Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp sửa lỗi nói ngọng “l, n” cho trẻ 4-5 tuổi

docx 21 trang skkn 25/03/2024 2480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp sửa lỗi nói ngọng “l, n” cho trẻ 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp sửa lỗi nói ngọng “l, n” cho trẻ 4-5 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp sửa lỗi nói ngọng “l, n” cho trẻ 4-5 tuổi
 2/20
 MỤC LỤC
 TÊN ĐỀ TÀI: “Một số biện pháp sửa lỗi nói ngọng “l, n” cho trẻ 4 - 5 
tuổi ”
 PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI & THỜI GIAN NGHIÊN CỨU:
1. Đối tượng nghiên cứu:
2. Phạm vi & Thời gian thực hiện:
 PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (NỘIDUNG SKKN)
I.CƠ SỞ KHOA HỌC
1. Cơ sở lí luận
2. Cơ sở thực tiễn
3. Khảo sát thực trạng
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP
1. Biện pháp 1: Nâng cao trình độ chuyên môn
2. Biện pháp 2: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến nói ngọng phụ âm “l, n” của trẻ
3. Biện pháp 3: Dạy trẻ phát âm đúng qua các hoạt động có chủ đích
4. Biện pháp 4: Sửa lỗi phát âm “l, n” ở mọi lúc mọi nơi
5. Biện pháp 5: Khuyến khích trẻ tự phát hiện và sửa lỗi sai cho nhau
 PHẦN C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. Kết luận
1. Kết quả đạt được
2. Bài hoc kinh nhiệm
II. Khuyến nghị
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
 I. Lý do chọn đề tài:
 Dạy tiếng mẹ đẻ cho trẻ tuổi mầm non có một ý nghĩa đặc biệt và vô cùng 
quan trọng. Ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt sẽ giúp trẻ nhận thức và giao tiếp tốt từ 
đó hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 
trong giao tiếp sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với các môn học khác như: Môi trường 
xung quanh, làm quen với toán, âm nhạc, tạo hình, làm quen văn học... .Điều tôi 
muốn nói ở đây là việc phát triển vốn từ luyện phát âm và dạy trẻ nói đúng ngữ 
pháp không thể tách rời giữa các môn học cũng như các hoạt động của trẻ. Mỗi từ 
cung cấp cho trẻ phải dựa trên một biểu tượng cụ thể, có ý nghĩa gắn liền với âm 
 “Một sô biện pháp sửa lôi nôi ngọng l,n cho trẻ 4-5 tuôi” 2/20
được bồi dưỡng những tri thức, từ lời ăn tiếng nói ngay từ khi còn ở độ tuổi mầm 
non.
 Ở độ tuổi này trẻ rất ngây thơ trong sáng vì thế gia đình, nhà trường nhất là 
bố mẹ, thầy cô giáo là người dệt nên tâm hồn cho trẻ. Tạo nền móng vững chắc để 
hình thành nhân cách con người giúp trẻ có những hành trang quan trọng trên con 
đường chinh phục đỉnh cao kĩ thuật sau này.
 Giáo dục trẻ mầm non là rất cần thiết, ở độ tuổi này trẻ rất tò mò, hay bắt 
trước người lớn. Do vậy ở trường mầm non mỗi thầy cô giáo phải là một tấm gương 
sáng cho trẻ noi theo. Đến trường trẻ được học các môn học theo chương trình giáo 
dục mầm non mới nhằm phát triển toàn diện con người trẻ.
 Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo nhỡ đóng vai trò hết sức quan trọng và 
rất cần thiết vì vậy việc đầu tiên cần dạy trẻ là nói đúng, phát âm chuẩn không 
ngọng, không nhầm lẫn giữa các âm, lưu loát, rõ ràng. Bằng phương tiện giáo dục 
lồng ghép tích hợp trong các hoạt động hàng ngày ở trường mầm non dần hình 
thành cho trẻ cách phát âm đúng, có kĩ năng ban đầu về việc đọc và diễn đạt ngôn 
ngữ rõ ràng.
 2. Cơ sở thực tiễn:
 Năm học 2020 - 2021, tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi. 
Quá trình chăm sóc giáo dục trẻ tôi phát hiện trong lớp có nhiều trẻ nói ngọng nhất 
là phụ âm “l, n”. Tôi nhận thấy nói ngọng có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát 
triển ngôn ngữ nếu không sửa kịp thời để lâu ngày sẽ hình thành thói quen khó sửa.
 Vì nơi đây là một vùng đất nông thôn, nhận thức của người dân không đồng 
đều nên cách phát âm của một số người nằm rải rác ở các thôn còn chưa đúng hay 
nhầm lẫn “l” với “n”. Họ không chú ý tới mình nói đúng hay sai, chính vì thế trẻ 
sống trong môi trường đó không thể tránh khỏi cách phát âm sai.
 Mặt khác, do bộ máy phát âm của trẻ 4-5 còn chưa hoàn thiện nên khi dạy 
trẻ phát âm đúng tôi gặp rất nhiều khó khăn.
