Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tính tích cực nâng cao vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non Sao Mai
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tính tích cực nâng cao vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non Sao Mai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tính tích cực nâng cao vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non Sao Mai
Một số biện pháp tính tích cực nâng cao vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi tại trường mầm non sao mai. Phòng Giáo Dục - Đào Tạo Krông Ana. Trường Mầm Non Sao Mai SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TÍCH CỰC NÂNG CAO VẬN ĐỘNG TRONG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON SAO MAI Họ và tên : Trần Thị Tỷ Đơn vị công tác : Trường mầm Non Sao Mai Trình độ đào tạo : Đại học sư phạm. Krông Ana,Tháng 2 năm 2016 1 Trần Thị Tỷ Một số biện pháp tính tích cực nâng cao vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi tại trường mầm non sao mai. Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TÍCH CỰC NÂNG CAO VẬN ĐỘNG TRONG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON SAO MAI I. Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài: Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai. Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của mỗi dân tộc. Việc bảo vệ và chăm sóc, giáo dục trẻ em là trách nhiệm của mỗi gia đình, của xã hội, và của cả nhà nước. Đối với việc giáo dục và phát triển nhân cách trẻ em ngay từ lứa tuổi mầm non là hết sức quan trọng, và tích cực vận động đóng vai trò chủ chốt, không thể thiếu trong sự phát triển của trẻ nhỏ về mọi mặt như: Thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ, thể lực và lao động. Hoạt động giáo dục thể chất là một hoạt động học tập mang tính vận động, giúp trẻ phát triển về sức khỏe và tăng cường thể lực. Ở trường mầm non có rất nhiều hoạt động, nhiều môn học nhằm phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo, là cơ sở ban đầu để phát triển nhân cách con người mới. Trẻ biết sáng tạo trong học tập, biết lao động trong tương lai. Tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất của trẻ ở trường mầm non là một trong những nội dung cần thiết và rất quan trọng đối với lứa tuổi mầm non. Cùng với giờ học thể dục, trò chơi vận động và các hoạt động vui chơi bổ ích, phù hợp lứa tuổi có tác dụng kích thích, giải phóng nhiều năng lượng, ngăn ngừa sự tích tụ hoặc tiêu hao lượng mỡ dư thừa trong cơ thể trẻ, tạo cơ bắp săn chắc, giúp trẻ có cơ thể cân đối, khỏe mạnh. Trong những năm gần đây, cùng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, sự dồi dào về thực phẩm, sự chăm sóc ăn uống quá mức yêu cầu về năng lượng cũng như việc xem tivi, video, chơi trò chơi điện tử nhiều, đã tạo nên tình trạng dư cân, béo phì ở trẻ em. Ngoài ra, việc ít hoạt động còn hạn chế sự hình thành và phát triển các vận động cơ bản và các tố chất cần thiết cho trẻ. 3 Trần Thị Tỷ Một số biện pháp tính tích cực nâng cao vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi tại trường mầm non sao mai. a. Mục tiêu của đề tài: Tích cực vận động trong giáo dục thể chất thể hiện những hành động mang tính chất về thể lực và là con đường nhận thức cho trẻ nhằm: - Thông qua hoạt động thể chất, phát triển sự nhạy cảm, cảm xúc, tình cảm, có nhu cầu thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao để có sức khỏe cường tráng là những điều rất cần thiết cho cuộc sống của trẻ trong xã hội. - Giúp trẻ lĩnh hội các kiến thức và kĩ năng trong hoạt động giáo dục thể chất. Là cơ sở ban đầu tạo nền tảng cho sự tiếp thu nền giáo dục ở bậc học tiếp theo. - Phát triển và tiếp tục duy trì ở trẻ lòng tự tin và khả năng vận động . - Tiếp thu tri thức và hình thành thái độ, tình cảm để trẻ tích cực gia nhập vào cộng đồng xã hội. Từ đó cho ta những kết quả: Trẻ có cơ thể khỏe mạnh, khả năng vận động tốt, hoàn thành được mọi thử thách trong cuộc sống. Hình thành ở trẻ lòng mong muốn và khả năng thể hiện tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất của mình qua một thời gian nghiên cứu của cô, và trẻ là người được trãi nghiệm trong học kỳ 1 năm học 2015 – 2016. b. Nhiệm vụ của đề tài: Trẻ em như “Tờ giấy trắng”, do đó muốn cho trẻ phát triển một cách toàn diện, vững chắc thì trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ đòi hỏi người giáo viên phải chú ý đến phát triển đồng bộ về: Đức – Trí – Văn – Thể - Mỹ. Vì vậy để thực hiện tốt nhiêm vụ của mình thì người giáo viên nói chung và bản thân tôi nói riêng phải tích cực chủ động, sáng tạo, tìm ra những phương pháp, biện pháp phù hợp để dìu dắt học sinh thực hiện có hiệu quả. Tạo nền tảng tốt cho các em sau này. Và từ đó tôi đã rút ra những nhiệm vụ cơ bản của đề tài như sau: - Hình thành khả năng vận động tích cực. - Giúp trẻ có điều kiện, cơ hội thể hiện sức khỏe của mình thông qua các hoạt động trong trường mầm non nói chung và trong hoạt động thể chất nói riêng. 5 Trần Thị Tỷ Một số biện pháp tính tích cực nâng cao vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi tại trường mầm non sao mai. Mục tiêu chương trình giáo dục mầm non nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện, hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mỹ, chuẩn bị cho trẻ vào học tiểu học. Trong đó giáo dục thể chất là mục tiêu quan trọng, yêu cầu cuối cấp mầm non trẻ phải đạt các tiêu chí của chương trình: Trẻ khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi; thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế; có khả năng phối hợp các giác quan và vận động; biết vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian, có kĩ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay. Vận động là nhu cầu tự nhiên của cơ thể, đặc biệt là với cơ thể đang phát triển như trẻ mầm non. Vai trò vận động đối với cơ thể trẻ đã được các nhà khoa học khẳng định ngay từ thế kỉ XVIII: “Cơ thể không vận động giống như nước trong ao tù”, “Nguyên nhân chậm phát triển của cơ thể hài nhi là do thiếu vận động”. Ngày nay khoa học đã chứng minh được rằng: “Phần lớn những trẻ ít vận động thì các vận động phúc hợp và chức năng thần kinh thực vật thường kém phát triển, hoạt động hệ tuần hoàn và hệ hô hấp bị hạn chế, khả năng lao động chân tay giảm sút, trọng lượng cơ thể tăng nhanh”. Bên cạnh đó, trẻ mầm non " Học mà chơi - chơi mà học". Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi mầm non. Nếu bạn quan tâm lo lắng đến sức khỏe của trẻ, muốn trẻ lớn lên một cách mạnh mẽ, hãy chú ý đến sự tích cực vận động của trẻ. Sự trì trệ, ít vận động kéo dài sẽ nhanh chóng làm suy yếu cơ thể trẻ. Trẻ hoạt động rất tích cực, luôn ở trong trạng thái vận động, luôn chân, luôn tay không ngồi yên. Điều này làm cho trẻ phát triển nhanh, tốt về thể lực, trí tuệ Vì vậy, người lớn không nên bắt trẻ ngồi yên, cũng như không hạn chế, cấm đoán trẻ vận động, hoạt động. Nhu cầu vận động của trẻ là rất lớn. Các nhà khoa học đã ước tính rằng, một đứa trẻ ở tuổi mầm non có khả năng di chuyển, chạy và nhảy khoảng 23km trong ngày. 7 Trần Thị Tỷ Một số biện pháp tính tích cực nâng cao vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi tại trường mầm non sao mai. cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ trong trường mầm non là một nội dung quan trọng cần thiết trong chương trình giáo dục mầm non. 2. Cơ sở thực tiễn - Trường mầm non Sao mai là trường mầm non luôn đi đầu trong công tác thi đua dạy tốt, chăm sóc, giáo dục trẻ tốt của Huyện krông ana và đã đạt nhiều thành tích trong chất lượng giáo dục và không ngừng được nâng cao. Trong các nội dung giáo dục thì giáo dục thể chất là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non và có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ nên được trường quan tâm, lưu ý. Lớp tôi là một trong 4 lớp của trường thực hiện mô hình lớp điễn hình, chính vì vậy tôi luôn mong muốn mang lại cho các con một môi trường giáo dục tốt nhất, giúp các con mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, biết quan tâm chia sẻ, có một sức khỏe tốt và thể hiện hết khả năng cuả mình thông qua việc hoạt động giáo dục thể chất. Để thực hiện mục tiêu đó, đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng của lớp mình tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau: 2.1. Thuận lợi – khó khăn: * Thuận lợi: - Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi trong lớp để dạy trẻ tốt hơn. - Được sự chỉ đạo của Ban giám hiệu về lịch trình và kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục, các hoạt động ngoại khóa, . - Giáo viên đã công tác nhiều năm trong nghề, nhiệt tình, yêu trẻ. - Sĩ số học sinh