Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trải nghiệm thông qua hoạt động tạo hình
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trải nghiệm thông qua hoạt động tạo hình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trải nghiệm thông qua hoạt động tạo hình
1 BÁO CÁO SÁNG KIẾN I. ĐIỀU KIỆN TẠO RA SÁNG KIẾN Giáo dục mầm non là giai đoạn giáo dục đầu đời của con người, có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện và hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách. Nhà lí luận Mĩ- Eliot W.Eisner đã từng nói: “Giáo dục thẩm mĩ chính là giáo dục đạo đức con người trong và thông qua nghệ thuật”. Với xu hướng đổi mới giáo dục như hiện nay, nghệ thuật được sử dụng không chỉ là nội dung, phương tiện tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ mà còn như một phương pháp dạy học hiệu quả. Do đó, việc hình thành, nuôi dưỡng, bồi dưỡng cảm xúc nghệ thuật, tạo điều kiện phát triển khả năng tìm tòi, khám phá, sáng tạo độc đáo của từng cá nhân trẻ trong quá trình cảm thụ và tham gia hoạt động nghệ thuật bằng hình thức trải nghiệm chính là cách thức hiệu quả để thực hiện quan điểm giáo dục trẻ bắt đầu từ cuộc sống, trong cuộc sống và phục vụ cuộc sống thực của chính đứa trẻ. Điều đó góp phần quan trọng cho việc giáo dục hình thành nhân cách con người “thực học, thực nghiệp” trong tương lai. Hơn 2000 năm trước, Khổng Tử đã nói: “Những gì tôi nghe, tôi sẽ quên; những gì tôi thấy, tôi sẽ nhớ; những gì tôi làm, tôi sẽ hiểu”, tư tưởng này thể hiện tinh thần chú trọng học tập từ trải nghiệm và việc làm. Ngày nay, “Giáo dục trải nghiệm” đang tiếp tục phát triển và hình thành mạng lưới rộng lớn tại trường học trên toàn thế giới ứng dụng. Hoạt động trải nghiệm là một cách học thông qua thực hành, với quan niệm việc học là quá trình tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế, dựa trên những đánh giá, phân tích trên những kinh nghiệm, kiến thức sẵn có. Như vậy thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được cung cấp kiến thức, kỹ năng từ đó hình thành những năng lực, phẩm chất và kinh nghiệm. Hoạt động trải nghiệm khiến trẻ sử dụng tổng hợp các giác quan (nghe, nhìn, chạm, ngửi) để có thể tăng khả năng lưu giữ những điều đã tiếp cận được lâu hơn. Hoạt động trải nghiệm giúp trẻ có thể tối đa hóa khả năng sáng tạo, tính năng động và thích ứng. Trẻ được trải qua quá trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp, từ đó giúp phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin. Hoạt động Tạo hình là một dạng hoạt động nghệ thuật nhằm giúp trẻ nhận biết và phản ánh thế giới xung quanh thông qua những hình tượng nghệ thuật nhưng chỉ dừng lại ở mức độ nhằm thỏa mãn nhu cầu, ý thích và phù hợp với khả năng của trẻ. Hoạt động này là một dạng hoạt động có sản phẩm đặc trưng 3 trong hoạt động tiếp theo, cứ thế lặp lại cho đến khi nào việc học đạt được mục tiêu đã đề ra. Theo quan điểm “giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”, vai trò của giáo viên là xác định và đáp ứng lợi ích, nhu