Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số độ tuổi 5-6 tuổi tại lớp lá 4 trường Mầm non Ea Na

doc 24 trang skkn 04/02/2024 10722
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số độ tuổi 5-6 tuổi tại lớp lá 4 trường Mầm non Ea Na", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số độ tuổi 5-6 tuổi tại lớp lá 4 trường Mầm non Ea Na

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số độ tuổi 5-6 tuổi tại lớp lá 4 trường Mầm non Ea Na
 I. Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Từ xưa ông cha ta đã có câu ‘‘Trẻ lên ba cả nhà học nói ’’, vì vậy học nói là vấn đề vô cùng quan trọng đối với trẻ nhỏ nói chung và các cháu là dân tộc thiểu số nói riêng. Ở trường tôi các cháu là dân tộc thiểu số chiếm 42,5%, tổng số học sinh toàn trường. Lớp tôi đang trực tiếp giảng dạy 100% các cháu đều là dân tộc thiểu số nên bản thân tôi là giáo viên đứng lớp, luôn mong muốn các cháu được tiếp cận với tiếng Việt một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất trong công tác giảng dạy tiếng Việt cho trẻ, để từ đó các cháu có một nền tảng ngôn ngữ vững vàng cho hành trang tiếp theo của các cấp học. Nhiệm vụ của giáo dục mầm non là khâu đầu tiên của hệ thống giáo dục Quốc dân. Giáo viên Mầm non được xem là người thầy đầu tiên đặt nền móng cho việc đào tạo nhân cách con người. Ở độ tuổi mầm non, trẻ mới bắt đầu trong quá trình học nói, vì vậy mà cung cấp vốn tiếng Việt cho trẻ, đặc biệt trẻ dân tộc thiểu số là vô cùng quan trọng. Bởi vì các cháu thường dùng tiếng mẹ đẻ hàng ngày do tiếp xúc những người thân trong gia đình nên gặp khó khăn trong việc tiếp thu tiếng Việt, dẫn đến cháu khó tiếp thu lời giảng của cô bằng ngôn ngữ tiếng Việt. Chính vì vậy việc cung cấp vốn tiếng Việt cho trẻ Dân tộc thiểu số là vấn đề cần được quan tâm, nhằm hình thành và phát triển những kỹ năng nghe, hiểu, và giao tiếp bằng tiếng Việt cho trẻ ở các bậc học tiếp theo và trong cuộc sống hàng ngày. Vì thực tế trong cuộc sống, chúng ta sử dụng lời nói để trò chuyện, đàm thoại, thảo luận, trình bày những hiểu biết, suy nghĩ, giải thích một vấn đề nào đó trong cuộc sống như: Kể lại được sự việc, câu chuyện đã được nghe, được chứng kiến, hay tự mình nghĩ ra, sáng tạo ra. Trẻ cần tập nghe, hiểu lời nói của cô của những người xung quanh. Sau đó tập trình bày suy nghĩ và sự hiểu biết của mình theo ngôn ngữ tiếng Việt. Để trẻ hiểu và nói được tiếng Việt một cách thành thạo là cả một quá trình học tập và rèn luyện cho cả cô và trẻ ở bậc học Mầm non, nhằm phát triển ở trẻ các kỹ năng, hiểu, nói, trò chuyện, đàm thoại, kể chuyện, một cách thành thạo nhất. Chính vì Trang 1 quan tới việc lựa chọn nội dung, phương pháp cho trẻ dân tộc thiểu số tiếp cận, làm quen dần với Tiếng việt. Từ đó tôi mạnh dạn đưa ra “Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số độ tuổi 5- 6 tuổi tại lớp lá 4 trường Mầm non Ea Na ”. nhằm giúp trẻ nắm những kiến thức cơ bản của bậc học Mầm non như sau: Đưa ra một số kinh