Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ 4-5 tuổi

doc 19 trang skkn 08/03/2024 1730
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ 4-5 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ 4-5 tuổi
 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1.Tên sáng kiến: “Một số biện pháp rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho 
trẻ 4 - 5 tuổi”. 
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội.
3.Tác giả: 
Họ và tên: Nữ Điện thoại: 
Ngày, tháng, năm sinh: 
Trình độ chuyên môn: 
Chức vụ, đơn vị công tác: 
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến : 
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: 
 6. Các điều kiện để áp dụng sáng kiến:
- Có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí, tài liệu phục vụ công tác 
chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. 
- Sự chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu, sự phối hợp của đồng nghiệp và phụ 
huynh học sinh trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
8. Thời gian áp dụng sáng kiến: 
 TÁC GIẢ XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG 
 SÁNG KIẾN
 XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GIÁO DỤC * Lợi ích thiết thực của sáng kiến là: 
 Trẻ đã nhận thức được việc làm của mình, những hành vi ứng xử đối với 
bạn thông qua các hoạt động hàng ngày của trẻ nhằm tạo điều kiện cho trẻ có thói 
quen nề nếp tốt, có tác phong nhanh nhẹn mạnh dạn, lễ phép và tự tin hơn. 
Giúp giáo viên hiểu sâu hơn có nhiều kinh nghiệm trong việc rèn nề nếp thói quen 
cho trẻ mầm non 
 Phụ huynh kết hợp với giáo viên và nhà trường cùng rèn luyện cho trẻ có nề 
nếp thói quen tốt. 
4. Khẳng định kết quả đạt được.
 Qua thực tế nghiên cứu áp dụng các biện pháp trong việc rèn nề nếp thói 
quen ban đầu cho trẻ đã xóa đi những suy nghĩ cứng nhắc của một số phụ 
huynh. Giáo viên thì càng tích cực dạy, rèn cho trẻ có nề nếp tốt, phụ huynh đã 
quan tâm tích cực kết hợp với giáo viên rèn cho trẻ có thói quen nề nếp ở mọi 
lúc mọi nơi. Điều đó đã nâng cao sự hiểu biết của các bậc phụ huynh về thói 
quen nề nếp của con em mình là rất cần thiết, để từ đó phụ huynh sẽ cùng phối 
kết hợp với nhà trường, cô giáo rèn cho trẻ có nề nếp thói quen ban đầu tốt nhất.
5. Đề xuất, khuyến nghị
 Thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề để giáo viên được tham dự, 
học hỏi để tìm ra phương pháp dạy học có hiệu quả. Hỗ trợ kinh phí mua sắm đồ 
dùng để phục vụ cho môn học ngày càng đạt kết quả tốt hơn.
 Tổ chức các buổi bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn cho giáo viên
 Tích cực tham mưu với các cấp, các nghành làm tốt công tác xã hội hóa 
giáo dục. Hỗ trợ kinh phí mua sắm trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi cần thiết phục 
vụ cho việc dạy và học - Được sự quan tâm giúp đỡ, sự chỉ đạo sâu sát của Ban giám hiệu tạo 
điều kiện cho tôi tích cực tham gia vào các buổi sinh hoạt tổ, dự chuyên đề các 
tiết dạy mẫu...để nâng cao, bồi dưỡng chuyên môn cho bản thân.
 - Nhà trường luôn đầu tư về cơ sở vật chất: lớp học được trang bị đầy đủ 
đồ dùng đồ chơi, ti vi...sân tập rộng rãi, thoáng mát, đồ dùng trực quan đầy đủ, 
đẹp mắt, đã thu hút trẻ thích đi học tích cực học tập .
 - Một số phụ huynh luôn quan tâm đến việc học tập, sức khỏe của con em 
mình, đã phối kết hợp thường xuyên với giáo viên trong công tác chăm sóc giáo 
dục trẻ.
2.2 Khó khăn:
 Bên cạnh những thuận lợi tôi còn gặp một số khó khăn sau :
 - Trẻ chưa quen với nề nếp thói quen của lớp khi lên 4 tuổi
 - Trẻ chưa quen cô, cô chưa tạo được sự gần gũi với trẻ
 - Một số phụ huynh nhận thức chưa đồng đều cho là lứa tuổi bé chưa biết 
gì nên việc rèn nề nếp cho trẻ không quan trọng, một số phụ huynh lại hay cho 
con nghỉ học tự do. Nhưng là một giáo viên tôi không ngừng học hỏi, tìm tòi, 
trau dồi kiến thức để tìm ra những biện pháp: “Rèn nề nếp thói quen ban đầu cho 
trẻ 4 - 5 tuổi”. Mong rằng những việc làm của tôi sẽ đem lại kết quả nhất định 
cho trẻ.
2.3 Những giải pháp cũ thường thực hiện.
 Trong năm học trước trong quá trình rèn nề nếp cho trẻ tôi đã thực hiện 
dưới một số hình thức qua các hoạt động như:
 - Rèn nề nếp cho trẻ qua thói quen chào hỏi, thói quen đi học, thói quen 
cất đồ dùng đồ chơi, giờ ăn, ngủ, giờ học, giờ chơi, giờ vệ sinh.
 - Rèn nề nếp thói quen cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi
 Những giải pháp trên tôi đã tổ chức, hướng dẫn cho trẻ thường xuyên và đã đạt 
được những kết quả bước đầu mặc dù biện pháp đó rất phù hợp với đặc điểm 
tâm sinh lí của trẻ trong quá trình thực hiện kết quả vẫn chưa thực sự tốt. Chính 
vì áp dụng những phương pháp cũ kết quả trên trẻ chưa cao nên tôi mạnh dạn áp 
 5 3.1. Nghiên cứu tham khảo, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và 
khả năng nắm bắt về việc rèn luyện thói quen nề nếp ban đầu cho trẻ mẫu 
giáo 4 - 5 tuổi.
 Mỗi độ tuổi của trẻ mẫu giáo nói riêng, và trẻ 4 - 5 tuổi nói chung sẽ có 
những đặc điểm tâm lý khác nhau. Chính vì tình hình thực tế, dựa vào đặc điểm 
sinh lý của trẻ tôi đã đi sâu vào nghiên cứu, tìm tòi, tham khảo... những tài liệu 
có nội dung về đề tài, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, của bản thân nhận 
thức đúng đắn, hiểu được tầm quan trọng của vấn đề. Nắm vững tình hình cụ thể 
của lớp, của trẻ, tích cực tham khảo qua tài liệu, sách báo, tạp chí giáo dục mầm 
non, internet...cần chịu khó tìm tòi sáng tạo trong bài dạy, từng tiết học và sáng 
tạo trong việc làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ... Xác định rõ những khó khăn và 
điều kiện thuận lợi của nhà trường, của lớp của bản thân trẻ. Từ đó tìm ra biện 
pháp hữu hiệu nhất.
 Ví dụ: Khi trẻ vào đầu năm học tôi sẽ phải gần gũi quan tâm đến trẻ nhiều 
hơn, mỗi lúc đón trẻ vào lớp để tạo được sự tin tưởng với trẻ. Tùy vào trẻ để cô 
có những biện pháp quan tâm cụ thể hơn.
3.2. Phân nhóm đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, sắp xếp chỗ ngồi hợp lý.
 Bên cạnh việc thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ là vấn đề 
trọng tâm. Ngoài ra việc tiến hành tổ chức để đưa các con đi vào nền nếp thói 
quen ở mọi lúc mọi nơi. Vì thế mọi hoạt động trong ngày của trẻ tôi đều phải 
nghiên cứu, lập ra chương trình kế hoạch bồi dưỡng đối tượng theo sự phân 
nhóm và sắp xếp chỗ ngồi cho từng cháu một cách hợp lý:
 + Trẻ nhút nhát ngồi cạnh trẻ mạnh dạn, nhanh nhẹn
 + Trẻ khá ngồi cạnh trẻ ít chú ý đến hoạt động, để trẻ có thể hỗ trợ nhau
 + Trẻ hiếu động cá biệt ngồi cạnh trẻ ngoan, ngồi cạnh cô giáo để dễ quan 
sát và tiện cho việc điều hành trẻ tốt hơn.
 Với những cách sắp xếp chỗ ngồi như trên tôi đã giúp trẻ đan xen ngồi với 
nhau để trẻ sẽ được học tập giúp đỡ nhau, vì trẻ sẽ học qua cô, qua bạn để trẻ sẽ 
có nề nếp trong mọi hoạt động.
 7 3.4. Lựa chọn đồ dùng đồ chơi để tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động. 