cầu, khả năng của từng trẻ; Mở rộng việc học của mỗi trẻ bằng cách: cung cấp môi trường giáo dục thuận lợi, nhiều cách học khác nhau, tăng cường chơi mà học-học bằng chơi, tương tác giữa trẻ với trẻ, trẻ với người lớn; Chú trọng phương pháp trải nghiệm, khám phá, bắt chước, thử nghiệm, thực hành, sáng tạo; Tạo cơ hội cho trẻ tích cực hoạt động theo cá nhân, nhóm và cả lớp; Hỗ trợ mỗi trẻ thành công so với chính bản thân trẻ. Trên thực tế, việc tổ chức hoạt động tạo hình tại trường tôi và một số trường mầm non khác trong miền: Giáo viên chưa thật sự tạo cơ hội cho trẻ tự do hoạt động, trải nghiệm, tự do thể hiện cảm xúc – suy nghĩ hay tự chọn sản phẩm; nguyên vật liệu tạo hình còn hạn hẹp đối với trẻ, thiếu sự kết hợp những nguyên vật liệu đơn giản và gần gũi từ thiên nhiên; chưa tạo được môi trường thuận lợi, phong phú, đa dạng với các nguyên, vật liệu và cách thức tạo hình khác nhau cho trẻ trải nghiệm, khám phá, bắt chước, thử nghiệm, thực hành, sáng tạo; trẻ chưa được hoạt động phối hợp để tạo ra các sản phẩm chung của cả nhóm, trẻ chưa được tranh luận, giao tiếp cùng nhau, cùng trao đổi, cùng nhận xét. Trẻ chưa được giáo dục tinh thần tập thể, tương trợ lẫn nhau thông qua hoạt động tạo hình, hoặc rất ít khi tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ ngoài không gian lớp học, ngoài nhà trường. Bên cạnh đó, nhận thức của giáo viên về mô hình tổ chức trải nghiệm thông qua hoạt động tạo hình chưa đầy đủ, đúng đắn, chưa nắm bắt và hiểu bản chất vấn đề dẫn đến hiệu quả giáo dục chưa cao trẻ chỉ dừng lại ở mức độ nhất định, trẻ chưa tích cực tham gia trải nghiệm, không phát huy được năng lực của mình, khả năng tư duy sáng tạo và óc tưởng tượng còn hạn chế. Kết quả khảo sát thực tế tại lớp mẫu giáo 4 tuổi B4 trường mầm non thị trấn Quất Lâm như sau: 5 năng sáng tạo của trẻ. Và đây chính là yếu tố thúc đẩy tôi nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp tổ chức cho trẻ 4-5 tuổi trải nghiệm thông qua hoạt động tạo hình”. 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến Hoạt động tạo hình là hoạt động nghệ thuật chiếm vị trí quan trọng trong việc hình thành nhân cách trẻ ngay từ những năm đầu trong cuộc sống. Thông qua hoạt động tạo hình, trẻ được khám phá những điều mới lạ, hấp dẫn, khám phá vẻ đẹp kỳ diệu của mọi vật xung quanh. Để đáp ứng yêu cầu hiện nay, cần phải tổ chức hoạt động tạo hình chú trọng tăng cường trải nghiệm cho trẻ về cảm xúc, thực hành bằng cách: Tạo tình huống và kích thích trẻ cùng thảo luận, tranh luận về đặc điểm của vật khi khảo sát vật thật, vật mẫu, tranh mẫu, mô hình tăng cường và bổ sung những nguyên vật liệu phong phú như: hột, hạt, que, lá, tăm, gạch non, phấn, màu nước, bột mì, giấy xốp để trẻ được tự chọn theo cá nhân; cho trẻ tự chọn nhóm cùng phối hợp tạo thành các sản phẩm mới lạ đặc biệt trong các hoạt động tạo hình theo đề tài hay tạo hình theo ý thích. Khuyến khích trẻ giúp đỡ lẫn nhau trong nhóm khi tổ chức hoạt động; tổ chức cho trẻ trưng bày theo nhóm trẻ cùng làm, cùng sở thích. Tập cho trẻ cùng thỏa thuận một cách thống nhất và giới thiệu – nhận xét sản phẩm; cho trẻ trưng bày sản phẩm nơi trẻ thích, không được áp đặt trẻ trưng bày ở trên hay ở dưới (trẻ làm trước phải trưng bày ở trên, làm sau phải trưng bày ở dưới ). Tăng cường cho cá nhân trẻ tự giới thiệu sản phẩm của mình. Khuyến khích các trẻ khác cho ý kiến riêng, cảm xúc riêng của mình; Hướng dẫn trẻ biết phối hợp nhiều nguyên vật liệu để tạo ra những sản phẩm mới lạ, đẹp mắt; thường xuyên thay đổi nơi trưng bày, đội hình của trẻ khi tổ chức hoạt động tạo hình; tăng cường việc cho trẻ tạo hình ngoài thiên nhiên. Từ việc xác định tầm quan trọng như vậy tôi đã nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp trong việc tổ chức cho trẻ trải nghiệm thông qua hoạt động tạo hình, cụ thể như sau: 2.1. Giải pháp 1: Tổ chức trải nghiệm thông qua hoạt động học Với hình thức hoạt động học, nội dung của hoạt động này chú ý tới việc rèn luyện một số kĩ năng cơ bản của hoạt động tạo hình: vẽ, nặn, cắt, xé, dán, đan, tết, gấp... 2.1.1. Hoạt động vẽ 7 cô cho trẻ xem hình ảnh, video về các loại hoa mùa xuân như: hoa ly, hoa hồng, hoa mai, hoa đào...để giúp trẻ có kiến thức chân thực, sống động nhất về các loại hoa như màu sắc, cấu tạo, đặc điểm cùng với đó tổ chức cho trẻ cùng cô trồng hoa, chăm sóc hoa tại vườn trường, góc thiên nhiên.... qua đó giúp trẻ quan sát, khám phá, tìm tòi, cảm nhận bằng các giác quan vẻ đẹp của các loại hoa, khắc sâu về màu sắc, cấu tạo, đặc điểm của hoa, tạo cho trẻ cảm xúc yêu cái đẹp và thích tạo ra nhiều bông hoa đẹp theo sự sáng tạo của bản thân trẻ. Tại góc nghệ thuật cô trưng bày một số sản phẩm vẽ về “vườn hoa mùa xuân” để tạo cảm xúc cho trẻ. Bước 2: Quan sát, phản hồi, khái quát vấn đề. Khi tiến hành tổ chức hoạt động vẽ, cô cho trẻ quan sát một số bức tranh tạo hình của cô về vườn hoa mùa xuân với nhiều cách tạo hình khác nhau. Cho trẻ nhận xét về bố cục, màu sắc, cách thức thực hiện để tạo ra bức tranh; cho trẻ mô tả về ý tưởng của bản thân, cách thức thực hiện, cách phối hợp các nguyên vật liệu, ý tưởng khác so với bức tranh của cô. Sau đó giáo viên khái quát cho trẻ cách thực hiện bức tranh: để vẽ cánh hoa, cành hoa, lá hoa cô sử dụng kỹ năng vẽ nét cong tròn, nét xiên, xổ thẳng. Cô có thể đặt các câu hỏi: Vì sao cánh hoa này lại có tạo hình lạ như vậy? (cô sử dụng vụn len rắc lên); chúng mình có nhận xét gì về màu sắc của hoa ly? Vì sao lại có màu như vậy? (do pha màu nước với kim tuyến nên có màu lấp lánh)... Nhụy của hoa đào có gì đặc biệt? (sử dụng hạt vừng để tạo thành nhụy)... Nếu không sử dụng cọ vẽ, bút sáp...con có thể sử dụng cách nào khác để vẽ? (đầu ngón tay, ngón chân). Bước 3: Thực hành, trải nghiệm tích cực. Cô tổ chức cho trẻ thực hành vẽ vườn hoa theo ý tưởng riêng của cá nhân trẻ. Cô bố trí chỗ ngồi theo từng nhóm, khuyến khích trẻ trao đổi ý tưởng, cách làm với bạn, cô có thể hỏi một vài trẻ về cách làm, cách phối hợp nguyên vật liệu đối với những trẻ có bức tranh sáng tạo. Để tạo cho trẻ được tự do thể hiện ý tưởng, phát huy khả năng