nghiệm trong việc vận dụng phương pháp và các hình thức tổ chức tăng cường tiếng Việt cho. Nhằm tạo điều kiện giúp trẻ nghe và hiểu được lời hướng dẫn các hoạt động của giáo viên, thông qua việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số. Người giáo viên tổ chức các hoạt động trong lớp đạt kết quả như: Trò chuyện với trẻ bằng tiếng Việt, trẻ nghe, hiểu, giao tiếp với nhau bằng tiếng Việt và thể hiện các hành động tương ứng với lời nói, giúp trẻ dần thích ứng với ngôn ngữ thứ hai. * Nhiệm vụ của đề tài Là đưa ra một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non nói chung và trẻ dân tộc thiểu số ở trường Mầm non Ea Na, phân hiệu Buôn Tơ Lơ nói riêng. Bản thân cần nắm được tâm lý và nguyện vọng của trẻ để từ đó xây dựng các phương pháp, hình thức, biện pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số ngay ở độ tuổi 5- 6 tuổi. 3. Đối tượng nghiên cứu Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ 5- 6 tuổi. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu “Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số độ tuổi 5- 6 tuổi tại lớp Lá 4 trường Mầm non Ea Na ” Thời gian nghiên cứu từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 2 năm 2017. 5. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp nghiên cứu lý luận Sáng kiến này được tôi thực hiện với những phương pháp sau: - Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu: Phương pháp này giúp cho sự định hướng của sáng kiến. Trang 3 chơi như chơi ở các góc, hay các giờ chơi tự do. Sở dĩ như vậy là do tiếng Việt không phải là một phương tiện sử dụng dễ dàng đối với học sinh dân tộc thiểu số. Ở đây học sinh chỉ dùng tiếng Việt nói với giáo viên khi cần thiết, còn ngoài ra trẻ vẫn thường xuyên sử dụng ngôn ngữ riêng của dân tộc mình để nói chuyện với nhau. Chính vì vậy, dẫn đến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ không thể đạt được kết quả như mong muốn. Vì vậy là giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp Lá 4 phân hiệu buôn Tơ Lơ trường Mầm non Ea Na với 100% các cháu là dân tộc Êđê. Tôi nhận thấy cần có những biện pháp bổ xung, tăng cường tiếng Việt cho trẻ ngay từ độ tuổi Mầm non 5- 6 tuổi. Với khẩu ngữ “Học ăn, học nói, học gói, học mở ”. Là giáo viên chủ nhiệm trực tiếp giảng dạy các cháu, tôi đã tích cực tham mưu với Nhà trường kịp thời, có hiệu quả, tập trung chỉ đạo sâu sát phân hiệu, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, giải quyết khó khăn, đảm bảo kết quả dù rất nhỏ nhưng nhìn thấy rõ, đo kiểm minh bạch, khách quan để cha mẹ học sinh và cộng đồng tin tưởng, đồng thuận ủng hộ. Nhà trường cần tranh thủ sự hỗ trợ về mọi mặt của nhiều tổ chức, trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện tăng cường tiếng Việt cho trẻ, đó là nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục nói chung, và trường Mầm non nói riêng. Từ đó sẽ đáp ứng việc nâng cao được chất lượng giáo dục cho trẻ em vùng sâu, vùng sa, vùng dân tộc thiểu số. Dạy