 Trẻ mầm non hoạt động chủ đạo của trẻ là “Trẻ học mà chơi, chơi mà 
học”. Vì vậy muốn đưa chất lượng của việc rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ 
tốt hơn giáo viên cần không ngừng và tích cực sưu tầm, làm và sử dụng đồ dùng 
đồ chơi sao cho đẹp, sáng tạo, hấp dẫn, nhưng phải đảm bảo an toàn, sử dụng 
hợp lý và phù hợp với nội dung với độ tuổi của trẻ để thu hút trẻ vào mọi hoạt 
động một cách thoải mái và tự tin hơn. Đồng thời tận dụng các khoảng không 
gian và vị trí trong và ngoài lớp học để trang trí các đồ chơi tự tạo do cô và trẻ 
làm được để trẻ nhìn ngắm hoặc trang trí lớp, qua đó khơi gợi niềm vui thích thú 
của trẻ khi đến lớp. Hãy để trẻ hoạt động một cách tích cực, ngoài việc cung cấp 
cho trẻ số đồ chơi cần và đủ, cô giáo cần sáng tạo thêm các góc mở để cô và trẻ 
cùng hòa nhập, cùng suy nghĩ và sáng tạo thêm nhiều đồ chơi mới, kích thích 
vào các giác quan khiến trẻ chủ động và tự tin hơn khi đến lớp.
 Ví dụ: Cháu mới ra lớp đang còn khóc vì nhớ bố mẹ, ông bà, giáo viên 
hãy đưa trẻ đến các góc chơi, giới thiệu và trò chuyện với trẻ về đặc điểm và tác 
dụng các loại đồ dùng, đồ chơi trong lớp. Cô giáo có thể cùng trẻ gấp máy bay, 
gấp thuyền và làm những dây xích nhiều màu sắc, điều này sẽ đem lại niềm vui 
trẻ được sáng tạo và sử dụng những sản phẩm tự tay bé làm và sau đó là những 
bài học quý báu về sự quan tâm chia sẻ, tinh thần hợp tác và biết nghĩ đến người 
khác, hơn nữa nó sẽ giúp cho trẻ thích thú đi lớp hơn.
 Kết quả:
 Từ việc chú trọng đến đồ dùng, đồ chơi trang bị cho trẻ hoạt động trong 
ngày giúp trẻ hứng thú hơn, tăng phần tích hợp, tạo cho trẻ có giờ hoạt động tự 
tin và sinh động hơn, đó là yếu tố góp phần quyết định chất lượng và khả năng 
hoạt động của trẻ đạt kết quả cao hơn.
3.5. Nêu gương bạn tốt, việc tốt thông qua các hoạt động trong ngày
 Trẻ 4 - 5 tuổi với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ phát triển mạnh, trẻ hay tò 
mò và thích bắt chước, giáo viên phải luôn tôn trọng trẻ và hết sức công bằng, 
sử dụng khen, chê đúng mực. Khen và chê có tác dụng mạnh đến hành vi vâng 
 9 * Nề nếp đi học
 Như chúng ta đã biết trẻ lứa tuổi mầm non bước vào năm học mới, học 
lớp mới, cô mới không thể tránh khỏi sự mới lạ nên tôi luôn nhẹ nhàng gần gũi 
với trẻ cho trẻ làm quen với cô và các bạn trong lớp để trẻ nhớ tên bạn, tên cô. 
Nhưng tôi thấy trẻ vẫn còn nhút nhát chưa mạnh dạn, một số trẻ vẫn không chịu 
tham gia các hoạt động của lớp, nên tôi đã tìm hiểu tính cách của từng trẻ trong 
lớp.
 Ví dụ : Với những trẻ mẫu giáo bé mới lên bước đầu đã có thói quen đi 
lớp tôi có sự quan tâm đặc biệt hơn tôi luôn gần gũi dỗ dành trẻ, chơi cùng trẻ, 
gợi ý giới thiệu đồ chơi, các góc chơi để cho trẻ không bị hụt hẫng. Cứ như vậy 
tôi thấy trẻ gần gũi với nhau hơn, thích tham gia các hoạt động hơn. Dần dần tôi 
đã tạo được tình cảm giữa cô và cháu. Khi đã quen với việc đi học rồi tôi luôn 
khen những trẻ đi học ngoan, đúng giờ, mặc quần áo gọn gàng, sạch đẹp, biết 
chào cô khi đến lớp, biết cất đồ dùng đúng nơi qui định gọn gàng, ngăn nắp, 
không khóc nhè... trước lớp, ngay hôm sau tôi thấy các bạn khác cũng đi học 
ngoan, biết chào cô vì cháu muốn được khen và bắt chước các bạn. Qua trao đổi 
với phụ huynh được biết trẻ ngày càng thích đi lớp hơn. 