sáng tạo, một việc hết sức quan trọng là giáo viên phải tạo được môi trường phong phú về nguyên, vật liệu kích thích sự sáng tạo của trẻ trong hoạt động bằng cách: ngoài màu nước, cọ vẽ, giấy... cô có thể chuẩn bị thêm mùn cưa, bột kim tuyến, len vụn, hột hạt, râu ngô... gợi ý trẻ nếu trộn thêm mùn cưa, bột kim tuyến hoặc vụn len vào màu nước và tô màu cho bức tranh thì chúng ta sẽ có sản phẩm như thế nào? Hay gợi ý sử dụng một số nguyên liệu cô đã chuẩn bị như hột hạt, len 9 như: màu vui - màu buồn, màu nóng - màu lạnh, màu sáng - màu tối và cách sử dụng màu sắc phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh cụ thể: Ví dụ: Khi tô màu cho hoạt động ngày tết, thể hiện không khí vui tươi, nhộn nhịp nên sử dụng gam màu chủ đạo là màu nóng và màu vui (màu đỏ, màu cam...) khi tô màu cảnh hoàng hôn nên sử dụng tông màu chủ yếu làm màu trầm... Khi trẻ tô màu, bên cạnh việc sử dụng màu cơ bản, đối với màu nước, giáo viên có thể gợi ý, khuyến khích trẻ tham gia vào hoạt động tự pha chế màu, qua đó cảm nhận được vẻ đẹp của màu sắc của thế giới xung quanh, giúp trẻ biết cách pha trộn các màu với nhau theo tỉ lệ nhất định sẽ tạo ra nhiều màu sắc đẹp và phong phú. Từ những màu cơ bản nhưng với sự sáng tạo, có thể tạo ra vô vàn gam màu khác nhau để tô điểm cho sự vật, hiện tượng tùy theo cảm xúc của trẻ. Ví dụ: Trải nghiệm hoạt động pha màu 2.1.2. Hoạt động nặn Với trẻ mẫu giáo, nặn là một hoạt động vô cùng hấp dẫn và đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Qua hoạt động trẻ được tự do trải nghiệm và thể hiện khả năng sáng tạo không giới hạn, đồng thời thể hiện rất rõ các đặc điểm phát triển tâm lí, trí tưởng tượng và sự sáng tạo của trẻ. Thông qua hoạt động nặn, giáo viên hướng dẫn trẻ cảm nhận vẻ đẹp trong cách sắp xếp, bố cục các hình khối để miêu tả sự vật, hiện tượng xung quanh trên mặt phẳng không gian ba chiều. Cách thức tiến hành đối với hoạt động nặn tôi cũng tiến hành theo trình tự 4 bước như đối với hoạt động vẽ. Song để tạo cho trẻ trải nghiệm thú vị thông qua hoạt động nặn, tôi không chỉ tổ chức hoạt động nặn thông thường mà tận dụng vốn kinh nghiệm của trẻ về vẽ, cắt, xé dán để tạo ra những sản phẩm có sự phối hợp giữa nhiều chất liệu, nhiều cách thức tạo hình khác nhau, tạo cơ hội cho trẻ có nhiều trải nghiệm phong phú, tạo ra sản phẩm trẻ mong muốn. Với trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi về cuối năm đã có vốn kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo nhất định nên chỉ những đề tài quá khó tôi mới tổ chức cho trẻ hoạt động theo mẫu, tôi ưu tiên tổ chức cho trẻ là theo đề tài, theo ý thích và tạo hình phối hợp các nguyên, vật liệu khác nhau. Với hoạt động tạo hình là nặn tôi thường tổ chức phối hợp dưới hình thức phân chia theo nhóm, tạo cơ hội cho trẻ hoạt động theo nhóm, thảo luận nêu ý tưởng và phối hợp làm việc, qua đó trẻ sẽ được trải nghiệm nhiều cung bậc về kiến thức, sự hiểu biết, sự sáng tạo của mình, của các
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_to_chuc_cho_tre_mau_g.doc