tiếng Việt cho trẻ nói chung, dạy tiếng Việt cho trẻ dân tộc nói riêng đều bắt đầu bằng việc dạy và phát triển vốn từ cho trẻ. Trước hết, dạy trẻ tập nói các từ gần gũi, sau đó các câu nói đơn giản, rồi mới đến câu phức tạp. Tùy theo khả năng của trẻ, cô giáo dạy trẻ ở các mức độ khác nhau. Khi trẻ mới bắt đầu học tiếng Việt, cô giáo dạy một vài từ trong một ngày. Khi trẻ đã có một số vốn từ nhất định, mức độ tiếp thu ngôn ngữ của trẻ nhanh hơn thì cô giáo có thể dạy trẻ số từ nhiều hơn. Các từ được ôn luyện thường xuyên trong các hoạt động khác nhau, ngữ cảnh, ngôn ngữ khác nhau, trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi có khả năng học thông thạo được từ 600 đến 800 từ tiếng Việt trong một năm. Trang 5 đã học thẳng lên lớp lá như cháu Y- Hur Ayun, Y – Thum Niê, Y- Quy Bkrông chính vì vậy việc nghe và hiểu tiếng Việt của trẻ là rất khó khăn. Dân cư sống không tập chung, 100% là đồng bào dân tộc Êđê, việc bất đồng ngôn ngữ giữa cô và trẻ, do vậy làm ảnh hưởng đến việc chăm sóc giáo dục trẻ. Địa hình phức tạp việc đi đến lớp học của trẻ mầm non còn gặp nhiều khó khăn. Mặt bằng kinh tế của người dân còn thấp, chủ yếu làm ruộng, làm rẫy, một số phụ huynh chưa nhận thức được rõ về tầm quan trọng của việc dạy tiếng Việt cho con em mình nó có tác dụng cần thiết như thế nào đối với việc nhận thức và hình thành nhân cách của trẻ. Mặt khác, một số phụ huynh không biết chữ, không được học qua trường lớp nào nên khả năng nhận thức của phụ huynh rất hạn chế dẫn đến không quan tâm đến việc học của con em mình. Phụ huynh không kết hợp với giáo viên để chăm lo việc học cho con em mình đạt kết quả tốt hơn Chính từ những khó khăn đó vào đầu năm học khi tôi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trong công tác dạy học ở lớp Lá 4, chưa có kế hoạch đưa các biện pháp dạy tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số thì chúng ta thấy kết quả thông qua các lĩnh vực thể hiện qua bảng kiểm tra đầu vào như sau: Lĩnh vực GD trẻ Trẻ không hiểu Trẻ hiểu Trẻ rất hiểu Phát triển ngôn ngữ 18/27 = 66,6% 6/27 = 22,2% 3/27 = 11,1% Phát triển nhận thức 16/27 = 59,2% 8/27 = 29,6% 3/27 = 11,1% Phát triển TC-XH 16/27 = 59,2% 7/27 = 25,9% 4/27 = 14,8% Phát triển thể chất 13/27 = 48,1% 9/27 = 33,3% 5/27 = 18,5% Phát triển thẩm mỹ 14/27 = 51,8% 10/27 = 37,0% 3/27 = 11,1% Trang 7 tự khám phá và phát triển ngôn ngữ giao tiếp. Ví dụ: Kế hoạch tổ chức cho trẻ làm quen tăng cường tiêng Việt cho trẻ 5- 6 tuổi. Chủ đề: Trường Mầm non (3 tuần ), tôi chọn các đề tài như sau: Thơ “Bàn tay cô giáo ”. Làm quen chữ cái o- ô- ơ. Sau khi chọn các đề tài phù hợp với chủ đề thì đưa ra yêu cầu với trẻ, với bài thơ “Bàn tay cô giáo ” tôi dựa vào các CS65, CS79, CS112. để đưa ra mục đích yêu cầu với trẻ lớp mình như sau. Cô cho trẻ làm quen tăng cường tiếng Việt thông qua tiết dạy thơ bằng cách cho trẻ đọc và phát âm chuẩn từng câu, từng từ trong bài thơ, cô cho trẻ đọc theo lớp, tổ, cá nhân, cô nhấn mạnh những từ khó