trong lớp vừa phải. - Được sự giúp đỡ của đồng nghiệp trong việc chăm sóc giáo dục trẻ và tổ chức các hoạt động. * Khó khăn: - Số lượng học sinh trong lớp là nam chiếm 2/3 số học sinh vì vậy các cháu rất hiếu động và khó bảo. 9 Trần Thị Tỷ Một số biện pháp tính tích cực nâng cao vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi tại trường mầm non sao mai. 2.4. Nguyên nhân: - Quan niệm của phụ huynh còn lạc hậu, xem cô giáo dạy con mình chỉ là người giữ trẻ, chơi tự do là chính. - Trẻ lần đầu đến lớp biết bao nhiêu bỡ ngỡ, việc tích cực vận động trong trong giáo dục thể chất cũng như các mối quan hệ bắt đầu mới được hình thành. - Nhiều giáo viên trẻ mới vào nghề chưa có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy. - Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ phát triển không đồng điều, trẻ chưa cảm nhận thế nào là hoạt động giáo dục thể chất một cách tích cực 2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra: Như chúng ta đã biết, môi trường giáo dục là môi trường hết sức quan trọng, nó đòi hỏi nhiều thứ: Từ phía học sinh, Giáo viên, Nhà trường, Phòng giáo dục, Sở giáo dục và Bộ giáo dục. Nó liên quan với nhau rất nhiều nội dung, nó là một chuỗi mắt xích không thể thiếu. Từ cái không quan trọng đến cái quan trọng, từ cái yêu cầu nhỏ đến cái yêu cầu lớn Nó đòi hỏi phải có sự thống nhất đồng bộ, trực tiếp ảnh hưởng tới môi trường giáo dục và ở đây chính là môi trường thầy và trò. Thực trạng mà đề tài đã đặt ra, nó có tầm quan trọng rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả thực nghiệm trên trẻ. Thuận lợi là điều kiện tốt cho giáo viên và học sinh khi thực hiện đề tài. Song khó khăn lại đi theo chiều hướng ngược lại, nó làm cho quá trình dạy và học thêm phức tạp và gian nan hơn. Ví dụ: - Thuận lợi: Giáo viên trẻ, khỏe, nhiệt tình, nhiều kinh nghiệm được sự quan tâm, đầu tư của BGH nhà trường, Phòng GD Huyện, lớp học rộng rãi, thoáng mát, cơ sở vật chất tạm đủ. - Khó khăn: Đồ dùng trang thiết bị chưa được phong phú, màu sắc chưa hấp dẫn trẻ, nhận thức của phụ huynh chưa cao, trẻ chưa qua các lớp nhỏ đào tạo Như vậy đây là một vướng mắc mà đòi hỏi chúng ta phải tìm hướng giải quyết. Bước 11 Trần Thị Tỷ Một số biện pháp tính tích cực nâng cao vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi tại trường mầm non sao mai. - Tổ chức các trò chơi. - Khuyến khích tính tự giác và tích cực ở trẻ. - Yếu tố thi đua. Bản thân tôi nhận thấy: Mỗi ngày trẻ đến trường, phần lớn thời gian trong ngày trẻ đều ở trường với cô giáo và bạn. Vì thế trường lớp phải là nơi trẻ cảm nhận được sự quan tâm chăm sóc và an toàn. Trẻ cần những giáo viên luôn sẵn sàng đón tiếp trẻ, không phân biệt thành phần xuất thân cũng như đặc điểm cá nhân của trẻ. Trước tiên, tôi triển khai nội dung phát triển vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ đến toàn thể giáo viên. Đối với trẻ ở độ tuổi mẫu giáo 5 - 6 tuổi là bài tập vận động các nhóm cơ và hệ hô hấp; tập các vận động cơ bản; các cử động bàn tay, ngón tay phát triển hoàn thiện, khéo léo và biết lợi ích của việc luyện tập đối với sức khỏe. Sau đó tôi hướng dẫn giáo viên lựa chọn các hình thức tổ chức phát triển vận động cho trẻ. Đối với hoạt động học: Việc dạy trẻ những kĩ năng vận động, hình thành và phát triển các tố chất vận động phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ, nội dung của chương trình giáo dục thể chất: Đội hình đội ngũ, bài tập phát triển chung, bài tập vận động cơ bản và trò chơi vận động. Đối với hoạt động chơi: Tạo điều kiện cho trẻ tự luyện tập những bài tập, trò chơi mà trẻ yêu thích, việc áp dụng phương pháp giáo dục cá biệt cho trẻ, tập luyện thêm năng khiếu về thể dục thể thao cho trẻ 5 – 6 tuổi. Việc lựa chọn các phương tiện phát triển vận động cho trẻ cũng vô cùng quan trọng. Đầu tiên là phương tiện vệ sinh, chế độ vệ sinh trong luyện tập cho trẻ tại các nhóm lớp: Vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh môi trường, vệ sinh thân thể, vệ sinh trang phục, vệ sinh thiết bị, dụng cụ thể dục cũng phải đảm bảo tính giáo dục, an toàn, thẩm mĩ. Tận dụng các phương tiện thiên nhiên như: Ánh sáng mặt trời, không khí và nước cho trẻ tập luyện. Quan tâm đầu tư các bài tập thể dục, trò chơi vận động 13 Trần Thị Tỷ
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_tinh_tich_cuc_nang_ca.doc