều thời gian dành cho con, chủ yếu nhờ ông bà chăm sóc, đưa đón nên việc gặp gỡ trao đổi, phối hợp để thống nhất các biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều phụ huynh còn quan niệm yêu thương con là bao bọc, nuông chiều con. - Về trẻ: Một số học sinh do được nuông chiều trong gia đình nên còn ích kỉ, chưa biết chia sẻ và hợp tác với bạn khi chơi. Một số trẻ còn nhút nhát, chưa tự tin, gần gũi với mọi người. - Năm học 2021 - 2022 diễn ra trong điều kiện dịch bệnh trẻ phải nghỉ học tại nhà thời gian dài nên thực hiện các biện pháp giáo dục hạn chế. 4. Khảo sát đầu năm một số biện pháp xây dựng lớp học mầm non hạnh phúc giúp trẻ 4 - 5 tuổi biết cảm nhận chia sẻ và yêu thương Từ tháng 9 năm 2020 tôi đã sử dụng phương pháp quan sát, trò chuyện với trẻ, phụ huynh, hai cô giáo cùng lớp tôi phụ trách để tìm hiểu thực trạng về trường, lớp học hạnh phúc giúp trẻ 4 - 5 tuổi biết cảm nhận chia sẻ và yêu thương. Trước thực trạng trên tôi đã tiến hành khảo sát trên 41 cháu và kết quả như sau: 7 + Chúng tôi đã học cách chấp nhận có những lỗi sai của học trò và sẽ kiên nhẫn, tận tình hướng dẫn các em cách sửa sai thay vì cáu giận như trước kia. + Chúng tôi cũng đã học cách lắng nghe vì nhờ đó chúng tôi mới hiểu được học sinh của mình, giúp trẻ yêu thích mỗi khi đến lớp. Và quan trọng hơn cả, chúng tôi đang học cách sống hạnh phúc trong từng khoảnh khắc, học cách cảm nhận hạnh phúc từ những điều bình dị nhất như ánh mắt của trẻ, hay một câu nói hồn nhiên, một biểu cảm yêu thương từ các con. + Chúng tôi thường xuyên dùng lời khen ngợi để kích lệ động viên trẻ. + Giao tiếp ứng xử với trẻ bằng những cử chỉ hành vi dịu hiền, nhẹ nhàng, cởi mở, vui tươi, tạo cho trẻ một cảm giác an toàn, bình yên, dễ chịu khi được đến trường, nhờ có cảm giác an toàn, trẻ mới bộc lộ tính hồn nhiên, ngây thơ, trong trắng của tuổi thơ. + Trước mỗi tình huống, cần bình tĩnh không nên vội vàng, nóng nảy, sẽ có những hành vi không hợp lý với trẻ. Chúng tôi luôn tìm hiểu kĩ những nguyên nhân dẫn đến những biểu hiện hành vi bất thường của trẻ để có hướng giải quyết hợp lý nhất. + Luôn đối xử công bằng với tất cả trẻ, không phân biệt so sánh trẻ này với trẻ khác dành tình yêu và sự quan tâm với tất cả các trẻ như nhau. Mỗi trẻ có những đặc điểm riêng về thể chất, về nhu cầu, về sở thích, hứng thú, khả năng.., chúng tôi phải nắm bắt được các đặc điểm đó để có cách giao tiếp ứng xử phù hợp đối với trẻ. + Tôn trọng sự khác biệt của trẻ: Không áp đặt lên trẻ, không đem sự khác biệt của trẻ này so sánh với trẻ khác, đem giá trị của một vài cá nhân, áp đặt cho cái chung. Bởi mỗi trẻ đều có đặc điểm riêng, có những tài năng khác nhau. Nếu tất cả đều giống nhau thì đó là triệt tiêu sự sáng tạo, triệt tiêu những tư tưởng đổi mới. Cho nên khuyến khích sự khác biệt nhưng phải trong sự thống nhất. + Sáng tạo trong cách chào hỏi: Thay vì những lời chào đơn điệu, chúng tôi đón trẻ đến lớp bằng nụ cười tươi, bằng những cái ôm hôn để trẻ cảm nhận được sự yêu thương của cô giáo và để có được sự tin yêu của phụ huynh. * Kết quả: Sau rất nhiều trải nghiệm trong nghề, chúng tôi đã thật sự nhận ra hạnh phúc đến từ những điều rất nhỏ bé và bình dị chứ không phải là điều gì đó to tát, xa vời. Kết quả việc lắng nghe giao tiếp với trẻ hành ngày tạo lên sự liên kết