hiểu và lồng ghép giải thích cho trẻ hiểu ý nghĩa của từ đó, như vậy sẽ giúp trẻ hiểu nhiều hơn ngôn ngữ tiếng Việt, từ đó giúp trẻ định hướng và hình dung được ý nghĩa của từ. Cần xây dựng các hoạt động học tiếng Việt phù hợp với mục tiêu và yêu cầu giáo dục theo chủ đề. Ngoài ra khi lên kế hoạch tôi bám sát vào từng tháng, từng mùa, từng sự kiện, hoạt động diễn ra tại địa phương để lựa chọn đề tài cho phù hợp với các ngày lễ hội các sự kiện đang diễn ra (Ví dụ chủ đề: Tết và mùa xuân) phải đưa vào học kỳ II, có năm vào tháng một, có năm vào tháng hai nên phải lựa chọn thời gian diễn ra lễ hội đó để trẻ hòa vào không khí phấn khởi, sây mê tìm hiểu và hứng thú với các hoạt động học, từ đó trẻ lĩnh hội các kiến thức một cách nhẹ nhàng không bị gò bó hay gượng ép, như vậy khả năng tiếp thu bài sẽ nhanh hơn. Biện pháp 2: Tổ chức các tiết học làm quen tăng cường tiếng Việt nhẹ nhàng lôi cuốn trẻ. Giáo viên truyền thụ những kiến thức tăng cường tiếng Việt thông qua các tiết học. Ví dụ cô cho trẻ làm quen với câu “Khai giảng năm học mới ” của chủ đề trường Mầm non. Trước tiên, cô xếp trẻ ngồi sao cho hợp lí với quy trình của phòng học, sau đó cô đưa tranh Ngày Khai giảng năm học mới, trẻ quan sát và cô gợi hỏi: Tranh gì? Từ những câu hỏi gợi mở, cô nhẹ nhàng dẫn dắt trẻ vào hoạt động. Cô cho quan sát từ “Khai giảng năm học mới ”, cô phát âm câu “Khai giảng năm học mới ”, sau đó cả Trang 9 Ngoài ra, tôi còn sử dụng các biện pháp dạy trẻ học tiếng Việt qua kể chuyện, đóng vai, đối với mỗi câu chuyện, làm các đồ chơi minh hoạ, đơn giản tượng trương cho các nhân vật chính, sử dụng các nhân vật có sẵn để làm đồ dùng minh hoạ. Hoặc trẻ học tiếng Việt thông qua việc dạy trẻ nhận biết và phát âm đúng 29 chữ cái tiếng việt. Nội dung chủ yếu của việc dạy này là giúp trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái. Chúng ta có thể coi việc giúp trẻ làm quen với chữ cái là cốt lõi của việc làm quen với tiếng Việt có nghĩa là việc cho trẻ làm quen với chữ cái chưa phải là tất cả những nội dung công việc giúp trẻ làm quen với tiếng Việt. Cách gọi làm quen với tiếng Việt thường gợi ra một phạm vi nội dung rộng rãi hơn so với cách gọi làm quen với chữ cái. Do đó có thể thấy nội dung dạy trẻ làm quen với tiếng Việt không chỉ là dạy trẻ phát âm, dạy trẻ tập tô 29 chữ cái mà còn dạy trẻ đọc đúng các chữ cái, các từ trong tranh, hiểu được nội dung của từ và biết dùng từ để diễn đạt thành câu, muốn được như vậy trước hết ta phải giúp trẻ nhận biết và phát âm đúng 29 chữ cái trong tiếng Việt. Có một số ít trẻ nói được tiếng Việt nhưng chưa biết các chữ cái hay từ ngữ của tiếng Việt. Vì vậy việc dạy trẻ làm quen với chữ cái giúp trẻ nhận biết chính xác cấu tạo của chữ cái, cách phát âm để từ đó trẻ nghe cô phát âm để tìm được chữ cái tương ứng, nhìn chữ cái phát âm được chữ cái. Ví dụ: Hôm nay cô cho trẻ nhận biết chữ s –x chẳng hạn: Cô cho trẻ xem tranh " Hoa Sen xanh " cho trẻ đọc từ: Hoa sen xanh Trẻ nhận biết