(Hình ảnh)
 Trẻ biết cất dép đúng nơi quy định
* Nề nếp thói quen chào hỏi
 Với tâm lý của trẻ là dễ nhớ, mau quên nên việc tạo nề nếp thói quen cho 
trẻ phải được thường xuyên và lặp đi lặp lại. Hàng ngày các cháu đến lớp tôi rèn 
luyện cho trẻ thói quen biết chào hỏi thông qua các bài hát như: Lời chào buổi 
sáng, Mẹ yêu không nào...Các bài thơ: Miệng xinh hoặc câu chuyện : Cháu chào 
ông ạ Bên cạnh đó vào giờ đón, trả trẻ cô có thể dạy cháu biết chào cô, chào 
bạn ra về, chào cha mẹ khi đến đón về. Nếu cháu không chịu làm cô có thể làm 
gương cho trẻ nhìn thấy và cháu sẽ làm theo.
* Hình thành thói quen trong nề nếp học tập
 11 Ví dụ: Khi dạy môn toán tôi để đồ dùng trên bàn tôi quy định rõ ràng 3 tổ, 
tổ hoa hồng bên tay trái, tổ hoa sen bên tay phải, tổ hoa cúc ở giữa. Khi vào giờ 
học trẻ lần lượt lấy đồ dùng về chỗ ngồi khi học xong trẻ biết tự cất đồ dùng 
theo yêu cầu của cô. 
 Trong các giờ chơi khác tôi luôn rèn cho trẻ chơi ngoan đoàn kết, biết 
nhường nhịn và giúp đỡ bạn trong khi chơi. Trẻ có ý thức bảo quản, giữ gìn đồ 
dùng đồ chơi, không đập phá hoặc tranh dành đồ chơi của bạn, chơi xong biết 
cất đồ dùng đúng nơi qui định.
 Ví dụ: Trong giờ hoạt động góc trẻ đã tự lấy đồ dùng đồ chơi đúng với vai 
chơi mà trẻ thích và biết cất đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp, đúng nơi quy định khi 
trẻ chơi xong.
* Nề nếp giờ ăn, giờ ngủ
 Rèn luyện cho trẻ có nề nếp trong khi ăn, khi ngủ điều độ đúng giờ đúng 
giấc. Trước khi ăn tôi thường cho trẻ hát bài “Mời bạn ăn”, trò chuyện giới thiệu 
món ăn với trẻ để kích thích vị giác của trẻ tạo cho trẻ ăn ngon miệng, ăn hết 
xuất. Biết xếp hàng chờ đến lượt khi lên lấy cơm, trước khi ăn trẻ biết mời cô, 
mời bạn, khi ăn ăn hết xuất không làm rơi vãi, không nói chuyện trong giờ ăn, 
biết rửa mặt, rửa tay trước và sau khi ăn. Khi ăn xong trẻ biết để bát nhẹ nhàng 
vào rổ.
 Sau giờ ăn tôi cho trẻ ngồi nghỉ ngơi hoặc đi lại nhẹ nhàng sau khi đến 
giờ đi ngủ, tôi cho trẻ đọc bài thơ “Giờ đi ngủ” tôi rèn cho trẻ 3 thói quen đến 
giờ đi ngủ: Ngủ ngoan, ngủ đủ giấc, không nói chuyện và chêu trọc bạn khi ngủ. 
Khi trẻ ngủ tôi cho trẻ nghe những bài hát ru trẻ sẽ từ từ cảm nhận và ngủ ngon 
giấc hơn. Khi ngủ dậy trẻ có ý thức tự đi vệ sinh nhẹ nhàng, không làm ồn ào 
ảnh hưởng đến các bạn.
* Rèn nề nếp vệ sinh và tự phục vụ cho trẻ.
Rèn luyện cho trẻ nề nếp thói quen vệ sinh văn minh trong sạch ở hàng ngày.
 - Trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, quần áo gọn gàng, biết mặc 
quần áo theo mùa phù hợp với thời tiết
 13

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_luyen_ne_nep_thoi.doc