 Bên cạnh đó còn có một số các bậc phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến 
con, do ít thời gian hoặc một số phụ huynh phó mặc cho giáo viên ở lớp rèn ngôn 
ngữ cho trẻ. Một số phụ huynh còn bảo thủ, nói đó là tiếng địa phương, không cần 
chỉnh sửa, khi dỗ nựng con thường nói sai lệch đi để chiều con.
 Chính vì lí do nói trên, tôi nhận thấy việc sửa lỗi nói ngọng cho trẻ là vấn đề 
cần được quan tâm, rất cần thiết và quan trọng trên thực tế hiện nay. Hàng ngày tôi 
băn khoăn trăn trở làm sao để sửa lỗi nói ngọng “l, n” cho trẻ không bị sai.
 Vì vậy nên tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp sửa lỗi nói ngọng “l, n” cho 
trẻ 4 - 5 tuổi”
 “Một sô biện pháp sửa lôi nôi ngọng l,n cho trẻ 4-5 tuôi” 2/20
 c. Số liệu điều tra trước khi thực hiện:
 Để đánh giá kết quả sau khi nghiên cứu đề tài, Tôi tiến hành khảo sát thực 
trạng trước khi thực hiện đề tài.
 + Đối với giáo viên :
 Ngay từ đầu năm tôi đã thực hiện 7 giờ hoạt động sửa lỗi nói ngọng cho trẻ 
và mời BGH dự giờ đánh giá và kết quả đạt được như sau:
 STT Phân loại Số tiết Tỷ lệ % Ghi chú
 1 Tốt 0/7 0%
 2 Khá 2/7 29%
 3 Trung bình 4/7 57%
 + Đối với trẻ:
 Tôi đã tiến hành khảo sát đánh giá kết quả hoạt động trẻ của lớp tôi với
kết quả điều tra như sau:
 Bảng khảo sát chất lượng 30 trẻ lớp 4 tuổi B3 đầu năm học.
 Trước khi thực hiện các biện pháp
 Nội dung
 Số trẻ Tỉ lệ
 Trẻ phát âm nhầm lẫn “l, n” 13/30 43,3%
 Trẻ phát âm sai phụ âm “n” 17/30 56,7%
 Trẻ phát âm sai phụ âm “l” 12/30 40%
 Trẻ biết phát hiện ra bạn phát âm “l, n” 7/30 21,7%
 đúng
 Trẻ biết sửa sai khi được cô sửa 17/30 54,3%
 Trẻ không phát âm sai “l, n” 11/30 34,7%
Từ những thực trạng trên, tôi suy nghĩ phải làm gì và làm như thế nào để cho trẻ 
sửa được lỗi nói ngọng. Chính vì vậy tôi nghiên cứu đưa ra một số biện pháp như 
sau:.
 II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
 1. Biện pháp 1: Nâng cao trình độ chuyên môn
 “Một sô biện pháp sửa lôi nôi ngọng l,n cho trẻ 4-5 tuôi” Dự giờ đồng nghiệp 2/20
sao để trẻ phát âm chuẩn phụ âm “l, n” trong các hoạt động hàng ngày của trẻ.
 Tùy từng hoạt động khác nhau tôi xây dựng giáo án lồng ghép tích hợp nội 
dung để sửa sai cho trẻ.
 * Hoạt động làm quen văn học: Đây chính là môn học giúp trẻ phát triển 
ngôn ngữ nhiều nhất, sửa ngọng phụ âm “l, n” hiệu quả nhất, chính vì vậy tôi lựa 
chọn trong chương trình những bài thơ, câu truyện có chứa nhiều phụ âm “l, n” để 
đưa vào dạy trẻ: ví dụ như: bài thơ
 Cây đào
 “Cây đào đầu xóm
 Lốm đốm nụ hồng
 Chúng em chỉ mong
 Mùa đào mau nở
 Bông đào nho nhỏ Cánh đào hồng tươi Hễ thấy hoa 
 cười Đúng là tết đến”.
 Hay bài thơ:
 Kéo cưa lừa xẻ “Kéo cưa lừa xẻ Làm ít ăn nhiều 
 Nằm đâu ngủ đấy Nó lấy mất cưa Lấy gì mà kéo”.
 “Một sô biện pháp sửa lôi nôi ngọng l,n cho trẻ 4-5 tuôi” 2/20
Cô sửa ngọng “l, n” cho trẻ qua hoạt động làm quen với âm nhạc
 4. Biện pháp 4: Sửa lỗi phát âm “l, n” ở mọi lúc mọi nơi.
 - Để sửa lỗi nói ngọng cho trẻ không chỉ chú ý đến hoạt động học tập mà trẻ 
luôn cần có sự quan tâm của cô ở mọi lúc mọi nơi.
 + Trong giờ đón - trả trẻ: Tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình 
hình hoạt động của trẻ ở lớp cũng như ở gia đình.