trong từ Hoa sen xanh có bao nhiêu tiếng ? Có mấy chữ cái ? Rồi cô ghép thẻ chữ rời cho cháu nhận biết dấu thanh tìm chữ đã học rồi phát âm lại những chữ đó. Còn lại cô giới thiệu cho trẻ làm quen s- x, tôi phân tích các nét cơ bản cấu tạo nên chữ cái s- x, cho trẻ phát âm chữ s- x nhiều lần giúp trẻ khắc sâu cấu tạo của chữ cái và trẻ nhận biết một cách chính xác từng chữ cái. Cung cấp vốn tiếng Việt cho trẻ thông qua việc làm quen với chữ cái: Sau khi giúp trẻ làm quen và nắm được 29 chữ cái trong tiếng Việt tôi tiến hành cho trẻ tham gia các trò chơi với chữ cái, cho trẻ tập tô chữ cái giúp trẻ dần dần nắm Trang 11 Tăng cường tiếng Việt cho trẻ thông qua môn văn học: Để giúp trẻ học ngôn ngữ và nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt trong học tập cũng như trong cuộc sống. Tôi nghĩ trước hết cần dạy trẻ những kỹ năng chú ý nghe và phát âm thông qua môn văn học là vô cùng cần thiết. Trước khi vào dạy học thơ hay kể một câu chuyện nào đó, điều đầu tiên tôi chú ý là lựa chọn bài thơ, câu chuyện không quá dài, có nội dung hấp dẫn trẻ để cung cấp, vì trẻ dân tộc thiểu số rất hiếu động thời gian tập trung chú ý nghe cô giảng rất ngắn, nắm được điểm yếu này của trẻ vùng dân tộc thiểu số, là giáo viên tôi luôn tạo ra tình huống vui nhộn để lôi cuốn trẻ vào giờ học bằng một giọng nói lúc trầm lúc bổng để gây sự chú ý, khơi gợi tính tò mò của trẻ, đã tạo được tâm thế cho trẻ trước khi vào học tôi tiến hành đi vào giờ học chính bằng ngôn ngữ giới thiệu hấp dẫn từ ngữ thật gần gũi, thật dễ hiểu đối với trẻ, giáo viên đọc thơ hay kể chuyện với giọng thật truyền cảm, phối hợp các động tác minh học phù hợp, để lôi cuốn trẻ chăm chú lắng nghe, để lĩnh hội từng câu, từng lời của cô, tiếp đến tôi giảng nội dung câu chuyện, bài thơ một cách ngắn gọn để giúp trẻ dễ hiểu, tôi tiến hành cho trẻ đọc thơ theo tôi từng câu, tôi luôn đổi cách cho trẻ đọc thơ theo lớp tổ, nhóm, cá nhân, hay bạn nam và bạn nữ thi đua nhằm tạo khí thế cho trẻ trong một giờ học thơ, còn đối với chuyện thì cần kể nhiều lần và đàm thoại theo trình tự nội dung câu chuyện, và thể hiện giọng điệu, tính cách của từng nhân vật trong chuyện một cách phù hợp nhằm giúp trẻ khắc sâu hơn nội dung cũng như tính cách của các nhân vật trong chuyện, sau đó tôi tiến hành mời cháu khá lên kể lại chuyện cho cả lớp nghe, tôi không quên khuyến khích trẻ bằng một món quà hay thưởng bằng những tràng pháo tay động viên. Chính nhờ như vậy học sinh lớp tôi ngày càng ham thích học thơ, kể chuyện, nhiều cháu thuộc thơ, kể lại câu chuyện một cách hoàn chỉnh, như vậy việc cung cấp vốn Tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số của tôi gặt hái được nhiều thành công hơn so với trước, tôi vô cùng phấn khởi và tiếp tục áp dụng một số biện pháp khác để ngày nâng cao hiệu quả hơn. Cung cấp vốn Tiếng Việt cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi: Trang 13

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_tang_cuong_tieng_viet.doc