bền chặt giữa cô và trẻ, giữa cô với cô. Tôi cũng xác định được ngoài việc tạo dựng mối quan hệ yêu thương, hiểu biết lẫn nhau giữa cô và trò thì giáo viên cũng phải không ngừng tự tìm tòi, tự bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao đạo đức nghề nghiệp để ngày càng có được sự tin tưởng, yêu thương của học sinh cũng như của phụ huynh. (Minh chứng 1) 9 đúng quy định. Xây dựng môi trường lớp học hạnh phúc giúp trẻ 4 - 5 tuổi biết cảm nhận chia sẻ và yêu thương lấy trẻ làm trung tâm: Chúng tôi tận dụng tối đa các sản phẩm của trẻ để trang trí lớp, trẻ được vẽ, xé nặn các sản phẩm để trang trí các góc. Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu, học liệu có giá đựng ngăn nắp, gọn gàng, để ở nơi trẻ dễ thấy, dễ lấy, dễ dùng, dễ cất, được thay đổi và bổ sung phù hợp với mục tiêu chủ đề, hoạt động và hứng thú của trẻ. Có nguyên vật liệu mang tính mở như lá cây, hột hạt.. .Có sản phẩm mua sẵn, sản phẩm cô và trẻ tự làm, sản phẩm của địa phương đặc trưng văn hóa vùng miền như trang phục, dụng cụ lao động. Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu an toàn, vệ sinh, phù hợp với thể chất và tâm lí của trẻ mầm non. Đồ chơi, học liệu, trang thiết bị ở các góc, khu vực hoạt động đảm bảo an toàn, vệ sinh, không có đồ sắc nhọn, không độc hại, được vệ sinh sạch sẽ, tạo hình ảnh và ấn tượng riêng của trường, lớp. Tôi luôn sắp xếp, kiểm tra đồ dùng, đồ chơi sau mỗi buổi học, buổi chơi kết thúc, loại bỏ đồ chơi sắc nhọn gây nguy hiểm cho trẻ. Luôn chú ý vệ sinh sạch sẽ môi trường trong và ngoài, đặc biệt là phòng vệ sinh của các con tôi luôn chú ý sàn nhà vệ sinh phải khô, các đồ dùng chất tẩy rửa tôi để lên kệ cao, chậu, thùng tôi luôn úp khô không chứa nước trong nhà vệ sinh, các con rất có ý thức xếp hàng và cất gọn gàng dép lên giá đúng nơi quy định. Lớp tôi duy trì lịch trực vệ sinh hàng tuần phân công trực nhật cho các con. Cô và các con cùng làm trẻ rất là thích thú khi được giúp các cô qua đó các con có thêm kiến thức về kỹ năng sống và vận động tinh hoạt hơn từ đó giúp các con tự phục vụ bản thân. b. Xây dựng môi trường ngoài lớp học hạnh phúc giúp trẻ 4 - 5 tuổi biết cảm nhận chia sẻ và yêu thương Ngoài việc xây dựng môi trường trong lớp học thân thiện thì việc xây dựng môi trường bên ngoài lớp học cũng là điều mà chúng tôi hết sức chú trọng để trẻ được trải nghiệm nhiều hơn và cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc mỗi ngày đến trường. Lợi thế sân trường rộng và nhiều cây xanh mát là nơi trẻ có thể thỏa sức vui chơi là cơ sở phát triển về thể chất, ngôn ngữ của trẻ nhỏ mà không kém phần hấp dẫn, thú vị. Tôi và các đồng nghiệp đã cùng chung tay để tạo môi trường hết sức thân thiện với trẻ bằng những đồ dùng, đồ chơi tự tạo an toàn và hấp dẫn với trẻ. Điều này sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện, trẻ có thể thỏa thíchcười to.Tiếng cười là cách để giảm căng thẳng rất tốt. Một góc chơi không thể không nhắc đến khi xây dựng môi trường thân thiện trong trường là xây dựng góc vận động. Góc vận động được nhà trường đầu tư những đồ chơi vận động thông minh, rất phù hợp và phát huy tối đa khả năng vận động của trẻ. Khi vận động trẻ luôn vui vẻ và tinh thần sảng khoái, trẻ trở nên hoạt
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_lop_hoc_mam.docx