 Vào đầu giờ trò chuyện với trẻ, ở mỗi tháng khác nhau tôi luôn tìm cách trò 
chuyện gợi cho trẻ những câu trả lời có chứa phụ âm “l, n” vẫn đảm bảo nội dung 
giáo dục. Khi trẻ phát âm sai cô sẽ sửa sai luôn cho trẻ và từ đó dần hình thành cách 
phát âm đúng cho trẻ khi giao tiếp.
 “Một sô biện pháp sửa lôi nôi ngọng l,n cho trẻ 4-5 tuôi” 2/20
Trẻ chơi hoạt động góc
 Khi trẻ chơi tôi quan sát và nhắc trẻ khi trẻ nói sai tên đồ dùng, nói sai mệnh 
giá tiền.
 - VD: Khi trẻ mua bán đưa tiền cho chủ cửa hàng phải nói “Năm nghìn” chứ 
không phải “lăm nghìn” từ đó dần dần trẻ phát âm được chuẩn hơn.
+ Hoạt động ngoài trời: Đây là một hoạt động gây hứng thú rất lớn cho trẻ. Trẻ 
thường háo hức mỗi khi cùng cô ra hoạt động ngoài trời.Vì vậy tôi thường cho trẻ 
quan sát những sự vật hiện tượng xung quanh để trẻ có thể cảm nhận tự nhiên về 
đặc điểm, màu sắc. (Nụ hoa này chưa nở, quan sát trò chuyện về hoa loa kèn: Cây 
đang ra rất nhiều hoa, quan sát thời tiết: thời tiết hôm nay nắng nóng. Tôi cũng chọn 
một số trò chơi dân gian có nội dung vui tươi dí dỏm mà trẻ nào cũng thích thú như 
trò chơi: Lộn cầu vồng, Rồng rắn lên mây, kéo cưa lừa xẻ, nu na nu nống, luồn luồn 
cẳng dế, nhảy lò cò.cho trẻ vừa đọc lời vừa chơi thông qua sự bộc lộ ngôn ngữ này 
tôi sửa sai ngay nếu trẻ nói chưa đúng.
 “Một sô biện pháp sửa lôi nôi ngọng l,n cho trẻ 4-5 tuôi” 2/20
Trẻ chơi “Lộn cầu vồng”
 “Một sô biện pháp sửa lôi nôi ngọng l,n cho trẻ 4-5 tuôi” 2/20
Trẻ đọc theo nhóm
 “Một sô biện pháp sửa lôi nôi ngọng l,n cho trẻ 4-5 tuôi” 2/20
 biệt số cháu phát âm chuẩn và phát hiện ra bạn trong lớp phát âm chưa đúng tăng 
 lên đáng kể
 Bảng so sánh đối chứng
 Trước khi Sau khi thực 
 thực hiện các hiện các biện 
Nội dung biện pháp pháp So sánh
 Số trẻ Tỉ lệ Số trẻ Tỉ lệ
Trẻ phát âm nhầm lẫn “l, n” 13/30 43,3% 1/30 3,3% Giảm 40 %
Trẻ phát âm sai phụ âm “ n” 11/30 36,7% 2/30 6.7% Giảm 30%
Trẻ phát âm sai phụ âm “ l” 9/30 30% 1/30 3,3% Giảm 26,7%
Trẻ biết phát hiện ra bạn phát 
 7/30 23,3% 28/30 93,3% Tăng 70%
âm “l, n” đúng
Trẻ biết sửa sai khi được cô
 17/30 56,7% 30/30 100% Tăng 43,3%
sửa
Trẻ không phát âm sai “ n,l” 10/30 33,3% 26/30 86,7% Tăng 53,4%
 c. Đối với phụ huynh
 - Phụ huynh rất yên tâm khi gửi con đến trường, đã nhận rõ được tính ưu việt 
của việc sửa sai cho con em mình ở trường mầm non.
 - Phụ huynh đã có ý thức hơn trong việc sửa lỗi cách phát âm “l, n” cho con 
em mình khi ở nhà.
 - Thường xuyên trao đổi với giáo viên về việc sửa sai cho con ở lớp.
 2. Bài học kinh nghiệm:
 - Để thực hiện tốt các biện pháp sửa sai cách phát âm phụ âm “l, n” cho trẻ 4-5 
tuổi trong chương trình giáo dục mầm non mới ở trường mầm non. Bản thân tôi tự 
nhận thấy phải tiếp tục học tập và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của 
mình.
 - Làm tốt công tác tuyên truyền về cách sửa ngọng và phối hợp chặt chẽ với 
các bậc phụ huynh để tạo sự thống nhất trong giáo dục giữa gia đình và nhà trường 
 “Một sô biện pháp sửa lôi nôi ngọng l,n cho trẻ 4-5 tuôi” 2/20
 Chủ tịch hội đồng
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGÀNH GIÁO DỤC
 Ngày..........tháng ... năm 2021
 Chủ tich hội đồng
 “Một sô biện pháp sửa lôi nôi ngọng l,n cho trẻ 4-5 tuôi”

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_sua_loi_noi_ngong_l_n.docx